Nghĩ Về Thiên Đàng
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Cha Z. Kijas, Tác Giả và Trưởng Khoa
ROME (Zenit.org).- Giáo Sư Trưởng của Phân Khoa Thần Học Thánh Bonaventure đã viết ra một cuốn sách về thiên đàng, qua đó ngài mời gọi các độc giả hãy có một viễn ảnh mới mẽ hơn về mầu nhiệm cốt lõi của đức tin.
Cha Zdzislaw Kijas, người Ba Lan, Khoa Trưởng của Trường Đại Học Seraphicum, đã viết ra cuốn sách có nhan đề “Thiên Đàng – Nơi Ước Muốn Của Thiên Chúa” (Il Cielo, Luogo del Desiderio di Dio hay Heaven the Place of the Desire for God), được nhà sách Citto Nuova xuất bản, và hiện đang được bán rộng rãi trong các nhà sách của Ý Quốc.
Hãng tin Zenit đã nói chuyện với Cha Kijas, một linh mục thuộc Dòng Phanxicô Khó Nghèo – người cũng là Giáo Sư Thần Học Hệ Thống và Đối Thoại Đại Kết (systematic and ecumenical theology) tại Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng chuyên về Thần Học ở Krakow – để hiểu xem thiên đàng xuất hiện như thế nào trong nhãn quan của con người có đức tin thời nay.
Hỏi (H): Thưa Cha, chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi trọng tâm đó là: Thiên đàng là gì?
Cha Kijas (T): Thưa, trước hết, như được nhìn thấy dưới cặp mắt của đức tin, thiên đàng hiện hữu như là sự kết hiệp với Thiên Chúa, một sự hiệp kết vốn phải được xem từ quan điểm của các bản văn thánh, cụ thể là với sự trợ giúp của hai Sách Cựu và Tân Ước.
Tuy nhiên, thiên đàng cũng còn là một cái gì đó cao vời và huyền nhiệm hơn, so với sự hiệp kết này. Đặc tính của nó có thể được trích ra từ các dữ liệu thánh kinh và cũng từ cảm nghiệm của chúng ta, vào những phút giây đặc biệt nào đó của cuộc sống, khi chúng ta cảm nghiệm được một sự bình an, thanh thản, sâu lắng nội tại, vốn không bị chen lẫn bởi những ước muốn tội lỗi và sự sợ hãi.
Thiên đàng không phải là một nơi thiên về địa lý hay vật chất, mà nó chính là một trạng thái của tâm linh, là khía cạnh nội tâm, là tâm linh an bình cữu trường, nó chính là nơi để cảm nghiệm được sự bình yên đích thực, để sống vui vẽ qua một đời sống phong phú, dồi dào cùng với sự tĩnh nội của con tim.
(H): Thưa Cha, thế có phải Cha muốn nói rằng ai nấy cũng đều có thiên đàng riêng của chính mình phải không?
(T): Thưa, đúng thế, ai nấy cũng đều có riêng về thiêng đàng của chính mình bởi vì người đó cũng giống như là một sinh vật nhỏ thuộc vũ trụ (microcosm); người đó được tạo dựng nên trong và giống với hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã chết và phục sinh sống lại cho từng người; do đó, mỗi người đều có riêng một sự phong phú, dồi dào, cùng với những ước muốn riêng của mình.
Những người có niềm tin nên có khuynh hướng trau dồi và làm phong phú thêm cho riêng mình, để sống trọn với cuộc sống và những kế hoạch vốn là trung tâm điểm trong đời sống của từng người người, của từng cặp vợ-chồng, của từng người tu sĩ sống đời sống thánh hiến, và của từng cộng đồng đức tin.
Tự dựa chính mình vào dữ kiện của Thánh Kinh và về ơn gọi của riêng mình, qua lời gọi mời chung để nên thánh, cùng với sự trợ giúp của Thiên Chúa và với những ơn huệ mà Ngài ban xuống, thì mỗi người trong chúng ta được gọi mời để đạt đến sự hoàn hão này trong cuộc sống của chúng ta, để trở nên mật thiết hơn với chính Thiên Chúa.
Ngay chính tại thiêng đàng: sự nên thánh của Thiên Chúa được nhân cách hóa, và được lồng sâu vào trong đời sống của từng người, một sự hiệp kết riêng vốn dẫn đến sự phát triển trọn vẹn để được giống y hệt với Ngài.
Mọi lứa tuổi và mọi thời đại đều có những thách đố riêng. Nghệ thuật, âm nhạc và văn chương chính là những cách để diễn tả về hình thái cuộc sống của con người; chúng phản ánh qua đó một thứ ngôn ngữ bóng bảy, tượng hình về thể trạng tinh thần và về những đặc điểm có liên quan đến sự kết hiệp của riêng người đó với chính Thiên Chúa. Vì thế, cách thức mà người đó tự biểu lộ, qua nghệ thuật, trở nên một tấm gương chiếu phản về mối quan hệ của người nghệ sĩ đó với Thiên Chúa.
(H): Thưa Cha, thế làm sao mà một người nào đó có thể đáp trả cho “mong ước” về thiên đàng này?
(T): Thưa, trong cuốn sách của tôi, tôi có đề cập đến việc đáp trả cho “mong ước” về thiên đàng này, về việc khơi dậy nó – không phải bằng việc tự khép kín mình để tìm kiếm thứ thiên đàng nơi trần thế qua những mối quan hệ mà chúng ta cảm nghiệm được trong thế giới, thậm chí ngay cả nếu chúng là nền tảng.
Những mối quan hệ này rất là quan trọng, cũng giống như việc nổ lực để đọc những hạt giống của trạng thái cực lạc (paradisiacal) bây giờ nơi cuộc sống này vậy. Thế nhưng điều đáng quan tâm ở đây chính là việc hiểu được rằng, ngay tại đây nơi trái đất này, chỉ có những sự phản ánh xanh xao mờ nhạt về những gì mà chúng ta thật sự được Thiên Chúa gọi mời mà thôi.
Sức mạnh để làm đổi thay mỗi ngày, lòng can đảm để diện đối với những vấn nạn, ước muốn được sống dồi dào trong ơn gọi của con người, trong ơn gọi làm người, của công việc, các mối quan hệ con người, không chỉ đến từ mong ước bỏng cháy về sự hiệp kết với Thiên Chúa không thôi mà còn là từ thiên đàng.
Thì đây chính là sự sáng tạo mỗi ngày trong mối tương quan với thiên đàng. Không phải bị tách rời khỏi hiện thực của trần thế, mọi nổ lực cần phải được thực hiện để làm đổi thay tất cả với mong ước cháy bỏng về thiên đàng, hòng để giúp hình thành nên hiện thực hằng ngày của chúng ta trong quan điểm của thiên đàng, tức sự hoán chuyễn trái đất cùng với mong ước về thiên đàng.
(H): Thưa Cha, thế ý tưởng của Cha về thiên đàng là như thế nào?
(T): Thưa, thiên đàng không phải là một thứ gì đó bất động; thậm chí sự tưởng tượng riêng của chúng ta cũng không thể nào hiểu được nó là một thứ gì đó di động. Nó chính là một sự lớn mạnh đang xảy ra liên tục nhằm chấp cánh cho những lời gọi kêu cùng với những mong ước của chúng ta.
Ý tưởng mà tôi biết về thiên đàng, cũng giống như rất nhiều người, chính là một sự bổ sung lẫn nhau của cuộc đối thoại, một cảm giác không bao giờ bị côi đơn mà qua cuộc đối thoại đó, một sự phản chiếu về đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa, của sự hiệp thông nhân loại, tức những người yêu mến và biết cho đi một cách phong phú, dồi dào.
Thì đây chính là trạng thái thiên đàng cực lạc, không bao giờ biết tích trữ, mà trái lại, luôn biết mở rộng với những nhu cầu của người khác – thì đó chính là cách đáp trả của tình yêu về một lời yêu cầu yêu thương nào đó của người khác.
Thiên đàng và miền cực lạc là những ngữ từ có cùng nghĩa với nhau, tức là một thể trạng sung túc, sung sướng cùng nhau, một hệ quả của một đời sống sung mãn với Thiên Chúa, với sự tín thác rằng chỉ có mỗi mình Ngài mới có thể khiến cho chúng ta được sung mãn trong cộng đoàn mà thôi.
Thiên đàng chính là sự hiệp thông với mọi người, chưa bao giờ nó là một hiện thực chán ngấy cả, mà trái lại rất dồi dào và sung mãn, được làm dồi dào và phong phú hơn bởi những người khác. Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy mở rộng đến cuộc đối thoại này nhằm có thể nếm trước được vị ngọt của niềm sướng vui của nước thiên đàng ngay từ chính trần thế này.
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Cha Z. Kijas, Tác Giả và Trưởng Khoa
Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Thánh Bonaventure |
Cha Zdzislaw Kijas, người Ba Lan, Khoa Trưởng của Trường Đại Học Seraphicum, đã viết ra cuốn sách có nhan đề “Thiên Đàng – Nơi Ước Muốn Của Thiên Chúa” (Il Cielo, Luogo del Desiderio di Dio hay Heaven the Place of the Desire for God), được nhà sách Citto Nuova xuất bản, và hiện đang được bán rộng rãi trong các nhà sách của Ý Quốc.
Hãng tin Zenit đã nói chuyện với Cha Kijas, một linh mục thuộc Dòng Phanxicô Khó Nghèo – người cũng là Giáo Sư Thần Học Hệ Thống và Đối Thoại Đại Kết (systematic and ecumenical theology) tại Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng chuyên về Thần Học ở Krakow – để hiểu xem thiên đàng xuất hiện như thế nào trong nhãn quan của con người có đức tin thời nay.
Hỏi (H): Thưa Cha, chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi trọng tâm đó là: Thiên đàng là gì?
Cha Kijas (T): Thưa, trước hết, như được nhìn thấy dưới cặp mắt của đức tin, thiên đàng hiện hữu như là sự kết hiệp với Thiên Chúa, một sự hiệp kết vốn phải được xem từ quan điểm của các bản văn thánh, cụ thể là với sự trợ giúp của hai Sách Cựu và Tân Ước.
Tuy nhiên, thiên đàng cũng còn là một cái gì đó cao vời và huyền nhiệm hơn, so với sự hiệp kết này. Đặc tính của nó có thể được trích ra từ các dữ liệu thánh kinh và cũng từ cảm nghiệm của chúng ta, vào những phút giây đặc biệt nào đó của cuộc sống, khi chúng ta cảm nghiệm được một sự bình an, thanh thản, sâu lắng nội tại, vốn không bị chen lẫn bởi những ước muốn tội lỗi và sự sợ hãi.
Thiên đàng không phải là một nơi thiên về địa lý hay vật chất, mà nó chính là một trạng thái của tâm linh, là khía cạnh nội tâm, là tâm linh an bình cữu trường, nó chính là nơi để cảm nghiệm được sự bình yên đích thực, để sống vui vẽ qua một đời sống phong phú, dồi dào cùng với sự tĩnh nội của con tim.
(H): Thưa Cha, thế có phải Cha muốn nói rằng ai nấy cũng đều có thiên đàng riêng của chính mình phải không?
(T): Thưa, đúng thế, ai nấy cũng đều có riêng về thiêng đàng của chính mình bởi vì người đó cũng giống như là một sinh vật nhỏ thuộc vũ trụ (microcosm); người đó được tạo dựng nên trong và giống với hình ảnh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã chết và phục sinh sống lại cho từng người; do đó, mỗi người đều có riêng một sự phong phú, dồi dào, cùng với những ước muốn riêng của mình.
Những người có niềm tin nên có khuynh hướng trau dồi và làm phong phú thêm cho riêng mình, để sống trọn với cuộc sống và những kế hoạch vốn là trung tâm điểm trong đời sống của từng người người, của từng cặp vợ-chồng, của từng người tu sĩ sống đời sống thánh hiến, và của từng cộng đồng đức tin.
Tự dựa chính mình vào dữ kiện của Thánh Kinh và về ơn gọi của riêng mình, qua lời gọi mời chung để nên thánh, cùng với sự trợ giúp của Thiên Chúa và với những ơn huệ mà Ngài ban xuống, thì mỗi người trong chúng ta được gọi mời để đạt đến sự hoàn hão này trong cuộc sống của chúng ta, để trở nên mật thiết hơn với chính Thiên Chúa.
Ngay chính tại thiêng đàng: sự nên thánh của Thiên Chúa được nhân cách hóa, và được lồng sâu vào trong đời sống của từng người, một sự hiệp kết riêng vốn dẫn đến sự phát triển trọn vẹn để được giống y hệt với Ngài.
Mọi lứa tuổi và mọi thời đại đều có những thách đố riêng. Nghệ thuật, âm nhạc và văn chương chính là những cách để diễn tả về hình thái cuộc sống của con người; chúng phản ánh qua đó một thứ ngôn ngữ bóng bảy, tượng hình về thể trạng tinh thần và về những đặc điểm có liên quan đến sự kết hiệp của riêng người đó với chính Thiên Chúa. Vì thế, cách thức mà người đó tự biểu lộ, qua nghệ thuật, trở nên một tấm gương chiếu phản về mối quan hệ của người nghệ sĩ đó với Thiên Chúa.
(H): Thưa Cha, thế làm sao mà một người nào đó có thể đáp trả cho “mong ước” về thiên đàng này?
(T): Thưa, trong cuốn sách của tôi, tôi có đề cập đến việc đáp trả cho “mong ước” về thiên đàng này, về việc khơi dậy nó – không phải bằng việc tự khép kín mình để tìm kiếm thứ thiên đàng nơi trần thế qua những mối quan hệ mà chúng ta cảm nghiệm được trong thế giới, thậm chí ngay cả nếu chúng là nền tảng.
Những mối quan hệ này rất là quan trọng, cũng giống như việc nổ lực để đọc những hạt giống của trạng thái cực lạc (paradisiacal) bây giờ nơi cuộc sống này vậy. Thế nhưng điều đáng quan tâm ở đây chính là việc hiểu được rằng, ngay tại đây nơi trái đất này, chỉ có những sự phản ánh xanh xao mờ nhạt về những gì mà chúng ta thật sự được Thiên Chúa gọi mời mà thôi.
Sức mạnh để làm đổi thay mỗi ngày, lòng can đảm để diện đối với những vấn nạn, ước muốn được sống dồi dào trong ơn gọi của con người, trong ơn gọi làm người, của công việc, các mối quan hệ con người, không chỉ đến từ mong ước bỏng cháy về sự hiệp kết với Thiên Chúa không thôi mà còn là từ thiên đàng.
Thì đây chính là sự sáng tạo mỗi ngày trong mối tương quan với thiên đàng. Không phải bị tách rời khỏi hiện thực của trần thế, mọi nổ lực cần phải được thực hiện để làm đổi thay tất cả với mong ước cháy bỏng về thiên đàng, hòng để giúp hình thành nên hiện thực hằng ngày của chúng ta trong quan điểm của thiên đàng, tức sự hoán chuyễn trái đất cùng với mong ước về thiên đàng.
(H): Thưa Cha, thế ý tưởng của Cha về thiên đàng là như thế nào?
(T): Thưa, thiên đàng không phải là một thứ gì đó bất động; thậm chí sự tưởng tượng riêng của chúng ta cũng không thể nào hiểu được nó là một thứ gì đó di động. Nó chính là một sự lớn mạnh đang xảy ra liên tục nhằm chấp cánh cho những lời gọi kêu cùng với những mong ước của chúng ta.
Ý tưởng mà tôi biết về thiên đàng, cũng giống như rất nhiều người, chính là một sự bổ sung lẫn nhau của cuộc đối thoại, một cảm giác không bao giờ bị côi đơn mà qua cuộc đối thoại đó, một sự phản chiếu về đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa, của sự hiệp thông nhân loại, tức những người yêu mến và biết cho đi một cách phong phú, dồi dào.
Thì đây chính là trạng thái thiên đàng cực lạc, không bao giờ biết tích trữ, mà trái lại, luôn biết mở rộng với những nhu cầu của người khác – thì đó chính là cách đáp trả của tình yêu về một lời yêu cầu yêu thương nào đó của người khác.
Thiên đàng và miền cực lạc là những ngữ từ có cùng nghĩa với nhau, tức là một thể trạng sung túc, sung sướng cùng nhau, một hệ quả của một đời sống sung mãn với Thiên Chúa, với sự tín thác rằng chỉ có mỗi mình Ngài mới có thể khiến cho chúng ta được sung mãn trong cộng đoàn mà thôi.
Thiên đàng chính là sự hiệp thông với mọi người, chưa bao giờ nó là một hiện thực chán ngấy cả, mà trái lại rất dồi dào và sung mãn, được làm dồi dào và phong phú hơn bởi những người khác. Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy mở rộng đến cuộc đối thoại này nhằm có thể nếm trước được vị ngọt của niềm sướng vui của nước thiên đàng ngay từ chính trần thế này.