Giêrusalem - Tối Chúa Nhật 15/4/2007, Đức Tổng Giám Mục Antonio Franco, sau cùng, đã đến dự lễ tưởng niệm cuộc diệt chủng người Do Thái sau khi ban Giám Đốc viện bảo tàng Yad Va-Shem hứa sẽ xem lại vấn đề trưng bày hình Đức Thánh Cha Piô XII bên cạnh những nhà độc tài Phát Xít với những chú thích có tính chất mạ lỵ ngài.
Dòng chú thích bên dưới hình Đức Piô XII ghi rằng: “Khi người Do Thái bị trục xuất khỏi Rôma để đưa đi Auschwitz, Đức Giáo Hoàng đã không can thiệp. Đức Giáo Hoàng giữ nguyên thái độ trung lập của ngài trong suốt cuộc chiến, trừ ra các lời thỉnh cầu của ngài đến các nhà cầm quyền Hung Gia Lợi và Slovalia khi cuộc chiến gần kết thúc. Sự im lặng và thiếu những chỉ dẫn của ngài đã buộc hàng giáo phẩm trên khắp Âu Châu phải tự quyết định xem nên phản ứng như thế nào”.
Đây là những lời lẽ xuyên tạc lịch sử rất trắng trợn. Thật vậy, trong cuốn The Myth of Hitler's Pope: How Pope Pius XII Rescued Jews from the Nazis (Huyền thoại về Giáo Hoàng của Hitler: Đức Thánh Cha Piô XII đã cứu người Do Thái khỏi tay Quốc Xã như thế nào), ông David G. Dalin, một tư tế Do Thái Giáo và là giáo sư Sử Học tại Florida, sau khi trưng dẫn những chứng từ của những người Do Thái sống tại Rôma và đã được Giáo Hội Công Giáo che chở, đã nhận xét rằng không thể nào phủ nhận được bằng chứng hiển nhiên là đích thân Đức Thánh Cha Piô XII đã chứa chấp hơn 5000 người Do Thái trong Vatican và các chủng viện, dòng tu lân cận trong suốt thời kỳ Quốc Xã chiếm đóng Rôma.
Chính vì thế, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem đã phản ứng mạnh mẽ để chống lại việc lăng nhục Đức Thánh Cha Piô XII tại viện bảo tàng Yad Va-Shem.
Quyết định ngưng không tẩy chay lễ tưởng niệm cuộc diệt chủng người Do Thái chứng tỏ thái độ trân trọng đối với nỗi đau thương của dân tộc Do Thái và thái độ thiện chí của Giáo Hội Công Giáo. Báo chí Do Thái ghi nhận và tỏ ra hài lòng với quyết định của Đức Tổng Giám Mục. Dẫu sao thì việc trưng bày hình Đức Piô XII với những lời lẽ mạ lỵ này cũng chỉ là hành động thiếu hiểu biết của ban giám đốc viện bảo tàng Yad Va-Shem. Lễ tưởng niệm cuộc diệt chủng người Do Thái dù có được tổ chức tại viện bảo tàng Yad Va-Shem cũng vượt quá khuôn khổ của viện bảo tàng này. Đó là một buổi lễ mang tính chất quốc gia. Chính trong tinh thần tôn trọng quốc gia Do Thái mà Đức Tổng Giám Mục đã đến dự.
Về vai trò của Đức Piô XII trong việc trợ giúp người Do Thái trong thế chiến thứ Hai có lẽ cũng nên nhắc lại ở đây là hôm 24/1/2007, trong buổi giới thiệu cuốn sách mới, một cuốn biên niên sử “những anh hùng vô danh” đã hoạt động để chống lại việc tàn sát người Do Thái trong thế chiến thứ hai, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nhắc đến vai trò gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Piô XII trong trận chiến chống Đức Quốc Xã và trong nỗ lực giúp những ai đang cần, đặc biệt là những người Do Thái.
Đức Hồng Y cho biết các nghiên cứu độc lập về lịch sử ngày nay chứng minh rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII và những người thân cận ngài đã thực sự đưa ra những cố gắng lớn lao để giúp những ai đang cần trong chiến tranh.
Trong buổi ra mắt cuốn: “Người Công Chính: những anh hùng vô danh của Holocaust”, Đức Hồng Y ghi nhận về thế chiến thứ hai như “một thảm kịch chưa từng có đã xảy trong lịch sử của thế kỷ 20 với sự tận diệt người Do Thái, một thảm kịch thách đố tất cả châu Âu với những vấn nạn về những giá trị tôn giáo và nhân bản của nó”. Đức Hồng Y nói tiếp: “Cuốn Người Công Chính là câu chuyện của một chuỗi sự thiện trong nhân loại bất kể tôn giáo, bất chấp nguy hiểm mạng sống của chính mình và người thân” xả thân giúp những người hoạn nạn.
Những người trợ giúp những người Do Thái bị Quốc Xã đuổi giết đã hình thành “một cuộc chiến tranh hòa bình và lặng lẽ chống lại các thế lực gian ác và chống lại những thành kiến trong xã hội của họ”.
Trong cuộc chiến tranh này, “Giáo Hội Công Giáo đã đóng một vai trò chủ đạo: câu chuyện Người Công Chính được đan quyện với Đức Thánh Cha Piô XII và là câu chuyện chấm dứt những tranh cãi liên quan đến câu chuyện hoang tưởng về sự hợp tác của Đức Thánh Cha Piô XII với Quốc Xã hay tình cảm bài Do Thái được gán ghép bất công cho ngài”.
Cuốn sách đã minh nhiên chứng minh “một thái độ rõ ràng của Đức Piô XII trong việc trợ giúp mọi cách có thể cho những người Do Thái đang bị săn đuổi” và hơn thế nữa “khi theo đuổi các chỉ dẫn của Đức Piô XII, Tòa Thánh không những đã tổ chức việc tìm kiếm những người bị lưu lạc, mà còn điều hợp các nỗ lực giúp đỡ các nạn nhân, qua đó nêu gương cho các tín hữu về cách thức họ phải trợ giúp những người hoạn nạn đến nơi đến chốn”.
Tấm hình nhục mạ Đức Piô XII |
ĐTGM Antonio Franco trong lễ tưởng niệm Holocaust |
Đây là những lời lẽ xuyên tạc lịch sử rất trắng trợn. Thật vậy, trong cuốn The Myth of Hitler's Pope: How Pope Pius XII Rescued Jews from the Nazis (Huyền thoại về Giáo Hoàng của Hitler: Đức Thánh Cha Piô XII đã cứu người Do Thái khỏi tay Quốc Xã như thế nào), ông David G. Dalin, một tư tế Do Thái Giáo và là giáo sư Sử Học tại Florida, sau khi trưng dẫn những chứng từ của những người Do Thái sống tại Rôma và đã được Giáo Hội Công Giáo che chở, đã nhận xét rằng không thể nào phủ nhận được bằng chứng hiển nhiên là đích thân Đức Thánh Cha Piô XII đã chứa chấp hơn 5000 người Do Thái trong Vatican và các chủng viện, dòng tu lân cận trong suốt thời kỳ Quốc Xã chiếm đóng Rôma.
Chính vì thế, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Giêrusalem đã phản ứng mạnh mẽ để chống lại việc lăng nhục Đức Thánh Cha Piô XII tại viện bảo tàng Yad Va-Shem.
Quyết định ngưng không tẩy chay lễ tưởng niệm cuộc diệt chủng người Do Thái chứng tỏ thái độ trân trọng đối với nỗi đau thương của dân tộc Do Thái và thái độ thiện chí của Giáo Hội Công Giáo. Báo chí Do Thái ghi nhận và tỏ ra hài lòng với quyết định của Đức Tổng Giám Mục. Dẫu sao thì việc trưng bày hình Đức Piô XII với những lời lẽ mạ lỵ này cũng chỉ là hành động thiếu hiểu biết của ban giám đốc viện bảo tàng Yad Va-Shem. Lễ tưởng niệm cuộc diệt chủng người Do Thái dù có được tổ chức tại viện bảo tàng Yad Va-Shem cũng vượt quá khuôn khổ của viện bảo tàng này. Đó là một buổi lễ mang tính chất quốc gia. Chính trong tinh thần tôn trọng quốc gia Do Thái mà Đức Tổng Giám Mục đã đến dự.
Về vai trò của Đức Piô XII trong việc trợ giúp người Do Thái trong thế chiến thứ Hai có lẽ cũng nên nhắc lại ở đây là hôm 24/1/2007, trong buổi giới thiệu cuốn sách mới, một cuốn biên niên sử “những anh hùng vô danh” đã hoạt động để chống lại việc tàn sát người Do Thái trong thế chiến thứ hai, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nhắc đến vai trò gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Piô XII trong trận chiến chống Đức Quốc Xã và trong nỗ lực giúp những ai đang cần, đặc biệt là những người Do Thái.
Đức Hồng Y cho biết các nghiên cứu độc lập về lịch sử ngày nay chứng minh rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII và những người thân cận ngài đã thực sự đưa ra những cố gắng lớn lao để giúp những ai đang cần trong chiến tranh.
Trong buổi ra mắt cuốn: “Người Công Chính: những anh hùng vô danh của Holocaust”, Đức Hồng Y ghi nhận về thế chiến thứ hai như “một thảm kịch chưa từng có đã xảy trong lịch sử của thế kỷ 20 với sự tận diệt người Do Thái, một thảm kịch thách đố tất cả châu Âu với những vấn nạn về những giá trị tôn giáo và nhân bản của nó”. Đức Hồng Y nói tiếp: “Cuốn Người Công Chính là câu chuyện của một chuỗi sự thiện trong nhân loại bất kể tôn giáo, bất chấp nguy hiểm mạng sống của chính mình và người thân” xả thân giúp những người hoạn nạn.
Những người trợ giúp những người Do Thái bị Quốc Xã đuổi giết đã hình thành “một cuộc chiến tranh hòa bình và lặng lẽ chống lại các thế lực gian ác và chống lại những thành kiến trong xã hội của họ”.
Trong cuộc chiến tranh này, “Giáo Hội Công Giáo đã đóng một vai trò chủ đạo: câu chuyện Người Công Chính được đan quyện với Đức Thánh Cha Piô XII và là câu chuyện chấm dứt những tranh cãi liên quan đến câu chuyện hoang tưởng về sự hợp tác của Đức Thánh Cha Piô XII với Quốc Xã hay tình cảm bài Do Thái được gán ghép bất công cho ngài”.
Cuốn sách đã minh nhiên chứng minh “một thái độ rõ ràng của Đức Piô XII trong việc trợ giúp mọi cách có thể cho những người Do Thái đang bị săn đuổi” và hơn thế nữa “khi theo đuổi các chỉ dẫn của Đức Piô XII, Tòa Thánh không những đã tổ chức việc tìm kiếm những người bị lưu lạc, mà còn điều hợp các nỗ lực giúp đỡ các nạn nhân, qua đó nêu gương cho các tín hữu về cách thức họ phải trợ giúp những người hoạn nạn đến nơi đến chốn”.