Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trước hơn 6.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 24-1-2007 trong đại thính đường Phaolô VI.
Trong bầu khí của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô Đức Thánh Cha đã duyệt xét một số thành qủa của các nỗ lực đại kết trong năm 2006 vừa qua.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc lại đề tài của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là ”Người cho kẻ điếc nghe được người câm nói được” (x. Mc 7,31-37). Đức Thánh Cha nói: khi nhìn lại con đường đại kết trong 40 năm qua và những hoa trái tuyệt diệu đã đạt được trong dấn thân nhằm tái lập sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, chúng ta cũng có thể lập lại các lời này diễn tả sự khâm phục của dân chúng trước phép lạ Chúa Giêsu làm cho người câm điếc nói và nghe được. Chúng ta ngạc nhiên thấy Chúa đã thức tỉnh chúng ta khỏi sự tự mãn và thờ ơ, khiến cho chúng ta ngày càng có khả năng cảm nhận được nhau và lắng nghe nhau hơn. Người đã mở lưỡi chúng ta để lời cầu chúng ta cùng nhau dâng lên Người có sức thuyết phục hơn đối với thế giới. Vâng, thật vây, Chúa đã ban cho chúng ta nhiều ơn và ánh sáng của Thần Khí Người đã soi sáng cho biết bao nhiêu chứng nhân, để họ làm chứng cho thấy có thể có được mọi sự nhờ lời cầu nguyện, khi chúng ta biết tin tưởng và khiêm tốn vâng theo giới răn yêu thương của Chúa và gắn bó với ước muốn của Chúa Kitô cho mọi môn đệ người được hiệp nhất.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã trích tài liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II và nêu bật nhiệm vụ của mọi thành phần Giáo Hội trong việc tái lập hiệp nhất như sau:
Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định rằng: việc lo lắng tái lập hiệp nhất liên quan tới toàn thể Giáo Hội các giáo hữu cũng như các chủ chăn, và từng người một theo các khả năng trong cuộc sống thường ngày cũng như trong các nghiên cứu thần học và lịch sử” (Unitatis redintegratio, 5).
Nhiệm vụ chung đầu tiên là cầu nguyện. Khi cầu nguyện và khi cùng nhau cầu nguyện các tín hữu Kitô ý thức hơn về tình trạng của các anh chị em khác cả khi còn chia rẽ nhau; và khi cầu ngyện chúng ta học biết lắng nghe Chúa hơn, vì chỉ khi lắng nghe Chúa và theo tiếng của Người chúng ta mới có thể tìm ra con đường của sự hiệp nhất.
Tiếp đến Đức Thánh Cha khẳng định rằng đại kết là một tiến trình chậm chạp, nhiều khi dễ gây nản lòng khi người ta nhượng bộ cám dỗ ”nghe” chứ không ”lắng nghe”, nói nửa miệng thay vì can đảm công bố. Thật khó mà từ bỏ thái độ ”điếc tiện lợi”, làm như thể Tin Mừng bất biến không có khả năng làm nở hoa qua men hoán cải và canh tân tinh thần mà Chúa Quan Phòng ban cho từng người trong chúng ta. Đại kết là một tiến trình chậm chạp, một con đường lên dốc, như mọi con đường sám hối. Tuy nhiên sau những khó khăn ban đầu con đường đó cũng cho thấy các niềm vui, các chặng dừng chân giải khát cho phép thỉnh thoảng hít thở đầu hai lá phổi không khí trong lành của sự hiệp nhất trọn vẹn.
Kinh nghiệm của các thập niên qua sau Công Đồng Chung Vaticăng II chứng minh cho thấy việc tìm kiếm sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô đã được hiện thực trên nhiều bình diện và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: trong các giáo xứ, trong các nhà thương, trong việc tiếp xúc với người dân, trong sự cộng tác giữa các cộng đoàn địa phương tại khắp nơi trên thế giới, và đặc biệt trong các miền nơi có một cử chỉ thiện chí đòi buộc một cố gắng lớn và việc thanh tẩy ký ức. Trong bối cảnh đó của niềm hy vọng, bao gồm các bước tiến cụ thể dẫn đến sự hiệp thông trọn vẹn giữa các Kitô hữu, cũng có các cuộc gặp gỡ và các biến cố liên tục ghi dấu sứ vụ là giám Mục Roma của tôi, sứ vụ là Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã duyệt qua các biến cố đại kết trong năm 2006 vừa qua, bắt đầu với chuyến viếng thăm chính thức của Liên Hiệp các Giáo Hội Cải Cách thế giới. Ủy ban hỗn hợp Công Giáo - Cải Cách đã đệ trình giới lãnh đạo hai bên tài liệu đúc kết cuộc đối thoại bắt đầu từ năm 1970, tức kéo dài 36 năm. Tài liệu tựa đề ”Giáo Hội như Cộng đoàn chứng tá chung cho Nước Thiên Chúa”. Cách đây một năm ngày 25 tháng Giêng năm 2006 các đại biểu của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu và của Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô đã cùng tham dự buổi cử hành kết thúc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, và chuẩn bị cho Hội nghị đại kết Âu châu sẽ nhóm tại Dibiu bên Rumania vào tháng 9 năm nay. Thế rồi trong các buổi tiếp kiến chung Đức Thánh Cha cũng đã tiếp Liên Hiệp Tin Lành Baptist thế giới và Giáo Hội Luther Hoa Kỳ. Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng gặp giới lãnh đạo Chính Thống cộng hòa Giorgia tiếp tục các tiếp xúc đã có giữa Đức Thượng Phụ Ilia II và Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Vào tháng 6 năm 2006 đã có Hội nghị thượng đỉnh giới lãnh đạo các tôn giáo do Đức Alexis II Thượng Phụ Chính Thống Mastcơva và toàn nước Nga, triệu tập tại thủ đô Nga, với sự tham dự của phái đoàn Tòa Thánh. Chuyến viếng thăm Tòa Thánh của Đức Tổng Giám Mục Kirill của tòa Thượng Phụ Mstcơva cũng đã hữu ích vì giúp bầy tỏ ý muốn bình thường hóa liên hệ giữa hai bên.
Cuộc gặp gỡ các linh mục và sinh viên Trường Ddiakonia Apostolica của Thánh Công Nghị Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp cũng tích cực. Thế rồi trong đại hội tại Porto Alegre bên Brasil, Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô cũng đã dành nhiều chỗ cho sự tham dự của Giáo Hội Công Giáo, mang theo sứ điệp của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha cũng gửi sứ điệp cho đại hội quốc tế do Giáo Hội Methodist triệu tập tại Seoul Nam Hàn. Ngài cũng tiếp các vị thư ký của các tổ chức Liên Hiệp Kitô thế giới.
Đề cập tới tương quan với Anh giáo và Chính Thống Đức Thánh Cha nói:
Tiếp tục các tin tức trong năm 2006 chúng ta nhớ tới chuyến viếng thăm chính thức của Đức Tổng Giám Mục Canterbury Giáo Chủ Anh giáo hồi tháng 11 năm vừa qua. Trong nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc của dinh Tông Tòa, tôi đã chia sẻ giây phút cầu nguyện ý nghĩa với Đức Tổng Giám Mục và đoàn tùy tùng. Liên quan tới chuyến tông du không thể quên được tại Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, tôi nuốn nhắc đến biết bao nhiêu cử chỉ hùng hồn hơn các lời nói. Nhân dịp này tôi gửi lời chào thăm tới Đức Thượng Phụ Bartolomaios I và cám ơn bức thư người đã viết cho tôi sau khi tôi trờ về Roma. Tôi cam kết với Người lời cầu nguyện và dấn thân hoạt động của tôi để nụ hôn hòa bình mà chúng tôi đã trao cho nhau trong buổi cử hành phụng vụ tại nhà thờ thánh Giorgio ở Fanar, đem lại hoa trái.
Năm 2006 kết thúc với chuyến viếng thăm chính thức của Đức Tổng Giám Mục Athènes và toàn Hy Lạp là Đức Thượng Phụ Christodoulos. Chúng tôi đã trao đổi quà tặng cho nhau: các icone trên gỗ vẽ hình Đức Mẹ Rất Thánh và hai thánh Phêrô Phaolô ôm hôn nhau.
Tất cả các cuộc gặp gỡ đó đã lại không phải là những giây phút thiêng liêng cao qúy, tươi vui dẫn đến sự hiệp nhất hay sao? Chúng đưa ra ánh sáng dấn thân thường khi âm thầm dẫn tới việc tìm về hiệp nhất. Chúng khuyến khích làm mọi cố gắng có thể để tiếp tục con đường tiến lên chậm chạp nhưng quan trọng. Chúng ta hãy phó thác cho sự bầu cử liên tục của Mẹ Thiên Chúa và các Thánh Bổn Mạng để các vị nâng đỡ trợ giúp chúng ta không lùi bước trước các quyết tâm tốt lành; để các vị khuyến khích chúng ta gia tăng mọi nỗ lực, cầu nguyện và làm việc với lòng tin tưởng, vì biết chắc Chúa Thánh Thần sẽ làm tất cả những gì còn lại. Người sẽ ban cho chúng ta sự hiệp nhất khi Người muốn. Và với lòng tin tưởng mạnh mẽ chúng ta tiến bước trên con đường lòng tin lòng cậy và lòng mến. Chúa dẫn chúng ta.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Trong bầu khí của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô Đức Thánh Cha đã duyệt xét một số thành qủa của các nỗ lực đại kết trong năm 2006 vừa qua.
Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nhắc lại đề tài của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là ”Người cho kẻ điếc nghe được người câm nói được” (x. Mc 7,31-37). Đức Thánh Cha nói: khi nhìn lại con đường đại kết trong 40 năm qua và những hoa trái tuyệt diệu đã đạt được trong dấn thân nhằm tái lập sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô, chúng ta cũng có thể lập lại các lời này diễn tả sự khâm phục của dân chúng trước phép lạ Chúa Giêsu làm cho người câm điếc nói và nghe được. Chúng ta ngạc nhiên thấy Chúa đã thức tỉnh chúng ta khỏi sự tự mãn và thờ ơ, khiến cho chúng ta ngày càng có khả năng cảm nhận được nhau và lắng nghe nhau hơn. Người đã mở lưỡi chúng ta để lời cầu chúng ta cùng nhau dâng lên Người có sức thuyết phục hơn đối với thế giới. Vâng, thật vây, Chúa đã ban cho chúng ta nhiều ơn và ánh sáng của Thần Khí Người đã soi sáng cho biết bao nhiêu chứng nhân, để họ làm chứng cho thấy có thể có được mọi sự nhờ lời cầu nguyện, khi chúng ta biết tin tưởng và khiêm tốn vâng theo giới răn yêu thương của Chúa và gắn bó với ước muốn của Chúa Kitô cho mọi môn đệ người được hiệp nhất.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã trích tài liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II và nêu bật nhiệm vụ của mọi thành phần Giáo Hội trong việc tái lập hiệp nhất như sau:
Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định rằng: việc lo lắng tái lập hiệp nhất liên quan tới toàn thể Giáo Hội các giáo hữu cũng như các chủ chăn, và từng người một theo các khả năng trong cuộc sống thường ngày cũng như trong các nghiên cứu thần học và lịch sử” (Unitatis redintegratio, 5).
Nhiệm vụ chung đầu tiên là cầu nguyện. Khi cầu nguyện và khi cùng nhau cầu nguyện các tín hữu Kitô ý thức hơn về tình trạng của các anh chị em khác cả khi còn chia rẽ nhau; và khi cầu ngyện chúng ta học biết lắng nghe Chúa hơn, vì chỉ khi lắng nghe Chúa và theo tiếng của Người chúng ta mới có thể tìm ra con đường của sự hiệp nhất.
Tiếp đến Đức Thánh Cha khẳng định rằng đại kết là một tiến trình chậm chạp, nhiều khi dễ gây nản lòng khi người ta nhượng bộ cám dỗ ”nghe” chứ không ”lắng nghe”, nói nửa miệng thay vì can đảm công bố. Thật khó mà từ bỏ thái độ ”điếc tiện lợi”, làm như thể Tin Mừng bất biến không có khả năng làm nở hoa qua men hoán cải và canh tân tinh thần mà Chúa Quan Phòng ban cho từng người trong chúng ta. Đại kết là một tiến trình chậm chạp, một con đường lên dốc, như mọi con đường sám hối. Tuy nhiên sau những khó khăn ban đầu con đường đó cũng cho thấy các niềm vui, các chặng dừng chân giải khát cho phép thỉnh thoảng hít thở đầu hai lá phổi không khí trong lành của sự hiệp nhất trọn vẹn.
Dàn hợp xướng Nam Tyrol đã trình diễn trong buổi triều yết |
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã duyệt qua các biến cố đại kết trong năm 2006 vừa qua, bắt đầu với chuyến viếng thăm chính thức của Liên Hiệp các Giáo Hội Cải Cách thế giới. Ủy ban hỗn hợp Công Giáo - Cải Cách đã đệ trình giới lãnh đạo hai bên tài liệu đúc kết cuộc đối thoại bắt đầu từ năm 1970, tức kéo dài 36 năm. Tài liệu tựa đề ”Giáo Hội như Cộng đoàn chứng tá chung cho Nước Thiên Chúa”. Cách đây một năm ngày 25 tháng Giêng năm 2006 các đại biểu của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu và của Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô đã cùng tham dự buổi cử hành kết thúc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô, và chuẩn bị cho Hội nghị đại kết Âu châu sẽ nhóm tại Dibiu bên Rumania vào tháng 9 năm nay. Thế rồi trong các buổi tiếp kiến chung Đức Thánh Cha cũng đã tiếp Liên Hiệp Tin Lành Baptist thế giới và Giáo Hội Luther Hoa Kỳ. Ngoài ra Đức Thánh Cha cũng gặp giới lãnh đạo Chính Thống cộng hòa Giorgia tiếp tục các tiếp xúc đã có giữa Đức Thượng Phụ Ilia II và Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Vào tháng 6 năm 2006 đã có Hội nghị thượng đỉnh giới lãnh đạo các tôn giáo do Đức Alexis II Thượng Phụ Chính Thống Mastcơva và toàn nước Nga, triệu tập tại thủ đô Nga, với sự tham dự của phái đoàn Tòa Thánh. Chuyến viếng thăm Tòa Thánh của Đức Tổng Giám Mục Kirill của tòa Thượng Phụ Mstcơva cũng đã hữu ích vì giúp bầy tỏ ý muốn bình thường hóa liên hệ giữa hai bên.
Cuộc gặp gỡ các linh mục và sinh viên Trường Ddiakonia Apostolica của Thánh Công Nghị Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp cũng tích cực. Thế rồi trong đại hội tại Porto Alegre bên Brasil, Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô cũng đã dành nhiều chỗ cho sự tham dự của Giáo Hội Công Giáo, mang theo sứ điệp của Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha cũng gửi sứ điệp cho đại hội quốc tế do Giáo Hội Methodist triệu tập tại Seoul Nam Hàn. Ngài cũng tiếp các vị thư ký của các tổ chức Liên Hiệp Kitô thế giới.
Đề cập tới tương quan với Anh giáo và Chính Thống Đức Thánh Cha nói:
Tiếp tục các tin tức trong năm 2006 chúng ta nhớ tới chuyến viếng thăm chính thức của Đức Tổng Giám Mục Canterbury Giáo Chủ Anh giáo hồi tháng 11 năm vừa qua. Trong nhà nguyện Mẹ Đấng Cứu Chuộc của dinh Tông Tòa, tôi đã chia sẻ giây phút cầu nguyện ý nghĩa với Đức Tổng Giám Mục và đoàn tùy tùng. Liên quan tới chuyến tông du không thể quên được tại Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, tôi nuốn nhắc đến biết bao nhiêu cử chỉ hùng hồn hơn các lời nói. Nhân dịp này tôi gửi lời chào thăm tới Đức Thượng Phụ Bartolomaios I và cám ơn bức thư người đã viết cho tôi sau khi tôi trờ về Roma. Tôi cam kết với Người lời cầu nguyện và dấn thân hoạt động của tôi để nụ hôn hòa bình mà chúng tôi đã trao cho nhau trong buổi cử hành phụng vụ tại nhà thờ thánh Giorgio ở Fanar, đem lại hoa trái.
Năm 2006 kết thúc với chuyến viếng thăm chính thức của Đức Tổng Giám Mục Athènes và toàn Hy Lạp là Đức Thượng Phụ Christodoulos. Chúng tôi đã trao đổi quà tặng cho nhau: các icone trên gỗ vẽ hình Đức Mẹ Rất Thánh và hai thánh Phêrô Phaolô ôm hôn nhau.
Tất cả các cuộc gặp gỡ đó đã lại không phải là những giây phút thiêng liêng cao qúy, tươi vui dẫn đến sự hiệp nhất hay sao? Chúng đưa ra ánh sáng dấn thân thường khi âm thầm dẫn tới việc tìm về hiệp nhất. Chúng khuyến khích làm mọi cố gắng có thể để tiếp tục con đường tiến lên chậm chạp nhưng quan trọng. Chúng ta hãy phó thác cho sự bầu cử liên tục của Mẹ Thiên Chúa và các Thánh Bổn Mạng để các vị nâng đỡ trợ giúp chúng ta không lùi bước trước các quyết tâm tốt lành; để các vị khuyến khích chúng ta gia tăng mọi nỗ lực, cầu nguyện và làm việc với lòng tin tưởng, vì biết chắc Chúa Thánh Thần sẽ làm tất cả những gì còn lại. Người sẽ ban cho chúng ta sự hiệp nhất khi Người muốn. Và với lòng tin tưởng mạnh mẽ chúng ta tiến bước trên con đường lòng tin lòng cậy và lòng mến. Chúa dẫn chúng ta.
Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm khác nhau trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.