Hôm 10/10/2006, Đức Hồng Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh đã trả lời các ký giả về lập trường của Toà Thánh về vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên: “Toà Thánh luôn minh định việc ủng hộ giải trừ quân bị và hoà bình chứ không phải phát triển vũ khí”.
Đức Hồng Y Bertone cũng là người nói chuyện trong buổi lễ khai giảng năm học mới của Đại Học Giáo hoàng Salensia, tại đây ngài nói thêm rằng: “Toà Thánh Thánh sẽ tiếp tục công việc nhằm mang lại hoà bình”.
Phát biểu của Đức Hồng Y cũng được lặp lại bằng tuyên bố của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình đưa ra hôm 10/10 với lập trường “hoàn toàn ủng hộ” đề nghị thành lập một nhóm làm việc trong Liên Hiệp Quốc để chuẩn bị cho hiệp ước hạn chế việc mua bán vũ khí quy ước”. Trong thông cáo báo chí, Toà Thánh “thúc giục cộng đồng quốc tế gánh vác trách nhiệm thiết lập khung pháp lý bắt buộc điều chỉnh thương mại các loại vũ khí quy ước, cũng như điều chỉnh bí quyết và công nghệ sản xuất chúng”.
Tuyên bố do Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, Chủ tịch Hội đồng và Đức Giám Mục Giampaolo Crepaldi, Thư ký Hội đồng cùng ký tên, họ cùng kết hợp với những người tham gia cuộc thảo luận để đưa ra nghị quyết với nhan đề “Tính hiệu quả trong Kiểm soát Quốc tế về Nhập khẩu, Xuất Khẩu và Chuyển nhượng Vũ khí Quy ước” theo nghị trình đang được Ủy Ban thứ nhất của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.
Trong đệ trình của mình, Toà Thánh Vatican lưu ý rằng: “vũ khí quy ước, bao gồm vũ khí hạng nhẹ và cỡ nhỏ, là các nhân tố gây nên các cuộc xung đột nội bộ và quốc tế cũng như được dùng làm vũ lực bất hợp pháp, và chúng cấu thành một trong những công cụ thông dụng nhất trong hầu hết các vụ vi phạm nhân quyền và không tôn trọng luật nhân đạo”. Thực vậy, “hệ thống quốc tế về không phổ biến và kiểm soát vũ khí, nhất là các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã là một trong những phương tiện chủ yếu về phương diện ngoại giao được sử dụng để tránh xung đột trên hành tinh này, nhưng nó đã không phục vụ cho việc tránh các cuộc xung đột khu vực cũng như xung đột địa phương”.
Sau khi nêu lên sự kiện “nhiều triệu nạn nhân trong các cuộc xung đột suốt 60 năm qua do vũ khí quy ước nhất là các vũ khí hạng nhẹ”, Toà Thánh cũng phân tích rằng “sự thiếu vắng các hệ thống giám giám sát mua bán vũ khí có ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến các tiến trình hoà bình, hoà giải và tái thiết hậu xung đột mà còn ảnh hưởng đến tính ổn định của các thể chế và sự phát triển có thể có”.
Bản tuyên bố kết luận rằng: “Vũ khí không thể được xem như bất cứ loại hàng hoá nào khác trên thị trường toàn cầu, khu vực hay quốc gia. Việc sở hữu, sản xuất và mua bán chúng là sự ảnh hưởng sâu sắc đến luân lý và xã hội và chúng cần phải được điều chỉnh bởi sự chú ý đến những nguyên tắc rõ rệt của những mệnh lệnh hợp pháp và đúng lương tâm”.
Đức Hồng Y Bertone cũng là người nói chuyện trong buổi lễ khai giảng năm học mới của Đại Học Giáo hoàng Salensia, tại đây ngài nói thêm rằng: “Toà Thánh Thánh sẽ tiếp tục công việc nhằm mang lại hoà bình”.
Phát biểu của Đức Hồng Y cũng được lặp lại bằng tuyên bố của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình đưa ra hôm 10/10 với lập trường “hoàn toàn ủng hộ” đề nghị thành lập một nhóm làm việc trong Liên Hiệp Quốc để chuẩn bị cho hiệp ước hạn chế việc mua bán vũ khí quy ước”. Trong thông cáo báo chí, Toà Thánh “thúc giục cộng đồng quốc tế gánh vác trách nhiệm thiết lập khung pháp lý bắt buộc điều chỉnh thương mại các loại vũ khí quy ước, cũng như điều chỉnh bí quyết và công nghệ sản xuất chúng”.
Tuyên bố do Đức Hồng Y Renato Raffaele Martino, Chủ tịch Hội đồng và Đức Giám Mục Giampaolo Crepaldi, Thư ký Hội đồng cùng ký tên, họ cùng kết hợp với những người tham gia cuộc thảo luận để đưa ra nghị quyết với nhan đề “Tính hiệu quả trong Kiểm soát Quốc tế về Nhập khẩu, Xuất Khẩu và Chuyển nhượng Vũ khí Quy ước” theo nghị trình đang được Ủy Ban thứ nhất của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.
Trong đệ trình của mình, Toà Thánh Vatican lưu ý rằng: “vũ khí quy ước, bao gồm vũ khí hạng nhẹ và cỡ nhỏ, là các nhân tố gây nên các cuộc xung đột nội bộ và quốc tế cũng như được dùng làm vũ lực bất hợp pháp, và chúng cấu thành một trong những công cụ thông dụng nhất trong hầu hết các vụ vi phạm nhân quyền và không tôn trọng luật nhân đạo”. Thực vậy, “hệ thống quốc tế về không phổ biến và kiểm soát vũ khí, nhất là các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, đã là một trong những phương tiện chủ yếu về phương diện ngoại giao được sử dụng để tránh xung đột trên hành tinh này, nhưng nó đã không phục vụ cho việc tránh các cuộc xung đột khu vực cũng như xung đột địa phương”.
Sau khi nêu lên sự kiện “nhiều triệu nạn nhân trong các cuộc xung đột suốt 60 năm qua do vũ khí quy ước nhất là các vũ khí hạng nhẹ”, Toà Thánh cũng phân tích rằng “sự thiếu vắng các hệ thống giám giám sát mua bán vũ khí có ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến các tiến trình hoà bình, hoà giải và tái thiết hậu xung đột mà còn ảnh hưởng đến tính ổn định của các thể chế và sự phát triển có thể có”.
Bản tuyên bố kết luận rằng: “Vũ khí không thể được xem như bất cứ loại hàng hoá nào khác trên thị trường toàn cầu, khu vực hay quốc gia. Việc sở hữu, sản xuất và mua bán chúng là sự ảnh hưởng sâu sắc đến luân lý và xã hội và chúng cần phải được điều chỉnh bởi sự chú ý đến những nguyên tắc rõ rệt của những mệnh lệnh hợp pháp và đúng lương tâm”.