SAIGÒN -- Tôi nhận được thiệp mời tham dự chương trình Đêm nhạc Ca Lên Đi với chủ đề Ngợi Ca tình yêu- kỷ niệm 50 năm viết thánh ca của linh mục nhạc sĩ Kim Long, trong lòng rất mừng và vui, nghĩ tới ngày tham dự tôi háo hức. Nghe Kim Long đã lâu, hát Kim Long đã nhiều song hạnh ngộ thì chưa từng nên nôn nóng đến ngày thưởng thức đêm Thánh ca Kim Long.
Rồi ngày 14 tháng 5 cũng tới, nhưng có lẽ không phải một mình tôi buồn mà tất cả những người nhận được thiệp mời của cha cũng buồn, những học trò yêu dấu, những bạn hữu nghĩa thiết, những người đứng ra tổ chức cũng không thể vượt qua nỗi buồn. Hôm đó trời mưa từ sáng sớm, mưa nặng hạt, mưa lớn và dai dẳng, hết đợt này đến đợt khác. Chiều 4 giờ vẫn mưa, 6g vẫn mưa. Có lẽ không chỉ mình tôi cầu nguyện giùm cha, mà rất nhiều người mộ điệu cha cũng chung một ý cầu ngyện cho đêm thánh ca có thể diễn ra suôn sẻ, nhưng trời vẫn mưa. Còn 1 tiếng nữa là khai mạc, tôi trù trừ không muốn đi, vì chương trình tổ chức tại sân Trung Tâm Mục Vụ tổng giáo phận Sài Gòn, thì chắc chắn là “đội mưa” rồi. Nhưng ai cũng như tôi thì ai sẽ đến thưởng thức đêm thánh ca có một không hai này. Tôi quyết định khoác áo mưa lên đường, quãng đường gần 20 cây số từ Thủ Đức đến Sài Gòn sao xa thế.
Đến nơi, mọi điều trước mắt làm những ý nghĩ ở nhà của tôi bị đánh bẹp thảm hại. Trước lối vào sân trung tâm mục vụ chật cứng, nào người nào xe, tấp nập, nào áo mưa, nào dù chen chúc…Vội vàng tìm chỗ gửi xe, tôi theo đoàn người vào sân. Đúng 7g tối, khảng sân của Trung Tâm mục Vụ rộng là thế mà bây giờ không còn một cái ghế trống. Mọi người đã ổn định chỗ ngồi từ bao giờ. Tôi cứ tưởng một mình tôi thương cha Kim Long, hoá ra còn nhiều người khác, tôi bị “bé cái lầm”.
Khách mời đông đến nỗi MC Tiến Lộc trong lời chào mừng đã nói: Kính thưa quý cha và quý khách, vì quá đông nên con không thể nhận ra đâu là quý khách đến từ Tổng giáo phận Hà Nội, tổng Giáo phận Huế và Tổng Giáo phận Sài Gòn, chúng con xin được chào chung một lần, tiếng vỗ tay đồng cảm vang lên từ các phía dồn dập và tiếng cười ấm áp vang lên sau lời chào dí dỏm, dễ thương của cha.
Khai mạc cho đêm Thánh ca NGỢI CA TÌNH YÊU, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống- Chủ Tịch Uỷ Ban Văn Hoá thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bày tỏ 3 điểm đặc biệt của đêm Thánh ca này. Trước hết là kỷ niệm 50 năm viết thánh ca của một tác giả, người viết bài hát mà bất cứ người Kitô hữu nào cũng thuộc nằm lòng, đó là bài CON HÂN HOAN, được viết năm tác giả 17 tuổi, đến hôm nay 50 năm sau cha Kim Long đã sở hữu cả một “ kho” thánh ca hơn 3 ngàn bài hát. 24 bài hát đêm nay chỉ là chút lòng thành hậu thế gồm biết bao thế hệ học trò trình bày như là lời tri ân thầy của mình. Điểm thứ hai chương trình tập trung về một tác giả duy nhất. Nửa thế kỷ trôi qua với một Kim Long mục tử tốt lành, một Kim Long thầy dạy tận tình, một Kim Long chan hoà cuộc sống và một Kim Long đang yêu. Tiếng vỗ tay từ và nụ cười của khán giả như đồng tình với Đức cha Giuse. Với giọng nói lôi cuốn sẵn có, Đức cha Giuse còn cho mọi người thấy nhạc sĩ Kim Long còn là một con người khác. Ngài nói tiếp: U. 70 rồi mà vẫn yêu, không yêu kiểu lai rai, không yêu kiểu phong trào mà yêu như vũ bão, yêu không đáp trả và yêu một cách hiến dâng trọn vẹn. Điểm đặc biệt cuối cùng : đêm nay sẽ là đêm cổ vũ cách nồng nhiệt nhất cho nền thánh nhạc Việt Nam- là nỗi thao thức đến cháy lòng của những người luôn đau đáu nghĩ về nền thánh nhạc Giáo hội.
Dứt lời của Đức cha Giuse, toàn thể khán giả được mời gọi hợp ca bài hát Ca lên đi 3 của cha Kim Long với sự điều khiển của người học trò yêu quý linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy.
Để hiểu hơn một chút về tác giả của những tác phẩm được trình bày, ban tổ chức đã cho khán giả lắng nghe buổi trò chuyện trực tiếp giữa nhà thơ Đình Bảng và cha Kim Long. Nhà thơ Đình Bảng giới thiệu sơ lược về tác giả, con người mà một đời hiến dâng cho sự nghiệp âm nhạc chỉ với đề tài ca ngợi tình yêu Chúa. Và một câu hỏi gần như là hóc búa, đầy tế nhị được nhà thơ Đình Bảng phỏng vấn nhạc sĩ Kim Long: Thưa cha với bài thơ màu tím hoa sim của Hữu Loan và 10 nốt nhạc của bài hát Tôi yêu tiếng nước tôi của Phạm Duy, mỗi tác phẩm ấy được mua với giá 100 triệu. Vậy với hơn 3 ngàn tác phẩm thánh ca của mình cha nghĩ gì? Bằng một giọng điềm đạm từ tốn người nhạc sĩ bước vào tuổi thất thập cổ lai hy trả lời như sau: Tôi viết thánh ca để dâng lên Thiên Chúa, tôi không đòi một triệu nào hết. Đi bất cứ nơi đâu mà nghe những bài thánh ca mình sáng tác là tôi vui lắm rồi. Những nơi nào muốn sử dụng thánh ca của tôi in vào tập sách nào đó tôi đều giơ cả hai chân và hai tay ra ký…Tôi xin hết lòng viết và như thế cuộc đời tôi không nhận được một triệu nào mà tôi cảm nghiệm rằng mình còn được nhiều hơn như thế. Và cha Kim Long đã nhận được những tràng pháo tay tưởng như không dứt của các môn sinh và những người ngưỡng mộ. Người nhạc sĩ viết thánh ca khác với nhạc sĩ viết nhạc ngoài đời là thế, rõ ràng nhất trước mắt chúng ta là chương trình đêm Thánh Ca này không có một logo của bất cứ nhà tài trợ nào- nhà thơ Đình Bảng một lần nữa lại làm sáng ý của một đời nhạc sĩ Thánh ca.
Với sự hiện diện của các ca đoàn: Vượt Qua, Thiện Chí, Mân Côi, Sao Mai, Thanh Đa, Tân Thái Sơn, Thiếu nhi Đaminh- Ba Chuông và liên ca đoàn hạt Thủ Đức, cũng như sự góp mặt của quý thầy Đại chủng vịên Thánh Giuse Sàigon, liên dòng nữ và dòng MTG Gò Vấp...cùng các ca sĩ công giáo tên tuổi và đầy nhiệt huyết như Gia Ân, Tấn Đạt, Xuân Trường, trần Ngọc, Diệu Hiền, Mai Thảo…tất cả đã làm cho Trung Tâm Mục Vụ trở thành một không gian Thánh ca. Không một tiếng nói chuyện, không có sự di chuyển ồn ào, tất cả ngồi theo hàng tăm tắp lắng nghe, chìm vào một lời mời gọi yêu thương và ngợi ca tình yêu mà những tác phẩm tâm huyết nhất của linh mục nhạc sĩ được thể hiện.
Chỉ hơn một nửa giờ khai mạc,như một phép lạ, mưa nhẹ hạt dần và ngừng hẳn…ai cũng thở phào nhẹ nhõm.
Chương trình được chia làm hai phần với ngợi ca tình yêu và đáp trả tình yêu. Và dù tôi muốn ở lại thưởng thức cho hết, cho đến tận cuối cùng để thể hiện lòng trân quý của mình với người linh mục nhạc sĩ, người thầy đáng kính, song đường về nhà khá xa và đã quá giờ đóng cửa của tu viện, tôi đành ra về sớm trong sự nuối tiếc. Cho dù vậy tôi vẫn cảm tạ Chúa đã cho tôi cơ hội được cầu nguyện hai lần vì theo lời thánh Âu- tinh: hát là cầu nguyện hai lần. Tôi đã đến, đã hát và đã cùng chung chia với niềm vui của người nhạc sĩ một lòng tận tâm và tận lực với giáo hội Việt Nam với nền thánh nhạc Việt Nam và đặc biệt với Thiên Chuá- Đấng đã chọn và gọi Ngài.
Tôi ra về dưới bầu tời lấp lánh vài ánh sao đêm, nhưng chắc chắn rằng một lát nữa thôi không chỉ một ánh sao mà sẽ xuất hiện hằng hà sa số những vì sao thắp sáng cả bầu trời.
Minh Nguyên
Rồi ngày 14 tháng 5 cũng tới, nhưng có lẽ không phải một mình tôi buồn mà tất cả những người nhận được thiệp mời của cha cũng buồn, những học trò yêu dấu, những bạn hữu nghĩa thiết, những người đứng ra tổ chức cũng không thể vượt qua nỗi buồn. Hôm đó trời mưa từ sáng sớm, mưa nặng hạt, mưa lớn và dai dẳng, hết đợt này đến đợt khác. Chiều 4 giờ vẫn mưa, 6g vẫn mưa. Có lẽ không chỉ mình tôi cầu nguyện giùm cha, mà rất nhiều người mộ điệu cha cũng chung một ý cầu ngyện cho đêm thánh ca có thể diễn ra suôn sẻ, nhưng trời vẫn mưa. Còn 1 tiếng nữa là khai mạc, tôi trù trừ không muốn đi, vì chương trình tổ chức tại sân Trung Tâm Mục Vụ tổng giáo phận Sài Gòn, thì chắc chắn là “đội mưa” rồi. Nhưng ai cũng như tôi thì ai sẽ đến thưởng thức đêm thánh ca có một không hai này. Tôi quyết định khoác áo mưa lên đường, quãng đường gần 20 cây số từ Thủ Đức đến Sài Gòn sao xa thế.
Đến nơi, mọi điều trước mắt làm những ý nghĩ ở nhà của tôi bị đánh bẹp thảm hại. Trước lối vào sân trung tâm mục vụ chật cứng, nào người nào xe, tấp nập, nào áo mưa, nào dù chen chúc…Vội vàng tìm chỗ gửi xe, tôi theo đoàn người vào sân. Đúng 7g tối, khảng sân của Trung Tâm mục Vụ rộng là thế mà bây giờ không còn một cái ghế trống. Mọi người đã ổn định chỗ ngồi từ bao giờ. Tôi cứ tưởng một mình tôi thương cha Kim Long, hoá ra còn nhiều người khác, tôi bị “bé cái lầm”.
Khách mời đông đến nỗi MC Tiến Lộc trong lời chào mừng đã nói: Kính thưa quý cha và quý khách, vì quá đông nên con không thể nhận ra đâu là quý khách đến từ Tổng giáo phận Hà Nội, tổng Giáo phận Huế và Tổng Giáo phận Sài Gòn, chúng con xin được chào chung một lần, tiếng vỗ tay đồng cảm vang lên từ các phía dồn dập và tiếng cười ấm áp vang lên sau lời chào dí dỏm, dễ thương của cha.
Khai mạc cho đêm Thánh ca NGỢI CA TÌNH YÊU, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống- Chủ Tịch Uỷ Ban Văn Hoá thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bày tỏ 3 điểm đặc biệt của đêm Thánh ca này. Trước hết là kỷ niệm 50 năm viết thánh ca của một tác giả, người viết bài hát mà bất cứ người Kitô hữu nào cũng thuộc nằm lòng, đó là bài CON HÂN HOAN, được viết năm tác giả 17 tuổi, đến hôm nay 50 năm sau cha Kim Long đã sở hữu cả một “ kho” thánh ca hơn 3 ngàn bài hát. 24 bài hát đêm nay chỉ là chút lòng thành hậu thế gồm biết bao thế hệ học trò trình bày như là lời tri ân thầy của mình. Điểm thứ hai chương trình tập trung về một tác giả duy nhất. Nửa thế kỷ trôi qua với một Kim Long mục tử tốt lành, một Kim Long thầy dạy tận tình, một Kim Long chan hoà cuộc sống và một Kim Long đang yêu. Tiếng vỗ tay từ và nụ cười của khán giả như đồng tình với Đức cha Giuse. Với giọng nói lôi cuốn sẵn có, Đức cha Giuse còn cho mọi người thấy nhạc sĩ Kim Long còn là một con người khác. Ngài nói tiếp: U. 70 rồi mà vẫn yêu, không yêu kiểu lai rai, không yêu kiểu phong trào mà yêu như vũ bão, yêu không đáp trả và yêu một cách hiến dâng trọn vẹn. Điểm đặc biệt cuối cùng : đêm nay sẽ là đêm cổ vũ cách nồng nhiệt nhất cho nền thánh nhạc Việt Nam- là nỗi thao thức đến cháy lòng của những người luôn đau đáu nghĩ về nền thánh nhạc Giáo hội.
Dứt lời của Đức cha Giuse, toàn thể khán giả được mời gọi hợp ca bài hát Ca lên đi 3 của cha Kim Long với sự điều khiển của người học trò yêu quý linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy.
Để hiểu hơn một chút về tác giả của những tác phẩm được trình bày, ban tổ chức đã cho khán giả lắng nghe buổi trò chuyện trực tiếp giữa nhà thơ Đình Bảng và cha Kim Long. Nhà thơ Đình Bảng giới thiệu sơ lược về tác giả, con người mà một đời hiến dâng cho sự nghiệp âm nhạc chỉ với đề tài ca ngợi tình yêu Chúa. Và một câu hỏi gần như là hóc búa, đầy tế nhị được nhà thơ Đình Bảng phỏng vấn nhạc sĩ Kim Long: Thưa cha với bài thơ màu tím hoa sim của Hữu Loan và 10 nốt nhạc của bài hát Tôi yêu tiếng nước tôi của Phạm Duy, mỗi tác phẩm ấy được mua với giá 100 triệu. Vậy với hơn 3 ngàn tác phẩm thánh ca của mình cha nghĩ gì? Bằng một giọng điềm đạm từ tốn người nhạc sĩ bước vào tuổi thất thập cổ lai hy trả lời như sau: Tôi viết thánh ca để dâng lên Thiên Chúa, tôi không đòi một triệu nào hết. Đi bất cứ nơi đâu mà nghe những bài thánh ca mình sáng tác là tôi vui lắm rồi. Những nơi nào muốn sử dụng thánh ca của tôi in vào tập sách nào đó tôi đều giơ cả hai chân và hai tay ra ký…Tôi xin hết lòng viết và như thế cuộc đời tôi không nhận được một triệu nào mà tôi cảm nghiệm rằng mình còn được nhiều hơn như thế. Và cha Kim Long đã nhận được những tràng pháo tay tưởng như không dứt của các môn sinh và những người ngưỡng mộ. Người nhạc sĩ viết thánh ca khác với nhạc sĩ viết nhạc ngoài đời là thế, rõ ràng nhất trước mắt chúng ta là chương trình đêm Thánh Ca này không có một logo của bất cứ nhà tài trợ nào- nhà thơ Đình Bảng một lần nữa lại làm sáng ý của một đời nhạc sĩ Thánh ca.
Với sự hiện diện của các ca đoàn: Vượt Qua, Thiện Chí, Mân Côi, Sao Mai, Thanh Đa, Tân Thái Sơn, Thiếu nhi Đaminh- Ba Chuông và liên ca đoàn hạt Thủ Đức, cũng như sự góp mặt của quý thầy Đại chủng vịên Thánh Giuse Sàigon, liên dòng nữ và dòng MTG Gò Vấp...cùng các ca sĩ công giáo tên tuổi và đầy nhiệt huyết như Gia Ân, Tấn Đạt, Xuân Trường, trần Ngọc, Diệu Hiền, Mai Thảo…tất cả đã làm cho Trung Tâm Mục Vụ trở thành một không gian Thánh ca. Không một tiếng nói chuyện, không có sự di chuyển ồn ào, tất cả ngồi theo hàng tăm tắp lắng nghe, chìm vào một lời mời gọi yêu thương và ngợi ca tình yêu mà những tác phẩm tâm huyết nhất của linh mục nhạc sĩ được thể hiện.
Chỉ hơn một nửa giờ khai mạc,như một phép lạ, mưa nhẹ hạt dần và ngừng hẳn…ai cũng thở phào nhẹ nhõm.
Chương trình được chia làm hai phần với ngợi ca tình yêu và đáp trả tình yêu. Và dù tôi muốn ở lại thưởng thức cho hết, cho đến tận cuối cùng để thể hiện lòng trân quý của mình với người linh mục nhạc sĩ, người thầy đáng kính, song đường về nhà khá xa và đã quá giờ đóng cửa của tu viện, tôi đành ra về sớm trong sự nuối tiếc. Cho dù vậy tôi vẫn cảm tạ Chúa đã cho tôi cơ hội được cầu nguyện hai lần vì theo lời thánh Âu- tinh: hát là cầu nguyện hai lần. Tôi đã đến, đã hát và đã cùng chung chia với niềm vui của người nhạc sĩ một lòng tận tâm và tận lực với giáo hội Việt Nam với nền thánh nhạc Việt Nam và đặc biệt với Thiên Chuá- Đấng đã chọn và gọi Ngài.
Tôi ra về dưới bầu tời lấp lánh vài ánh sao đêm, nhưng chắc chắn rằng một lát nữa thôi không chỉ một ánh sao mà sẽ xuất hiện hằng hà sa số những vì sao thắp sáng cả bầu trời.
Minh Nguyên