Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên.
CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA.
Tất cả chúng ta nhờ phép rửa tội đều được tham dự vào sứ vụ loan báo Tin mừng của Đức Giêsu Kitô. Vì thế sau khi Chúa Giêsu lên trời trước sự chứng kiên của các Tông đồ, Chúa không muốn các ngài cứ say mê hướng về trời để chiêm ngưỡng cuộc siêu tôn vinh hiển của Chúa, nhưng Chúa mời gọi các Tông đồ phải trở về trần gian. Trở về trần gian để tiếp nối sứ vụ rao giảng Tin mừng cho muôn dân, để nên nhân chứng của Đức Giêsu Kitô tử nạn và phục sinh (x Lc24,47-48).
Khi chiêm ngắm cuộc đời của Đức Giêsu, chúng ta có thể khám phá rất nhiều con đường giúp chúng ta sống chứng nhân giữa đời. Nhưng thiết nghĩ những con đường sau đây có lẽ cũng không thừa để giúp chúng ta thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng trong môi trường chúng ta đang sống:
1/ Con đường ra đi:
Muốn truyền giáo, muốn trở nên chứng nhân cho Chúa thì phải ra đi.
Abraham là ông lão quê mùa ở thành Ur thuộc xứ Canđê. Ông sẵn sàng từ bỏ quê cha đất tổ để ra đi theo lời Chúa hứa. Ông đến nơi mà ông chưa biết. Nhưng theo lời Chúa hứa ông cứ ra đi. Khi kết thúc cuộc đời và hoàn thành sứ mạng, Abraham đã được Chúa thưởng một món quà thật xứng đáng, khi ông được tặng một danh xưng là Tổ Phụ của một dân tộc. Dân tộc ấy càng ngày càng được phát triển và được củng cố nhờ ơn thánh Chúa.
Chúa Giêsu trước khi thực hiện trương trình cứu độ của Chúa Cha, Ngài cũng phải ra đi. Vì từ cõi trời Ngài đã đi vào trần gian, Ngài đã hoạt đông trong trần gian. Con đường cứu độ của Thiên Chúa không mang tính thụ động hay huyền thoại phù phiếm, nhưng là con đường hy sinh từ bỏ cuộc sống quá khứ để hoà nhập vào trần gian và sống như con người. Đây chính là cuộc ra đi để hy sinh vì nhân loại. Thế nhưng cuộc ra đi của Đức Giêsu còn được nối tiếp bởi con đường quên mình.
2/ Con đường quên mình :
Đức Giêsu Kitô là chứng nhân của Chúa Cha, Ngài không nghĩ gì đến bản thân Ngài, cũng chẳng tha thiết gì đến địa vị của Ngài. Nhưng vì yêu ta Ngài đã cho đi tất cả, Ngài đã quên hết tất cả. Vì Thánh Phaolô đã nói:”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế “(Pl 2,6-7).
Khi thực hiên cách sống quên mình, Chúa Giêsu cũng muốn dạy chúng ta bài học về sự khiêm nhường: Khi ta càng đề cao cá nhân, khi ta càng tô son chét phấn lên chức vụ của mình, thì chúng ta khó có thể đến với tha nhân. Nếu đến với họ thì tư cách của chúng ta cũng giống như hàng công hầu khanh tướng, tự nó vẫn mang khoảng cách quá chênh lệch giữa ta và người khác. Nếu như vậy thì vai trò của chúng ta sẽ đi ngược lại với sứ vụ chứng nhân của Đức Giêsu. Vì Đức Giêsu Kitô là nhân chứng khước từ quyền bính, khước từ cách sống cao sang trưởng giả theo kiểu trần thế. Cả cuộc đời Ngài chỉ biết sống tự hạ như người tôi tớ của Thiên Chúa. Ngài tự hạ để dễ gần gũi với mọi người, để dễ cảm thông những nỗi đau của nhiều người. Cách sống tự hạ của Chúa Giêsu đã là cho Ngài trở nên nhân chứng đích thực của Chúa Cha, đã lôi cuốn và làm thay đổi bao tâm hồn tin Ngài, theo Ngài và yêu mến Ngài.
Vì thế không gì ngạc nhiên khi Đức Hồng Y Bertone, Quốc vụ khanh Toà thánh đã phát biểu hôm ngày 10 tháng 5 năm2007 vừa qua, khi ngài tháp tùng Đức Thánh Cha Bênêdictô trong chuyến viếng thăm mục vụ Brazil, ngài nói: Cach để giữ lại những người Công giáo, làm cho họ quên đi suy tính rời bỏ Giáo Hội Công Giáo, đó là mọi thành phần trong Giáo Hội phải gần gũi và niềm nở với mọi người. Đức Hồng Y đã nhắc lại mẫu gương của Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô II khi Đức Thánh Cha ghi lại trong tiểu sử của ngài: “Tôi cố gắng, và mãi mãi cố gắng gần gũi và niềm nở với mọi người”.
Khi biết quên mình để sống chan hoà gần gũi với mọi người, thì đó cũng là cơ hội để chúng ta nối tiếp sống sứ mạng phục vụ như Chúa.
3/ Con đường phục vụ :
Đức Giêsu đã nói:” Con người đến không phải được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người “(Mt 20,28).
Đức Giêsu Kitô tuy là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã tự hạ mặc lấy thân phận con người. Và trong thân phận con người Ngài đã mang lấy thân kiếp nô lệ. Vai trò của người nô lệ là phục vu. Cứ nhìn vào hành động của Đức Giêsu đối với mọi người thì chúng ta lại càng cảm nhận lời nói của Ngài thật uy tín và có sức thuyết phục. Vì lời nói phục vụ của Chúa luôn đi theo với hành động phục vụ người khác. Chúa Giêsu phục vụ những người đau yếu, Chúa phục vụ những người bị xã hội và tôn giáo loại trừ, Chúa phục vụ không phân biệt Do Thái hay dân ngoại, người công chính hay tội lỗi. Vì tất cả mọi đều là đối tượng để Chúa yêu thương phục vụ. Đỉnh cao sứ mạng phục vụ của Đức Giêsu là Ngài hy sinh mạng sống của Ngài cho chúng ta. Chúa Giêsu hy sinh sự sống của Ngài để sự sống của nhân loại được tồn tại cả đời này và đời sau. Như vậy tất cả lời nói và hành động của Chúa Giêsu đều hướng đến hai chữ phục vụ.
Là nhân chứng củaChúa trong trần gian chúng ta phải đi theo con đường phục vụ như Chúa. Phải biết hy sinh thời gian, hy sinh sức khoẻ, hy sinh tiền của để làm mọi cách sinh lợi ích cho người khác. Điều quan trọng chúng ta có dám làm hay không? Việc làm của chúng có phải là việc làm suất phát từ tâm tình quảng đại như Chúa hay không?. Muốn phục vụ theo ý Chúa và như Chúa đòi hỏi chúng ta phải thanh thoát với những của cải vật chất. Bao lâu còn dính bén với tiền của thì việc phục vụ của chúng ta chỉ mang hình thức bên ngoài, phục vụ theo phong trào. Việc phục vụ ấy như là cái cớ để đem lại sự lợi nhuận cho những việc khác của chúng ta.
Mẫu gương của thánh Phanxicô Assisi sẽ không bao giờ lỗi thời cho vai trò sống chứng nhân phục vụ của chúng ta.
Hôm nay mừng lễ Chúa Giêsu về trời, thì đó cũng thời gian rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu hiện hưũ tại trần gian đã kết thúc. Sứ mạng rao giảng Tin mừng của Chúa sẽ được chuyển giao cho các Tông đồ, những Đấng kế vị các ngài và tất cả mọi thành phần trong Hội thánh. Vì thế là môn đệ của Chúa trong khi rao giảng Tin mừng, chúng ta cố gắng phải giữ uy tín cho Thầy mình, cố gắng giữ uy tín cho Giáo Hội mà Chúa đã thiết lập. Chúng ta hãy theo vết chân Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh để trở nên nhân chứng đích thực của Chúa giữa trần thế, bằng sự ra đi quên mình để sống yêu thương phục vụ như Chúa. Thế nhưng trước mắt vẫn là thách đố cho chúng ta, vì thế phải cần đến sự can đảm để hy sinh, để khước từ những cám dỗ đánh mất đi phẩm chất đích thực của người tông đồ như: Tiện nghi, vật chất, danh vọng, quyền lực. Đây là cơn cám dỗ của thời đại mà hằng ngày nó vẫn tìm mọi cách để xâm nhập vào cuộc sống của những người làm chứng cho Đức Giêsu Kitô trong trần gian.
CHỨNG NHÂN CỦA CHÚA.
Tất cả chúng ta nhờ phép rửa tội đều được tham dự vào sứ vụ loan báo Tin mừng của Đức Giêsu Kitô. Vì thế sau khi Chúa Giêsu lên trời trước sự chứng kiên của các Tông đồ, Chúa không muốn các ngài cứ say mê hướng về trời để chiêm ngưỡng cuộc siêu tôn vinh hiển của Chúa, nhưng Chúa mời gọi các Tông đồ phải trở về trần gian. Trở về trần gian để tiếp nối sứ vụ rao giảng Tin mừng cho muôn dân, để nên nhân chứng của Đức Giêsu Kitô tử nạn và phục sinh (x Lc24,47-48).
Khi chiêm ngắm cuộc đời của Đức Giêsu, chúng ta có thể khám phá rất nhiều con đường giúp chúng ta sống chứng nhân giữa đời. Nhưng thiết nghĩ những con đường sau đây có lẽ cũng không thừa để giúp chúng ta thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng trong môi trường chúng ta đang sống:
1/ Con đường ra đi:
Muốn truyền giáo, muốn trở nên chứng nhân cho Chúa thì phải ra đi.
Abraham là ông lão quê mùa ở thành Ur thuộc xứ Canđê. Ông sẵn sàng từ bỏ quê cha đất tổ để ra đi theo lời Chúa hứa. Ông đến nơi mà ông chưa biết. Nhưng theo lời Chúa hứa ông cứ ra đi. Khi kết thúc cuộc đời và hoàn thành sứ mạng, Abraham đã được Chúa thưởng một món quà thật xứng đáng, khi ông được tặng một danh xưng là Tổ Phụ của một dân tộc. Dân tộc ấy càng ngày càng được phát triển và được củng cố nhờ ơn thánh Chúa.
Chúa Giêsu trước khi thực hiện trương trình cứu độ của Chúa Cha, Ngài cũng phải ra đi. Vì từ cõi trời Ngài đã đi vào trần gian, Ngài đã hoạt đông trong trần gian. Con đường cứu độ của Thiên Chúa không mang tính thụ động hay huyền thoại phù phiếm, nhưng là con đường hy sinh từ bỏ cuộc sống quá khứ để hoà nhập vào trần gian và sống như con người. Đây chính là cuộc ra đi để hy sinh vì nhân loại. Thế nhưng cuộc ra đi của Đức Giêsu còn được nối tiếp bởi con đường quên mình.
2/ Con đường quên mình :
Đức Giêsu Kitô là chứng nhân của Chúa Cha, Ngài không nghĩ gì đến bản thân Ngài, cũng chẳng tha thiết gì đến địa vị của Ngài. Nhưng vì yêu ta Ngài đã cho đi tất cả, Ngài đã quên hết tất cả. Vì Thánh Phaolô đã nói:”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ mọi vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế “(Pl 2,6-7).
Khi thực hiên cách sống quên mình, Chúa Giêsu cũng muốn dạy chúng ta bài học về sự khiêm nhường: Khi ta càng đề cao cá nhân, khi ta càng tô son chét phấn lên chức vụ của mình, thì chúng ta khó có thể đến với tha nhân. Nếu đến với họ thì tư cách của chúng ta cũng giống như hàng công hầu khanh tướng, tự nó vẫn mang khoảng cách quá chênh lệch giữa ta và người khác. Nếu như vậy thì vai trò của chúng ta sẽ đi ngược lại với sứ vụ chứng nhân của Đức Giêsu. Vì Đức Giêsu Kitô là nhân chứng khước từ quyền bính, khước từ cách sống cao sang trưởng giả theo kiểu trần thế. Cả cuộc đời Ngài chỉ biết sống tự hạ như người tôi tớ của Thiên Chúa. Ngài tự hạ để dễ gần gũi với mọi người, để dễ cảm thông những nỗi đau của nhiều người. Cách sống tự hạ của Chúa Giêsu đã là cho Ngài trở nên nhân chứng đích thực của Chúa Cha, đã lôi cuốn và làm thay đổi bao tâm hồn tin Ngài, theo Ngài và yêu mến Ngài.
Vì thế không gì ngạc nhiên khi Đức Hồng Y Bertone, Quốc vụ khanh Toà thánh đã phát biểu hôm ngày 10 tháng 5 năm2007 vừa qua, khi ngài tháp tùng Đức Thánh Cha Bênêdictô trong chuyến viếng thăm mục vụ Brazil, ngài nói: Cach để giữ lại những người Công giáo, làm cho họ quên đi suy tính rời bỏ Giáo Hội Công Giáo, đó là mọi thành phần trong Giáo Hội phải gần gũi và niềm nở với mọi người. Đức Hồng Y đã nhắc lại mẫu gương của Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô II khi Đức Thánh Cha ghi lại trong tiểu sử của ngài: “Tôi cố gắng, và mãi mãi cố gắng gần gũi và niềm nở với mọi người”.
Khi biết quên mình để sống chan hoà gần gũi với mọi người, thì đó cũng là cơ hội để chúng ta nối tiếp sống sứ mạng phục vụ như Chúa.
3/ Con đường phục vụ :
Đức Giêsu đã nói:” Con người đến không phải được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người “(Mt 20,28).
Đức Giêsu Kitô tuy là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã tự hạ mặc lấy thân phận con người. Và trong thân phận con người Ngài đã mang lấy thân kiếp nô lệ. Vai trò của người nô lệ là phục vu. Cứ nhìn vào hành động của Đức Giêsu đối với mọi người thì chúng ta lại càng cảm nhận lời nói của Ngài thật uy tín và có sức thuyết phục. Vì lời nói phục vụ của Chúa luôn đi theo với hành động phục vụ người khác. Chúa Giêsu phục vụ những người đau yếu, Chúa phục vụ những người bị xã hội và tôn giáo loại trừ, Chúa phục vụ không phân biệt Do Thái hay dân ngoại, người công chính hay tội lỗi. Vì tất cả mọi đều là đối tượng để Chúa yêu thương phục vụ. Đỉnh cao sứ mạng phục vụ của Đức Giêsu là Ngài hy sinh mạng sống của Ngài cho chúng ta. Chúa Giêsu hy sinh sự sống của Ngài để sự sống của nhân loại được tồn tại cả đời này và đời sau. Như vậy tất cả lời nói và hành động của Chúa Giêsu đều hướng đến hai chữ phục vụ.
Là nhân chứng củaChúa trong trần gian chúng ta phải đi theo con đường phục vụ như Chúa. Phải biết hy sinh thời gian, hy sinh sức khoẻ, hy sinh tiền của để làm mọi cách sinh lợi ích cho người khác. Điều quan trọng chúng ta có dám làm hay không? Việc làm của chúng có phải là việc làm suất phát từ tâm tình quảng đại như Chúa hay không?. Muốn phục vụ theo ý Chúa và như Chúa đòi hỏi chúng ta phải thanh thoát với những của cải vật chất. Bao lâu còn dính bén với tiền của thì việc phục vụ của chúng ta chỉ mang hình thức bên ngoài, phục vụ theo phong trào. Việc phục vụ ấy như là cái cớ để đem lại sự lợi nhuận cho những việc khác của chúng ta.
Mẫu gương của thánh Phanxicô Assisi sẽ không bao giờ lỗi thời cho vai trò sống chứng nhân phục vụ của chúng ta.
Hôm nay mừng lễ Chúa Giêsu về trời, thì đó cũng thời gian rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu hiện hưũ tại trần gian đã kết thúc. Sứ mạng rao giảng Tin mừng của Chúa sẽ được chuyển giao cho các Tông đồ, những Đấng kế vị các ngài và tất cả mọi thành phần trong Hội thánh. Vì thế là môn đệ của Chúa trong khi rao giảng Tin mừng, chúng ta cố gắng phải giữ uy tín cho Thầy mình, cố gắng giữ uy tín cho Giáo Hội mà Chúa đã thiết lập. Chúng ta hãy theo vết chân Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh để trở nên nhân chứng đích thực của Chúa giữa trần thế, bằng sự ra đi quên mình để sống yêu thương phục vụ như Chúa. Thế nhưng trước mắt vẫn là thách đố cho chúng ta, vì thế phải cần đến sự can đảm để hy sinh, để khước từ những cám dỗ đánh mất đi phẩm chất đích thực của người tông đồ như: Tiện nghi, vật chất, danh vọng, quyền lực. Đây là cơn cám dỗ của thời đại mà hằng ngày nó vẫn tìm mọi cách để xâm nhập vào cuộc sống của những người làm chứng cho Đức Giêsu Kitô trong trần gian.