Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, dịch sát nguyên văn là lễ Ngũ tuần, tức là 50 ngày. Nguồn gốc của lễ này đã có trong đạo Do thái. Năm mươi ngày sau khi mừng lễ Vượt qua, kỷ niệm cuộc giải phóng khỏi ách nô lệ, người Do thái kỷ niệm việc Thiên Chúa trao ban lề luật giao ước trên núi Sinai. Có lẽ thánh Luca mô tả biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các môn đệ Đức Kitô 50 ngày sau cuộc Phục sinh, vì muốn nêu bật rằng giao ước mới không còn là những tấm bia đá của lề luật nhưng là thần khí được ghi khắc ở trong tim. Dù sao, các giáo phụ đều nhìn nhận rằng Giáo hội được khai sinh từ ngày lễ Hiện xuống, khi các thánh tông đồ nhận được sức mạnh từ trời cao để ra đi làm chứng cho Tin mừng. Giáo hội được sai đến muôn dân qua dấu lạ các ngôn ngữ. Trước đây, vì tội kiêu ngạo ở tháp Babel, nhân loại bị phân tán, chia rẽ vì bất đồng ngôn ngữ. Ngày nay, nhân loại được giao hoà trong Đức Kitô, họ có thể tuyên xưng một đức tin bất chấp sự khác biệt của ngôn ngữ. Bài suy niệm của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ trưa hôm qua, đã chú ý đến các đặc trưng của Giáo hội: duy nhất, thánh thiện, phổ thế và tông truyền, cũng như sứ mạng đi tới muôn dân.
Ngoài ra, thiết tưởng cũng nên biết là mùa Phục sinh kết thúc với lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Điều này cũng biểu lộ trong kinh kính Đức Mẹ. Trong mùa Phục sinh, kinh Truyền tin được thay thế bằng kinh “Lạy Nữ vương thiên đàng” (Regina caeli), thành hình khoảng thế kỷ X-XI, vừa kết hợp mầu nhiệm Nhập thể của Đức Kitô (Đấng mẹ đã cưu mang trong lòng) với mầu nhiệm Phục sinh (Người đã sống lại như đã hứa), cùng với lời mời Đức Maria hãy vui lên, lời mời được thiên sứ Gabriel cất lên lúc truyền tin (Vui lên đi, đấng được Chúa chiếu cố).
Sau khi ban phép lành Toà Thánh, đức Bênêđictô XVI đã chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Ba lan. Đặc biệt ngài đã cám ơn các ban nhạc từ nước Đức và Áo đã tham dự cuộc diễn hành tại Vaticanô để chiều thứ 7 và sáng chúa nhựt để mừng lễ thượng thọ của ngài. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Hôm nay chúng ta mừng lễ Ngũ tuần, trong đó phụng vụ cho chúng ta sống lại buổi khai sinh của Hội thánh, theo như thánh Luca kể lại trong sách Tông đồ công vụ (2,1-13). Năm mươi ngày sau lễ Vượt qua, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên cộng đoàn các môn đệ “chuyên chăm và hợp ý cầu nguyện”- quây quần cùng với đức Maria thân mẫu của đức Giêsu và 12 tông đồ (xc Cv 1,14; 2,1). Vì thế chúng ta có thể nói rằng Giáo hội được khởi đầu cách trọng thể với Chúa Thánh Thần hiện xuống. Trong biến cố phi thường này, chúng ta nhận thấy những nét cốt yếu và đặc trưng của Giáo Hội: Giáo hội là một, cũng tựa như cộng đoàn lễ Ngũ tuần, hợp nhất với nhau trong việc cầu nguyện, và “đồng tâm hợp ý”: “họ chỉ có một trái tim và một linh hồn” (Cv 4,32). Giáo hội là thánh, không phải do bởi công trạng của mình, nhưng vì được Thánh Thần linh hoạt, nên luôn dán chặt mắt vào Đức Kitô, để trở nên đồng hình với Người và với tình yêu của Người. Hội thánh là phổ thế, bởi vì Tin mừng được dành cho tất cả mọi dân tộc, và vì thế, ngay từ ban đầu, Thánh Thần đã ban cho Giáo hội nói hết các ngôn ngữ. Giáo hội là tông truyền, bởi vì được xây dựng trên nền tảng các thánh tông đồ, bảo vệ trung thành giáo huấn của các ngài nhờ dây chuyền liên tục của sự thừa kế các tông đồ.
Ngoài ra, Giáo hội từ bản chất còn mang tính cách truyền giáo, và kể từ lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần không ngừng thúc đẩy Giáo hội lên khắp các nẻo đường trên thế giới, cho đến tận cùng trái đất, và cho đến năm cùng tháng tận. Chúng ta có thể kiểm chứng thực tại này trải qua các thời đại, một thực tại đã được tiên báo trong Sách Công vụ các thánh tông đồ, khi mô tả hành trình của Tin mừng từ dân Do thái sang đến dân ngoại, từ Giêrusalem cho đến Rôma. Rôma tượng trưng cho thế giới dân ngoại, nghĩa là tất cả các dân tộc ở ngoài dân Do thái. Thực vậy, sách Tông đồ công vụ kết thúc với việc Tin mừng được mang đến Rôma. Ta có thể nói được rằng Rôma là tên cụ thể của tính cách phổ thế và truyền giáo, biểu lộ sự trung thành với nguồn gốc, với Giáo hội của mọi thời đại, với một Giáo hội nói mọi ngôn ngữ và gặp gỡ mọi nên văn hoá.
Anh chị em thân mến, lễ Ngũ Tuần đầu tiên diễn ra đang khi đức Maria hiện diện ở giữa các môn đệ trong phòng Tiệc ly ở Giêrusalem và cầu nguyện. Ngày hôm nay, chúng ta hãy ký thác mình nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ dồi dào ân huệ xuống Giáo hội thời nay, làm đầy tâm hồn các tín hữu và đốt lên ngọn lửa yêu mến của Ngài ở trong họ.
Hòa nhạc bài Ta Deum |
Ban nhạc Đức |
Ban nhạc Áo |
Sau khi ban phép lành Toà Thánh, đức Bênêđictô XVI đã chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Ba lan. Đặc biệt ngài đã cám ơn các ban nhạc từ nước Đức và Áo đã tham dự cuộc diễn hành tại Vaticanô để chiều thứ 7 và sáng chúa nhựt để mừng lễ thượng thọ của ngài. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Hôm nay chúng ta mừng lễ Ngũ tuần, trong đó phụng vụ cho chúng ta sống lại buổi khai sinh của Hội thánh, theo như thánh Luca kể lại trong sách Tông đồ công vụ (2,1-13). Năm mươi ngày sau lễ Vượt qua, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên cộng đoàn các môn đệ “chuyên chăm và hợp ý cầu nguyện”- quây quần cùng với đức Maria thân mẫu của đức Giêsu và 12 tông đồ (xc Cv 1,14; 2,1). Vì thế chúng ta có thể nói rằng Giáo hội được khởi đầu cách trọng thể với Chúa Thánh Thần hiện xuống. Trong biến cố phi thường này, chúng ta nhận thấy những nét cốt yếu và đặc trưng của Giáo Hội: Giáo hội là một, cũng tựa như cộng đoàn lễ Ngũ tuần, hợp nhất với nhau trong việc cầu nguyện, và “đồng tâm hợp ý”: “họ chỉ có một trái tim và một linh hồn” (Cv 4,32). Giáo hội là thánh, không phải do bởi công trạng của mình, nhưng vì được Thánh Thần linh hoạt, nên luôn dán chặt mắt vào Đức Kitô, để trở nên đồng hình với Người và với tình yêu của Người. Hội thánh là phổ thế, bởi vì Tin mừng được dành cho tất cả mọi dân tộc, và vì thế, ngay từ ban đầu, Thánh Thần đã ban cho Giáo hội nói hết các ngôn ngữ. Giáo hội là tông truyền, bởi vì được xây dựng trên nền tảng các thánh tông đồ, bảo vệ trung thành giáo huấn của các ngài nhờ dây chuyền liên tục của sự thừa kế các tông đồ.
Ngoài ra, Giáo hội từ bản chất còn mang tính cách truyền giáo, và kể từ lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần không ngừng thúc đẩy Giáo hội lên khắp các nẻo đường trên thế giới, cho đến tận cùng trái đất, và cho đến năm cùng tháng tận. Chúng ta có thể kiểm chứng thực tại này trải qua các thời đại, một thực tại đã được tiên báo trong Sách Công vụ các thánh tông đồ, khi mô tả hành trình của Tin mừng từ dân Do thái sang đến dân ngoại, từ Giêrusalem cho đến Rôma. Rôma tượng trưng cho thế giới dân ngoại, nghĩa là tất cả các dân tộc ở ngoài dân Do thái. Thực vậy, sách Tông đồ công vụ kết thúc với việc Tin mừng được mang đến Rôma. Ta có thể nói được rằng Rôma là tên cụ thể của tính cách phổ thế và truyền giáo, biểu lộ sự trung thành với nguồn gốc, với Giáo hội của mọi thời đại, với một Giáo hội nói mọi ngôn ngữ và gặp gỡ mọi nên văn hoá.
Anh chị em thân mến, lễ Ngũ Tuần đầu tiên diễn ra đang khi đức Maria hiện diện ở giữa các môn đệ trong phòng Tiệc ly ở Giêrusalem và cầu nguyện. Ngày hôm nay, chúng ta hãy ký thác mình nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ dồi dào ân huệ xuống Giáo hội thời nay, làm đầy tâm hồn các tín hữu và đốt lên ngọn lửa yêu mến của Ngài ở trong họ.