Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI
Cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Lần Thứ 41
Chủ đề: “Trẻ em và Truyền Thông:
Một Thách Đố cho Giáo Dục”
Anh chị em thân mến,
1. Chủ đề của ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 41, “Trẻ em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Giáo Dục” mời gọi chúng ta suy tư về hai đề tài có liên quan với nhau và có một tầm quan trọng rộng lớn. Trước hết là sự hình thành của trẻ em. Thứ hai, có lẽ kém hiển nhiên hơn, nhưng không kém quan trọng, là sự định hình của các phương tiện truyền thông.
Những thách đố phức hợp giáo dục ngày nay phải đối diện thường được liên kết với ảnh hưởng bao trùm của các phương tiện truyền thông trong thế giới chúng ta. Là một khía cạnh của hiện tượng toàn cầu hóa, và được hưởng thuận lợi từ sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, các phương tiện truyền thông định hướng sâu sắc môi trường văn hóa (x. Tông Thư Sự Phát Triển Nhanh Chóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 3). Thật vậy, nhiều người cho rằng những ảnh hưởng có tính cách định hình của các phương tiện truyền thông mạnh mẽ hơn của trường học, của Giáo Hội, và ngay cả của gia đình. “Thực tại, đối với nhiều người, là những gì truyền thông cho là thật” (Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Aetatis Novae, 4).
2. Quan hệ giữa trẻ em, các phương tiện truyền thông, và giáo dục có thể được xem xét dưới hai khía cạnh: sự hình thành của trẻ em bởi các phương tiện truyền thông; và sự đào tạo trẻ em nhằm đáp trả thích hợp với các phương tiện truyền thông. Một hình thức tương tác xuất hiện ở đây hướng đến những trách nhiệm của các phương tiện truyền thông như một kỹ nghệ; và đến nhu cầu cho sự dự phần tích cực và có phê phán của những độc giả, khán giả và thính giả. Trong khuôn khổ này, việc huấn luyện sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp là cần thiết cho sự phát triển về văn hóa, đạo đức và tinh thần của trẻ em.
Làm sao để thiện ích chung này được bảo vệ và đề cao? Giáo dục trẻ em trở nên biết phân biệt khi dùng các phương tiện truyền thông là một trách nhiệm của các bậc cha mẹ, Giáo Hội và nhà trường. Vai trò của cha mẹ là quan yếu nhất. Họ có quyền và nghĩa vụ bảo đảm việc sử dụng thận trọng các phương tiện truyền thông bằng cách huấn luyện ý thức của trẻ em để bày tỏ các phán đoán đúng và khách quan là những điều giúp chúng lựa chọn hay từ chối những chương trình sẵn có ( x. Tông Huấn Familiaris Consortio của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 76). Để làm điều này, các bậc cha mẹ đáng được khích lệ và trợ giúp từ các trường học và giáo xứ để bảo đảm rằng khía cạnh phụ đạo khó khăn nhưng đáng hài lòng này được nâng đỡ bởi một cộng đoàn rộng lớn hơn.
Các phương tiện truyền thông giáo dục cần phải là tích cực. Khi được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức, trẻ em được trợ giúp để phát triển khả năng đánh giá, sự thận trọng và những năng khiếu về nhận thức. Ở đây, điều quan trọng là chúng ta cần nhận ra giá trị căn bản của mẫu gương của bậc cha mẹ và những lợi ích khi giới thiệu với các thiếu nhi những tác phẩm văn học cổ điển, những hình thức nghệ thuật tốt đẹp, và âm nhạc có tính cách hướng thượng. Trong khi văn chương bình dân luôn có chỗ đứng của nó trong văn hóa, cám dỗ thêm mắm dặm muối vào không thể được chấp nhận cách thụ động trong các học đường. Thẩm mỹ, một hình thức phản ánh Thiên Chúa, linh hứng và làm sống động con tim và tâm trí những người trẻ, trong khi sự xấu xí và thô tục có một tác động gây chán nản trên thái độ và hành vi.
Giáo dục nói chung và giáo dục truyền thông nói riêng đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Đây là một nghĩa vụ cam go. Quá thường khi tự do được trình bày như một cuộc truy tìm không ngừng những lạc thú và những kinh nghiệm mới. Nhưng đây là một gông cùm chứ không phải là tự do! Tự do đích thật không bao giờ xiềng xích cá nhân - đặc biệt là một trẻ em – vào một cuộc truy tìm cái mới không bao giờ thỏa mãn. Trong ánh sáng chân lý, tự do đích thật được cảm nhận như một đáp trả dứt khoát lời mọi gọi nói tiếng xin vâng mà Thiên Chúa đưa ra cho nhân loại, khi Ngài mời gọi chúng ta lựa chọn không phải một cách chung chung nhưng một cách cố ý những gì là thiện hảo, chân thật và đẹp đẽ. Các bậc cha mẹ, khi đó, như những người bảo vệ tự do, khi trao ban dần cho con trẻ nhiều tự do hơn sẽ giới thiệu với chúng niềm vui sâu xa của cuộc sống (x. Diễn văn cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ 5 tại Valencia, 8/7/2006).
3. Mong ước chân thành của các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo muốn giáo dục trẻ em trong những nẽo đường chân thiện mỹ chỉ có thể được nâng đỡ bởi kỹ nghệ truyền thông nếu nó đề cao phẩm giá căn bản của con người, giá trị đích thực của hôn nhân và đời sống gia đình, những thành quả và mục tiêu tích cực của nhân loại. Vì thế, không chỉ các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo mà cả những ai có ý thức trách nhiệm dân sự cũng thấy một nhu cầu đặc biệt có ích và thậm chí cấp bách là truyền thông phải gắn bó với việc đào tạo có hiệu quả, và với những tiêu chuẩn đạo đức.
Trong khi khẳng định tin tưởng cho rằng đa số những người dự phần vào truyền thông xã hội muốn làm điều đúng đắn (x Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Đạo Đức trong Truyền Thông, 4), chúng ta cũng phải nhận rằng những ai hoạt động trong lãnh vực này phải đương đầu với “những áp lực tâm lý và những tình huống luân lý khó xử” (Aetatis Novae, 19) mà đôi khi cho thấy sự cạnh tranh thương mại buộc các nhà truyền thông hạ giảm các tiêu chuẩn. Bất cứ khuynh hướng sản xuất những chương trình và những sản phẩm – bao gồm những phim hoạt họa và những trò chơi băng hình – nhân danh giải trí để đề cao bạo lực và mô tả những hành vi chống xã hội hay sự tầm thường hóa tính dục con người đều là một sự thối tha, và càng đáng nguyền rủa hơn hết khi những chương trình này nhắm vào thanh thiếu niên. Làm sao ta có thể giải thích cái thứ “giải trí” này với cơ man những người trẻ vô tội phải thật sự gánh chịu bạo lực, khai thác và lạm dụng? Về phương diện này tất cả cần suy tư kỹ lưỡng về sự tương phản giữa Đức Kitô Đấng “ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng” (Mc 10:16) và kẻ “nên cớ vấp ngã… cho những trẻ này” vì với kẻ đó “thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó” (Lc 17:2). Lần nữa tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của kỹ nghệ truyền thông hãy giáo dục và khích lệ các nhà sản xuất bảo vệ thiện ích chung này, đề cao sự thật, bảo vệ phẩm giá cá nhân, và đề cao những nhu cầu của gia đình.
4. Chính Giáo Hội, trong ánh sáng của thông điệp cứu độ được ủy thác cho mình, cũng là thầy dạy của nhân loại và hoan nghênh cơ hội đưa ra sự trợ giúp cho các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các nhà truyền thông, và thanh niên. Ngay nay, giáo xứ và trường học của Giáo Hội cần phải trên tuyến đầu của giáo dục truyền thông. Trên tất cả, Giáo Hội ao ước chia sẻ một viễn kiến về phẩm giá nhân loại là trọng tâm của mọi truyền thông xứng đáng của loài người “Khi nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể trao cho tha nhân nhiều hơn những nhu cầu bề ngoài của họ; tôi có thể trao cho họ ánh mắt yêu thương mà họ thèm khát”. (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 18).
Từ Vatican, 24 tháng Giêng 2007, lễ Thánh Phanxicô Đệ Salê
+Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
Cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Lần Thứ 41
Chủ đề: “Trẻ em và Truyền Thông:
Một Thách Đố cho Giáo Dục”
Anh chị em thân mến,
1. Chủ đề của ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 41, “Trẻ em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Giáo Dục” mời gọi chúng ta suy tư về hai đề tài có liên quan với nhau và có một tầm quan trọng rộng lớn. Trước hết là sự hình thành của trẻ em. Thứ hai, có lẽ kém hiển nhiên hơn, nhưng không kém quan trọng, là sự định hình của các phương tiện truyền thông.
Những thách đố phức hợp giáo dục ngày nay phải đối diện thường được liên kết với ảnh hưởng bao trùm của các phương tiện truyền thông trong thế giới chúng ta. Là một khía cạnh của hiện tượng toàn cầu hóa, và được hưởng thuận lợi từ sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, các phương tiện truyền thông định hướng sâu sắc môi trường văn hóa (x. Tông Thư Sự Phát Triển Nhanh Chóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 3). Thật vậy, nhiều người cho rằng những ảnh hưởng có tính cách định hình của các phương tiện truyền thông mạnh mẽ hơn của trường học, của Giáo Hội, và ngay cả của gia đình. “Thực tại, đối với nhiều người, là những gì truyền thông cho là thật” (Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Aetatis Novae, 4).
2. Quan hệ giữa trẻ em, các phương tiện truyền thông, và giáo dục có thể được xem xét dưới hai khía cạnh: sự hình thành của trẻ em bởi các phương tiện truyền thông; và sự đào tạo trẻ em nhằm đáp trả thích hợp với các phương tiện truyền thông. Một hình thức tương tác xuất hiện ở đây hướng đến những trách nhiệm của các phương tiện truyền thông như một kỹ nghệ; và đến nhu cầu cho sự dự phần tích cực và có phê phán của những độc giả, khán giả và thính giả. Trong khuôn khổ này, việc huấn luyện sử dụng các phương tiện truyền thông thích hợp là cần thiết cho sự phát triển về văn hóa, đạo đức và tinh thần của trẻ em.
Làm sao để thiện ích chung này được bảo vệ và đề cao? Giáo dục trẻ em trở nên biết phân biệt khi dùng các phương tiện truyền thông là một trách nhiệm của các bậc cha mẹ, Giáo Hội và nhà trường. Vai trò của cha mẹ là quan yếu nhất. Họ có quyền và nghĩa vụ bảo đảm việc sử dụng thận trọng các phương tiện truyền thông bằng cách huấn luyện ý thức của trẻ em để bày tỏ các phán đoán đúng và khách quan là những điều giúp chúng lựa chọn hay từ chối những chương trình sẵn có ( x. Tông Huấn Familiaris Consortio của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, 76). Để làm điều này, các bậc cha mẹ đáng được khích lệ và trợ giúp từ các trường học và giáo xứ để bảo đảm rằng khía cạnh phụ đạo khó khăn nhưng đáng hài lòng này được nâng đỡ bởi một cộng đoàn rộng lớn hơn.
Các phương tiện truyền thông giáo dục cần phải là tích cực. Khi được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức, trẻ em được trợ giúp để phát triển khả năng đánh giá, sự thận trọng và những năng khiếu về nhận thức. Ở đây, điều quan trọng là chúng ta cần nhận ra giá trị căn bản của mẫu gương của bậc cha mẹ và những lợi ích khi giới thiệu với các thiếu nhi những tác phẩm văn học cổ điển, những hình thức nghệ thuật tốt đẹp, và âm nhạc có tính cách hướng thượng. Trong khi văn chương bình dân luôn có chỗ đứng của nó trong văn hóa, cám dỗ thêm mắm dặm muối vào không thể được chấp nhận cách thụ động trong các học đường. Thẩm mỹ, một hình thức phản ánh Thiên Chúa, linh hứng và làm sống động con tim và tâm trí những người trẻ, trong khi sự xấu xí và thô tục có một tác động gây chán nản trên thái độ và hành vi.
Giáo dục nói chung và giáo dục truyền thông nói riêng đòi hỏi việc huấn luyện trẻ em sử dụng tự do của chúng. Đây là một nghĩa vụ cam go. Quá thường khi tự do được trình bày như một cuộc truy tìm không ngừng những lạc thú và những kinh nghiệm mới. Nhưng đây là một gông cùm chứ không phải là tự do! Tự do đích thật không bao giờ xiềng xích cá nhân - đặc biệt là một trẻ em – vào một cuộc truy tìm cái mới không bao giờ thỏa mãn. Trong ánh sáng chân lý, tự do đích thật được cảm nhận như một đáp trả dứt khoát lời mọi gọi nói tiếng xin vâng mà Thiên Chúa đưa ra cho nhân loại, khi Ngài mời gọi chúng ta lựa chọn không phải một cách chung chung nhưng một cách cố ý những gì là thiện hảo, chân thật và đẹp đẽ. Các bậc cha mẹ, khi đó, như những người bảo vệ tự do, khi trao ban dần cho con trẻ nhiều tự do hơn sẽ giới thiệu với chúng niềm vui sâu xa của cuộc sống (x. Diễn văn cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới lần thứ 5 tại Valencia, 8/7/2006).
3. Mong ước chân thành của các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo muốn giáo dục trẻ em trong những nẽo đường chân thiện mỹ chỉ có thể được nâng đỡ bởi kỹ nghệ truyền thông nếu nó đề cao phẩm giá căn bản của con người, giá trị đích thực của hôn nhân và đời sống gia đình, những thành quả và mục tiêu tích cực của nhân loại. Vì thế, không chỉ các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo mà cả những ai có ý thức trách nhiệm dân sự cũng thấy một nhu cầu đặc biệt có ích và thậm chí cấp bách là truyền thông phải gắn bó với việc đào tạo có hiệu quả, và với những tiêu chuẩn đạo đức.
Trong khi khẳng định tin tưởng cho rằng đa số những người dự phần vào truyền thông xã hội muốn làm điều đúng đắn (x Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Đạo Đức trong Truyền Thông, 4), chúng ta cũng phải nhận rằng những ai hoạt động trong lãnh vực này phải đương đầu với “những áp lực tâm lý và những tình huống luân lý khó xử” (Aetatis Novae, 19) mà đôi khi cho thấy sự cạnh tranh thương mại buộc các nhà truyền thông hạ giảm các tiêu chuẩn. Bất cứ khuynh hướng sản xuất những chương trình và những sản phẩm – bao gồm những phim hoạt họa và những trò chơi băng hình – nhân danh giải trí để đề cao bạo lực và mô tả những hành vi chống xã hội hay sự tầm thường hóa tính dục con người đều là một sự thối tha, và càng đáng nguyền rủa hơn hết khi những chương trình này nhắm vào thanh thiếu niên. Làm sao ta có thể giải thích cái thứ “giải trí” này với cơ man những người trẻ vô tội phải thật sự gánh chịu bạo lực, khai thác và lạm dụng? Về phương diện này tất cả cần suy tư kỹ lưỡng về sự tương phản giữa Đức Kitô Đấng “ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng” (Mc 10:16) và kẻ “nên cớ vấp ngã… cho những trẻ này” vì với kẻ đó “thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó” (Lc 17:2). Lần nữa tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của kỹ nghệ truyền thông hãy giáo dục và khích lệ các nhà sản xuất bảo vệ thiện ích chung này, đề cao sự thật, bảo vệ phẩm giá cá nhân, và đề cao những nhu cầu của gia đình.
4. Chính Giáo Hội, trong ánh sáng của thông điệp cứu độ được ủy thác cho mình, cũng là thầy dạy của nhân loại và hoan nghênh cơ hội đưa ra sự trợ giúp cho các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các nhà truyền thông, và thanh niên. Ngay nay, giáo xứ và trường học của Giáo Hội cần phải trên tuyến đầu của giáo dục truyền thông. Trên tất cả, Giáo Hội ao ước chia sẻ một viễn kiến về phẩm giá nhân loại là trọng tâm của mọi truyền thông xứng đáng của loài người “Khi nhìn với đôi mắt của Chúa Kitô, tôi có thể trao cho tha nhân nhiều hơn những nhu cầu bề ngoài của họ; tôi có thể trao cho họ ánh mắt yêu thương mà họ thèm khát”. (Thông Điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, 18).
Từ Vatican, 24 tháng Giêng 2007, lễ Thánh Phanxicô Đệ Salê
+Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI