Vatican - Sáng thứ Hai 23/4/2007, phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố một lá thư Đức Thánh Cha viết cho bà thủ tướng Đức Angela Merkel, người sẽ là chủ nhà trong cuộc họp G8 sắp diễn ra tại Heiligendamm, Đức quốc vào tháng Sáu tới đây. Trong thư Đức Thánh Cha xin các nhà lãnh đạo G8 xóa nợ cho các nước nghèo.
Trong thư, Đức Thánh Cha bày tỏ sự đánh giá cao của ngài đối với tuyên bố của bà Angela Merkel, theo đó một trong những nghị trình chính được đưa ra thảo luận lần này là vấn đề xóa và giảm nợ cho các nước nghèo, đặc biệt là tại Phi Châu.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết lá thư của Đức Thánh Cha đã được viết ngày 16/12 năm ngoái và đã được gởi cho bà Angela Merkel. Hôm nay Tòa Thánh mới công bố lá thư này sau khi nhận được hồi âm của nước Đức theo đó Đức cam kết với Đức Thánh Cha là sẽ dấn thân hết sức đáp ứng yêu cầu của Đức Thánh Cha.
Vấn đề nợ nước ngoài lãi mẹ đẻ lãi con là một trong những vấn đề bất công trầm trọng trong thế giới mà các Đức Giáo Hoàng đều lên tiếng. Trong thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới 2005, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nêu cụ thể trường hợp của Phi Châu như một dẫn chứng hùng hồn về thảm trạng nợ nước ngoài đang chồng chất những gánh nặng lên đầu lên cổ người dân nghèo đói tại đây. Nhiều người tại các nước phương Tây có cảm giác về Phi Châu như một lục địa “ăn bám” thế giới, họ biết đâu rằng, mỗi năm Phi Châu “viện trợ” cho các nước giàu trên thế giới hơn 4 tỷ Mỹ Kim.
Một vài con số sau đây trích từ các báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy ai “viện trợ” cho ai?
Trong thập niên 1980, tổng số nợ nước ngoài của các nước trên đường phát triển là 1500 tỷ Mỹ Kim. Con số này lên đến 2300 tỷ Mỹ Kim trong năm 1998, và năm ngoái lên đến 2430 tỷ Mỹ Kim. Số tiền lời các nước đang phát triển phải trả cho các nước phương Tây là 295 tỷ Mỹ Kim trong năm 1998. Con số này là 372 tỷ Mỹ Kim trong năm 2003. Như vậy, mỗi ngày các nước nghèo chung vai đóng góp cho các nước giàu hơn một tỷ Mỹ Kim.
Tính riêng Phi Châu, tổng số nợ hiện nay là 300 tỷ Mỹ Kim. Riêng khu vực miền Nam sa mạc Sahara, nơi đói khổ nhất, tổng số nợ lên đến 220 tỷ. Tổng số nợ ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara trước năm 2000 là 228 tỷ. Tòa Thánh, cụ thể là Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình dưới thời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, đã mở một chiến dịch quy mô xin tha và giảm nợ cho các nước nghèo. Kết quả của những cuộc vận động ráo riết đó là 27 quốc gia được giảm nợ với tổng số nợ được giảm là hơn 50 tỷ Mỹ Kim. Hầu hết các quốc gia được giảm nợ là các quốc gia trong khu vực miền Nam sa mạc Sahara.
Tiền lời các nước Phi Châu trả cho các nước phương Tây trong năm 2003 là 15.8 tỷ Mỹ Kim. Trong khi đó, Phi Châu nhận được 12.7 tỷ Mỹ Kim tiền viện trợ. Con số 15.8 tỷ Mỹ Kim là dưới mức tiền lời phải trả. Thành ra, số nợ ngày càng chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con. Theo báo cáo của World Bank, cứ $1 vay mượn, người dân Phi Châu phải trả $13 tiền lời. Tổng số tiền các nước Phi Châu phải trả cho các nước phương Tây hàng năm gấp 3 lần số tiền các chính phủ phương Tây chi phí cho các dịch vụ xã hội, giáo dục và y tế.
Trong khi đó, hơn 30 triệu người dân Phi Châu đang nhiễm vi trùng liệt kháng, 38 triệu người thường xuyên thiếu ăn và thiếu cả nước sạch để uống. Tỷ lệ tử vong của trẻ em Phi Châu là 92 phần ngàn. Lục địa nghèo đói, bần cùng, bệnh hoạn kinh khủng như vậy mỗi ngày phải chung vai đóng góp cho các nước giàu hơn một tỷ Mỹ Kim!
Trong thư, Đức Thánh Cha bày tỏ sự đánh giá cao của ngài đối với tuyên bố của bà Angela Merkel, theo đó một trong những nghị trình chính được đưa ra thảo luận lần này là vấn đề xóa và giảm nợ cho các nước nghèo, đặc biệt là tại Phi Châu.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết lá thư của Đức Thánh Cha đã được viết ngày 16/12 năm ngoái và đã được gởi cho bà Angela Merkel. Hôm nay Tòa Thánh mới công bố lá thư này sau khi nhận được hồi âm của nước Đức theo đó Đức cam kết với Đức Thánh Cha là sẽ dấn thân hết sức đáp ứng yêu cầu của Đức Thánh Cha.
Vấn đề nợ nước ngoài lãi mẹ đẻ lãi con là một trong những vấn đề bất công trầm trọng trong thế giới mà các Đức Giáo Hoàng đều lên tiếng. Trong thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới 2005, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nêu cụ thể trường hợp của Phi Châu như một dẫn chứng hùng hồn về thảm trạng nợ nước ngoài đang chồng chất những gánh nặng lên đầu lên cổ người dân nghèo đói tại đây. Nhiều người tại các nước phương Tây có cảm giác về Phi Châu như một lục địa “ăn bám” thế giới, họ biết đâu rằng, mỗi năm Phi Châu “viện trợ” cho các nước giàu trên thế giới hơn 4 tỷ Mỹ Kim.
Một vài con số sau đây trích từ các báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới cho thấy ai “viện trợ” cho ai?
Trong thập niên 1980, tổng số nợ nước ngoài của các nước trên đường phát triển là 1500 tỷ Mỹ Kim. Con số này lên đến 2300 tỷ Mỹ Kim trong năm 1998, và năm ngoái lên đến 2430 tỷ Mỹ Kim. Số tiền lời các nước đang phát triển phải trả cho các nước phương Tây là 295 tỷ Mỹ Kim trong năm 1998. Con số này là 372 tỷ Mỹ Kim trong năm 2003. Như vậy, mỗi ngày các nước nghèo chung vai đóng góp cho các nước giàu hơn một tỷ Mỹ Kim.
Tính riêng Phi Châu, tổng số nợ hiện nay là 300 tỷ Mỹ Kim. Riêng khu vực miền Nam sa mạc Sahara, nơi đói khổ nhất, tổng số nợ lên đến 220 tỷ. Tổng số nợ ở khu vực miền Nam sa mạc Sahara trước năm 2000 là 228 tỷ. Tòa Thánh, cụ thể là Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình dưới thời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, đã mở một chiến dịch quy mô xin tha và giảm nợ cho các nước nghèo. Kết quả của những cuộc vận động ráo riết đó là 27 quốc gia được giảm nợ với tổng số nợ được giảm là hơn 50 tỷ Mỹ Kim. Hầu hết các quốc gia được giảm nợ là các quốc gia trong khu vực miền Nam sa mạc Sahara.
Tiền lời các nước Phi Châu trả cho các nước phương Tây trong năm 2003 là 15.8 tỷ Mỹ Kim. Trong khi đó, Phi Châu nhận được 12.7 tỷ Mỹ Kim tiền viện trợ. Con số 15.8 tỷ Mỹ Kim là dưới mức tiền lời phải trả. Thành ra, số nợ ngày càng chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con. Theo báo cáo của World Bank, cứ $1 vay mượn, người dân Phi Châu phải trả $13 tiền lời. Tổng số tiền các nước Phi Châu phải trả cho các nước phương Tây hàng năm gấp 3 lần số tiền các chính phủ phương Tây chi phí cho các dịch vụ xã hội, giáo dục và y tế.
Trong khi đó, hơn 30 triệu người dân Phi Châu đang nhiễm vi trùng liệt kháng, 38 triệu người thường xuyên thiếu ăn và thiếu cả nước sạch để uống. Tỷ lệ tử vong của trẻ em Phi Châu là 92 phần ngàn. Lục địa nghèo đói, bần cùng, bệnh hoạn kinh khủng như vậy mỗi ngày phải chung vai đóng góp cho các nước giàu hơn một tỷ Mỹ Kim!