Chúa đã sống lại

Chứng ta đã chứng kiến hiện tượng những người ôm bom tự sát. Họ chết cho một lý tưởng sai lạc nhiều lúc còn không chính đáng nữa dù vậy không thể chối cải là họ có một đức tin mãnh liệt vào việc làm của họ. Cái chết của Chúa Kitô tự nó không chứng minh nguyên do của sự thật nhưng chỉ là một sự kiện về sự thật của nguyên do đó. Cái chết của Chúa Kitô là chứng tá cao cả về tình yêu, nhưng chưa phải là sự thật về Chúa Kitô. Chứng tá sư thật duy nhất chính là sự sống lại. “Đức Tin của người Kitô hữu, nói như thánh Augustinô, là sự sống lại của Chúa Kitô. Khi tin Chúa Kitô đã chết thì không có gì là khó khăn cả, kẻ ngoại đạo cũng tin như vậy, và tất cả mọi người cũng đều tin như vậy. Nhưng điều cao cả hơn hết là tin Chúa Kitô đã sống lại thật”.

Trung thành với lý luận ở trên, chúng ta hãy để qua một bên đức tin lúc này mà chỉ nhìn về khía cạnh lịch sử. Chúng ta cố gắng trả lời cho câu hỏi: chúng ta có thể giải thích sự sống lại của Chúa Kitô như một biến cố lịch sử không, trong ý nghĩa là biến cố Chúa sống lại đã thực sự xẩy ra như một biến cố lịch sử.

Có hai sự kiện để chứng minh mà các nhà sử học có thể chứng minh sự sống lại của Chúa là có thật: trước tiên là đức tin bột khởi không thể giải thích được của các tông đồ, một niềm tin vững chắc có khả năng đối đầu trong một thời kỳ bị bách hại; điểm thứ hai sự giải thích đức tin này của các người có đức tin đã để lại cho chúng ta. Vào giờ đã định, khi Chúa Kitô bị bắt và bị đem đi giết, các tông đồ không hề chờ đợi một sự sống lại. Họ đã chạy trốn và xem trường hợp Chúa Giêsu như đã chấm dứt.

Một thời gian ngắn sau, có một điều gì đó đã biến đổi tận gốc trạng thái tâm hồn của các tông đồ dẫn đưa các ngài đến một hành động hoàn toàn mới mẻ và một Giáo Hội được thành lập. Điều gì đó chính là nòng cốt của lịch sử Đức Tin Phục Sinh.

Chứng tá xưa nhất về Chúa Kitô sống lại là của thánh Phao lồ: “Tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng và ngày thứ ba đã sống lại, đúng như lời Kinh Thánh, Người đã hiện ra với ông Kê Pha rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số đó phần đông hôm nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến Người cũng hiện ra với ông Giacôbê rồi với tất cả các Tông đồ. Sau hết Người cũng đã hiện ra với tôi là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non” (1Cor 15,3-8).

Những lời này được viết ra vào năm 56 hay 57 sau C.N. Thánh Phao lồ quả quyết những điều chính yếu của bản văn này là ngài đã nhận được từ những người khác. Nếu chúng ta xác nhận thánh Phao lồ nhận được những tín điều đó sau khi đã trở lại thì chúng ta có thể xác định vào khoảng năm thứ 35 sau C.N, nghĩa là khoảng 5 năm sau khi Chúa Kitô chết. Đúng thế, đó là một chứng nhân lịch sử rất có giá trị

Các tường thuật được kể lại bởi các thánh sử, được viết ra khoảng vài chục năm sau, phản ảnh suy diễn sau của Giáo Hội. Cốt lỏi của chứng tá vẫn không hề thay đổi: Chúa Kitô đã sống lại và đã xuất hiện như một người sống. Sự kiện về ngôi mộ trống thêm vào một yếu tố mới như một giá trị cho biện luận nhưng cũng chẳng thêm gì về giá trị lịch sử. Đối với các thánh sử cũng vậy, những cuộc xuất hiện của Chúa sống lại mới là những lý luận xác đáng.

Những cuộc hiện ra chứng minh những chiều kích mới về Chúa Kitô Phục Sinh, phong cách “Thánh Thần”, một điều thật mới mẻ khác hẳn với ngày trước phong cách “Nhục thể”. Ví dụ không phải ai cũng có thể thấy Chúa được nhưng chỉ những người Chúa cho thấy mới thấy Chúa được mà thôi. Thân thể Chúa hoàn toàn khác biệt với ngày trước. Chúa không còn lệ thuộc vào những định luật vật chất. Chúa đi ra vào mà cửa nhà vẫn đóng kín; cũng như Chúa hiện ra và biến đi.

Rudolf Bultmann đã giải thích hiện tượng sống lại như những hiện tượng tâm lý, đó là những hiện tượng ảo giác. Nếu thế thì phải nói đây là một phép lạ cho những ai từ chối tin vào sự thật. Làm sao để chứng minh là có nhiều người khác nhau, ở những nơi khác nhau lại có cùng một thứ cảm xúc và cùng một thứ ảo giác như vậy.

Các tông đồ không thể bị lầm lạc được, họ là những người có thật, những người đánh cá, họ không thể bị ấn tượng ảo giác. Lúc đầu họ có tin đâu! Chúa Giêsu phải thúc dục họ: “Ôi những kẻ kém lòng tin!” Các tông đồ chắc chắn là không bao giờ có ý lừa gạt những người khác. Trái lại họ chống lại sự tin tưởng đó nữa, họ chính là những người lúc đầu có quan niệm là bị Chúa Kitô phỉnh phờ họ. Nếu Chúa không sống lại thì làm sao họ có thể chịu bị bách hại và chịu chết vì Chúa được? Họ được lợi lộc gì khi phải chịu hy sinh như vậy?

Nếu sau khi từ chối tính cách lịch sử, nghĩa là tính cách khách quan và tính cách chủ quan về mầu nhiệm Chúa Phục Sinh, thì sự phát sinh của Giáo Hội và mầu nhiệm huyền bí về đức tin thì lại còn khó giải thích hơn là việc giải thích về Sự Sống lại của Chúa Kitô nữa. “Ý tưởng về ngôi nhà lịch sử vĩ đại của Giáo Hội như là một kim tự tháp dựa trên những sự kiện đơn giản và nhất là lịch sử về những biến cố đã xẩy ra đã được các sách Tin Mừng ghi lại.thì còn là bằng chứng mạnh hơn trên tất cà mọi biến cố.”

Như vậy kết quả của nghiên cứu về Sư Phục Sinh là như thế nào? Chúng ta hãy dùng những lời nói của các môn đệ trên đường Emmaus: Buổi sáng ngày lễ Vượt Qua, có vài môn đệ đến mộ Chúa Kitô và nhận thấy như những điều các người phụ nữ đã đến đó trước họ đã kể lại, “nhưng họ đã không nhìn thấy Chúa”. “Lịch sử cũng vậy tìm đến mộ Chúa Kitô và cũng chứng kiến những điều mà các môn đệ đã quả quyết. Và lịch sử cũng không nhìn thấy Chúa, Đấng đã Sống lại. Lịch sử chứng minh vậy cũng tạm đủ. Điều cần thiết là phải nhìn thấy Chúa Kitô sống lại và điều đó lịch sử cũng không thể trình bày được mà chỉ có đức tin mới chứng minh được mà thôi.

Thiên thần hiện ra với các phụ nữ, buổi sớm ngày lễ Vượt Qua đã nói với họ:”Tại sao lại đi tìm Người sống giữa những người chết?” (luc 24,5). Tôi phải thú nhận là sau những suy tư, tôi cảm thấy câu trách móc này hình như là thiên thần muốn nói với chính tôi. Thiên thần nói với tôi: “Tai sao ngươi lại bỏ thì giờ đi tìm kiếm giữa những người đã chết và những lý lẽ nơi lịch sử, Đấng đang sống, đang hoạt động trong Giáo Hội và trong thế giới ngày hôm nay? Hãy đi nói với những người anh em của ngươi là Chúa Kitô đã sống lại.”

Nếu không có điều gì ràng buộc tôi, thì tôi cũng có thể làm như thế này. Tôi sẽ từ bỏ việc dạy học về lịch sử Nguồn gốc Kitô giáo đã 30 năm qua để đi loan báo nước Trời, nhưng bây giờ khi tôi phải đối diện với những kích bác và những khước từ có kế hoạch về chân lý của Tin Mừng. Tôi nhận thấy tôi có bổn phận phải tiếp tục công việc tôi đang làm.

Vì vậy tôi quyết định dùng những bình giải các bài Phúc Âm ngày Chúa Nhật chống lại khuynh hướng có tính cách thương mại và giúp cho những ai đọc các bình giải của tôi có một ý niệm vững vàng về Chúa Giêsu Kitô thay vì bị chi phối bởi những hào nhoáng tuyên truyền quảng cáo của thế giới ngày hôm nay.