Huế, Việt Nam (UCAN) -- Các nhóm Công giáo thu lượm và bán ve chai để gây quỹ cho các dự án từ thiện vừa sửa lại nhà cửa, thu dọn các đống đổ nát và tặng quà cho trẻ em ở những vùng bị ảnh hưởng bão Xangsane.
20 thành viên nhóm ve chai ở Huế, cách Hà Nội 660 km về hướng nam, và 60 tình nguyện viên hướng đạo sinh mang theo búa, chổi, cưa, dao, rựa và những dụng cụ khác đến giúp đỡ người dân ở giáo xứ Nước Ngọt thuộc huyện Phú Lộc.
Tin tức cho biết, bão Xangsane, cơn bão số sáu đổ vào Việt Nam trong năm nay, đã tàn phá tỉnh Thừa Thiên –Huế và bảy tỉnh thành miền Trung khác hôm 30-9 và 1-10. Cơn bão đã làm 42 người thiệt mạng, 502 ngừơi bị thương và phá hủy 260.000 ngôi nhà và 560 tàu đánh cá.
Anh Giuse Nguyễn Văn Hoàng, 59 tuổi, trưởng nhóm ve chai Huế, cho UCA News biết trong hai ngày 7-8/10, họ đã sửa chữa lại tám căn nhà của người dân ở đó.
Bà Nguyễn Thị Thạnh, 83 tuổi, sợ rằng bà sẽ chết mất sau khi cơn bão tàn phá ngôi nhà tranh của bà. Bà sống một mình trong căn nhà nền đất. “Phúc cho tôi, họ đã làm lại mái nhà mới và tráng ximăng nền nhà cho tôi, điều mà tôi chưa bao giờ mơ tới. Sự phục vụ của họ giúp tôi đủ sức sống tiếp”, bà nói với UCA News.
Anh Nguyễn Như Hùng, nói với các tình nguyện viên sau khi họ sửa lại nhà cho anh, “Tôi vô cùng xúc động trước tấm lòng yêu thương của các anh”. Người đàn ông bị thương tật ở chân, ngoài Công giáo, có vợ và 3 con. Vợ anh là người thu nhập chính cho gia đình và đứa con gái lớn 16 tuổi phải bỏ học và đi ở mướn để phụ giúp gia đình.
Căn nhà của bà Bùi Thị Xuân, một giáo dân trong xứ có chồng chết trứơc đó một tháng, có mái nhà bị hư và bàn ghế, giường và những đồ đạc khác bị hư hại do nước mưa. Các tình nguyện viên đã sửa chữa lại mái nhà và đồ đạc.
Ngoài việc sửa nhà, họ còn dọn dẹp sạch sẽ các con đường trong giáo xứ ngổn ngang các cành cây và rác. Họ dùng cưa và rựa chặt những cành cây, quét dọn rác, lá cây và chất thành đống rồi đốt. Một số người sặc sụa vì khói.
Chiều ngày 8-10, sân nhà thờ giáo xứ vang lên tiếng trống và tiếng vỗ tay cười đùa của trẻ em khi các tình nguyện viên đến từ Huế tổ chức trò chơi, múa lân và phát 590 phần quà gồm bánh kẹo, mỗi phần trị giá 5.000 đồng (0,32 Mỹ kim), cho các em thiếu nhi để mừng Tết Trung thu. Các hội đoàn thuộc nhà thờ Chính tòa Phủ Cam tài trợ chi phí này.
Theo anh Hoàng, khi các tình nguyện viên đi đến giáo xứ trên đoạn đường dài 60 km, họ còn dừng xe để dọn dẹp cây gãy đổ trên đường và lợp lại mái nhà cho một gia đình.
Anh trưởng nhóm cho biết, giáo xứ có 2.200 giáo dân đã có 19 căn nhà bị sập và 70% nhà cửa còn lại bị hư mái. Nhóm anh quyết định giúp đỡ bà con ở giáo xứ vì họ rất nghèo. Đó cũng là cách đáp lại lời mời gọi “sống đạo trong yêu thương và phục vụ” mà các giám mục Việt Nam đã mời gọi tại cuộc họp thường niên hồi tháng 9.
Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Trọng, chánh xứ, nói với các tình nguyện viên rằng “Sự giúp đỡ của anh em là điều động viên bà con rất lớn. Ở đây không ai giúp ai được vì nhà nào cũng phải lo nhà mình. Anh em mang lại niềm hy vọng cho chúng tôi”. Cha Trọng từng phục vụ tại nhà thờ Chính tòa.
Anh Hoàng cho biết, nhóm đã chi 13 triệu đồng cho dự án hai ngày này. Số tiền này là do các nhóm viên kiếm được từ việc thu lượm và bán ve chai. Mỗi thành viên bỏ ra 10.000 đồng cho chi phí ăn uống của mình trong chuyến đi.
Ơ một nơi khác, 22 thành viên đại diện nhóm ve chai ở Huế và các nhóm ve chai khác từ Hà Nội, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với linh mục dòng Chúa Cứu Thế là Phaolô Nguyễn Văn Châu, linh hướng của họ, đã đến thăm và sữa lại nhà cho một số thành viên của nhóm khuyết tật ở thành phố Đà Nẵng. Thành phố này cách Huế 85 cây số về hướng đông nam, bị thiệt hại nặng nề nhất trong bão Xangsane.
Các vị khách còn đến chúc mừng anh Nguyễn Vinh, bị tật hai chân, vì vợ anh mới sinh đứa con đầu lòng trong cơn bão. Mái nhà của anh bị trốc mái nặng nề, vài tấm tôn còn lại cong queo trên mái. Sau khi các tình nguyện viên lợp lại mái nhà, cha Châu dâng Thánh lễ cho họ.
Ngày hôm sau, các tình nguyện viên lại trở ra thăm các giáo xứ Nước Ngọt và Thừa Lưu ở huyện Phú Lộc, và tặng 150 tấm tôn cho ngừơi dân.
Cha Châu cho UCA News biết, nhóm ve chai đầu tiên được thành lập tại thành phố Vũng Tàu năm 1998. Hiện nhóm này có 30 thành viên gồm học sinh, sinh viên, công nhân, làm mướn, chủ tiệm và bụi đời.
Các nhóm khác đã được thành lập sau đó ở các tỉnh thành khác, một nhóm mới dự định sẽ bắt đầu các hoạt động này tại Đà Nẵng.
Theo cha Châu, tổng số thành viên các nhóm là khoảng 200. Ngoài thu lượm ve chai, họ còn bán báo và lịch. Họ dùng số tiền này để cấp gạo cho người già neo đơn và học bổng cho học sinh nghèo, không phân biệt lương giáo. Họ cũng tặng quà cho thiếu nhi dịp Tết Nguyên Đán và Trung thu, và sửa nhà cho ngừơi nghèo.
20 thành viên nhóm ve chai ở Huế, cách Hà Nội 660 km về hướng nam, và 60 tình nguyện viên hướng đạo sinh mang theo búa, chổi, cưa, dao, rựa và những dụng cụ khác đến giúp đỡ người dân ở giáo xứ Nước Ngọt thuộc huyện Phú Lộc.
Tin tức cho biết, bão Xangsane, cơn bão số sáu đổ vào Việt Nam trong năm nay, đã tàn phá tỉnh Thừa Thiên –Huế và bảy tỉnh thành miền Trung khác hôm 30-9 và 1-10. Cơn bão đã làm 42 người thiệt mạng, 502 ngừơi bị thương và phá hủy 260.000 ngôi nhà và 560 tàu đánh cá.
Anh Giuse Nguyễn Văn Hoàng, 59 tuổi, trưởng nhóm ve chai Huế, cho UCA News biết trong hai ngày 7-8/10, họ đã sửa chữa lại tám căn nhà của người dân ở đó.
Bà Nguyễn Thị Thạnh, 83 tuổi, sợ rằng bà sẽ chết mất sau khi cơn bão tàn phá ngôi nhà tranh của bà. Bà sống một mình trong căn nhà nền đất. “Phúc cho tôi, họ đã làm lại mái nhà mới và tráng ximăng nền nhà cho tôi, điều mà tôi chưa bao giờ mơ tới. Sự phục vụ của họ giúp tôi đủ sức sống tiếp”, bà nói với UCA News.
Anh Nguyễn Như Hùng, nói với các tình nguyện viên sau khi họ sửa lại nhà cho anh, “Tôi vô cùng xúc động trước tấm lòng yêu thương của các anh”. Người đàn ông bị thương tật ở chân, ngoài Công giáo, có vợ và 3 con. Vợ anh là người thu nhập chính cho gia đình và đứa con gái lớn 16 tuổi phải bỏ học và đi ở mướn để phụ giúp gia đình.
Căn nhà của bà Bùi Thị Xuân, một giáo dân trong xứ có chồng chết trứơc đó một tháng, có mái nhà bị hư và bàn ghế, giường và những đồ đạc khác bị hư hại do nước mưa. Các tình nguyện viên đã sửa chữa lại mái nhà và đồ đạc.
Ngoài việc sửa nhà, họ còn dọn dẹp sạch sẽ các con đường trong giáo xứ ngổn ngang các cành cây và rác. Họ dùng cưa và rựa chặt những cành cây, quét dọn rác, lá cây và chất thành đống rồi đốt. Một số người sặc sụa vì khói.
Chiều ngày 8-10, sân nhà thờ giáo xứ vang lên tiếng trống và tiếng vỗ tay cười đùa của trẻ em khi các tình nguyện viên đến từ Huế tổ chức trò chơi, múa lân và phát 590 phần quà gồm bánh kẹo, mỗi phần trị giá 5.000 đồng (0,32 Mỹ kim), cho các em thiếu nhi để mừng Tết Trung thu. Các hội đoàn thuộc nhà thờ Chính tòa Phủ Cam tài trợ chi phí này.
Theo anh Hoàng, khi các tình nguyện viên đi đến giáo xứ trên đoạn đường dài 60 km, họ còn dừng xe để dọn dẹp cây gãy đổ trên đường và lợp lại mái nhà cho một gia đình.
Anh trưởng nhóm cho biết, giáo xứ có 2.200 giáo dân đã có 19 căn nhà bị sập và 70% nhà cửa còn lại bị hư mái. Nhóm anh quyết định giúp đỡ bà con ở giáo xứ vì họ rất nghèo. Đó cũng là cách đáp lại lời mời gọi “sống đạo trong yêu thương và phục vụ” mà các giám mục Việt Nam đã mời gọi tại cuộc họp thường niên hồi tháng 9.
Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Trọng, chánh xứ, nói với các tình nguyện viên rằng “Sự giúp đỡ của anh em là điều động viên bà con rất lớn. Ở đây không ai giúp ai được vì nhà nào cũng phải lo nhà mình. Anh em mang lại niềm hy vọng cho chúng tôi”. Cha Trọng từng phục vụ tại nhà thờ Chính tòa.
Anh Hoàng cho biết, nhóm đã chi 13 triệu đồng cho dự án hai ngày này. Số tiền này là do các nhóm viên kiếm được từ việc thu lượm và bán ve chai. Mỗi thành viên bỏ ra 10.000 đồng cho chi phí ăn uống của mình trong chuyến đi.
Ơ một nơi khác, 22 thành viên đại diện nhóm ve chai ở Huế và các nhóm ve chai khác từ Hà Nội, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với linh mục dòng Chúa Cứu Thế là Phaolô Nguyễn Văn Châu, linh hướng của họ, đã đến thăm và sữa lại nhà cho một số thành viên của nhóm khuyết tật ở thành phố Đà Nẵng. Thành phố này cách Huế 85 cây số về hướng đông nam, bị thiệt hại nặng nề nhất trong bão Xangsane.
Các vị khách còn đến chúc mừng anh Nguyễn Vinh, bị tật hai chân, vì vợ anh mới sinh đứa con đầu lòng trong cơn bão. Mái nhà của anh bị trốc mái nặng nề, vài tấm tôn còn lại cong queo trên mái. Sau khi các tình nguyện viên lợp lại mái nhà, cha Châu dâng Thánh lễ cho họ.
Ngày hôm sau, các tình nguyện viên lại trở ra thăm các giáo xứ Nước Ngọt và Thừa Lưu ở huyện Phú Lộc, và tặng 150 tấm tôn cho ngừơi dân.
Cha Châu cho UCA News biết, nhóm ve chai đầu tiên được thành lập tại thành phố Vũng Tàu năm 1998. Hiện nhóm này có 30 thành viên gồm học sinh, sinh viên, công nhân, làm mướn, chủ tiệm và bụi đời.
Các nhóm khác đã được thành lập sau đó ở các tỉnh thành khác, một nhóm mới dự định sẽ bắt đầu các hoạt động này tại Đà Nẵng.
Theo cha Châu, tổng số thành viên các nhóm là khoảng 200. Ngoài thu lượm ve chai, họ còn bán báo và lịch. Họ dùng số tiền này để cấp gạo cho người già neo đơn và học bổng cho học sinh nghèo, không phân biệt lương giáo. Họ cũng tặng quà cho thiếu nhi dịp Tết Nguyên Đán và Trung thu, và sửa nhà cho ngừơi nghèo.