HUẾ, Việt Nam (UCAN) – Các nữ tu tại một giáo xứ ở miền trung giúp người dân nghèo địa phương được chữa bệnh miễn phí nhờ các bác sĩ Canada, trong đó có một số người gốc Việt. Đây là lần thứ sáu phái đoàn bác sĩ viếng thăm nơi này.
"Tôi rất mừng khi được nhìn thấy rõ hơn, mặc dù có cảm giác không được thoải mái một tí do mang kính", cụ Phan Thị Loài vừa cười cừa nói. Cụ bà 83 tuổi là người ngoài Công giáo, nói rằng cụ, con cái cụ và nhiều người dân địa phương khác mắc các chứng bệnh về mắt là do nhiều năm lặn dưới sông để chơm cá, mò cua bắt ốc.
Ba người con của cụ cũng có mặt trong danh sách 1.239 người được khám và điều trị miễn phí từ ngày 3-4/3 tại một khu khám chữa bệnh của 20 người Canada, trong đó có sáu người gốc Việt.
Phần lớn là phụ nữ lớn tuổi và trẻ em đi bộ, đi thuyền hay được chở bằng xe đạp đến khu trại được tổ chức tại nhà trẻ của các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế gần nhà thờ giáo xứ Kim Đôi, cách Hà Nội 670 km về phía nam.
Một số nữ tu cho biết, các chị đã mời các bác sĩ gốc Việt quen biết ở Canada sang khám chữa bệnh cho người dân địa phương. Đây là lần thứ sáu các bác sĩ này viếng thăm giáo xứ Kim Đôi, lần đầu tiên vào năm 1996. 14 nữ tu đã giúp các bác sĩ khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho bệnh nhân.
Các nữ tu cho biết, chính quyền địa phương lên danh sách bệnh nhân không phân biệt tôn giáo, và đưa cho các nữ tu một tuần trước khi các bác sĩ Cadana đến. Chỉ có những người có tên trong danh sách mới được khám chữa bệnh. Các bác sĩ còn hỗ trợ tiền cho một số người cần phẫu thuật ở bệnh viện.
Nữ tu Anna Lê Thị Huệ, bề trên cộng đoàn Con Đức Mẹ Đi Viếng Kim Đôi, cho biết, chị đã lập danh sách 18 trẻ em, từ một tháng tuổi đến 12 tuổi, cần được mổ tim.
Em Trần Thị Bạch, học sinh lớp năm được hỗ trợ 42 triệu đồng để mổ tim, đã bày tỏ lòng biết ơn. Em nói: "Em hy vọng sẽ khoẻ hơn để có thể theo học ở trường". Bạch là người ngoài Công giáo, cho biết bố mẹ em cùng sáu anh chị em của em mỗi tháng kiếm được một triệu đồng tiền bán ve chai và làm thợ hồ.
Ông Inhaxiô Nguyễn Yêm cũng bày tỏ lòng biết ơn, bởi vì cháu trai ông hiện có thể được phẫu thuật tim nhờ 25 triệu đồng phái đoàn hỗ trợ. Ông cho biết ông quá nghèo không thể có đủ tiền để phẫu thuật tim cho cháu.
Các bác sĩ trong đoàn cũng khám chữa bệnh cho họ.
Cụ Anna Nguyễn Thị Riềng 76 tuổi, sống một mình và bán trái cây rong mỗi tháng kiếm được 150.000 đồng, cho biết một nha sĩ Canada đã nhổ hai chiếc răng sâu làm cụ đau nhức nhiều tháng trước đó. Cụ nói: "Nếu không nhờ vị nha sĩ này, tôi sẽ phải chịu đau đớn nhiều, vì tôi không có đủ tiền để đi nha sĩ".
Ông Trương Lé, trưởng thôn, cho biết người dân trong vùng bị nhiều chứng bệnh khác nhau do họ dùng nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, trước năm 1975 vùng này là mục tiêu ném bom và vũ khí hoá học của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, và người dân vẫn còn bị ảnh hưởng hậu quả chiến tranh.
Ông Lé 62 tuổi còn phàn nàn rằng trong những năm gần đây sông hồ bị ô nhiễm do người dân địa phương đổ thuốc sâu xuống sông hồ sau khi xịt thuốc lúa.
Ông Trương Hữu Tám cho biết, trước đây ông nuôi tôm nhưng tôm bị chết do nguồn nước bị ô nhiễm. Người đàn ông 53 tuổi này, được phái đoàn điều trị mắt, dạ dày và sạn thận, nói: "Tôi rất buồn vì gia đình bị nợ nần chồng chất".
Linh mục Phaolô Ngô Thanh Sơn, quản xứ Kim Đôi, nói rằng giáo dân của ngài sống chủ yếu nhờ các vụ lúa và thiếu lương thực trong nửa năm. Họ có đông con và sống trong cảnh thiếu thốn.
Linh mục Trần Mạnh Tiến, người Canada gốc Việt đã đi cùng các bác sĩ đến Việt Nam 13 lần, cho biết các bác sĩ này muốn làm một việc gì đó giúp ích cho người nghèo ở Việt Nam. Ngài cho biết kể từ năm nay sẽ có một phái đoàn viếng thăm Kim Đôi một năm hai lần. Họ tự lo chi phí đi lại và tự quyên góp tiền hỗ trợ, ngài giải thích, họ đã hỗ trợ một số thiết bị y tế hiện đại cho một bệnh viện nhà nước ở Huế.
Nha sĩ Andrew Chan, người Canada gốc Trung Hoa, đã nhổ răng cho cụ Riềng, cho biết ông là người ngoài Công giáo nhưng ngưỡng mộ người Công giáo vì việc làm từ thiện của họ.
"Tôi rất mừng khi được nhìn thấy rõ hơn, mặc dù có cảm giác không được thoải mái một tí do mang kính", cụ Phan Thị Loài vừa cười cừa nói. Cụ bà 83 tuổi là người ngoài Công giáo, nói rằng cụ, con cái cụ và nhiều người dân địa phương khác mắc các chứng bệnh về mắt là do nhiều năm lặn dưới sông để chơm cá, mò cua bắt ốc.
Ba người con của cụ cũng có mặt trong danh sách 1.239 người được khám và điều trị miễn phí từ ngày 3-4/3 tại một khu khám chữa bệnh của 20 người Canada, trong đó có sáu người gốc Việt.
Phần lớn là phụ nữ lớn tuổi và trẻ em đi bộ, đi thuyền hay được chở bằng xe đạp đến khu trại được tổ chức tại nhà trẻ của các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ Đi Viếng Huế gần nhà thờ giáo xứ Kim Đôi, cách Hà Nội 670 km về phía nam.
Một số nữ tu cho biết, các chị đã mời các bác sĩ gốc Việt quen biết ở Canada sang khám chữa bệnh cho người dân địa phương. Đây là lần thứ sáu các bác sĩ này viếng thăm giáo xứ Kim Đôi, lần đầu tiên vào năm 1996. 14 nữ tu đã giúp các bác sĩ khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho bệnh nhân.
Các nữ tu cho biết, chính quyền địa phương lên danh sách bệnh nhân không phân biệt tôn giáo, và đưa cho các nữ tu một tuần trước khi các bác sĩ Cadana đến. Chỉ có những người có tên trong danh sách mới được khám chữa bệnh. Các bác sĩ còn hỗ trợ tiền cho một số người cần phẫu thuật ở bệnh viện.
Nữ tu Anna Lê Thị Huệ, bề trên cộng đoàn Con Đức Mẹ Đi Viếng Kim Đôi, cho biết, chị đã lập danh sách 18 trẻ em, từ một tháng tuổi đến 12 tuổi, cần được mổ tim.
Em Trần Thị Bạch, học sinh lớp năm được hỗ trợ 42 triệu đồng để mổ tim, đã bày tỏ lòng biết ơn. Em nói: "Em hy vọng sẽ khoẻ hơn để có thể theo học ở trường". Bạch là người ngoài Công giáo, cho biết bố mẹ em cùng sáu anh chị em của em mỗi tháng kiếm được một triệu đồng tiền bán ve chai và làm thợ hồ.
Ông Inhaxiô Nguyễn Yêm cũng bày tỏ lòng biết ơn, bởi vì cháu trai ông hiện có thể được phẫu thuật tim nhờ 25 triệu đồng phái đoàn hỗ trợ. Ông cho biết ông quá nghèo không thể có đủ tiền để phẫu thuật tim cho cháu.
Các bác sĩ trong đoàn cũng khám chữa bệnh cho họ.
Cụ Anna Nguyễn Thị Riềng 76 tuổi, sống một mình và bán trái cây rong mỗi tháng kiếm được 150.000 đồng, cho biết một nha sĩ Canada đã nhổ hai chiếc răng sâu làm cụ đau nhức nhiều tháng trước đó. Cụ nói: "Nếu không nhờ vị nha sĩ này, tôi sẽ phải chịu đau đớn nhiều, vì tôi không có đủ tiền để đi nha sĩ".
Ông Trương Lé, trưởng thôn, cho biết người dân trong vùng bị nhiều chứng bệnh khác nhau do họ dùng nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, trước năm 1975 vùng này là mục tiêu ném bom và vũ khí hoá học của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, và người dân vẫn còn bị ảnh hưởng hậu quả chiến tranh.
Ông Lé 62 tuổi còn phàn nàn rằng trong những năm gần đây sông hồ bị ô nhiễm do người dân địa phương đổ thuốc sâu xuống sông hồ sau khi xịt thuốc lúa.
Ông Trương Hữu Tám cho biết, trước đây ông nuôi tôm nhưng tôm bị chết do nguồn nước bị ô nhiễm. Người đàn ông 53 tuổi này, được phái đoàn điều trị mắt, dạ dày và sạn thận, nói: "Tôi rất buồn vì gia đình bị nợ nần chồng chất".
Linh mục Phaolô Ngô Thanh Sơn, quản xứ Kim Đôi, nói rằng giáo dân của ngài sống chủ yếu nhờ các vụ lúa và thiếu lương thực trong nửa năm. Họ có đông con và sống trong cảnh thiếu thốn.
Linh mục Trần Mạnh Tiến, người Canada gốc Việt đã đi cùng các bác sĩ đến Việt Nam 13 lần, cho biết các bác sĩ này muốn làm một việc gì đó giúp ích cho người nghèo ở Việt Nam. Ngài cho biết kể từ năm nay sẽ có một phái đoàn viếng thăm Kim Đôi một năm hai lần. Họ tự lo chi phí đi lại và tự quyên góp tiền hỗ trợ, ngài giải thích, họ đã hỗ trợ một số thiết bị y tế hiện đại cho một bệnh viện nhà nước ở Huế.
Nha sĩ Andrew Chan, người Canada gốc Trung Hoa, đã nhổ răng cho cụ Riềng, cho biết ông là người ngoài Công giáo nhưng ngưỡng mộ người Công giáo vì việc làm từ thiện của họ.