Chính quyền tỉnh Sơn La mở chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ Kitô giáo
Sơn La, Việt Nam (1/01/2007) - Trong những ngày này, nếu hỏi bất cứ Ðảng viên, giáo viên hay cán bộ dù nhỏ nhất, và bà con lương dân về Ðạo thờ Chúa Giêsu. Họ đều trả lời cách máy móc rằng đây là Ðạo trái phép, phản động... Rất tiếc có rất nhiều giáo dân Ðạo gốc tin rằng Ðạo mình là trái phép và không dám sinh hoạt tôn giáo.
Hậu quả của các tư tưởng trên là kết quả một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi của chính quyền tỉnh Sơn La. Cẩm nang của chiến dịch là tài liệu: "Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Nhà nước do Ban Dân Vận tỉnh uỷ Sơn La phát hành tháng 6 năm 2006".
Ngay định nghĩa về tôn giáo đã thể hiện nội dung tuyên truyền: "tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Tôn giáo luôn dựa trên niềm tin, đức tin siêu nghiệm mang tính tự biện, không thể nào kiểm chứng được bằng thực tiễn."
Có lẽ chẳng mấy ai hiểu nổi cái định nghĩa đầy các từ khó hiểu này, cái mà chính quyền định nghĩa là "hoạt động tôn giáo trái phép" mới đáng quan tâm. Tài liệu này khẳng định như sau:
"Ở Sơn La từ xưa đến nay các tổ chức hoạt động tôn giáo đều là trái phép vì không thoả mãn những nội dung cơ bản sau:
1/ Tôn giáo xuất hiện ở Sơn La không hội đủ các yếu tố cấu thành như:
Giáo lý, giáo luật, chức sắc, nghi lễ, cơ sở vật chất như nhà thờ, chùa chiền...
(Ðược biết, đối với Ðạo Công Giáo thiếu điều kiện vì chưa có nhà thờ.)
2/ Tôn giáo ở Sơn La chưa đủ điều kiện để hoạt động.
Ðể minh chứng cho "tôn giáo ở Sơn la chưa đủ điều kiện để hoạt động" thì tài liệu lại chính dẫn khoản 6, điều 6, chương III Nghị định 22 của Chính phủ và điểm b, khoản 2 điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, thực chất đây là các điều khoản quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức tôn giáo.
3/ Về cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động:
4/ Về chức sắc tôn giáo:
Khỏi phải trích dẫn dài dòng, đoạn này chỉ muốn hướng người đọc đến quan niệm rằng tất cả các tôn giáo sinh hoạt ở Sơn La đều trái phép.
Phần III - "Tác hại của hoạt động tôn giáo trái phép ở Sơn La" tài liệu nói:
"Hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở một số nơi trong tỉnh (chủ yếu là Công Giáo và Tin Lành) đã và đang làm tổn hại đến truyền thống đoàn kêt toàn dân, đoàn kêt các dân tộc, nó đã trực tiêp gây chia rẽ giữa người theo đạo và người không theo đạo ngay trong từng gia đình, trong từng bản từng dòng họ, làm băng hoại đến thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc, bỏ thờ cúng tổ tiên ông bà, người sinh thành dưỡng dục mình để thờ Chúa Giêsu; và ảnh hưởng xấu đến quan hệ than tộc.
Bản thân người theo đạo phải mất rất nhiều thời gian lao động nhất là vào mùa vụ gieo trồng và thu hoạch lâm sản, bởi vì ngày chủ nhật là ngày "nghỉ xác" không làm việc chỉ có làm việc đạo.
Hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở một số nơi bước đầu đã giảm uy tín và vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở, làm giảm uy tín của trưởng bản trưởng dòng họ"
Không phải dẫn chứng giáo lý của Chúa Kitô, chỉ cần xem xét cách sống của người Công giáo ở huyện Mộc châu và cách hành sử của các cấp chính quyền ở đây đã đủ hiểu các hệ luỵ kể trên do ai gây ra.
Khi được hỏi các cấp chính quyền về những người Công giáo, chỉ nhận được một nhận xét là "Mọi người đều là công dân tốt, gương mẫu thi hành các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là giữ được nếp sống đạo đức tốt lành, tương trợ giúp đỡ nhau..."
Người soạn văn bản này nếu vào từng gia đình người Công giáo trong huyện Mộc Châu, bên cạnh bàn Thờ Chúa, là bàn thờ ông bà tổ tiên, trên đó hương khói lúc nào cũng nghi ngút, có hoa tươi hay đĩa trái cây tươi tắn. Tất nhiên, cũng như lương dân, không ai nghĩ rằng tổ tiên, cha mẹ mình mất đi rồi có thể ngửi hương, ngắm hoa hay ăn trái cây. Những bàn thờ luôn giúp người Công giáo nhớ đến tổ tiên mình, bất cứ ai khách hay chủ, nếu là người Công Giáo đi qua những bàn thờ này đều cúi đầu, lẩm nhẩm đọc "Giêsu, Maria, Giuse con mến yêu, xin cứu linh hồn..." Bàn thờ luôn nhắc nhở mọi người nhớ đến những ngày rưng rưng nước mắt, củ khoai củ sắn không đủ no, nhớ cái hôm chia tay họ hàng làng xóm trong nước mắt để lên đây xây dựng kinh tế mới, cha mẹ ông bà ai cũng dặn con cháu: "Lên đó không có nhà thờ, chúng con cố gắng giữ kinh sách để nhớ đến Chúa luôn nhé", "Lo lắng về phần hồn cho chúng nó lắm nhưng không đi thì chết đói hết sao đành". Có người trước khi chết chỉ đau đáu một nỗi niềm lo lắng mong muốn con cái mình có được điều kiện sinh hoạt tôn giáo tự do.
Nói về "trực tiếp gây chia rẽ", không chia rẽ sao được khi có bà cụ cứ phải khóc hoài vì "Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi, tôi muốn đi đọc kinh lắm nhưng vì con tôi làm cán bộ nó không cho đi". Có khi một số anh chị em đi thăm một bà cụ bị ốm thì bị đuổi về vì "các anh thông cảm, em đang làm cán bộ sợ họ biết ảnh hưởng đến công việc", có người trước khi chết nói với một người trong Cộng đoàn "Sống, con tôi không cho đi đọc kinh; khi chết, xin cộng đoàn rộng lượng đến đọc kinh cho tôi", khi cụ mất anh chị em đến thì bị yêu cầu không được đọc kinh vì các con đều là cán bộ. Có giáo viên bị khiển trách vì chồng đi đọc kinh.
Không chia rẽ sao được khi mà chính quyền họp dân thông báo "Tiểu khu chúng ta có nhà anh... chị... là công giáo, thường xuyên tập trung đông người để đọc kinh, đề nghị mọi người biểu quyết hoặc là cấm nhà của anh... chị... không đọc kinh hoặc tiểu khu bị cắt danh hiệu Khu dân cư văn hoá". Chưa nói cũng biết kết quả vì tiểu khu này chỉ có một gia đình công giáo.
Không chia rẽ sao được khi mà mời linh mục ra Ủy Ban Nhân Dân thị trấn làm việc, khi đến đã có hàng chục công an đợi sẵn, cha vừa vào là kéo sập các cửa lại, công an chặn các lối vào, có rất nhiều lương dân không hiểu thế nào vì uỷ ban nằm ngay cạnh chợ.
Không chia rẽ sao được, mỗi khi có tin cha lên là đã có hàng chục vị chính quyền đợi sẵn, khi cha đến là ập tới vây quanh "Nếu ông thăm bà con thì mời ông nói chuyện ở đây, nếu ông định làm lễ thì mời ra uỷ ban". Các gia đình giáo dân thì thường xuyên đón tiếp lũ lượt các đoàn cán bộ, lúc đầu lương dân cứ đồn nhau "không biết nhà này nó làm gì mà nhiều công an đến thế nhỉ"
Không chia rẽ sao khi tất cả các giáo viên chủ nhiệm trong trường đều nói với lớp mình "Lớp X có hai cô là Y và Z là người Công giáo chúng tôi sẽ có biện pháp để cấm không cho đi No-el".
Ðến đêm No-el thì có trường cử ba thầy giáo, một hiệu trưởng, một bí thư đoàn đến yêu cầu các học sinh của mình phải về, làm một số tiết mục có học sinh của trường đó phải bỏ. Có cô giáo phụ trách đệm đàn cho buổi văn nghệ bị yêu cầu về bỏ dở nhiệm vụ, có cô giáo cả gan hát chúc mừng No-el thì ngay hôm sau nhà trường họp khẩn cấp để bàn hình thức kỷ luật.
Không chia rẽ sao khi giáo dân bị từ chối cho người nhà hoặc nhân công đăng ký tạm trú.
Thế nào là truyền thống văn hoá tốt đẹp khi mà chính quyền đề nghị gia đình giáo dân đuổi khách khi họ đến đọc kinh dỗ cha mẹ mình. Khi mà chính quyền cấm giáo dân không được đón tiếp Ðức Giám Mục khi ngài đến thăm. Truyền thống tốt đẹp nào khi một anh phó trưởng công an xã đến một gia đình gồm toàn phụ nữ và trẻ em yêu cầu "Mai dỡ ngay bàn thờ xuống". Xã này còn cử công an thay phiên nhau mỗi chủ nhật theo dõi những người theo đạo.
Uy tín của cán bộ thế nào khi mà cứ thường xuyên đến gia đình công giáo để cấm việc đọc kinh đông người: "pháp luật cấm", đến khi hỏi luật nào, sau một hồi tìm kiếm chỉ thấy các văn bản về cấm tập trung đông người nơi công cộng thì nói: "Nhà bà cũng là nơi công cộng vì đó là nơi dân cư", có khi đến đúng nhà đó yêu cầu dỡ nhà vì "Nhà bà xây trên khu vực không phải là khu dân cư". Cảnh sát giao thông bắt xe, cùng trên đoạn đường này bị phạt vì không đội mũ bảo hiểm, có khi bị phạt vì chạy quá tốc độ theo tiêu chuẩn đường đô thị - không phải đội mũ bảo hiểm, có người bị phạt vì mượn xe của bà chị ruột cạnh nhà... Cán bộ huyện, thi trấn còn tuyên bố xanh rờn, "nếu muốn đọc kinh chung thì về dưới xuôi"
Có ông chủ tịch nói với một linh mục già hơn mình rất nhiều rằng "Con về đến nhà phải chào bố,!!! ông lên trên này tại sao ông không báo cáo tôi!!!"...
Các biện pháp mà tài liệu này đề ra là "Phân loại đối tượng theo đạo để có biện pháp giáo dục, thuyết phục vận động thích hợp số người muốn bỏ đạo nhưng chưa có điều kiện, số muốn bỏ đạo nhưng còn bị đe doạ, cưỡng ép... Ðối với người dân vẫn tin theo đạo cần có phân tích, chỉ rõ việc các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình". Ðối với các trưởng đạo (tự phong), thành viên ban chấp sự vừa phải cảm hoá, giáo dục, thuyết phục, vừa phải đấu tranh trực diện, xử lý kiên quyểt. Phải lựa chọn cách thức tuyên truyền cho phù hợp, đối với những xã, bản có số lượng người theo đạo ít, có khả năng vận động được triển khai thực hiện vận động để từng bước thu hẹp địa bàn và cô lập những bản còn có hoạt động tôn giáo trái phép."
Tài liệu này được phân phát cho tất cả các đảng uỷ, chi bộ, tiểu khu, thôn, bản, các ban ngành trong tỉnh và được lấy làm tài liệu cho tất cả các buổi học tập chính trị, sinh hoạt Ðảng...
(Tin nhắn riêng: Khi viết những dòng này con cũng đã có nhiều ngày tháng cầu nguyện và chuẩn bị cho hậu quả xấu nhất có thể xảy ra với con. Nhưng trước mắt con cũng muốn cẩn thận khi có thể, các thông tin con đưa ra đều có thể chứng minh được...)
Sơn La, Việt Nam (1/01/2007) - Trong những ngày này, nếu hỏi bất cứ Ðảng viên, giáo viên hay cán bộ dù nhỏ nhất, và bà con lương dân về Ðạo thờ Chúa Giêsu. Họ đều trả lời cách máy móc rằng đây là Ðạo trái phép, phản động... Rất tiếc có rất nhiều giáo dân Ðạo gốc tin rằng Ðạo mình là trái phép và không dám sinh hoạt tôn giáo.
Hậu quả của các tư tưởng trên là kết quả một chiến dịch tuyên truyền rộng rãi của chính quyền tỉnh Sơn La. Cẩm nang của chiến dịch là tài liệu: "Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách tôn giáo của Nhà nước do Ban Dân Vận tỉnh uỷ Sơn La phát hành tháng 6 năm 2006".
Ngay định nghĩa về tôn giáo đã thể hiện nội dung tuyên truyền: "tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Tôn giáo luôn dựa trên niềm tin, đức tin siêu nghiệm mang tính tự biện, không thể nào kiểm chứng được bằng thực tiễn."
Có lẽ chẳng mấy ai hiểu nổi cái định nghĩa đầy các từ khó hiểu này, cái mà chính quyền định nghĩa là "hoạt động tôn giáo trái phép" mới đáng quan tâm. Tài liệu này khẳng định như sau:
"Ở Sơn La từ xưa đến nay các tổ chức hoạt động tôn giáo đều là trái phép vì không thoả mãn những nội dung cơ bản sau:
1/ Tôn giáo xuất hiện ở Sơn La không hội đủ các yếu tố cấu thành như:
Giáo lý, giáo luật, chức sắc, nghi lễ, cơ sở vật chất như nhà thờ, chùa chiền...
(Ðược biết, đối với Ðạo Công Giáo thiếu điều kiện vì chưa có nhà thờ.)
2/ Tôn giáo ở Sơn La chưa đủ điều kiện để hoạt động.
Ðể minh chứng cho "tôn giáo ở Sơn la chưa đủ điều kiện để hoạt động" thì tài liệu lại chính dẫn khoản 6, điều 6, chương III Nghị định 22 của Chính phủ và điểm b, khoản 2 điều 16 Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, thực chất đây là các điều khoản quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức tôn giáo.
3/ Về cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động:
4/ Về chức sắc tôn giáo:
Khỏi phải trích dẫn dài dòng, đoạn này chỉ muốn hướng người đọc đến quan niệm rằng tất cả các tôn giáo sinh hoạt ở Sơn La đều trái phép.
Phần III - "Tác hại của hoạt động tôn giáo trái phép ở Sơn La" tài liệu nói:
"Hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở một số nơi trong tỉnh (chủ yếu là Công Giáo và Tin Lành) đã và đang làm tổn hại đến truyền thống đoàn kêt toàn dân, đoàn kêt các dân tộc, nó đã trực tiêp gây chia rẽ giữa người theo đạo và người không theo đạo ngay trong từng gia đình, trong từng bản từng dòng họ, làm băng hoại đến thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tộc, bỏ thờ cúng tổ tiên ông bà, người sinh thành dưỡng dục mình để thờ Chúa Giêsu; và ảnh hưởng xấu đến quan hệ than tộc.
Bản thân người theo đạo phải mất rất nhiều thời gian lao động nhất là vào mùa vụ gieo trồng và thu hoạch lâm sản, bởi vì ngày chủ nhật là ngày "nghỉ xác" không làm việc chỉ có làm việc đạo.
Hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở một số nơi bước đầu đã giảm uy tín và vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở, làm giảm uy tín của trưởng bản trưởng dòng họ"
Không phải dẫn chứng giáo lý của Chúa Kitô, chỉ cần xem xét cách sống của người Công giáo ở huyện Mộc châu và cách hành sử của các cấp chính quyền ở đây đã đủ hiểu các hệ luỵ kể trên do ai gây ra.
Khi được hỏi các cấp chính quyền về những người Công giáo, chỉ nhận được một nhận xét là "Mọi người đều là công dân tốt, gương mẫu thi hành các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là giữ được nếp sống đạo đức tốt lành, tương trợ giúp đỡ nhau..."
Người soạn văn bản này nếu vào từng gia đình người Công giáo trong huyện Mộc Châu, bên cạnh bàn Thờ Chúa, là bàn thờ ông bà tổ tiên, trên đó hương khói lúc nào cũng nghi ngút, có hoa tươi hay đĩa trái cây tươi tắn. Tất nhiên, cũng như lương dân, không ai nghĩ rằng tổ tiên, cha mẹ mình mất đi rồi có thể ngửi hương, ngắm hoa hay ăn trái cây. Những bàn thờ luôn giúp người Công giáo nhớ đến tổ tiên mình, bất cứ ai khách hay chủ, nếu là người Công Giáo đi qua những bàn thờ này đều cúi đầu, lẩm nhẩm đọc "Giêsu, Maria, Giuse con mến yêu, xin cứu linh hồn..." Bàn thờ luôn nhắc nhở mọi người nhớ đến những ngày rưng rưng nước mắt, củ khoai củ sắn không đủ no, nhớ cái hôm chia tay họ hàng làng xóm trong nước mắt để lên đây xây dựng kinh tế mới, cha mẹ ông bà ai cũng dặn con cháu: "Lên đó không có nhà thờ, chúng con cố gắng giữ kinh sách để nhớ đến Chúa luôn nhé", "Lo lắng về phần hồn cho chúng nó lắm nhưng không đi thì chết đói hết sao đành". Có người trước khi chết chỉ đau đáu một nỗi niềm lo lắng mong muốn con cái mình có được điều kiện sinh hoạt tôn giáo tự do.
Nói về "trực tiếp gây chia rẽ", không chia rẽ sao được khi có bà cụ cứ phải khóc hoài vì "Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi, tôi muốn đi đọc kinh lắm nhưng vì con tôi làm cán bộ nó không cho đi". Có khi một số anh chị em đi thăm một bà cụ bị ốm thì bị đuổi về vì "các anh thông cảm, em đang làm cán bộ sợ họ biết ảnh hưởng đến công việc", có người trước khi chết nói với một người trong Cộng đoàn "Sống, con tôi không cho đi đọc kinh; khi chết, xin cộng đoàn rộng lượng đến đọc kinh cho tôi", khi cụ mất anh chị em đến thì bị yêu cầu không được đọc kinh vì các con đều là cán bộ. Có giáo viên bị khiển trách vì chồng đi đọc kinh.
Không chia rẽ sao được khi mà chính quyền họp dân thông báo "Tiểu khu chúng ta có nhà anh... chị... là công giáo, thường xuyên tập trung đông người để đọc kinh, đề nghị mọi người biểu quyết hoặc là cấm nhà của anh... chị... không đọc kinh hoặc tiểu khu bị cắt danh hiệu Khu dân cư văn hoá". Chưa nói cũng biết kết quả vì tiểu khu này chỉ có một gia đình công giáo.
Không chia rẽ sao được khi mà mời linh mục ra Ủy Ban Nhân Dân thị trấn làm việc, khi đến đã có hàng chục công an đợi sẵn, cha vừa vào là kéo sập các cửa lại, công an chặn các lối vào, có rất nhiều lương dân không hiểu thế nào vì uỷ ban nằm ngay cạnh chợ.
Không chia rẽ sao được, mỗi khi có tin cha lên là đã có hàng chục vị chính quyền đợi sẵn, khi cha đến là ập tới vây quanh "Nếu ông thăm bà con thì mời ông nói chuyện ở đây, nếu ông định làm lễ thì mời ra uỷ ban". Các gia đình giáo dân thì thường xuyên đón tiếp lũ lượt các đoàn cán bộ, lúc đầu lương dân cứ đồn nhau "không biết nhà này nó làm gì mà nhiều công an đến thế nhỉ"
Không chia rẽ sao khi tất cả các giáo viên chủ nhiệm trong trường đều nói với lớp mình "Lớp X có hai cô là Y và Z là người Công giáo chúng tôi sẽ có biện pháp để cấm không cho đi No-el".
Ðến đêm No-el thì có trường cử ba thầy giáo, một hiệu trưởng, một bí thư đoàn đến yêu cầu các học sinh của mình phải về, làm một số tiết mục có học sinh của trường đó phải bỏ. Có cô giáo phụ trách đệm đàn cho buổi văn nghệ bị yêu cầu về bỏ dở nhiệm vụ, có cô giáo cả gan hát chúc mừng No-el thì ngay hôm sau nhà trường họp khẩn cấp để bàn hình thức kỷ luật.
Không chia rẽ sao khi giáo dân bị từ chối cho người nhà hoặc nhân công đăng ký tạm trú.
Thế nào là truyền thống văn hoá tốt đẹp khi mà chính quyền đề nghị gia đình giáo dân đuổi khách khi họ đến đọc kinh dỗ cha mẹ mình. Khi mà chính quyền cấm giáo dân không được đón tiếp Ðức Giám Mục khi ngài đến thăm. Truyền thống tốt đẹp nào khi một anh phó trưởng công an xã đến một gia đình gồm toàn phụ nữ và trẻ em yêu cầu "Mai dỡ ngay bàn thờ xuống". Xã này còn cử công an thay phiên nhau mỗi chủ nhật theo dõi những người theo đạo.
Uy tín của cán bộ thế nào khi mà cứ thường xuyên đến gia đình công giáo để cấm việc đọc kinh đông người: "pháp luật cấm", đến khi hỏi luật nào, sau một hồi tìm kiếm chỉ thấy các văn bản về cấm tập trung đông người nơi công cộng thì nói: "Nhà bà cũng là nơi công cộng vì đó là nơi dân cư", có khi đến đúng nhà đó yêu cầu dỡ nhà vì "Nhà bà xây trên khu vực không phải là khu dân cư". Cảnh sát giao thông bắt xe, cùng trên đoạn đường này bị phạt vì không đội mũ bảo hiểm, có khi bị phạt vì chạy quá tốc độ theo tiêu chuẩn đường đô thị - không phải đội mũ bảo hiểm, có người bị phạt vì mượn xe của bà chị ruột cạnh nhà... Cán bộ huyện, thi trấn còn tuyên bố xanh rờn, "nếu muốn đọc kinh chung thì về dưới xuôi"
Có ông chủ tịch nói với một linh mục già hơn mình rất nhiều rằng "Con về đến nhà phải chào bố,!!! ông lên trên này tại sao ông không báo cáo tôi!!!"...
Các biện pháp mà tài liệu này đề ra là "Phân loại đối tượng theo đạo để có biện pháp giáo dục, thuyết phục vận động thích hợp số người muốn bỏ đạo nhưng chưa có điều kiện, số muốn bỏ đạo nhưng còn bị đe doạ, cưỡng ép... Ðối với người dân vẫn tin theo đạo cần có phân tích, chỉ rõ việc các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình". Ðối với các trưởng đạo (tự phong), thành viên ban chấp sự vừa phải cảm hoá, giáo dục, thuyết phục, vừa phải đấu tranh trực diện, xử lý kiên quyểt. Phải lựa chọn cách thức tuyên truyền cho phù hợp, đối với những xã, bản có số lượng người theo đạo ít, có khả năng vận động được triển khai thực hiện vận động để từng bước thu hẹp địa bàn và cô lập những bản còn có hoạt động tôn giáo trái phép."
Tài liệu này được phân phát cho tất cả các đảng uỷ, chi bộ, tiểu khu, thôn, bản, các ban ngành trong tỉnh và được lấy làm tài liệu cho tất cả các buổi học tập chính trị, sinh hoạt Ðảng...
(Tin nhắn riêng: Khi viết những dòng này con cũng đã có nhiều ngày tháng cầu nguyện và chuẩn bị cho hậu quả xấu nhất có thể xảy ra với con. Nhưng trước mắt con cũng muốn cẩn thận khi có thể, các thông tin con đưa ra đều có thể chứng minh được...)