Chiều ngày 25 tháng 10 vừa qua ông Wa' il Farouq, giáo sư môn nghiên cứu hồi giáo của Phân Khoa công giáo Copte về Khoa học tôn giáo Ai Cập, đã thuyết trình về đề tài ”Lòng tin và lý trí” trong buổi lễ giới thiệu ấn bản tiếng A rập cuốn sách ”Ý nghĩa tôn giáo” của Đức Ông Luigi Giussani, tại hội trường học viện Antonianum tỉnh Bologna, trung bắc Italia. Cùng hiện diện trong buổi lễ giới thiệu do Trung Tâm văn hóa Manfredini tổ chức, còn có hai giáo sư Stefano Alberto và Davide Rondoni. Ngày hôm sau giáo sư Wa' il Farouq cũng diễn thuyết về cùng đề tài trong buổi lễ giới thiệu cùng ấn bản đó tại Trung Tâm Văn Hóa Milano, với giáo sư Julian Carrón.
Sau đây là bài phỏng vấn giáo sư Wa' il Farouq về việc thiếu sử dụng lý trí trong thế giới Hồi giáo.
Bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo Tương Lai cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia, số ra ngày 25 tháng 10 vừa qua.
Như quý vị và các bạn đã biết, trong thời gian qua thế giới hồi giáo đã vội vã phản ứng một cách thái qúa, vì hiểu lầm một câu trích trong diễn văn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói với giới khoa học tại Regensburg bên Đức, ngày 12 tháng 9. Đó đây trên thế giới hàng trăm ngàn tín hữu hồi đã xuống đường biểu tình phản đối: đốt hình nộm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, đe dọa giết Đức Giáo Hoàng, đòi Đức Giáo Hoàng phải công khai xin lỗi Hồi giáo, đe dọa san bình địa thành phố Vaticăng, và cũng có trường hợp sát hại người của Giáo Hội để trả thù vv...
Làm sao nhiều giới lãnh đạo và các tín hồi lại phản ứng như thế, khi chưa hề biết nội dung của diễn văn, nghĩa là chưa hề đọc diễn văn của Đức Giáo Hoàng để biết ngài nói gì, và lời trích trong diễn văn liên quan tới Hồi giáo ở trong bối cảnh nào, và có mục đích gì trong diễn văn về sự đối thoại giữa lòng tin và lý trí?
Chính các phản ứng quá khích, vô lý và không cần thiết ấy vén mở cho thấy nhược điểm của thế giới hồi giáo. Đápó là tầm hiểu biết thấp kém, dễ bị lèo lái sách động, thay vì để cho lý trí và sự khoan hòa hướng dẫn, thì lại để cho các cảm xúc bồng bột vô lý chỉ huy, và nhất là để cho các lực lượng chính trị ý thức hệ nấp sau bình phong tôn giáo xúi bẩy lợi dụng.
Hỏi: Thưa giáo sư Wa' il Farouq, tựa đề bài thuyết trình của giáo sư ”Lòng tin và lý trí” lấy lại lời mời gọi mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra tại Regensburg ngày 12 tháng 9 vừa qua: đó là ”nới rộng lý trí”, mở rộng tầm nhìn của lý trí. Giáo sư có nghĩ rằng nó cũng ích lợi đối với thế giới hồi giáo hay không?
Đáp: Dĩ nhiên là có chứ. Tuy có nhiều tín hữu hồi chống lại điều này. Nói về lý trí chúng ta phải phân biệt hai lãnh vực: lãnh vực lý thuyết và lãnh vực thực hành. Trên bình diện lý thuyết, chúng ta không được quên các đóng góp của các hoc giả hồi như Averroè và Al-Farabi. Nhưng trên bình diện thực hành, thì phải công nhận rằng lý trí đã phải gánh chịu nhiều thất bại trong lịch sử Hồi giáo.
Riêng cá nhân tôi, tôi chia sẻ nội dung diễn văn của của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, và đồng ý với quan điểm của người, bởi vì lý trí thực sự thiếu vắng trong thế giới hồi giáo, lý do là vì hồi giáo bị chính trị hóa và bị lạm dung cho các mục tiêu xa lạ với tôn giáo. Các chính quyền cũng như các dân tộc hồi giáo đã góp phần tạo ra tình trạng này. Và tình trạng này đã làm suy yếu hay xóa bỏ rất nhiều điều hay đẹp đã chiếm hữu được trong thời kỳ A rập phục hưng. Nhiều tín hữu hồi không tin vào kinh Coran cũng như các lời giải thích kinh Coran thời trung cổ nữa. Và đây là điểm tột cùng của việc thiếu sử dụng lý trí trong thế giới hồi giáo.
Hỏi: Điều gì đã đánh động giáo sư nhất trong tác phẩm ”Ý nghĩa tôn giáo” của Đức ông Luigi Giussani?
Đáp: Linh Mục Giussani minh giải một lộ trình có gía trị đối với cuộc đối thoại. Điều mà cha Giussani gọi là ”kinh nghiệm sơ đẳng”, thì tín hữu hồi chúng tôi gọi là ”fitra”, kinh nghiệm tự nhiên. Trong kinh nghiệm này người ta tìm thấy tất cả mọi tôn giáo. Sự khác biệt giữa hai tôn giáo là nơi lý trí. Rất tiếc là trong thế giới hồi giáo, mọi hành động xấu xa của Tây Phương lại được gán ghép cho Kitô giáo, trong khi thế giới Tây Phương thì lại gán cho hồi giáo các hành động khủng bố phá hoại, do một vài nhóm qúa khích chủ mưu. Tôi không thể đòi buộc thế giới Tây Phương chia sẻ niềm tin tôn giáo của tôi: vì như thế là không đúng đắn. Nhưng trái lại, tôi có thể đòi hỏi họ tôn trọng tôi như là người. Nhưng để làm điều đó, tôi cũng phải sống làm sao để xứng đáng được tôn trọng.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư có tin rằng lý trí có thể là vùng đất đối thoại và gặp gỡ đích thực giữa các tín hữu Kitô và hồi giáo hay không, vượt trên các khác biệt thuộc lãnh vực thần học, là những khác biệt không thể nào loại bỏ được?
Đáp: Cú sốc mà bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gây ra, đã cho phép chấm dứt kiểu đối thoại giả hình giữa các tôn giáo. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã minh giải một điểm quan trọng trong bài diễn văn của người, dó là phải khởi hành từ niềm tin của mỗi người. Không ai bị bó buộc phải tin vào tôn giáo của người khác. Nhưng mà cuộc đối thoại không diễn ra giữa các lý thuyết, lại càng không mong hướng tới các mục tiêu chung chung, như hòa bình hay các giá trị khác. Cuộc đối thoại phải diễn ra giữa các con người với nhau. Vì thế tín hữu Kitô và hồi giáo có thể bắt đầu một cuộc đối thoại đích thật, bắt đầu từ thực tại trong đó họ đang sống. Thực tại trong đó khuynh hướng quá khích và khủng bố nắm giữ một vai trò quan trọng. Khủng bố không dính liền với các lý thuyết, nhưng bám sát con người.
Hỏi: Có nhiều người cho rằng thế giới hồi giáo đã không thành công trong việc ”thả lý trí ra khỏi tù”, vì Hồi giáo trái nghịch với nền dân chủ và sự tân tiến. Giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Hồi giáo không dân chủ và cũng không chống dân chủ. Thiết lập một mối dây liên hệ giữa một tôn giáo và một ý niệm tân tiến diễn tả một mức độ phát triển xã hội, không phải là điều đúng đắn. Nếu không có lý trí, Kinh Coran trở thành vũ khí chính trị, nhưng niềm tin hồi giáo không dân chủ và không chống dân chủ: theo tôi, thiết lập các liên hệ giữa lòng tin và các lựa chọn xã hội là điều sai lầm.
Có đúng thật là các xã hội hồi bị thống trị bởi các hình thái đàn áp, chế độ phụ hệ, tụt hậu chậm tiến, vi phạm các quyền con người, nhưng mà đây cũng là trường hợp của châu Mỹ Latinh. Trong thế giới hồi giáo thiếu vắng việc sử dụng lý trí như chúng ta đã nói trên đây, chính vì thế tôn giáo rất dễ bị lèo lái lợi dụng.
Tố cáo các đối thủ chính trị xúc phạm đến tôn giáo là phương thế hay nhất để loại bỏ họ. Quý vị có muốn một thí dụ không? Điển hình như là các ngân hàng hồi giáo. A rập Sauđi chỉ cần đưa cái nhãn hiệu này vào, là đủ để làm cho các nhà băng khác, bị tố cáo là cho vay ăn lời cắt cổ, và bị sập tiệm ngay lập tức.
Hỏi: Thưa giáo sư tại Tây Phương người ta lại tranh luận liên quan tới khăn choàng của phụ nữ hồi. Giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Nếu qúy vị hiểu khăn choàng như là khăn ”hijab”, tức khăn trùm đầu hay khăn cuốn cổ, thì tôi thấy nó không phải là điều cần thiết. Đối với tôi đó là vấn đề tự do cá nhân. Nhưng nếu hiểu khăn trùm đầu như là cái ”burqa” hay ”niqab”, trùm kín mít toàn thân người phụ nữ, thì nó không dính dáng gì tới Hồi giáo. Trái lại ai dùng nó là đi ngược lại với các chỉ dẫn của ngôn sứ Mohammed. Nó là một y phục chính trị mà tôi coi là nguy hiểm và kỳ thị, vì nó vi phạm quyền tự do của người khác. Thật thế, làm sao mà bạn có thể đối thoại với một người mà mình cũng không biết căn tính họ là ai nữa?(Radio Vatican)
Sau đây là bài phỏng vấn giáo sư Wa' il Farouq về việc thiếu sử dụng lý trí trong thế giới Hồi giáo.
Bài phỏng vấn được đăng trên nhật báo Tương Lai cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Đồng Giám Mục Italia, số ra ngày 25 tháng 10 vừa qua.
Như quý vị và các bạn đã biết, trong thời gian qua thế giới hồi giáo đã vội vã phản ứng một cách thái qúa, vì hiểu lầm một câu trích trong diễn văn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI nói với giới khoa học tại Regensburg bên Đức, ngày 12 tháng 9. Đó đây trên thế giới hàng trăm ngàn tín hữu hồi đã xuống đường biểu tình phản đối: đốt hình nộm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, đe dọa giết Đức Giáo Hoàng, đòi Đức Giáo Hoàng phải công khai xin lỗi Hồi giáo, đe dọa san bình địa thành phố Vaticăng, và cũng có trường hợp sát hại người của Giáo Hội để trả thù vv...
Làm sao nhiều giới lãnh đạo và các tín hồi lại phản ứng như thế, khi chưa hề biết nội dung của diễn văn, nghĩa là chưa hề đọc diễn văn của Đức Giáo Hoàng để biết ngài nói gì, và lời trích trong diễn văn liên quan tới Hồi giáo ở trong bối cảnh nào, và có mục đích gì trong diễn văn về sự đối thoại giữa lòng tin và lý trí?
Chính các phản ứng quá khích, vô lý và không cần thiết ấy vén mở cho thấy nhược điểm của thế giới hồi giáo. Đápó là tầm hiểu biết thấp kém, dễ bị lèo lái sách động, thay vì để cho lý trí và sự khoan hòa hướng dẫn, thì lại để cho các cảm xúc bồng bột vô lý chỉ huy, và nhất là để cho các lực lượng chính trị ý thức hệ nấp sau bình phong tôn giáo xúi bẩy lợi dụng.
Hỏi: Thưa giáo sư Wa' il Farouq, tựa đề bài thuyết trình của giáo sư ”Lòng tin và lý trí” lấy lại lời mời gọi mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra tại Regensburg ngày 12 tháng 9 vừa qua: đó là ”nới rộng lý trí”, mở rộng tầm nhìn của lý trí. Giáo sư có nghĩ rằng nó cũng ích lợi đối với thế giới hồi giáo hay không?
Đáp: Dĩ nhiên là có chứ. Tuy có nhiều tín hữu hồi chống lại điều này. Nói về lý trí chúng ta phải phân biệt hai lãnh vực: lãnh vực lý thuyết và lãnh vực thực hành. Trên bình diện lý thuyết, chúng ta không được quên các đóng góp của các hoc giả hồi như Averroè và Al-Farabi. Nhưng trên bình diện thực hành, thì phải công nhận rằng lý trí đã phải gánh chịu nhiều thất bại trong lịch sử Hồi giáo.
Riêng cá nhân tôi, tôi chia sẻ nội dung diễn văn của của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, và đồng ý với quan điểm của người, bởi vì lý trí thực sự thiếu vắng trong thế giới hồi giáo, lý do là vì hồi giáo bị chính trị hóa và bị lạm dung cho các mục tiêu xa lạ với tôn giáo. Các chính quyền cũng như các dân tộc hồi giáo đã góp phần tạo ra tình trạng này. Và tình trạng này đã làm suy yếu hay xóa bỏ rất nhiều điều hay đẹp đã chiếm hữu được trong thời kỳ A rập phục hưng. Nhiều tín hữu hồi không tin vào kinh Coran cũng như các lời giải thích kinh Coran thời trung cổ nữa. Và đây là điểm tột cùng của việc thiếu sử dụng lý trí trong thế giới hồi giáo.
Hỏi: Điều gì đã đánh động giáo sư nhất trong tác phẩm ”Ý nghĩa tôn giáo” của Đức ông Luigi Giussani?
Đáp: Linh Mục Giussani minh giải một lộ trình có gía trị đối với cuộc đối thoại. Điều mà cha Giussani gọi là ”kinh nghiệm sơ đẳng”, thì tín hữu hồi chúng tôi gọi là ”fitra”, kinh nghiệm tự nhiên. Trong kinh nghiệm này người ta tìm thấy tất cả mọi tôn giáo. Sự khác biệt giữa hai tôn giáo là nơi lý trí. Rất tiếc là trong thế giới hồi giáo, mọi hành động xấu xa của Tây Phương lại được gán ghép cho Kitô giáo, trong khi thế giới Tây Phương thì lại gán cho hồi giáo các hành động khủng bố phá hoại, do một vài nhóm qúa khích chủ mưu. Tôi không thể đòi buộc thế giới Tây Phương chia sẻ niềm tin tôn giáo của tôi: vì như thế là không đúng đắn. Nhưng trái lại, tôi có thể đòi hỏi họ tôn trọng tôi như là người. Nhưng để làm điều đó, tôi cũng phải sống làm sao để xứng đáng được tôn trọng.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư có tin rằng lý trí có thể là vùng đất đối thoại và gặp gỡ đích thực giữa các tín hữu Kitô và hồi giáo hay không, vượt trên các khác biệt thuộc lãnh vực thần học, là những khác biệt không thể nào loại bỏ được?
Đáp: Cú sốc mà bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gây ra, đã cho phép chấm dứt kiểu đối thoại giả hình giữa các tôn giáo. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã minh giải một điểm quan trọng trong bài diễn văn của người, dó là phải khởi hành từ niềm tin của mỗi người. Không ai bị bó buộc phải tin vào tôn giáo của người khác. Nhưng mà cuộc đối thoại không diễn ra giữa các lý thuyết, lại càng không mong hướng tới các mục tiêu chung chung, như hòa bình hay các giá trị khác. Cuộc đối thoại phải diễn ra giữa các con người với nhau. Vì thế tín hữu Kitô và hồi giáo có thể bắt đầu một cuộc đối thoại đích thật, bắt đầu từ thực tại trong đó họ đang sống. Thực tại trong đó khuynh hướng quá khích và khủng bố nắm giữ một vai trò quan trọng. Khủng bố không dính liền với các lý thuyết, nhưng bám sát con người.
Hỏi: Có nhiều người cho rằng thế giới hồi giáo đã không thành công trong việc ”thả lý trí ra khỏi tù”, vì Hồi giáo trái nghịch với nền dân chủ và sự tân tiến. Giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Hồi giáo không dân chủ và cũng không chống dân chủ. Thiết lập một mối dây liên hệ giữa một tôn giáo và một ý niệm tân tiến diễn tả một mức độ phát triển xã hội, không phải là điều đúng đắn. Nếu không có lý trí, Kinh Coran trở thành vũ khí chính trị, nhưng niềm tin hồi giáo không dân chủ và không chống dân chủ: theo tôi, thiết lập các liên hệ giữa lòng tin và các lựa chọn xã hội là điều sai lầm.
Có đúng thật là các xã hội hồi bị thống trị bởi các hình thái đàn áp, chế độ phụ hệ, tụt hậu chậm tiến, vi phạm các quyền con người, nhưng mà đây cũng là trường hợp của châu Mỹ Latinh. Trong thế giới hồi giáo thiếu vắng việc sử dụng lý trí như chúng ta đã nói trên đây, chính vì thế tôn giáo rất dễ bị lèo lái lợi dụng.
Tố cáo các đối thủ chính trị xúc phạm đến tôn giáo là phương thế hay nhất để loại bỏ họ. Quý vị có muốn một thí dụ không? Điển hình như là các ngân hàng hồi giáo. A rập Sauđi chỉ cần đưa cái nhãn hiệu này vào, là đủ để làm cho các nhà băng khác, bị tố cáo là cho vay ăn lời cắt cổ, và bị sập tiệm ngay lập tức.
Hỏi: Thưa giáo sư tại Tây Phương người ta lại tranh luận liên quan tới khăn choàng của phụ nữ hồi. Giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Nếu qúy vị hiểu khăn choàng như là khăn ”hijab”, tức khăn trùm đầu hay khăn cuốn cổ, thì tôi thấy nó không phải là điều cần thiết. Đối với tôi đó là vấn đề tự do cá nhân. Nhưng nếu hiểu khăn trùm đầu như là cái ”burqa” hay ”niqab”, trùm kín mít toàn thân người phụ nữ, thì nó không dính dáng gì tới Hồi giáo. Trái lại ai dùng nó là đi ngược lại với các chỉ dẫn của ngôn sứ Mohammed. Nó là một y phục chính trị mà tôi coi là nguy hiểm và kỳ thị, vì nó vi phạm quyền tự do của người khác. Thật thế, làm sao mà bạn có thể đối thoại với một người mà mình cũng không biết căn tính họ là ai nữa?(Radio Vatican)