CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG
LUÔN ĐÓN NHẬN CHÚA THÁNH LINH TRONG ĐỜI SỐNG
Ga 20, 19 – 23
Thưa quý vị,
Trước khi vào nội dung ngày lễ, chúng ta nhìn lại lai lịch của tên gọi lễ Năm Mươi (pentecost). Lễ Năm mươi không khởi đầu khi “lưỡi lửa” xuất hiện với tiếng động và gió mạnh, rồi tản ra đậu trên các môn đệ Chúa Giêsu. Nó có nguồn gốc từ xa xưa trong truyền thống Dothái. Nó là lễ Nông Nghiệp, cử hành 50 ngày sau lễ Vượt Qua, gọi là lễ của các tuần hoặc lễ bánh không men. Người ta ăn mừng mùa gặt mới, đồng thời nhớ lại biến cố Thiên Chúa ban hành lề luật qua Môsê trên núi Sinai. Y nghĩa này nói lên tuyển dân là dân giao ước, Thiên Chúa đã chọn và gọi giữa các dân tộc và trong thử thách sa mạc Sin.
Dĩ nhiên trên đây không phải là lịch sử chi tiết của ngày lễ, nhưng để chúng ta có chút khái niệm về nguồn gốc và ngộ ra nội dung súc tích của lễ này đối với tín hữu tiên khởi. Như vậy lễ Năm Mươi có liên hệ trực tiếp với lễ Vượt Qua, kỷ niệm khổ nạn, cái chết, phục sinh và lên trời của Chúa Giêsu. Nó cũng mừng mùa gặt mới. Bởi lẽ các môn đệ tụ họp nhau ở gian phòng trên lầu, nơi Chúa Giêsu ăn bữa tiệc ly cùng các môn đệ, để lãnh nhận “Thánh Thần”, nghĩa là mùa gặt mà Chúa Giêsu đã gieo trồng bằng cuộc đời, khổ nạn, cái chết, phục sinh và lên trời của Ngài. Chắc chắn mùa gặt này đầy nước mắt và đau khổ. Xin để ý đến miêu tả của Luca trong công vụ: “Khi đến ngày lễ ngũ tuần… Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào nhà… Và ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần, họ bắt đầu nói thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho…” Ngoài ra thánh sử còn cho biết đám đông người mà các môn đệ lôi kéo đến nghe lời Thiên Chúa, là từ “khắp các dân thiên hạ dưới gầm trời”. Nghe gọn gàng như “mùa gặt” thiêng liêng do công nghiệp của Chúa Giêsu. Vậy thì lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không mất đi nguồn gốc “Năm Mươi”, lễ mừng mùa gặt mới. Cựu Ước nói đến tuyển dân lang thang trong sa mạc tụ tập lại ở chân núi Sinai đón nhận lề luật và nghe Thiên Chúa giáo huấn qua Môsê. Các tiên tri tiếp tục truyền thống đó: “Ngài sẽ thiết đãi họ trên núi này một bữa tiệc, thịt thì béo, rượu thì ngon.” Hôm nay Luca cũng mô tả cảnh tương tự; các người Dothái đạo đức từ khắp các nơi quy tụ về Gierusalem: Từ Pacthia, Mêđia, Pontô, Elam… để nghe các tông đồ rao giảng và chứng kiến các điềm thiêng dấu lạ.
Cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi này, sau khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần thì đã mở rộng lòng đón tiếp các dân tộc: “Chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa.” Nhân loại đã xây tháp Babel để biểu lộ kiêu căng và thờ ngẫu tượng của mình, hậu quả là không hiểu nhau nữa, phải phân tán khắp nơi, tiếng nói trở nên hỗn loạn. (St 11, 1-9). Vậy thì Babel là dấu hiệu của chia rẽ.
Hôm nay, Chúa Thánh Linh là dấu hiệu của sự hợp nhất. Trật tự cũ đã qua đi và kỷ nguyên mới hợp nhất đã khởi đầu. Thánh Thần là nguyên lý của hiệp nhất đó. Cho nên Luca nhiều lần nhắc đến sự hiện diện thần khí trong Giáo Hội tiên khởi. Thí dụ, Đức Maria rợp bóng Thánh Linh khi thụ thai Chúa Giêsu, Elizabeth, Dacaria, Simeon, Anna đều được Thánh Thần thúc đẩy, họ đầy niềm vui mà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Thánh Thần luôn có mặt trong sứ vụ của Đức Giêsu. Sứ vụ khởi sự bằng Thánh Thần ở bờ sông Giođan. Hôm nay các môn đệ cũng chịu phép rửa trong Thánh Thần để bắt đầu công việc loan báo Tin Mừng cho thế giới. Đúng vậy, Công Vụ khởi đầu bằng việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Hội Thánh non trẻ, chẳng mấy chốc sẽ “hành động” một cách rất tích cực, nhờ Thánh Linh, mà loan truyền danh Đức Kitô cho đến tận cùng hành tinh, bất chấp vất vả, khó khăn, bách hại và cái chết. Suy nghĩ đến đây tôi lại thấy xót xa cho những nhà truyền giáo trong nhung lụa, tiện nghi, biện minh rằng để “tiện lợi” cho việc tông đồ. Người ta quen đặt tên cho Công vụ là Phúc Âm của Thánh Linh. Điều đó không hề sai, nếu chúng ta nghiền ngẫm hoạt động của Ngài trong Hội Thánh tiên khởi. Luca kể tiếp: Các môn đệ nói nhiều thứ tiếng mới lạ và mỗi thính giả đều nghe và hiểu như tiếng mẹ đẻ. Dĩ nhiên các môn đệ không hề học tiếng nước ngoài, họ chỉ nói bằng tiếng Aram mà thôi. Nhưng tại sao mọi người đều hiểu được? Vậy thì phải có một ngôn ngữ chung, tiếng nói đó chẳng chi khác là chính Thánh Thần của tình yêu. Yêu thương là ngôn ngữ chung mà mọi người đều hiểu được, bất kỳ là Dothái, Hylạp, Rôma, Tiểu Á, Ả Rập…Công Vụ gọi là tiếng “mẹ đẻ”. Y nghĩa thật sâu sắc! Chúng ta ngày nay rao giảng bằng ngôn ngữ gì? Có lẽ tiền bạc, chức quyền, khoái lạc, hứa hẹn? Toàn là mị dân, thảo nào, chẳng ai hiểu được! Xin ăn năn và trở về với “lưỡi lửa” của tình yêu. Lưỡi lửa của yêu mến, nhiệt thành, hy sinh, khổ chế thì muôn dân mới hiểu được. Nếu không, thì họ vẫn nghe như tiếng nước ngoài, không phải tiếng mẹ đẻ. Xin lưu ý một chút, nếu đọc Công Vụ kỹ hơn người ta sẽ khám phá ra: Luca không kể nhiều về việc các tín hữu tiên khởi làm chi, nhưng là về những người đã lãnh nhận Thánh Linh có thể làm gì bằng “lưỡi lửa”. Họ bắt đầu gặt, gặt bội thu mùa màng Chúa Giêsu đã gieo trồng, với giá máu của mình. Vậy thì lễn Năm Mươi vẫn chính xác là lễ “mùa gặt mới”. Chúng ta góp công thế nào vào mùa gặt thiêng liêng này? Câu trả lời tuỳ mỗi người.
Trong khi thuật chuyện về các hoạt động của Thiên Chúa cho nhân loại, Tin Mừng cũng nhấn mạnh khía cạnh quan trọng “đợi chờ”. Sự thực, những linh hồn Kinh Thánh trung tín hằng luôn biết đợi chờ. Họ “chờ đợi” hàng nhiều thế kỷ, từ lớp người này đế thế hệ khác, đợi chờ không mệt mỏi như Simêon, Anna. Họ khao khát ngày Đấng Thiên sai ngự đến. Bây giờ Giáo Hội vẫn sử dụng lời cầu xin của họ: “Trời cao hãy đổ sương xuống, mây hỡi mau mưa Đấng Cứu Tinh!” Cảm động biết bao trước tấm lòng kiên nhẫn của các tổ phụ chúng ta trong đức tin! Sau khi Chúa phục sinh và lên trời, các môn đệ lại được truyền lệnh chờ đợi! Họ hy vọng Thiên Chúa sẽ làm tròn lời hứa ban Thần Khí lấp đầy khoảng trống do việc Chúa lên trời tạo ra. Ngày hôm nay là ngày ứng nghiêm lời hứa đó. Và chúng ta nhận biết ý nghĩa của nó to lớn biết mấy cho Hội Thánh, cho mỗi linh hồn từng thế hệ! Nhưng chúng ta vẫn còn chờ đợi, khát khao Chúa trở lại trần gian lần thứ hai trong vinh quang. Tuần trước chúng ta đã suy niệm về hy vọng này: Maranatha – Lạy Chúa Giêsu xin ngự đến.
Nhưng chẳng tìm đâu trong Tin Mừng thấy nói hãy gạt sang bên công việc và ngồi đấy đợi chờ: “Hỡi những người Galilêa sao còn đứng đó, ngó lên trời làm chi!” chúng ta phải trở về với thực tại của thế giới cụ thể hàng ngày. Người tín hữu không phải là kẻ mộng du, sống trên mây, trên gió rồi lý thuyết xuông, hay hồ đồ tưởng tượng. Chúa Kitô đã gởi Chúa Thánh Thần xuống và chúng ta đã lãnh nhận. Hãy bắt trước các tông đồ, ra đi khắp thế gian rao giảng Đấng phục sinh cho muôn dân, dạy dỗ họ hy vọng lớn lao: thân xác dầu phải chết, cũng sẽ sống lại. Còn sứ vụ nào cao quý và chân thật hơn? Đấu tranh giai cấp, thần học giải phóng, hiện sinh, tiến hoá, Freud, Jung, Karl không thể so sánh bằng. Đốt cháy cả bản thân bằng lửa nhiệt thành truyền giáo vẫn chẳng nhằm nhò gì! Quý vị có cảm nhận như vậy chưa? An hưởng sung sướng, tiện nghi không mang ích lợi cho sứ vụ Chúa trao trong thời gian “đợi chờ” này. Chúng ta là một cộng đồng “chờ đợi” với các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, hoặc xa hơn nữa với các tổ phụ Dothái trong đức tin chân chính. Bằng bất cứ giá nào, chúng ta phải hợp lời với họ, than van cầu xin: Trời cao hãy đổ sương xuống, mây hỡi mau mưa vị cứu tinh, Maranatha, lạy Chúa Giêsu xin mau ngự đến.
Vì thế giới này chưa phải là thiên đàng để vui hưởng khoái lạc. Một cái nhìn nhang chóng vào tình hình địa cầu ắt sẽ hiểu rõ ràng như vậy: Nghèo khó, chiến tranh, chém giết, Iraq, Dafur, Afghanistan, di dân khỏi quê hương, lánh nạn chính trị. Các chuyên gia liên hiệp quốc tính toán đến nay là 15 triệu người. Có chuyên gia nói 18 triệu. Chưa hết, chia rẽ giáo xứ, tu viện, đoàn thể, ly khai khỏi Giáo Hội hoàn vũ vẫn là vấn đề nhức nhối triền miên của các môn đệ Chúa Kitô. Đáng lý, những sự kiện này phải là nhắc nhớ sống động cho chúng ta, chứ không phải nhởn nhơ với những Tivi, radio, thư giãn, dã ngoại, đình đám, kỷ niệm. Than ôi, người ta vô tâm quá với khắc khoải “ut unum sint”(xin cho chúng nên một) của Chúa Cứu Thế. Chúng ta vẫn còn là cộng đồng chờ đợi. Chúng ta than khóc và van xin cho các đau khổ của thế giới chấm dứt, cho đổ vỡ của Giáo Hội được hàn gắn, cho gia đình và thiên nhiên khỏi bị phá hoại, cho ước mong của Chúa Giêsu mau trở thành hiện thực.
Vậy lễ Hiện Xuống phải nên như biến cố nhắc nhở môn đệ thực sự của Chúa Kitô: Thiên Chúa không hề bỏ rơi Hội Thánh. Chúa Giêsu tuy không còn hiện diện hữu hình nữa, nhưng như Ngài đã hứa không để tín hữu mồ côi, Ngài sẽ sai Thánh Linh xuống dạy dỗ, an ủi, thánh hoá họ. Hôm nay, lời hứa đó đã được thực hiện và Giáo Hội đã ra đời, một cuộc khai sinh đầy hứa hẹn. Các môn đệ quy tụ ở phòng tiệc ly đã trở nên một cộng đồng, có đầy đủ thân xác và linh hồn. Thân hình này khởi sự một sức sống mới, thở hơi thở của Thần khí vĩnh cửu và toàn năng. Dùng hình ảnh khác, nói năng bằng ngôn ngữ mới “lưỡi lửa”, ngõ hầu hiệp nhất mọi sinh linh phân tán vì hận thù, ghen ghét, bóc lột, áp bức, độc taì, nghèo đói, kỳ thị… Liệu đúng là một dịch vụ vĩ đại chăng? Và môn đệ Chúa phát ngôn bằng tiếng mới lạ chăng? Các dân trên toàn cõi đĩa cầu nghe Tin Mừng và thấu hiểu chăng? Vì các môn đệ nói bằng tiếng “mẹ đẻ” chứ không nói bằng thứ ngoại ngữ khó hiểu. “Ngoại ngữ” thuộc về dĩ vãng và là tiếng của ma quỷ lừa dối. Liệu chúng ta có đúng là nam châm thu hút thiên hạ về với Chúa Kitô hay chỉ là kẻ làm trò?
Người ta rao giảng nhiều về hiệp nhất và tình yêu, nhưng chỉ là mông lung tưởng tượng chứ thực chất không hiểu chi về ý nghĩa của lưỡi lửa. Nó cụ thể, hữu hình và đốt cháy. Các môn đệ tiên khởi đã cảm nghiệm đúng thực tại ấy, các kẻ theo Chúa ngày nay thì sao? Nếu như họ được lưỡi lửa thiêu đốt thực thì không còn như hiện trạng, nguội lạnh và ươn lười. Thiên Chúa luôn sẵn sàng gửi Thánh Linh của Ngài xuống, để giúp đỡ họ giao lưu thân thiện với Đức Kitô, bất chấp những sự ác hiện tại: chiến tranh khốc liệt, nghèo đói cùng cực, khai thác tài nguyên cạn kiệt, bạo lực không phân biệt.
Liệu quý vị có nghĩ rằng biến cố hiện xuống mà Luca mô tả trong Công Vụ tông đồ đã chấm dứt? Chúa Thánh Linh hiện xuống trên các môn đệ rồi rời bỏ họ ngay? Hay ở lại luôn? Đọc hết Công Vụ không thấy Luca nói như vậy. Ngược lại, hoạt động của Phaolô, Phêrô, Barnaba, Philipphê, Marcô, Luca và Giáo Hội tiên khởi cho thấy họ ý thức rất rõ sự hiện diện của Thánh Linh trong đời sống Giáo Hội. Cho nên, chúng ta phải thú nhận rằng, Thánh Linh còn đang ở với chúng ta. Và các tín hữu vui mừng cử hành lễ Hiện Xuống là đúng lý và có cơ sở.
Cho nên đừng môi miệng suông, rao giảng những điều mình chẳng hiểu vì chưa cảm nghiệm được Thánh Linh. Xin hãy phá vỡ mọi ngăn cách cản trở con đường của Thánh Linh bằng những kiêu căng, kỳ thị, phe phái, loại trừ mà bắt đầu hành động như các tín hữu tiên khởi, mở rộng lòng đón nhận tất cả dưới “lưỡi lửa” của tình yêu. Không còn chia rẽ, phân tán, thất vọng, bất đồng ý kiến, thương yêu giả hiệu, lừa dối trục lợi. Nhưng hiệp nhất trong mối dây tình yêu chân thành. Bởi vì hôm nay, chúng ta nhận được Thần Khí Đức Kitô để sống như Ngài đã sống. Quyền năng của Ngài bây giờ là quyền năng của chúng ta. Đúng vậy không thưa quý vị? Vậy thì hôm nay, ngày mai, mãi mãi chúng ta được phép cử hành trọng thể lễ Hiện Xuống và ước vọng hiệp nhất của Chúa kitô đã nên trọn, mong lắm thay. Amen, Alleluia.
LUÔN ĐÓN NHẬN CHÚA THÁNH LINH TRONG ĐỜI SỐNG
Ga 20, 19 – 23
Thưa quý vị,
Trước khi vào nội dung ngày lễ, chúng ta nhìn lại lai lịch của tên gọi lễ Năm Mươi (pentecost). Lễ Năm mươi không khởi đầu khi “lưỡi lửa” xuất hiện với tiếng động và gió mạnh, rồi tản ra đậu trên các môn đệ Chúa Giêsu. Nó có nguồn gốc từ xa xưa trong truyền thống Dothái. Nó là lễ Nông Nghiệp, cử hành 50 ngày sau lễ Vượt Qua, gọi là lễ của các tuần hoặc lễ bánh không men. Người ta ăn mừng mùa gặt mới, đồng thời nhớ lại biến cố Thiên Chúa ban hành lề luật qua Môsê trên núi Sinai. Y nghĩa này nói lên tuyển dân là dân giao ước, Thiên Chúa đã chọn và gọi giữa các dân tộc và trong thử thách sa mạc Sin.
Dĩ nhiên trên đây không phải là lịch sử chi tiết của ngày lễ, nhưng để chúng ta có chút khái niệm về nguồn gốc và ngộ ra nội dung súc tích của lễ này đối với tín hữu tiên khởi. Như vậy lễ Năm Mươi có liên hệ trực tiếp với lễ Vượt Qua, kỷ niệm khổ nạn, cái chết, phục sinh và lên trời của Chúa Giêsu. Nó cũng mừng mùa gặt mới. Bởi lẽ các môn đệ tụ họp nhau ở gian phòng trên lầu, nơi Chúa Giêsu ăn bữa tiệc ly cùng các môn đệ, để lãnh nhận “Thánh Thần”, nghĩa là mùa gặt mà Chúa Giêsu đã gieo trồng bằng cuộc đời, khổ nạn, cái chết, phục sinh và lên trời của Ngài. Chắc chắn mùa gặt này đầy nước mắt và đau khổ. Xin để ý đến miêu tả của Luca trong công vụ: “Khi đến ngày lễ ngũ tuần… Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào nhà… Và ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần, họ bắt đầu nói thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho…” Ngoài ra thánh sử còn cho biết đám đông người mà các môn đệ lôi kéo đến nghe lời Thiên Chúa, là từ “khắp các dân thiên hạ dưới gầm trời”. Nghe gọn gàng như “mùa gặt” thiêng liêng do công nghiệp của Chúa Giêsu. Vậy thì lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống không mất đi nguồn gốc “Năm Mươi”, lễ mừng mùa gặt mới. Cựu Ước nói đến tuyển dân lang thang trong sa mạc tụ tập lại ở chân núi Sinai đón nhận lề luật và nghe Thiên Chúa giáo huấn qua Môsê. Các tiên tri tiếp tục truyền thống đó: “Ngài sẽ thiết đãi họ trên núi này một bữa tiệc, thịt thì béo, rượu thì ngon.” Hôm nay Luca cũng mô tả cảnh tương tự; các người Dothái đạo đức từ khắp các nơi quy tụ về Gierusalem: Từ Pacthia, Mêđia, Pontô, Elam… để nghe các tông đồ rao giảng và chứng kiến các điềm thiêng dấu lạ.
Cộng đoàn Giáo Hội tiên khởi này, sau khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần thì đã mở rộng lòng đón tiếp các dân tộc: “Chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa.” Nhân loại đã xây tháp Babel để biểu lộ kiêu căng và thờ ngẫu tượng của mình, hậu quả là không hiểu nhau nữa, phải phân tán khắp nơi, tiếng nói trở nên hỗn loạn. (St 11, 1-9). Vậy thì Babel là dấu hiệu của chia rẽ.
Hôm nay, Chúa Thánh Linh là dấu hiệu của sự hợp nhất. Trật tự cũ đã qua đi và kỷ nguyên mới hợp nhất đã khởi đầu. Thánh Thần là nguyên lý của hiệp nhất đó. Cho nên Luca nhiều lần nhắc đến sự hiện diện thần khí trong Giáo Hội tiên khởi. Thí dụ, Đức Maria rợp bóng Thánh Linh khi thụ thai Chúa Giêsu, Elizabeth, Dacaria, Simeon, Anna đều được Thánh Thần thúc đẩy, họ đầy niềm vui mà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa. Thánh Thần luôn có mặt trong sứ vụ của Đức Giêsu. Sứ vụ khởi sự bằng Thánh Thần ở bờ sông Giođan. Hôm nay các môn đệ cũng chịu phép rửa trong Thánh Thần để bắt đầu công việc loan báo Tin Mừng cho thế giới. Đúng vậy, Công Vụ khởi đầu bằng việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên Hội Thánh non trẻ, chẳng mấy chốc sẽ “hành động” một cách rất tích cực, nhờ Thánh Linh, mà loan truyền danh Đức Kitô cho đến tận cùng hành tinh, bất chấp vất vả, khó khăn, bách hại và cái chết. Suy nghĩ đến đây tôi lại thấy xót xa cho những nhà truyền giáo trong nhung lụa, tiện nghi, biện minh rằng để “tiện lợi” cho việc tông đồ. Người ta quen đặt tên cho Công vụ là Phúc Âm của Thánh Linh. Điều đó không hề sai, nếu chúng ta nghiền ngẫm hoạt động của Ngài trong Hội Thánh tiên khởi. Luca kể tiếp: Các môn đệ nói nhiều thứ tiếng mới lạ và mỗi thính giả đều nghe và hiểu như tiếng mẹ đẻ. Dĩ nhiên các môn đệ không hề học tiếng nước ngoài, họ chỉ nói bằng tiếng Aram mà thôi. Nhưng tại sao mọi người đều hiểu được? Vậy thì phải có một ngôn ngữ chung, tiếng nói đó chẳng chi khác là chính Thánh Thần của tình yêu. Yêu thương là ngôn ngữ chung mà mọi người đều hiểu được, bất kỳ là Dothái, Hylạp, Rôma, Tiểu Á, Ả Rập…Công Vụ gọi là tiếng “mẹ đẻ”. Y nghĩa thật sâu sắc! Chúng ta ngày nay rao giảng bằng ngôn ngữ gì? Có lẽ tiền bạc, chức quyền, khoái lạc, hứa hẹn? Toàn là mị dân, thảo nào, chẳng ai hiểu được! Xin ăn năn và trở về với “lưỡi lửa” của tình yêu. Lưỡi lửa của yêu mến, nhiệt thành, hy sinh, khổ chế thì muôn dân mới hiểu được. Nếu không, thì họ vẫn nghe như tiếng nước ngoài, không phải tiếng mẹ đẻ. Xin lưu ý một chút, nếu đọc Công Vụ kỹ hơn người ta sẽ khám phá ra: Luca không kể nhiều về việc các tín hữu tiên khởi làm chi, nhưng là về những người đã lãnh nhận Thánh Linh có thể làm gì bằng “lưỡi lửa”. Họ bắt đầu gặt, gặt bội thu mùa màng Chúa Giêsu đã gieo trồng, với giá máu của mình. Vậy thì lễn Năm Mươi vẫn chính xác là lễ “mùa gặt mới”. Chúng ta góp công thế nào vào mùa gặt thiêng liêng này? Câu trả lời tuỳ mỗi người.
Trong khi thuật chuyện về các hoạt động của Thiên Chúa cho nhân loại, Tin Mừng cũng nhấn mạnh khía cạnh quan trọng “đợi chờ”. Sự thực, những linh hồn Kinh Thánh trung tín hằng luôn biết đợi chờ. Họ “chờ đợi” hàng nhiều thế kỷ, từ lớp người này đế thế hệ khác, đợi chờ không mệt mỏi như Simêon, Anna. Họ khao khát ngày Đấng Thiên sai ngự đến. Bây giờ Giáo Hội vẫn sử dụng lời cầu xin của họ: “Trời cao hãy đổ sương xuống, mây hỡi mau mưa Đấng Cứu Tinh!” Cảm động biết bao trước tấm lòng kiên nhẫn của các tổ phụ chúng ta trong đức tin! Sau khi Chúa phục sinh và lên trời, các môn đệ lại được truyền lệnh chờ đợi! Họ hy vọng Thiên Chúa sẽ làm tròn lời hứa ban Thần Khí lấp đầy khoảng trống do việc Chúa lên trời tạo ra. Ngày hôm nay là ngày ứng nghiêm lời hứa đó. Và chúng ta nhận biết ý nghĩa của nó to lớn biết mấy cho Hội Thánh, cho mỗi linh hồn từng thế hệ! Nhưng chúng ta vẫn còn chờ đợi, khát khao Chúa trở lại trần gian lần thứ hai trong vinh quang. Tuần trước chúng ta đã suy niệm về hy vọng này: Maranatha – Lạy Chúa Giêsu xin ngự đến.
Nhưng chẳng tìm đâu trong Tin Mừng thấy nói hãy gạt sang bên công việc và ngồi đấy đợi chờ: “Hỡi những người Galilêa sao còn đứng đó, ngó lên trời làm chi!” chúng ta phải trở về với thực tại của thế giới cụ thể hàng ngày. Người tín hữu không phải là kẻ mộng du, sống trên mây, trên gió rồi lý thuyết xuông, hay hồ đồ tưởng tượng. Chúa Kitô đã gởi Chúa Thánh Thần xuống và chúng ta đã lãnh nhận. Hãy bắt trước các tông đồ, ra đi khắp thế gian rao giảng Đấng phục sinh cho muôn dân, dạy dỗ họ hy vọng lớn lao: thân xác dầu phải chết, cũng sẽ sống lại. Còn sứ vụ nào cao quý và chân thật hơn? Đấu tranh giai cấp, thần học giải phóng, hiện sinh, tiến hoá, Freud, Jung, Karl không thể so sánh bằng. Đốt cháy cả bản thân bằng lửa nhiệt thành truyền giáo vẫn chẳng nhằm nhò gì! Quý vị có cảm nhận như vậy chưa? An hưởng sung sướng, tiện nghi không mang ích lợi cho sứ vụ Chúa trao trong thời gian “đợi chờ” này. Chúng ta là một cộng đồng “chờ đợi” với các môn đệ tiên khởi của Chúa Giêsu, hoặc xa hơn nữa với các tổ phụ Dothái trong đức tin chân chính. Bằng bất cứ giá nào, chúng ta phải hợp lời với họ, than van cầu xin: Trời cao hãy đổ sương xuống, mây hỡi mau mưa vị cứu tinh, Maranatha, lạy Chúa Giêsu xin mau ngự đến.
Vì thế giới này chưa phải là thiên đàng để vui hưởng khoái lạc. Một cái nhìn nhang chóng vào tình hình địa cầu ắt sẽ hiểu rõ ràng như vậy: Nghèo khó, chiến tranh, chém giết, Iraq, Dafur, Afghanistan, di dân khỏi quê hương, lánh nạn chính trị. Các chuyên gia liên hiệp quốc tính toán đến nay là 15 triệu người. Có chuyên gia nói 18 triệu. Chưa hết, chia rẽ giáo xứ, tu viện, đoàn thể, ly khai khỏi Giáo Hội hoàn vũ vẫn là vấn đề nhức nhối triền miên của các môn đệ Chúa Kitô. Đáng lý, những sự kiện này phải là nhắc nhớ sống động cho chúng ta, chứ không phải nhởn nhơ với những Tivi, radio, thư giãn, dã ngoại, đình đám, kỷ niệm. Than ôi, người ta vô tâm quá với khắc khoải “ut unum sint”(xin cho chúng nên một) của Chúa Cứu Thế. Chúng ta vẫn còn là cộng đồng chờ đợi. Chúng ta than khóc và van xin cho các đau khổ của thế giới chấm dứt, cho đổ vỡ của Giáo Hội được hàn gắn, cho gia đình và thiên nhiên khỏi bị phá hoại, cho ước mong của Chúa Giêsu mau trở thành hiện thực.
Vậy lễ Hiện Xuống phải nên như biến cố nhắc nhở môn đệ thực sự của Chúa Kitô: Thiên Chúa không hề bỏ rơi Hội Thánh. Chúa Giêsu tuy không còn hiện diện hữu hình nữa, nhưng như Ngài đã hứa không để tín hữu mồ côi, Ngài sẽ sai Thánh Linh xuống dạy dỗ, an ủi, thánh hoá họ. Hôm nay, lời hứa đó đã được thực hiện và Giáo Hội đã ra đời, một cuộc khai sinh đầy hứa hẹn. Các môn đệ quy tụ ở phòng tiệc ly đã trở nên một cộng đồng, có đầy đủ thân xác và linh hồn. Thân hình này khởi sự một sức sống mới, thở hơi thở của Thần khí vĩnh cửu và toàn năng. Dùng hình ảnh khác, nói năng bằng ngôn ngữ mới “lưỡi lửa”, ngõ hầu hiệp nhất mọi sinh linh phân tán vì hận thù, ghen ghét, bóc lột, áp bức, độc taì, nghèo đói, kỳ thị… Liệu đúng là một dịch vụ vĩ đại chăng? Và môn đệ Chúa phát ngôn bằng tiếng mới lạ chăng? Các dân trên toàn cõi đĩa cầu nghe Tin Mừng và thấu hiểu chăng? Vì các môn đệ nói bằng tiếng “mẹ đẻ” chứ không nói bằng thứ ngoại ngữ khó hiểu. “Ngoại ngữ” thuộc về dĩ vãng và là tiếng của ma quỷ lừa dối. Liệu chúng ta có đúng là nam châm thu hút thiên hạ về với Chúa Kitô hay chỉ là kẻ làm trò?
Người ta rao giảng nhiều về hiệp nhất và tình yêu, nhưng chỉ là mông lung tưởng tượng chứ thực chất không hiểu chi về ý nghĩa của lưỡi lửa. Nó cụ thể, hữu hình và đốt cháy. Các môn đệ tiên khởi đã cảm nghiệm đúng thực tại ấy, các kẻ theo Chúa ngày nay thì sao? Nếu như họ được lưỡi lửa thiêu đốt thực thì không còn như hiện trạng, nguội lạnh và ươn lười. Thiên Chúa luôn sẵn sàng gửi Thánh Linh của Ngài xuống, để giúp đỡ họ giao lưu thân thiện với Đức Kitô, bất chấp những sự ác hiện tại: chiến tranh khốc liệt, nghèo đói cùng cực, khai thác tài nguyên cạn kiệt, bạo lực không phân biệt.
Liệu quý vị có nghĩ rằng biến cố hiện xuống mà Luca mô tả trong Công Vụ tông đồ đã chấm dứt? Chúa Thánh Linh hiện xuống trên các môn đệ rồi rời bỏ họ ngay? Hay ở lại luôn? Đọc hết Công Vụ không thấy Luca nói như vậy. Ngược lại, hoạt động của Phaolô, Phêrô, Barnaba, Philipphê, Marcô, Luca và Giáo Hội tiên khởi cho thấy họ ý thức rất rõ sự hiện diện của Thánh Linh trong đời sống Giáo Hội. Cho nên, chúng ta phải thú nhận rằng, Thánh Linh còn đang ở với chúng ta. Và các tín hữu vui mừng cử hành lễ Hiện Xuống là đúng lý và có cơ sở.
Cho nên đừng môi miệng suông, rao giảng những điều mình chẳng hiểu vì chưa cảm nghiệm được Thánh Linh. Xin hãy phá vỡ mọi ngăn cách cản trở con đường của Thánh Linh bằng những kiêu căng, kỳ thị, phe phái, loại trừ mà bắt đầu hành động như các tín hữu tiên khởi, mở rộng lòng đón nhận tất cả dưới “lưỡi lửa” của tình yêu. Không còn chia rẽ, phân tán, thất vọng, bất đồng ý kiến, thương yêu giả hiệu, lừa dối trục lợi. Nhưng hiệp nhất trong mối dây tình yêu chân thành. Bởi vì hôm nay, chúng ta nhận được Thần Khí Đức Kitô để sống như Ngài đã sống. Quyền năng của Ngài bây giờ là quyền năng của chúng ta. Đúng vậy không thưa quý vị? Vậy thì hôm nay, ngày mai, mãi mãi chúng ta được phép cử hành trọng thể lễ Hiện Xuống và ước vọng hiệp nhất của Chúa kitô đã nên trọn, mong lắm thay. Amen, Alleluia.