Nếu Chúa Giêsu Ở Haiti Thì Chúa Sẽ Nói…(kỳ 3)
"Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng ta!” (Mc 10:14)
Bac d’aquin (đọc là Bắc Đa Can) là họ đạo nghèo nhất trong 8 họ đạo mà tôi ghé thăm. Khi chúng tôi đến nơi thì trời đã khá chiều. Những sánh sáng yếu ớt còn “sót” lại của ông mặt trời đang cố vươn lên toả ra những hạt sáng cuối cùng trước khi đi vào giấc ngủ của đêm trường. Đối với người dân làng quê Haiti, thì chiều nào cũng như chiều nào, khi ánh mặt trời khuất bóng thì mọi người ai về nhà nấy và… lên giường. Theo như lời họ thì “thức để làm gì, khi bóng tối vây quanh – không đèn, không điện.”
Nhưng hôm nay thì khác hẳn mọi hôm - họ đã tập trung ở nhà thờ, hay nói đúng hơn là một cái chòi xiêu vẹo để đón chúng tôi. Họ vừa ca, vừa hát, vừa vỗ tay chào đón chúng tôi bước vào nhà thờ. Tôi ngượng “chín” người – vì đây là lần đầu tiên trong đời được tiếp đón long trọng như thế! Tuy chẳng hiểu ất giáp gì nhưng biết là họ đang đón chào mình!
Nhà thờ vẫn trống rỗng (như bao nhà thờ khác tôi thấy ở Haiti) có một số băng ghế dài khoảng 4 mét được xếp thành hai hàng - và một chiếc bàn nhỏ dùng làm bàn thờ. Tôi nói nhỏ vào tai ông Mike:
- Ông hỏi tôi khi chúng ta ở những giáo xứ trước là mỗi băng ghế như vậy thì ngồi được bao nhiêu người? và tôi đã trả lời: "Bao nhiêu người cũng được” và bây giờ ông tin tôi chưa?
- Dạ con đếm ở dãy ghế đầu (khoảng 4 mét) có tổng tộng 18 người ngồi! Ông Mike trả lời. (Ông cần chụp tấm hình này đem về cho giáo xứ mình thấy để họ không “giành chỗ” để áo lạnh hay cảm thấy khó chịu khi phải ngồi gần một người khác!)
- Con cũng nghĩ vậy.
Hôm nay tự nhiên trở thành “người nối tiếng” lúc nào không biết. Nổi tiếng không phải vì tôi đã làm gì hay nói gì, mà nổi tiếng vì tôi là “dị nhân”. Những người dân bản xứ ở đây chưa bao giờ nhìn thấy một người Á Châu – nên họ cứ nhìn tôi chằm chằm. Đến lúc cha Remé giới thiệu tôi là một Linh Mục thì họ càng nhìn tôi “kỹ” hơn. Tôi có cảm giác như là mình đang bị “soi mói” không còn chỗ nào được che kín. Họ “soi mói” tôi cũng giống như tôi đã từng “soi mói” những người da trắng tôi gặp trước khi đi Mỹ. “Soi mói” với một sự tò mò cao độ nhưng với tất cả tình thân thương!
Tôi cùng trẻ em ở Haiti
Để mặc cho Cha Remé và hai người đồng hành nói chuyện với họ, tôi bước ra khỏi nhà thờ nơi có một đám trẻ khoảng mấy chục đứa đang ngóng đầu vào trong. Có một đứa trên tay cầm trái banh, tôi bước tới giơ tay muợn trái banh, thảy ra sân và giơ tay mời chúng. Chúng nhìn tôi vẻ ngạc nhiên, sau đó quay qua nhìn nhau, rồi đồng loạt gật đầu và chạy ra sân. Gọi là sân đá banh, nhưng thật sự đó là mảnh đất dính liền với nhà thờ. Cây cỏ mọc thành bụi và có cả những cây gai giống như cây mắc cỡ ở Việt Nam, nhưng gai thì cứng và dài hơn một chút.
Chúng tôi chia làm hai đội và bắt đầu… cuộc chiến. Đã lâu lắm rồi tôi không đá banh nên thở ra cả màng tai. Nhưng cứ mỗi lần chân tôi đụng banh là các “khán giả cuồng nhiệt” trẻ măng của tôi đứng ngoài hò hét vang dội cả một góc trời. Tôi không biết bọn trẻ la hét cái gì nhưng tôi nghe tên tôi rõ mồn một theo từng nhịp dẫm chân của chúng: Mar-Ti-No! Mar-Ti-No! Mar-Ti-No! Và khi tôi ghi được một bàn thắng thì “bóng chiều” của làng quê gần như là nổ tung ra - với tiếng reo hò của bọn trẻ. Chúng chạy tràn ra sân đè tôi xuống, nhảy đè lên người tôi và sau khi tôi đã “ngoi ngóp” đứng dậy thì chúng “high-five” tôi! Thật đúng khi người ta nói: “Bóng đá là ngôn từ của sự cảm thông!”
Sau trận bóng đá kép dài chỉ khoảng… 20 phút là cơn xuyễn đã làm chặn “khí quản” của tôi. Được dặn từ trước về căn bệnh “bất trị” này, ông chủ tịch hội đồng mục vụ cõng tôi trên vai để mang tôi về xe và mở máy lạnh và bơm thuốc trợ thở để tôi hồi phục. Khi mở mắt ra, tôi thấy các em đang bu đầy chung quanh xe, mặt em nào cũng tỏ ra lo lắng. Thấy tôi ngồi dậy, chúng vỗ tay reo hò và đó cũng là lúc tôi giơ tay… vẫy chào tạm biệt các em. Vâng, chỉ tạm biệt thôi vì tôi sẽ trở lại - Hứa với các em đó – Cha sẽ trở lại nhé!
Chút Suy Tư:
Bạn thân mến, chỉ đơn giản thế thôi, tôi đã được sống và cảm nhận được tình yêu! Tình yêu không cùng ngôn ngữ, nhưng được thể hiện qua ánh mắt và con tim. Tình yêu không vị lợi, không ghen ghét, không phân biệt giai cấp hay giàu nghèo. Các em đã cho tôi rất nhiều - nhiều hơn là tôi cho đi! Ước mong sao thế giới này không còn những hận thù ghen ghét nhưng chỉ toàn tình yêu vì “Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là muôn đệ của Thầy, là các con hãy yêu thương nhau.” (Jn 13:35)
"Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng ta!” (Mc 10:14)
Bac d’aquin (đọc là Bắc Đa Can) là họ đạo nghèo nhất trong 8 họ đạo mà tôi ghé thăm. Khi chúng tôi đến nơi thì trời đã khá chiều. Những sánh sáng yếu ớt còn “sót” lại của ông mặt trời đang cố vươn lên toả ra những hạt sáng cuối cùng trước khi đi vào giấc ngủ của đêm trường. Đối với người dân làng quê Haiti, thì chiều nào cũng như chiều nào, khi ánh mặt trời khuất bóng thì mọi người ai về nhà nấy và… lên giường. Theo như lời họ thì “thức để làm gì, khi bóng tối vây quanh – không đèn, không điện.”
Nhưng hôm nay thì khác hẳn mọi hôm - họ đã tập trung ở nhà thờ, hay nói đúng hơn là một cái chòi xiêu vẹo để đón chúng tôi. Họ vừa ca, vừa hát, vừa vỗ tay chào đón chúng tôi bước vào nhà thờ. Tôi ngượng “chín” người – vì đây là lần đầu tiên trong đời được tiếp đón long trọng như thế! Tuy chẳng hiểu ất giáp gì nhưng biết là họ đang đón chào mình!
Nhà thờ vẫn trống rỗng (như bao nhà thờ khác tôi thấy ở Haiti) có một số băng ghế dài khoảng 4 mét được xếp thành hai hàng - và một chiếc bàn nhỏ dùng làm bàn thờ. Tôi nói nhỏ vào tai ông Mike:
- Ông hỏi tôi khi chúng ta ở những giáo xứ trước là mỗi băng ghế như vậy thì ngồi được bao nhiêu người? và tôi đã trả lời: "Bao nhiêu người cũng được” và bây giờ ông tin tôi chưa?
- Dạ con đếm ở dãy ghế đầu (khoảng 4 mét) có tổng tộng 18 người ngồi! Ông Mike trả lời. (Ông cần chụp tấm hình này đem về cho giáo xứ mình thấy để họ không “giành chỗ” để áo lạnh hay cảm thấy khó chịu khi phải ngồi gần một người khác!)
- Con cũng nghĩ vậy.
Hôm nay tự nhiên trở thành “người nối tiếng” lúc nào không biết. Nổi tiếng không phải vì tôi đã làm gì hay nói gì, mà nổi tiếng vì tôi là “dị nhân”. Những người dân bản xứ ở đây chưa bao giờ nhìn thấy một người Á Châu – nên họ cứ nhìn tôi chằm chằm. Đến lúc cha Remé giới thiệu tôi là một Linh Mục thì họ càng nhìn tôi “kỹ” hơn. Tôi có cảm giác như là mình đang bị “soi mói” không còn chỗ nào được che kín. Họ “soi mói” tôi cũng giống như tôi đã từng “soi mói” những người da trắng tôi gặp trước khi đi Mỹ. “Soi mói” với một sự tò mò cao độ nhưng với tất cả tình thân thương!
Tôi cùng trẻ em ở Haiti
Để mặc cho Cha Remé và hai người đồng hành nói chuyện với họ, tôi bước ra khỏi nhà thờ nơi có một đám trẻ khoảng mấy chục đứa đang ngóng đầu vào trong. Có một đứa trên tay cầm trái banh, tôi bước tới giơ tay muợn trái banh, thảy ra sân và giơ tay mời chúng. Chúng nhìn tôi vẻ ngạc nhiên, sau đó quay qua nhìn nhau, rồi đồng loạt gật đầu và chạy ra sân. Gọi là sân đá banh, nhưng thật sự đó là mảnh đất dính liền với nhà thờ. Cây cỏ mọc thành bụi và có cả những cây gai giống như cây mắc cỡ ở Việt Nam, nhưng gai thì cứng và dài hơn một chút.
Chúng tôi chia làm hai đội và bắt đầu… cuộc chiến. Đã lâu lắm rồi tôi không đá banh nên thở ra cả màng tai. Nhưng cứ mỗi lần chân tôi đụng banh là các “khán giả cuồng nhiệt” trẻ măng của tôi đứng ngoài hò hét vang dội cả một góc trời. Tôi không biết bọn trẻ la hét cái gì nhưng tôi nghe tên tôi rõ mồn một theo từng nhịp dẫm chân của chúng: Mar-Ti-No! Mar-Ti-No! Mar-Ti-No! Và khi tôi ghi được một bàn thắng thì “bóng chiều” của làng quê gần như là nổ tung ra - với tiếng reo hò của bọn trẻ. Chúng chạy tràn ra sân đè tôi xuống, nhảy đè lên người tôi và sau khi tôi đã “ngoi ngóp” đứng dậy thì chúng “high-five” tôi! Thật đúng khi người ta nói: “Bóng đá là ngôn từ của sự cảm thông!”
Sau trận bóng đá kép dài chỉ khoảng… 20 phút là cơn xuyễn đã làm chặn “khí quản” của tôi. Được dặn từ trước về căn bệnh “bất trị” này, ông chủ tịch hội đồng mục vụ cõng tôi trên vai để mang tôi về xe và mở máy lạnh và bơm thuốc trợ thở để tôi hồi phục. Khi mở mắt ra, tôi thấy các em đang bu đầy chung quanh xe, mặt em nào cũng tỏ ra lo lắng. Thấy tôi ngồi dậy, chúng vỗ tay reo hò và đó cũng là lúc tôi giơ tay… vẫy chào tạm biệt các em. Vâng, chỉ tạm biệt thôi vì tôi sẽ trở lại - Hứa với các em đó – Cha sẽ trở lại nhé!
Chút Suy Tư:
Bạn thân mến, chỉ đơn giản thế thôi, tôi đã được sống và cảm nhận được tình yêu! Tình yêu không cùng ngôn ngữ, nhưng được thể hiện qua ánh mắt và con tim. Tình yêu không vị lợi, không ghen ghét, không phân biệt giai cấp hay giàu nghèo. Các em đã cho tôi rất nhiều - nhiều hơn là tôi cho đi! Ước mong sao thế giới này không còn những hận thù ghen ghét nhưng chỉ toàn tình yêu vì “Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là muôn đệ của Thầy, là các con hãy yêu thương nhau.” (Jn 13:35)