(Baltimore).
Trong cuộc họp báo tại Baltimore, Hoa Kỳ, sáng thứ Sáu 15/12/2006, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã biểu đồng tình với Giáo Hội Hoàn Vũ và cực lực phản đối hội nghị “xét lại lịch sử” diễn ra trong tuần này tại Teheran, Iran với dụng ý phủ nhận vụ tàn sát nhằm diệt chủng người Do Thái trong thế chiến thứ hai - Holocaust - hay còn gọi là Shoah theo tiếng Do Thái.
Trong cuộc họp báo, Đức Hồng Y William Keeler là chủ tịch Văn Phòng Liên Lạc Với Người Do Thái của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố “Chúng ta phải ghi nhớ Shoah”.
Được biết, hội nghị Teheran về Holocaust đã quy tụ 60 “chuyên gia” với chương trình nghị sự kéo dài trong cả tuần nhưng cao điểm là hai ngày thảo luận 11 và 12/12. Hội nghị này đã diễn ra dưới sự bảo trợ của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Mục đích của hội nghị này là nhằm phủ nhận vụ Holocaust, coi đó là chuyện giả tưởng chưa bao giờ xảy ra, hoặc nếu có xảy ra thì xảy ra theo một cách khác hơn là người ta tưởng từ trước đến nay.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm 8/12/2005, trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Ả rập Al-Alam trong khuôn khổ cuộc họp của các nước Hồi Giáo tại Mecca, ông Ahmadinejad đã công khai bày tỏ thái độ nghi ngờ về vụ Holocaust.
Ông nói: “Nhiều nước Châu Âu kiên quyết cho rằng trong cuộc thế chiến lần thứ hai, Hitler đã thiêu đốt hàng triệu người Do Thái và đẩy họ vào trong các trại cải tạo…Sử gia, nhà bình luận, hay nhà khoa học nào nghi ngờ chuyện này thì bị bỏ tù hay bị lên án. Dù không tin chuyện này nhưng cứ cho thế là đúng đi thì lẽ ra nếu người Châu Âu thành thực họ phải chia một số tỉnh nào đó tại Đức, Áo hay các nước khác cho những người Do Thái để họ có thể lập quốc tại Châu Âu. Quý vị cứ tặng ra một phần của Châu Âu và chúng tôi sẽ ủng hộ điều đó”.
Sau khi Ahmadinejad đưa ra tuyên bố này, các nhà chính trị Do Thái, Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên án. Ông Kofi Annan, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố ông “hết sức kinh ngạc” trước tuyên bố xuyên tạc lịch sử này. Cả Ả rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên tiếng chỉ trích coi tuyên bố này làm ảnh hưởng đến bộ mặt Hồi Giáo.
Phóng lao thì đành phải theo lao, Mahmoud Ahmadinejad đã quyết định triệu tập một hội nghị tại Teheran kéo dài suốt tuần này để củng cố cho luận điểm không tin có Holocaust của mình.
Đức Hồng Y Keeler đã nhắc lại thông cáo báo chí của Tòa Thánh đưa ra hôm 12/12 theo đó Tòa Thánh nhấn mạnh rằng Holocaust là “một đại thảm kịch mà chúng ta không thể thờ ơ”.
"Chiến dịch diệt chủng chống lại dân tộc Do Thái là một thảm kịch lớn lao trong đó toàn thể dân tộc Do Thái là mục tiêu bị hủy diệt. Ký ức về biến cố kinh hoàng này cần phải là một lời cảnh cáo đối với lương tâm con người”.
Đức Hồng Y viết tiếp: “Ở đây, tại Hoa Kỳ này chúng ta có những tài nguyên đa dạng có thể dùng để nuôi dưỡng sự giáo dục về Holocaust không chỉ trong các trường Công Giáo mà còn ở các trường tư và trường công”.
Đức Hồng Y cũng đề cập đến hai lý do đã được Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn Sự Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đưa ra nhằm giải thích lý do tại sao phải giáo dục thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ về ý nghĩa của biến cố Holocaust.
“Trước hết, Holocaust không phải là một hành động tàn sát tập thể ngẫu nhiên nhưng là ‘một cuộc chiến chống lại người Do Thái như là dân riêng của Chúa, dân tộc đầu tiên nhận được mạc khải của Thiên Chúa và là những người vĩnh viễn làm chứng cho điều này qua các thế kỷ’”.
“Thứ hai, những thế hệ tương lai cần cảnh giác hơn bao giờ rằng ‘hạt giống thối tha của chủ nghĩa bài Do Thái Giáo và bài người Do Thái sẽ không bao giờ được để cho mọc rễ trong tâm hồn con người’”
Đức Hồng Y William Keeler trong cuộc họp báo |
Mahmoud Ahmadinejad trong hội nghị về Holocaust |
Trong cuộc họp báo, Đức Hồng Y William Keeler là chủ tịch Văn Phòng Liên Lạc Với Người Do Thái của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố “Chúng ta phải ghi nhớ Shoah”.
Được biết, hội nghị Teheran về Holocaust đã quy tụ 60 “chuyên gia” với chương trình nghị sự kéo dài trong cả tuần nhưng cao điểm là hai ngày thảo luận 11 và 12/12. Hội nghị này đã diễn ra dưới sự bảo trợ của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Mục đích của hội nghị này là nhằm phủ nhận vụ Holocaust, coi đó là chuyện giả tưởng chưa bao giờ xảy ra, hoặc nếu có xảy ra thì xảy ra theo một cách khác hơn là người ta tưởng từ trước đến nay.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm 8/12/2005, trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình Ả rập Al-Alam trong khuôn khổ cuộc họp của các nước Hồi Giáo tại Mecca, ông Ahmadinejad đã công khai bày tỏ thái độ nghi ngờ về vụ Holocaust.
Ông nói: “Nhiều nước Châu Âu kiên quyết cho rằng trong cuộc thế chiến lần thứ hai, Hitler đã thiêu đốt hàng triệu người Do Thái và đẩy họ vào trong các trại cải tạo…Sử gia, nhà bình luận, hay nhà khoa học nào nghi ngờ chuyện này thì bị bỏ tù hay bị lên án. Dù không tin chuyện này nhưng cứ cho thế là đúng đi thì lẽ ra nếu người Châu Âu thành thực họ phải chia một số tỉnh nào đó tại Đức, Áo hay các nước khác cho những người Do Thái để họ có thể lập quốc tại Châu Âu. Quý vị cứ tặng ra một phần của Châu Âu và chúng tôi sẽ ủng hộ điều đó”.
Sau khi Ahmadinejad đưa ra tuyên bố này, các nhà chính trị Do Thái, Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đã mạnh mẽ lên án. Ông Kofi Annan, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố ông “hết sức kinh ngạc” trước tuyên bố xuyên tạc lịch sử này. Cả Ả rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên tiếng chỉ trích coi tuyên bố này làm ảnh hưởng đến bộ mặt Hồi Giáo.
Phóng lao thì đành phải theo lao, Mahmoud Ahmadinejad đã quyết định triệu tập một hội nghị tại Teheran kéo dài suốt tuần này để củng cố cho luận điểm không tin có Holocaust của mình.
Đức Hồng Y Keeler đã nhắc lại thông cáo báo chí của Tòa Thánh đưa ra hôm 12/12 theo đó Tòa Thánh nhấn mạnh rằng Holocaust là “một đại thảm kịch mà chúng ta không thể thờ ơ”.
"Chiến dịch diệt chủng chống lại dân tộc Do Thái là một thảm kịch lớn lao trong đó toàn thể dân tộc Do Thái là mục tiêu bị hủy diệt. Ký ức về biến cố kinh hoàng này cần phải là một lời cảnh cáo đối với lương tâm con người”.
Đức Hồng Y viết tiếp: “Ở đây, tại Hoa Kỳ này chúng ta có những tài nguyên đa dạng có thể dùng để nuôi dưỡng sự giáo dục về Holocaust không chỉ trong các trường Công Giáo mà còn ở các trường tư và trường công”.
Đức Hồng Y cũng đề cập đến hai lý do đã được Ủy Ban Đại Kết và Liên Tôn Sự Vụ của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đưa ra nhằm giải thích lý do tại sao phải giáo dục thế hệ trẻ tại Hoa Kỳ về ý nghĩa của biến cố Holocaust.
“Trước hết, Holocaust không phải là một hành động tàn sát tập thể ngẫu nhiên nhưng là ‘một cuộc chiến chống lại người Do Thái như là dân riêng của Chúa, dân tộc đầu tiên nhận được mạc khải của Thiên Chúa và là những người vĩnh viễn làm chứng cho điều này qua các thế kỷ’”.
“Thứ hai, những thế hệ tương lai cần cảnh giác hơn bao giờ rằng ‘hạt giống thối tha của chủ nghĩa bài Do Thái Giáo và bài người Do Thái sẽ không bao giờ được để cho mọc rễ trong tâm hồn con người’”