HỘI NHẬP ĐỨC TIN CÔNG GIÁO VÀO NIỀM TIN CỦA ANH EM KƠHO
(Lời giới thiệu: Chúng tôi giới thiệu đến độc giả, những chia sẽ kinh nghiệm truyền giáo cho đồng bào Kơhô của Lm. Đaminh Nguyễn Huy Trọng. Bài chia sẻ này dành cho các nhà truyền giáo của Giáo Phận Đàlạt. Do đó sẽ chứa đựng nhiều kinh nghiệm sống quí báu mà nếu một người đã nghe Ngài chia sẻ nhiều nơi, sẽ thấy Ngài lập lại như là xác tín cho mọi người, con đường đến với anh chị em Kơho.)
Trọng kính ……
Đề tài cho dù đã được thu gọn tới mức tối đa, con vẫn thấy nó bao la. Vì một đàng phải sống vững đức tin của mình, một đàng phải am hiểu kỹ lưỡng về niềm tin nơi anh em. Nó vừa đòi hỏi sự nhạy cảm về đức tin của mình, lại vừa đòi hỏi sự đồng cảm và trân trọng tối đa về niềm tin của anh em.
Truyền giáo nói chung là đem điều mình học hỏi, tin, sống … trình bày cho người khác. Truyền giáo theo nghĩa đạo Công giáo là đem Tin Mừng của Chúa Giêsu mà mình đã học hỏi, tin theo, sống chết, đến với muôn dân. Giáo lý cũng như phương thế đều là của Chúa Giêsu. Mỗi môn đệ đều phải chăm chỉ học hỏi nơi Ngài, nghiền ngẫm để sống cho chính mình, và đem áp dụng vào những hoàn cảnh, con người cụ thể. Giáo Hội Công Giáo đã thực thi mệnh lệnh này suốt 20 thế kỷ qua. Bề dày kinh nghiệm càng ngày càng là bảo chứng cho những người con ý thức và dấn thân.
Tìm về quá khứ, truy cứu nguồn cội, để so sánh và xây dựng nếp sống hiện tại, luôn là túi khôn của loài người, cách riêng nơi anh em Kơho. Những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề này có khá nhiều. Ví dụ : Jòi yau krau pàng (tầm cổ truy nguyên), Jòi kồ lồ yau (tìm gốc nạy cổ), hoặc Jăk đòm lài, chài đòm yau (giỏi là bắt chước xưa, tài là học đòi cổ …) là những câu cửa miệng của các bậc phụ huynh khi dạy dỗ con cháu.
Như vậy muốn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, hay cái hồn sống của anh em Kơho, ngoài những cách thông thường như sống hoà đồng, yêu thương, tôn trọng, truyện trò, cảm thông, đồng lao cộng khổ … thì còn cần tìm qua phong tục tập quán, truyện cổ, ca dao.
Đi vào cụ thể, muốn hội nhập đức tin của mình vào anh em Kơho, cần phải hiểu biết và đồng thuận cách nào đó với niềm tin của anh em. Ở đây không có ý đụng chạm tới niềm tin của một tôn giáo, một thứ niềm tin dẫn tới đức tin như được thị kiến hay mạc khải, rồi trải qua lịch sử có giáo lý, giới luật, lễ nghi, hệ thống tổ chức … Ở đây chỉ muốn đề cập tới niềm tin tiên thiên, một thứ tín ngưỡng dân gian. Tự nó đã là vậy rồi, không thể cật vấn hay bàn cãi gì được. Nói khác, nó đã thế nào thì phải tìm hiểu và trình bày như thế đó, với những bằng chứng mà chính nó diễn tả ra cho thấy. Cho nên phải loại bỏ mọi định kiến, mọi khuynh hướng muốn áp đặt, ngay cả những hệ thống hoá có sẵn. Cần đi ngay vào hiện trạng, và từ hiện trạng lần về quá khứ, càng xa càng tốt.
Để áp dụng vào đề tài này, thì con thích suy diễn theo kiểu niềm tin tiền Mạc Khải. Con thấy lịch sử Cựu Ước có nhiều điểm tương đồng với anh em Kơho, cả về mặt tôn giáo lẫn xã hội. Ở phần Tân Ước, các đề tài về Bí tích, Giáo hội, cầu nguyện, gia đình … cũng có khá nhiều điểm dễ ăn nói. Những điều trình bày có vẻ lý thuyết sau đây, tự nó đã gợi mở một đường hướng hội nhập khả dĩ :
I. Thần linh (Yàng)
II. Quỷ thần (Cà-yàng)
III. Vị Trung gian (Kòn-gùng)
IV. Hai tương quan : Linh hồn (sồp-swàn), Âm phủ (làng-bồc)
Với anh em Kơho, nói tới niềm tin là nói tới một quyền năng, một sức mạnh, một sự hiện hữu tự tại, siêu nhiên, siêu hình. Con người không thể thấy, không thể hiểu, không thể biết, và cũng không thể diễn tả thế nào cho đúng được. Nhưng lại như bị khựng lại, như linh cảm được cái gì đó, và nhất là không thể thiếu được trong suốt hành trình dài của dân tộc.
Cụ thể hơn là trong mọi khía cạnh của đời một con người, quyền năng đó vừa ở trên, vừa ở ngoài, lại vừa ở trong mọi sự, mọi loài, cách riêng con người. Ai cưỡng lại là có vấn đề, có sự cố không ổn … nhưng đàng khác, dường như quyền năng này chưa phải là toàn năng, vẫn có một giới hạn nào đó.
I. Thần, Thần linh, Thượng Đế, Thiên Chúa …. (Yàng)
Thần linh với con người, một tương quan hữu cơ, đã có, đang có, và sẽ còn mãi. Thế nên, đó cũng là đề tài cơ bản, phải đề cập tới trước tiên, để hiểu biết và có cơ sở hội nhập. Không có dân tộc nào mà không cho đây là nền tảng, là lẽ sống, là sự tồn vong … của cả đời này lẫn đời sau.
A. Thần linh vô hình, vô danh
1. Từ Yàng là một danh từ chung, một từ ngữ để nói, nghĩ, mường tượng ra Ngài. Quả thực, nếu từ Yàng là tên Ngài, thì với người Kơho không thể chấp nhận được. Người con có một điều tối kỵ là gọi tên bố mẹ cũng như các trưởng tộc, dù bất cứ hoàn cảnh nào, huống chi gọi tên Thần linh.
2. Qua sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt qua các lời cầu nguyện, khi nói đến từ Yàng, thì từ trong đầu người Kơho nghĩ ngay đến một Đấng duy nhất, vô hình, vô danh, cao cả, quyền năng, hiện diện khắp nơi … Ngài ở rất xa và cũng rất gần với con người. Hạnh phúc nhất của đời người là được ở gần Ngài (rềp Yàng), hay được Ngài ở gần (Yàng rềp). Tuyệt vời hơn nữa là được trở nên Ngài (Cau-Yàng) [Linh mục Jean Cassaigne đã dùng từ Yàng Cau để diễn tả cụm từ Chúa-làm-người, Chúa Người]. Những người như vậy còn gọi là Thần ở (Yàng ơm), Thần đậu (Yàng rơêp).
3. Vị Thần này tạo dựng tất cả (crơng-gơs), nắn tạo tất cả (klăc-mòn), ấn định tất cả (duê). Con người có là gì, có làm gì nên chuyện, cũng đều do Ngài mà có, mà được, mà nên. Khi người mẹ có thai, người ta nói về bào thai đó là Thần kết (Yàng klăc), Thần tạo (Yàng mòn) Thần đặt nhau (Yàng ơn sò), Thần phú hồn (Yàng crò swàn). Người có tài là Thần vạch mầu (Yàng cih gur), người đẹp là Thần nắn đều (Yàng pơnring), kết bạn là Thần kết tóc (Yàng kwăt che soê), chết là Thần gọi (Yàng hòi) … Nói chung, mọi sự đều phải dược ý Ngài, được lòng Ngài (tăc tồr Yàng, ring tồr Yàng).
4. Vị Thần này rất thích được con người gọi (hòi), cầu (răc), tế lễ (lơh-Yàng), dâng kính (pơdơng). Ngài luôn luôn chấp nhận, không bao giờ từ chối. Vì nó luôn xuất phát từ lòng thành kính của con người, và con người cũng chỉ muốn làm hài lòng Ngài, và mong muốn được Ngài ở gần.
Trong ngôn ngữ có mời Thần ăn uống chung (nõô sa bal) nhưng là ăn uống kiểu hương hoa, thơm thảo. Phần thịt dâng lên Ngài, người ta lấy xuống ăn hoặc chia nhau, coi đó như là một sự liên kết với Ngài (tơrnăm Yàng). Ngược lại cái gì đã ném (cơm) cho quỷ thì không bao giờ lấy lại.
5. Một cám dỗ triền miên với loài người nói chung là muốn tạc tượng Thần, định vị Thần. Người Kơho cũng vậy, nhưng họ đã phải trần mình mày mò suốt dòng lịch sử dân tộc mà cũng không tìm ra. Nơi nhiều dân tộc xem ra điều này có vẻ dễ dàng.
Nỗi khắc khoải của tiên tổ Kơho như được Thần linh báo mộng (tờs mpau). Họ đã sáng chế ra một số kiểu cách để chuyển tải niềm tin, để đặt tâm tư tình cảm tôn kính của dân tộc, để chứng tỏ lòng thành của mình, và như để lôi kéo sự hiện diện và chứng giám của Ngài.
a/ Những nét hoa văn, những cách trang trí dịp lễ, những định vị nơi ăn chốn ở của gia đình … cũng không loại trừ hàng trăm điều kiêng kỵ. Tất cả và từng sự kiện đều diễn tả tâm tình và nhắc nhở nhau nghĩ tới Thần linh.
b/ Nhưng trước hết và trên hết, nơi mà mọi người phải hướng về, phải tôn kính, phải dè giữ … và phải nhìn nhận có sự hiện diện liên lỉ của Thần linh, đó là bàn thờ Thần linh (jơnào Yàng). Mỗi gia đình phải có một bàn thờ riêng kính Ngài, được đặt ở một vị trí đặc biệt nhất trong nhà. Vì Ngài vô hình, vô danh, nên bàn thờ luôn để trống. Chỉ đặt của lễ khi có tế lễ, nhưng sau đó lấy xuống liền. Người ta cung kính gần như thái quá bàn thờ này. Chỉ vị chủ sự hoặc tư tế (kơiơng Yàng), khi cử hành lễ, mới có quyền đụng tới. Các góc của bàn thờ này cũng gọi là sừng bàn thờ (ngke jơnào).
6. Mọi nghi thức tế Thần, công hay tư, lớn hay nhỏ, đều phải có một sinh vật để sát tế. Trước khi sát tế, vị chủ sự hay tư tế ăn mặc chỉnh tề, tiến vào chỗ dành riêng để gọi Thần (hòi Yàng). Dứt lời là giết con vật. Việc đầu tiên là lấy máu tế vật bôi lên trán các người và các nơi có liên hệ tới nghi lễ hôm đó.
B. Thần linh hữu hình, hữu danh
1. Như có nói ở trên về vị Thần linh vô hình, vô danh, người Kơho đã có nhiều nỗ lực để hòng đạt đáo phần nào cái đòi hỏi của niềm tin. Nhưng xem ra nỗi bức xúc về niềm tin này vẫn không ngơi nghỉ mỗi khi phải liên tưởng, nhất là khi phải thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nên trải qua năm tháng, họ đã tìm được cách thể hiện hoá, hữu hình hoá cái quyền lực, cái tình cảm của vị Thần linh trên đối với con người.
Người Kơho đã gán nó vào những tạo vật tốt, có liên hệ trực tiếp đến đời sống. Mỗi tạo vật tốt đều thể hiện phần nào đó các ưu phẩm của Thần linh. Từ đó phát sinh vô số Thần hữu hình, hữu danh.
2. Tất cả đều là Thần lành, nuôi sống con người, giúp đỡ con người sinh hoạt. Có khi những vị đó còn là chính sự sung túc của con người nói chung và của mỗi gia đình nói riêng. Nó chứng tỏ người đó, gia đình đó được Thần ở gần và bang trợ. Không có danh xưng thần dữ nào nơi ngôn ngữ Kơho.
3. Qua phong tục tập quán, qua cung cách tổ chức một buổi lễ, đặc biệt qua các lời cầu nguyện, người ta cảm nhận ra rằng, các vị này chỉ là thứ yếu. Nói khác, các vị chỉ như một cầu nối, một của lễ để tiến dâng. Hoặc có thể nói các vị như những phương tiện chuyển tải lòng thành kính của con người, đồng thời cũng thể hiện cách này cách khác lòng tốt, sự ưu ái của vị Thần Tối Cao đối với con người. Chưa hề nghe có ai kêu Thần hữu danh ra để cầu nguyện như là mục đích tối hậu.
4. Các vị này đều có một giới hạn, có khi rất giới hạn. Giới hạn ngay trong cái tên của các vị. Trong thực tế cũng thấy có sự khoanh vùng này. Đụng vào khu vực đó mới có vấn đề, ngoài ra các vị cứ ở yên. Cũng không vị nào được xâm phạm lãnh thổ của vị khác. Không nghe nói có sự tranh chấp. Một kiểu như đất có thổ công, sông có hà bá. Cũng dễ cho con người xử sự.
5. Dù vậy, người Kơho cũng rất tôn trọng các vị này, nhất là những vị có liên hệ trực tiếp đến đời sống con người. Mỗi vị đều có cách thế riêng để con người thể hiện sự cung kính. Không thể nêu ra hết các ví dụ cụ thể, chỉ xin trình bày hai vị tượng trưng.
a/ Thần nhà (Yàng hìu). Còn có một tên chuyên biệt là Drăp me (choé chủ). Drăp me có hai chiếc, một đực một cái. Là hình ảnh của cac thế hệ vợ chồng tiên tổ. Nó tượng trưng cho linh hồn của gia đình. Là gia thần chăm sóc gìn giữ gia đình.
Nghi thức chính khi lập Drăp me là gia chủ đặt tay mình vào đó, rồi cầm tay mọi người trong gia đình đặt vào. Mỗi khi gia đình tiếp nhận một thành viên mới, gia chủ đều làm như vậy. Hàm ý tự giới thiệu, trình diện với tiên tổ, xin chấp nhận và bang trợ. Có thể gọi đây là bàn thờ gia tiên.
b/ Thần lúa hay Thần nông (Yàng kòi). Vị này còn có một tên khác là Ndu. Theo cấp bậc, thì sau Yàng hìu, vị này được tôn trọng cách đặc biệt nhất. Chỉ qua vị này thôi, mới có lễ tế chung cho cả làng. Ngoài ra còn có rất nhiều nghi lễ khác riêng mỗi nhà hằng năm. Mọi hành vi cử chi đối với Thần lúa đều phải nhẹ nhàng, chậm rãi, cẩn thận, kính cẩn, nhất là những công đoạn trực tiếp động đến lúa. Xúc phạm cách nào đến Thần lúa phải kể như xúc phạm đến chính Thần linh, gọi là Lèt mơ Yàng, mbràng mơ kòi (bất cẩn với lúa là qua mặt Thần linh).
6. Mặc dù đã có cả trăm tên vị Thần này, nhưng người Kơho vẫn có một tâm trạng chung, là sợ còn vị nào đó chưa có tên, nên đặt chung một tên là Thần mồ côi (Yàng kòi dời). Họ còn diễn tả một cách khác là Thần không nhớ hết, Thần quên gọi tên (Yàng ờ jơh lah, Yàng ờ kah hòi). Suy nghĩ cũng thấy có tương đồng với trường hợp Thánh Phaolô gặp ở Athène.
II. Quỷ (Cà), Quỷ thần (Cà-yàng)
Thần linh và Quỷ thần, Thần lành và Thần dữ, Thánh thần và Satan … Những cặp từ như vậy hình như không có rời nhau ở trong bất cứ một niềm tin sơ đẳng nào. Nó có thể gợi ra rất nhiều câu hỏi. Nhưng để trả lời đáo lý thì lại không dễ. Cũng vậy, với anh em Kơho, họ tin có vậy, chả ai nghĩ tới đặt vấn đề, còn nói chi trả lời.
Trong khi trình bày về Thần linh, đã thấy có những nét liên hệ tới quỷ. Ở đây cũng sẽ thấy vậy. Mục đích là để dễ biện phân.
A. Quỷ vô hình, vô danh
1. Quỷ hiểu chung là Thần dữ, hay quyền lực sự dữ, chuyên làm điều ác và tìm cách hành hạ con người, kể cả sát hại. Chưa ai đã thấy hay chỉ mặt đặt tên được nó. Quỷ bàng bạc ẩn hiện khắp nơi, len lỏi vào cả tâm khảm con người, rình rập con người từ khi chào đời cho đến chết.
2. Người ta rất sợ quỷ. Trong mọi lời cầu, thường nói rõ cách này cách khác là xin Thần linh cho khỏi gặp quỷ thần. Trong thực tế, người Kơho vẫn tránh xa những gì họ tin là có quỷ. Cứ sự thường, gặp quỷ là có sự chẳng lành. Người ta tin là phải có nhớp nào đó quỷ mới tìm gặp. Không ai dại gì mà để cho sự cố này xảy ra, nên lập tức phải tế thần đuổi quỷ (lơh Yàng ting cà).
3. Vậy là từ ý niệm, ngôn ngữ đến cách diễn tả, đều có sự phân biệt rõ ràng giữa Thần và quỷ. Có thể tóm gọn trong hai từ : tác sinh (tơngkis) và tác tử (tơnchơt). Trong niềm tin dân gian cũng diễn tả rằng : khi nào, nơi nào có Thần hiện diện thì không thể có quỷ. Hoặc thần vô hiệu hoá quỷ, thế nên muốn tránh quỷ là phải ở xa nó, phải cầu nguyện luôn, phải tìm mọi dịp để tế Thần.
4. Trong tâm thức bình dân, người ta cũng tin chỗ này có nhiều quỷ hơn chỗ kia, làng này có nhiều quỷ hơn làng kia … Nhưng trong thực tế, mọi người Kơho đều muốn giàu Thần (păs Yàng), gần Thần (rềp Yàng) … Chả ai muốn ngược lại, càng không muốn cho ai nghĩ mình như thế.
5. Một điểm khá đặc biệt nơi anh em Kơho là không có nghi thức tế quỷ. Ngược lại, mọi nghi thức tế Thần là để đuổi quỷ. Cũng vậy, không hề thấy họ bái lạy một thần tượng nào.
B. Quỷ hữu hình, hữu danh
1. Tự bản chất, quỷ là sự dữ, nhưng sự dữ thì muôn hình vạn trạng, có nhiều cấp độ khác nhau. Người Kơho cố tình tách biệt nó ra, đặt tên, định vị, khoanh vùng hoạt động cho nó. Một phần để dễ chỉ mặt, xếp hạng; một phần là để cảm nghiệm được các bậc thang, cái mức độ của sự dữ hay sự sợ hãi. Thực tế có người sợ thứ quỷ này mà không sợ thứ quỷ kia.
2. Sự phân biệt theo danh xưng chỉ có ý nói lên các sự dữ khác nhau của một tên quỷ ở trên các quỷ. Nói khác, quỷ vô danh hiện thân trong quỷ hữu danh. Có điều cách đặt tên ở đây, xét theo nội dung từ ngữ, có hơi khó phân biệt cho những ai chưa quen sử dụng, bởi vì quá bán là từ trừu tượng, khó mà định vị. Nhiều khi chỉ là cái ác riêng ghép thêm vào cái ác chung.
3. Bên cạnh các từ có ghép từ quỷ vào, còn khá nhiều từ chỉ nơi chốn mà mỗi khi người Kơho nghĩ tới, nhắc tới … là nghĩ ngay đến quỷ, đến sự dữ rình rập. Người ta tránh những nơi đó. Ai dù vô tình đụng chạm tới cách nào đó sẽ mắc hoạ. Nhưng chỉ những người yếu bóng vía (lơbơn hwềng) mới bị nó hành, có khi đưa tới tử vong.
C. Giải pháp thực hành : đuổi quỷ (ting cà)
Ở nhiều điểm khác xem ra tự nó đã gợi mở cho sự hội nhập. Ở đây có hơi khó. Con mới chỉ thử so sánh và cầu nguyện. Con có ý nói những phương tiện trần gian mà chính Chúa Giêsu và Giáo Hội vẫn sử dụng.
1. Không thể mỗi lúc lại gọi Thần và tế Thần. Hơn thế những sự cố đây là đột xuất. Nên trong cuộc đấu tranh giành giật sự sống với quỷ, con người phải cố tìm ra những phương thế để đuổi quỷ. Nói đúng hơn, Thần linh dường như đã đặt để sức mạnh của mình trong một số sự vật, rồi cho con người có khả năng tìm đến. Quả thực, trong khi sử dụng những phương tiện này, người Kơho luôn lẩm bẩm cầu nguyện với Thần linh.
2. Có một niềm tin rất mạnh vào những phương thế này. Trường hợp đã dùng mà không thấy hiệu quả, thì người ta lại tin rằng Thần linh đã ấn định vậy. Và như thế là đã quá đủ để an tâm, không phiền trách gì nữa. Dưới đây là vài phương thế :
a/ Roi mây (gai jra). Dây này thuộc loại mây rừng mọc từng sợi, rất dài. Người ta đào lấy rễ và lấy thêm một quãng sát gốc, đem về làm giây đuổi quỷ. Bất cứ lúc nào người ta nghĩ có quỷ rình rập là đem dây này ra quất veo véo. Đặc biệt là khi vợ đẻ, đi báo tử, đi đòi hồn về …
b/ Linh vật (đèk). Được gọi vậy, vì người Kơho tin rằng Thần ban cho người nào, người đó mới bắt gặp. Nó có nhiều loại : một cục đá mầu lạ, hột cây khác thường, cục trầm hương, hổ phách, răng và móng cọp … nhưng phải là dạng tự nhiên hay tự rụng. Những vật này để kín trong nhà hay lận vào người.
III. Vị trung gian (Kòn-gùng)
Đây là một nét đặc sắc nhất, một điểm son trong kho tàng niềm tin của anh em Kơho. Nó làm cho niềm tin hoàn hảo và có giá trị hơn.
A. Lai lịch
1. Lần dở lại các truyền thuyết, truyện cổ, các câu ca dao nói về Ông, cộng thêm các nghi thức mời và cầu tới Ông, có thể đưa ra một vài chi tiết về Ông như sau : mẹ Ông là Kơ Bìng, được Thần linh xuất hiện trong một Vầng Sáng lớn (có chỗ nói mặt trời), dưới hình một cụ già râu tóc bạc phơ. Cụ cho Kơ Bìng thụ thai bằng cách cho ăn một trái cây. Kơ Bìng sinh con trai, đặt tên là Sơđèn. Ngoài tên tộc này, người ta còn đặt cho Ông nhiều biệt hiệu : Wànõ, Jù, Chah, Krăs … Những tên này có là vì Ông có da sạm đen. Người ta chỉ gọi Ông bằng những tên này (kỵ huý).
2. Sơđèn sống rất nghèo, bị nhiều người khinh dể. Khi lớn lên có nhiều thể hiện xuất chúng. Nhưng Ông không tự phụ, luôn dùng mọi khả năng trời cho này để giúp đỡ mọi người.
3. Không thấy nói đến cái chết hay hoá thân của Ông. Chỉ nói Ông đã về với Vầng Sáng. Như vậy, Ông không có tiền thân, cũng chẳng có hậu duệ.
B. Theo niềm tin dân gian
1. Ông là một vị Thần Nhập Thể, một Thần Người. Cho đến hôm nay, Ông vẫn là một Vị Trung Gian duy nhất giữa con người và Thần linh, cũng như quỷ thần.
2. Ông hoàn toàn đứng về phía con người, để cứu giúp mọi người, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Ông có thần thế như tuyệt đối, lại rất năng nổ, tích cực. Mọi người già trẻ, nam nữ đều có thể mời Ông đến xin giúp đỡ, can thiệp trong mọi tình huống mà con người vô phương đạt đáo.
3. Ông có mặt cũng như khuất dạng chỉ vì con người và cho con người. Chính sự khuất dạng của Ông lại là cái cớ để Ông có mặt ở bất cứ nơi đâu.
C. Thực hành niềm tin
1. Muốn có một dấu chỉ tượng hình liên hệ tới Ông, mỗi khi cần mời và xin Ông giúp, cũng là một chứng cứ tin là Ông có mặt và nhận lời. Người ta dùng chính cái nghĩa của biệt hiệu Ông, rồi moi móc trí tưởng tượng, để rồi sau đó hình thành một nghi thức gọi là “Xối than” (Crùh chah, Croê krăs).
2. Công việc như sau : lấy một vài cục than hồng, nhễu vào đó vài giọt nước. Khói sẽ bốc lên. Nương theo khói, người ta suy nghĩ hoặc lẩm bẩm nói lên điều mình thỉnh cầu với Thần linh. Vị Trung gian sẽ có mặt tại chỗ, đem lời khẩn nguyện của mình đi để bầu cử.
3. Nghi thức này cũng thường làm trước các lễ nghi khác, khi đó là xin bầu cử cho nghi lễ được tốt đẹp. Trong lễ nghi an táng, thì nghi thức này lại bao hàm ý xin Vị Trung gian dẫn đường người qua đời.
IV. Hai tương quan của niềm tin : Linh hồn, Âm phủ
Linh hồn và Âm phủ là hai đối tượng của niềm tin có tính cơ bản. Nó thuộc con người và cho con người. Con người tin về chính mình. Có điều mỗi sắc dân lại có một ý niệm khác nhau, từ đó đưa đến những cách hành xử khác nhau.
A. Linh hồn (Swàn, sồp-swàn)
Theo niềm tin Kơho, linh hồn con người có một chỗ đứng rất quan trọng trong tâm tư tình cảm, và trong rất nhiều nghi thức cúng tế, đàn tràng.
1. Xét theo nội dung từ ngữ thì cũng như quan niệm chung thường hiểu. Đó là cái phần thượng ở chung với cái phần hạ, cái nội dung ở trong cái hình thức, cái ruột ở trong cái vỏ. Riêng từ swàn của người Kơho còn có thêm nhiều nội dung ý : vật quý, cái tinh chất, cái tinh hoa, cái sống của một vật.
2. Theo niềm tin : linh hồn là giống thiêng liêng, không thể thấy, không thể chết. Hơn thế, nó còn làm cho vật chất có sự sống, có bản lãnh, có sự sung túc. Là cái gì đó thật bền vững, không suy suyển, dù bất cứ tình huống nào, ngay cả cái chết phần xác.
3. Linh hồn vừa làm cho vật chất có sự sống, nhưng nó còn có sự sống riêng, có thể tách rời. Ngược lại, vật chất nào không có nó thì kể như vô dụng. Nếu áp dụng cho sinh vật, cách riêng cho con người, thì cho dù còn sống cũng kể như chết, hay sẽ chết cấp thời.
B. Âm phủ (làng-bồc)
1. Làng-bồc, nghĩa đen là tử dân. Anh em Kơho cắt nghĩa là anih cau chơêt ơm kis (nơi người chết sinh sống); hay tiah cau chơêt dê (miền đất của người chết). Như thế, rõ ràng chỉ có duy nhất nơi này thôi là nơi ở của mọi người chết, không phân biệt sang hèn, tốt xấu. Người Kơho không có ý niệm gì về thiên đàng, luyện ngục, hoả ngục.
2. Cuộc sống ở Âm phủ xem ra cũng rất nhộn nhịp, chẳng khác gì thế giới người sống. Cũng ăn uống, tiêu xài, làm việc, cưới xin (không thấy nói sinh con). Họ toàn dùng đồ thiệt chứ không dùng đồ dổm. Các vật dụng đem đi với người chết toàn là đồ tốt, đắt, quý.
3. Không thấy nói có thưởng phạt. Thần linh không thấy có liên hệ gì ở đây. Quỷ thì có mặt, nhưng chỉ giữ vai trò canh gác, không cho ai ra khỏi đây. Nhưng xem ra quỷ vẫn thua trí khôn của linh hồn. Nên hồn người chết, nếu muốn, có thể qua mặt quỷ dễ dàng để ra về (lik rê).
4. Ra về (lik rê). Là linh hồn có thể bỏ âm phủ về dương gian dưới nhiều hình thức : về để thăm nom chăm sóc gia đình, về để đầu thai vào một người nào đó trong gia tộc, vể để thẩm nhập cái hồn sống Kơho trong anh em Kơho còn sống, làm cho người đó luôn sống trong cái âm hưởng của người đã khuất. Có lẽ ở điểm này mà người ta lý giải được cái hồn thiêng hay bản sắc dân tộc còn lưu truyền.
5. Qua tư liệu và các thực hành, thì cốt lõi vấn đề chỉ có thể diễn tả được như vậy. Bản thân người Kơho cũng chẳng thấy cần tìm hiểu tỉ mỉ, nên cũng chẳng ai giải thích được gì hơn. Họ chỉ cần thi hành một số nghi thức theo phong tục tập quán là yên tâm, và khép lại vấn đề.
Trọng kính …
Xin cho phép con được ngưng ở đây. Đề tài này vừa cơ bản, lại vừa bao la.
Niềm tin cũng như đức tin vẫn mãi mãi là một đối tượng phải học hỏi, tìm kiếm … nhất là phải cầu nguyện nài xin. Và lúc nào cũng vẫn như chỉ là mon men.
Giáo xứ Kala, ngày 25 tháng 03 năm 2003
Lễ Truyền tin
Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng
Giáo phận Đà Lạt
www.simonhoadalat.com
(Lời giới thiệu: Chúng tôi giới thiệu đến độc giả, những chia sẽ kinh nghiệm truyền giáo cho đồng bào Kơhô của Lm. Đaminh Nguyễn Huy Trọng. Bài chia sẻ này dành cho các nhà truyền giáo của Giáo Phận Đàlạt. Do đó sẽ chứa đựng nhiều kinh nghiệm sống quí báu mà nếu một người đã nghe Ngài chia sẻ nhiều nơi, sẽ thấy Ngài lập lại như là xác tín cho mọi người, con đường đến với anh chị em Kơho.)
Trọng kính ……
Đề tài cho dù đã được thu gọn tới mức tối đa, con vẫn thấy nó bao la. Vì một đàng phải sống vững đức tin của mình, một đàng phải am hiểu kỹ lưỡng về niềm tin nơi anh em. Nó vừa đòi hỏi sự nhạy cảm về đức tin của mình, lại vừa đòi hỏi sự đồng cảm và trân trọng tối đa về niềm tin của anh em.
Truyền giáo nói chung là đem điều mình học hỏi, tin, sống … trình bày cho người khác. Truyền giáo theo nghĩa đạo Công giáo là đem Tin Mừng của Chúa Giêsu mà mình đã học hỏi, tin theo, sống chết, đến với muôn dân. Giáo lý cũng như phương thế đều là của Chúa Giêsu. Mỗi môn đệ đều phải chăm chỉ học hỏi nơi Ngài, nghiền ngẫm để sống cho chính mình, và đem áp dụng vào những hoàn cảnh, con người cụ thể. Giáo Hội Công Giáo đã thực thi mệnh lệnh này suốt 20 thế kỷ qua. Bề dày kinh nghiệm càng ngày càng là bảo chứng cho những người con ý thức và dấn thân.
Tìm về quá khứ, truy cứu nguồn cội, để so sánh và xây dựng nếp sống hiện tại, luôn là túi khôn của loài người, cách riêng nơi anh em Kơho. Những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề này có khá nhiều. Ví dụ : Jòi yau krau pàng (tầm cổ truy nguyên), Jòi kồ lồ yau (tìm gốc nạy cổ), hoặc Jăk đòm lài, chài đòm yau (giỏi là bắt chước xưa, tài là học đòi cổ …) là những câu cửa miệng của các bậc phụ huynh khi dạy dỗ con cháu.
Như vậy muốn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, hay cái hồn sống của anh em Kơho, ngoài những cách thông thường như sống hoà đồng, yêu thương, tôn trọng, truyện trò, cảm thông, đồng lao cộng khổ … thì còn cần tìm qua phong tục tập quán, truyện cổ, ca dao.
Đi vào cụ thể, muốn hội nhập đức tin của mình vào anh em Kơho, cần phải hiểu biết và đồng thuận cách nào đó với niềm tin của anh em. Ở đây không có ý đụng chạm tới niềm tin của một tôn giáo, một thứ niềm tin dẫn tới đức tin như được thị kiến hay mạc khải, rồi trải qua lịch sử có giáo lý, giới luật, lễ nghi, hệ thống tổ chức … Ở đây chỉ muốn đề cập tới niềm tin tiên thiên, một thứ tín ngưỡng dân gian. Tự nó đã là vậy rồi, không thể cật vấn hay bàn cãi gì được. Nói khác, nó đã thế nào thì phải tìm hiểu và trình bày như thế đó, với những bằng chứng mà chính nó diễn tả ra cho thấy. Cho nên phải loại bỏ mọi định kiến, mọi khuynh hướng muốn áp đặt, ngay cả những hệ thống hoá có sẵn. Cần đi ngay vào hiện trạng, và từ hiện trạng lần về quá khứ, càng xa càng tốt.
Để áp dụng vào đề tài này, thì con thích suy diễn theo kiểu niềm tin tiền Mạc Khải. Con thấy lịch sử Cựu Ước có nhiều điểm tương đồng với anh em Kơho, cả về mặt tôn giáo lẫn xã hội. Ở phần Tân Ước, các đề tài về Bí tích, Giáo hội, cầu nguyện, gia đình … cũng có khá nhiều điểm dễ ăn nói. Những điều trình bày có vẻ lý thuyết sau đây, tự nó đã gợi mở một đường hướng hội nhập khả dĩ :
I. Thần linh (Yàng)
II. Quỷ thần (Cà-yàng)
III. Vị Trung gian (Kòn-gùng)
IV. Hai tương quan : Linh hồn (sồp-swàn), Âm phủ (làng-bồc)
Với anh em Kơho, nói tới niềm tin là nói tới một quyền năng, một sức mạnh, một sự hiện hữu tự tại, siêu nhiên, siêu hình. Con người không thể thấy, không thể hiểu, không thể biết, và cũng không thể diễn tả thế nào cho đúng được. Nhưng lại như bị khựng lại, như linh cảm được cái gì đó, và nhất là không thể thiếu được trong suốt hành trình dài của dân tộc.
Cụ thể hơn là trong mọi khía cạnh của đời một con người, quyền năng đó vừa ở trên, vừa ở ngoài, lại vừa ở trong mọi sự, mọi loài, cách riêng con người. Ai cưỡng lại là có vấn đề, có sự cố không ổn … nhưng đàng khác, dường như quyền năng này chưa phải là toàn năng, vẫn có một giới hạn nào đó.
I. Thần, Thần linh, Thượng Đế, Thiên Chúa …. (Yàng)
Thần linh với con người, một tương quan hữu cơ, đã có, đang có, và sẽ còn mãi. Thế nên, đó cũng là đề tài cơ bản, phải đề cập tới trước tiên, để hiểu biết và có cơ sở hội nhập. Không có dân tộc nào mà không cho đây là nền tảng, là lẽ sống, là sự tồn vong … của cả đời này lẫn đời sau.
A. Thần linh vô hình, vô danh
1. Từ Yàng là một danh từ chung, một từ ngữ để nói, nghĩ, mường tượng ra Ngài. Quả thực, nếu từ Yàng là tên Ngài, thì với người Kơho không thể chấp nhận được. Người con có một điều tối kỵ là gọi tên bố mẹ cũng như các trưởng tộc, dù bất cứ hoàn cảnh nào, huống chi gọi tên Thần linh.
2. Qua sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt qua các lời cầu nguyện, khi nói đến từ Yàng, thì từ trong đầu người Kơho nghĩ ngay đến một Đấng duy nhất, vô hình, vô danh, cao cả, quyền năng, hiện diện khắp nơi … Ngài ở rất xa và cũng rất gần với con người. Hạnh phúc nhất của đời người là được ở gần Ngài (rềp Yàng), hay được Ngài ở gần (Yàng rềp). Tuyệt vời hơn nữa là được trở nên Ngài (Cau-Yàng) [Linh mục Jean Cassaigne đã dùng từ Yàng Cau để diễn tả cụm từ Chúa-làm-người, Chúa Người]. Những người như vậy còn gọi là Thần ở (Yàng ơm), Thần đậu (Yàng rơêp).
3. Vị Thần này tạo dựng tất cả (crơng-gơs), nắn tạo tất cả (klăc-mòn), ấn định tất cả (duê). Con người có là gì, có làm gì nên chuyện, cũng đều do Ngài mà có, mà được, mà nên. Khi người mẹ có thai, người ta nói về bào thai đó là Thần kết (Yàng klăc), Thần tạo (Yàng mòn) Thần đặt nhau (Yàng ơn sò), Thần phú hồn (Yàng crò swàn). Người có tài là Thần vạch mầu (Yàng cih gur), người đẹp là Thần nắn đều (Yàng pơnring), kết bạn là Thần kết tóc (Yàng kwăt che soê), chết là Thần gọi (Yàng hòi) … Nói chung, mọi sự đều phải dược ý Ngài, được lòng Ngài (tăc tồr Yàng, ring tồr Yàng).
4. Vị Thần này rất thích được con người gọi (hòi), cầu (răc), tế lễ (lơh-Yàng), dâng kính (pơdơng). Ngài luôn luôn chấp nhận, không bao giờ từ chối. Vì nó luôn xuất phát từ lòng thành kính của con người, và con người cũng chỉ muốn làm hài lòng Ngài, và mong muốn được Ngài ở gần.
Trong ngôn ngữ có mời Thần ăn uống chung (nõô sa bal) nhưng là ăn uống kiểu hương hoa, thơm thảo. Phần thịt dâng lên Ngài, người ta lấy xuống ăn hoặc chia nhau, coi đó như là một sự liên kết với Ngài (tơrnăm Yàng). Ngược lại cái gì đã ném (cơm) cho quỷ thì không bao giờ lấy lại.
5. Một cám dỗ triền miên với loài người nói chung là muốn tạc tượng Thần, định vị Thần. Người Kơho cũng vậy, nhưng họ đã phải trần mình mày mò suốt dòng lịch sử dân tộc mà cũng không tìm ra. Nơi nhiều dân tộc xem ra điều này có vẻ dễ dàng.
Nỗi khắc khoải của tiên tổ Kơho như được Thần linh báo mộng (tờs mpau). Họ đã sáng chế ra một số kiểu cách để chuyển tải niềm tin, để đặt tâm tư tình cảm tôn kính của dân tộc, để chứng tỏ lòng thành của mình, và như để lôi kéo sự hiện diện và chứng giám của Ngài.
a/ Những nét hoa văn, những cách trang trí dịp lễ, những định vị nơi ăn chốn ở của gia đình … cũng không loại trừ hàng trăm điều kiêng kỵ. Tất cả và từng sự kiện đều diễn tả tâm tình và nhắc nhở nhau nghĩ tới Thần linh.
b/ Nhưng trước hết và trên hết, nơi mà mọi người phải hướng về, phải tôn kính, phải dè giữ … và phải nhìn nhận có sự hiện diện liên lỉ của Thần linh, đó là bàn thờ Thần linh (jơnào Yàng). Mỗi gia đình phải có một bàn thờ riêng kính Ngài, được đặt ở một vị trí đặc biệt nhất trong nhà. Vì Ngài vô hình, vô danh, nên bàn thờ luôn để trống. Chỉ đặt của lễ khi có tế lễ, nhưng sau đó lấy xuống liền. Người ta cung kính gần như thái quá bàn thờ này. Chỉ vị chủ sự hoặc tư tế (kơiơng Yàng), khi cử hành lễ, mới có quyền đụng tới. Các góc của bàn thờ này cũng gọi là sừng bàn thờ (ngke jơnào).
6. Mọi nghi thức tế Thần, công hay tư, lớn hay nhỏ, đều phải có một sinh vật để sát tế. Trước khi sát tế, vị chủ sự hay tư tế ăn mặc chỉnh tề, tiến vào chỗ dành riêng để gọi Thần (hòi Yàng). Dứt lời là giết con vật. Việc đầu tiên là lấy máu tế vật bôi lên trán các người và các nơi có liên hệ tới nghi lễ hôm đó.
B. Thần linh hữu hình, hữu danh
1. Như có nói ở trên về vị Thần linh vô hình, vô danh, người Kơho đã có nhiều nỗ lực để hòng đạt đáo phần nào cái đòi hỏi của niềm tin. Nhưng xem ra nỗi bức xúc về niềm tin này vẫn không ngơi nghỉ mỗi khi phải liên tưởng, nhất là khi phải thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nên trải qua năm tháng, họ đã tìm được cách thể hiện hoá, hữu hình hoá cái quyền lực, cái tình cảm của vị Thần linh trên đối với con người.
Người Kơho đã gán nó vào những tạo vật tốt, có liên hệ trực tiếp đến đời sống. Mỗi tạo vật tốt đều thể hiện phần nào đó các ưu phẩm của Thần linh. Từ đó phát sinh vô số Thần hữu hình, hữu danh.
2. Tất cả đều là Thần lành, nuôi sống con người, giúp đỡ con người sinh hoạt. Có khi những vị đó còn là chính sự sung túc của con người nói chung và của mỗi gia đình nói riêng. Nó chứng tỏ người đó, gia đình đó được Thần ở gần và bang trợ. Không có danh xưng thần dữ nào nơi ngôn ngữ Kơho.
3. Qua phong tục tập quán, qua cung cách tổ chức một buổi lễ, đặc biệt qua các lời cầu nguyện, người ta cảm nhận ra rằng, các vị này chỉ là thứ yếu. Nói khác, các vị chỉ như một cầu nối, một của lễ để tiến dâng. Hoặc có thể nói các vị như những phương tiện chuyển tải lòng thành kính của con người, đồng thời cũng thể hiện cách này cách khác lòng tốt, sự ưu ái của vị Thần Tối Cao đối với con người. Chưa hề nghe có ai kêu Thần hữu danh ra để cầu nguyện như là mục đích tối hậu.
4. Các vị này đều có một giới hạn, có khi rất giới hạn. Giới hạn ngay trong cái tên của các vị. Trong thực tế cũng thấy có sự khoanh vùng này. Đụng vào khu vực đó mới có vấn đề, ngoài ra các vị cứ ở yên. Cũng không vị nào được xâm phạm lãnh thổ của vị khác. Không nghe nói có sự tranh chấp. Một kiểu như đất có thổ công, sông có hà bá. Cũng dễ cho con người xử sự.
5. Dù vậy, người Kơho cũng rất tôn trọng các vị này, nhất là những vị có liên hệ trực tiếp đến đời sống con người. Mỗi vị đều có cách thế riêng để con người thể hiện sự cung kính. Không thể nêu ra hết các ví dụ cụ thể, chỉ xin trình bày hai vị tượng trưng.
a/ Thần nhà (Yàng hìu). Còn có một tên chuyên biệt là Drăp me (choé chủ). Drăp me có hai chiếc, một đực một cái. Là hình ảnh của cac thế hệ vợ chồng tiên tổ. Nó tượng trưng cho linh hồn của gia đình. Là gia thần chăm sóc gìn giữ gia đình.
Nghi thức chính khi lập Drăp me là gia chủ đặt tay mình vào đó, rồi cầm tay mọi người trong gia đình đặt vào. Mỗi khi gia đình tiếp nhận một thành viên mới, gia chủ đều làm như vậy. Hàm ý tự giới thiệu, trình diện với tiên tổ, xin chấp nhận và bang trợ. Có thể gọi đây là bàn thờ gia tiên.
b/ Thần lúa hay Thần nông (Yàng kòi). Vị này còn có một tên khác là Ndu. Theo cấp bậc, thì sau Yàng hìu, vị này được tôn trọng cách đặc biệt nhất. Chỉ qua vị này thôi, mới có lễ tế chung cho cả làng. Ngoài ra còn có rất nhiều nghi lễ khác riêng mỗi nhà hằng năm. Mọi hành vi cử chi đối với Thần lúa đều phải nhẹ nhàng, chậm rãi, cẩn thận, kính cẩn, nhất là những công đoạn trực tiếp động đến lúa. Xúc phạm cách nào đến Thần lúa phải kể như xúc phạm đến chính Thần linh, gọi là Lèt mơ Yàng, mbràng mơ kòi (bất cẩn với lúa là qua mặt Thần linh).
6. Mặc dù đã có cả trăm tên vị Thần này, nhưng người Kơho vẫn có một tâm trạng chung, là sợ còn vị nào đó chưa có tên, nên đặt chung một tên là Thần mồ côi (Yàng kòi dời). Họ còn diễn tả một cách khác là Thần không nhớ hết, Thần quên gọi tên (Yàng ờ jơh lah, Yàng ờ kah hòi). Suy nghĩ cũng thấy có tương đồng với trường hợp Thánh Phaolô gặp ở Athène.
II. Quỷ (Cà), Quỷ thần (Cà-yàng)
Thần linh và Quỷ thần, Thần lành và Thần dữ, Thánh thần và Satan … Những cặp từ như vậy hình như không có rời nhau ở trong bất cứ một niềm tin sơ đẳng nào. Nó có thể gợi ra rất nhiều câu hỏi. Nhưng để trả lời đáo lý thì lại không dễ. Cũng vậy, với anh em Kơho, họ tin có vậy, chả ai nghĩ tới đặt vấn đề, còn nói chi trả lời.
Trong khi trình bày về Thần linh, đã thấy có những nét liên hệ tới quỷ. Ở đây cũng sẽ thấy vậy. Mục đích là để dễ biện phân.
A. Quỷ vô hình, vô danh
1. Quỷ hiểu chung là Thần dữ, hay quyền lực sự dữ, chuyên làm điều ác và tìm cách hành hạ con người, kể cả sát hại. Chưa ai đã thấy hay chỉ mặt đặt tên được nó. Quỷ bàng bạc ẩn hiện khắp nơi, len lỏi vào cả tâm khảm con người, rình rập con người từ khi chào đời cho đến chết.
2. Người ta rất sợ quỷ. Trong mọi lời cầu, thường nói rõ cách này cách khác là xin Thần linh cho khỏi gặp quỷ thần. Trong thực tế, người Kơho vẫn tránh xa những gì họ tin là có quỷ. Cứ sự thường, gặp quỷ là có sự chẳng lành. Người ta tin là phải có nhớp nào đó quỷ mới tìm gặp. Không ai dại gì mà để cho sự cố này xảy ra, nên lập tức phải tế thần đuổi quỷ (lơh Yàng ting cà).
3. Vậy là từ ý niệm, ngôn ngữ đến cách diễn tả, đều có sự phân biệt rõ ràng giữa Thần và quỷ. Có thể tóm gọn trong hai từ : tác sinh (tơngkis) và tác tử (tơnchơt). Trong niềm tin dân gian cũng diễn tả rằng : khi nào, nơi nào có Thần hiện diện thì không thể có quỷ. Hoặc thần vô hiệu hoá quỷ, thế nên muốn tránh quỷ là phải ở xa nó, phải cầu nguyện luôn, phải tìm mọi dịp để tế Thần.
4. Trong tâm thức bình dân, người ta cũng tin chỗ này có nhiều quỷ hơn chỗ kia, làng này có nhiều quỷ hơn làng kia … Nhưng trong thực tế, mọi người Kơho đều muốn giàu Thần (păs Yàng), gần Thần (rềp Yàng) … Chả ai muốn ngược lại, càng không muốn cho ai nghĩ mình như thế.
5. Một điểm khá đặc biệt nơi anh em Kơho là không có nghi thức tế quỷ. Ngược lại, mọi nghi thức tế Thần là để đuổi quỷ. Cũng vậy, không hề thấy họ bái lạy một thần tượng nào.
B. Quỷ hữu hình, hữu danh
1. Tự bản chất, quỷ là sự dữ, nhưng sự dữ thì muôn hình vạn trạng, có nhiều cấp độ khác nhau. Người Kơho cố tình tách biệt nó ra, đặt tên, định vị, khoanh vùng hoạt động cho nó. Một phần để dễ chỉ mặt, xếp hạng; một phần là để cảm nghiệm được các bậc thang, cái mức độ của sự dữ hay sự sợ hãi. Thực tế có người sợ thứ quỷ này mà không sợ thứ quỷ kia.
2. Sự phân biệt theo danh xưng chỉ có ý nói lên các sự dữ khác nhau của một tên quỷ ở trên các quỷ. Nói khác, quỷ vô danh hiện thân trong quỷ hữu danh. Có điều cách đặt tên ở đây, xét theo nội dung từ ngữ, có hơi khó phân biệt cho những ai chưa quen sử dụng, bởi vì quá bán là từ trừu tượng, khó mà định vị. Nhiều khi chỉ là cái ác riêng ghép thêm vào cái ác chung.
3. Bên cạnh các từ có ghép từ quỷ vào, còn khá nhiều từ chỉ nơi chốn mà mỗi khi người Kơho nghĩ tới, nhắc tới … là nghĩ ngay đến quỷ, đến sự dữ rình rập. Người ta tránh những nơi đó. Ai dù vô tình đụng chạm tới cách nào đó sẽ mắc hoạ. Nhưng chỉ những người yếu bóng vía (lơbơn hwềng) mới bị nó hành, có khi đưa tới tử vong.
C. Giải pháp thực hành : đuổi quỷ (ting cà)
Ở nhiều điểm khác xem ra tự nó đã gợi mở cho sự hội nhập. Ở đây có hơi khó. Con mới chỉ thử so sánh và cầu nguyện. Con có ý nói những phương tiện trần gian mà chính Chúa Giêsu và Giáo Hội vẫn sử dụng.
1. Không thể mỗi lúc lại gọi Thần và tế Thần. Hơn thế những sự cố đây là đột xuất. Nên trong cuộc đấu tranh giành giật sự sống với quỷ, con người phải cố tìm ra những phương thế để đuổi quỷ. Nói đúng hơn, Thần linh dường như đã đặt để sức mạnh của mình trong một số sự vật, rồi cho con người có khả năng tìm đến. Quả thực, trong khi sử dụng những phương tiện này, người Kơho luôn lẩm bẩm cầu nguyện với Thần linh.
2. Có một niềm tin rất mạnh vào những phương thế này. Trường hợp đã dùng mà không thấy hiệu quả, thì người ta lại tin rằng Thần linh đã ấn định vậy. Và như thế là đã quá đủ để an tâm, không phiền trách gì nữa. Dưới đây là vài phương thế :
a/ Roi mây (gai jra). Dây này thuộc loại mây rừng mọc từng sợi, rất dài. Người ta đào lấy rễ và lấy thêm một quãng sát gốc, đem về làm giây đuổi quỷ. Bất cứ lúc nào người ta nghĩ có quỷ rình rập là đem dây này ra quất veo véo. Đặc biệt là khi vợ đẻ, đi báo tử, đi đòi hồn về …
b/ Linh vật (đèk). Được gọi vậy, vì người Kơho tin rằng Thần ban cho người nào, người đó mới bắt gặp. Nó có nhiều loại : một cục đá mầu lạ, hột cây khác thường, cục trầm hương, hổ phách, răng và móng cọp … nhưng phải là dạng tự nhiên hay tự rụng. Những vật này để kín trong nhà hay lận vào người.
III. Vị trung gian (Kòn-gùng)
Đây là một nét đặc sắc nhất, một điểm son trong kho tàng niềm tin của anh em Kơho. Nó làm cho niềm tin hoàn hảo và có giá trị hơn.
A. Lai lịch
1. Lần dở lại các truyền thuyết, truyện cổ, các câu ca dao nói về Ông, cộng thêm các nghi thức mời và cầu tới Ông, có thể đưa ra một vài chi tiết về Ông như sau : mẹ Ông là Kơ Bìng, được Thần linh xuất hiện trong một Vầng Sáng lớn (có chỗ nói mặt trời), dưới hình một cụ già râu tóc bạc phơ. Cụ cho Kơ Bìng thụ thai bằng cách cho ăn một trái cây. Kơ Bìng sinh con trai, đặt tên là Sơđèn. Ngoài tên tộc này, người ta còn đặt cho Ông nhiều biệt hiệu : Wànõ, Jù, Chah, Krăs … Những tên này có là vì Ông có da sạm đen. Người ta chỉ gọi Ông bằng những tên này (kỵ huý).
2. Sơđèn sống rất nghèo, bị nhiều người khinh dể. Khi lớn lên có nhiều thể hiện xuất chúng. Nhưng Ông không tự phụ, luôn dùng mọi khả năng trời cho này để giúp đỡ mọi người.
3. Không thấy nói đến cái chết hay hoá thân của Ông. Chỉ nói Ông đã về với Vầng Sáng. Như vậy, Ông không có tiền thân, cũng chẳng có hậu duệ.
B. Theo niềm tin dân gian
1. Ông là một vị Thần Nhập Thể, một Thần Người. Cho đến hôm nay, Ông vẫn là một Vị Trung Gian duy nhất giữa con người và Thần linh, cũng như quỷ thần.
2. Ông hoàn toàn đứng về phía con người, để cứu giúp mọi người, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Ông có thần thế như tuyệt đối, lại rất năng nổ, tích cực. Mọi người già trẻ, nam nữ đều có thể mời Ông đến xin giúp đỡ, can thiệp trong mọi tình huống mà con người vô phương đạt đáo.
3. Ông có mặt cũng như khuất dạng chỉ vì con người và cho con người. Chính sự khuất dạng của Ông lại là cái cớ để Ông có mặt ở bất cứ nơi đâu.
C. Thực hành niềm tin
1. Muốn có một dấu chỉ tượng hình liên hệ tới Ông, mỗi khi cần mời và xin Ông giúp, cũng là một chứng cứ tin là Ông có mặt và nhận lời. Người ta dùng chính cái nghĩa của biệt hiệu Ông, rồi moi móc trí tưởng tượng, để rồi sau đó hình thành một nghi thức gọi là “Xối than” (Crùh chah, Croê krăs).
2. Công việc như sau : lấy một vài cục than hồng, nhễu vào đó vài giọt nước. Khói sẽ bốc lên. Nương theo khói, người ta suy nghĩ hoặc lẩm bẩm nói lên điều mình thỉnh cầu với Thần linh. Vị Trung gian sẽ có mặt tại chỗ, đem lời khẩn nguyện của mình đi để bầu cử.
3. Nghi thức này cũng thường làm trước các lễ nghi khác, khi đó là xin bầu cử cho nghi lễ được tốt đẹp. Trong lễ nghi an táng, thì nghi thức này lại bao hàm ý xin Vị Trung gian dẫn đường người qua đời.
IV. Hai tương quan của niềm tin : Linh hồn, Âm phủ
Linh hồn và Âm phủ là hai đối tượng của niềm tin có tính cơ bản. Nó thuộc con người và cho con người. Con người tin về chính mình. Có điều mỗi sắc dân lại có một ý niệm khác nhau, từ đó đưa đến những cách hành xử khác nhau.
A. Linh hồn (Swàn, sồp-swàn)
Theo niềm tin Kơho, linh hồn con người có một chỗ đứng rất quan trọng trong tâm tư tình cảm, và trong rất nhiều nghi thức cúng tế, đàn tràng.
1. Xét theo nội dung từ ngữ thì cũng như quan niệm chung thường hiểu. Đó là cái phần thượng ở chung với cái phần hạ, cái nội dung ở trong cái hình thức, cái ruột ở trong cái vỏ. Riêng từ swàn của người Kơho còn có thêm nhiều nội dung ý : vật quý, cái tinh chất, cái tinh hoa, cái sống của một vật.
2. Theo niềm tin : linh hồn là giống thiêng liêng, không thể thấy, không thể chết. Hơn thế, nó còn làm cho vật chất có sự sống, có bản lãnh, có sự sung túc. Là cái gì đó thật bền vững, không suy suyển, dù bất cứ tình huống nào, ngay cả cái chết phần xác.
3. Linh hồn vừa làm cho vật chất có sự sống, nhưng nó còn có sự sống riêng, có thể tách rời. Ngược lại, vật chất nào không có nó thì kể như vô dụng. Nếu áp dụng cho sinh vật, cách riêng cho con người, thì cho dù còn sống cũng kể như chết, hay sẽ chết cấp thời.
B. Âm phủ (làng-bồc)
1. Làng-bồc, nghĩa đen là tử dân. Anh em Kơho cắt nghĩa là anih cau chơêt ơm kis (nơi người chết sinh sống); hay tiah cau chơêt dê (miền đất của người chết). Như thế, rõ ràng chỉ có duy nhất nơi này thôi là nơi ở của mọi người chết, không phân biệt sang hèn, tốt xấu. Người Kơho không có ý niệm gì về thiên đàng, luyện ngục, hoả ngục.
2. Cuộc sống ở Âm phủ xem ra cũng rất nhộn nhịp, chẳng khác gì thế giới người sống. Cũng ăn uống, tiêu xài, làm việc, cưới xin (không thấy nói sinh con). Họ toàn dùng đồ thiệt chứ không dùng đồ dổm. Các vật dụng đem đi với người chết toàn là đồ tốt, đắt, quý.
3. Không thấy nói có thưởng phạt. Thần linh không thấy có liên hệ gì ở đây. Quỷ thì có mặt, nhưng chỉ giữ vai trò canh gác, không cho ai ra khỏi đây. Nhưng xem ra quỷ vẫn thua trí khôn của linh hồn. Nên hồn người chết, nếu muốn, có thể qua mặt quỷ dễ dàng để ra về (lik rê).
4. Ra về (lik rê). Là linh hồn có thể bỏ âm phủ về dương gian dưới nhiều hình thức : về để thăm nom chăm sóc gia đình, về để đầu thai vào một người nào đó trong gia tộc, vể để thẩm nhập cái hồn sống Kơho trong anh em Kơho còn sống, làm cho người đó luôn sống trong cái âm hưởng của người đã khuất. Có lẽ ở điểm này mà người ta lý giải được cái hồn thiêng hay bản sắc dân tộc còn lưu truyền.
5. Qua tư liệu và các thực hành, thì cốt lõi vấn đề chỉ có thể diễn tả được như vậy. Bản thân người Kơho cũng chẳng thấy cần tìm hiểu tỉ mỉ, nên cũng chẳng ai giải thích được gì hơn. Họ chỉ cần thi hành một số nghi thức theo phong tục tập quán là yên tâm, và khép lại vấn đề.
Trọng kính …
Xin cho phép con được ngưng ở đây. Đề tài này vừa cơ bản, lại vừa bao la.
Niềm tin cũng như đức tin vẫn mãi mãi là một đối tượng phải học hỏi, tìm kiếm … nhất là phải cầu nguyện nài xin. Và lúc nào cũng vẫn như chỉ là mon men.
Giáo xứ Kala, ngày 25 tháng 03 năm 2003
Lễ Truyền tin
Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng
Giáo phận Đà Lạt
www.simonhoadalat.com