VUI TRONG TRÁI TIM CHÚA GIÊSU
Tháng 6 hằng năm được phụng vụ dành riêng cho việc kính thờ trái tim Chúa Giêsu.
Tháng này, một bầu khí thiêng liêng khác thường bao phủ các cộng đoàn công giáo.
Trong Hội Thánh Việt Nam, bầu khí đạo đức này được diễn tả như một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa, và giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời.
Những trao đổi thân thương ấy có sức cải hoá nhiều tâm hồn.
Tôi đã được tham dự bầu khí đạo đức đó. Rất nhiều cảm nghiệm. Ở đây tôi chỉ xin chia sẻ đôi chút trong lãnh vực niềm vui thiêng liêng.
1/ Vui vì mình được Chúa nhận làm con
Xưa Chúa Giêsu đã mời gọi: "Ai khát, hãy đến với Ta. Ai tin vào Ta, hãy đến mà uống. Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống" (Ga 7,37-38).
Lời mời gọi tha thiết ấy gây âm vang trong linh hồn tôi. Tôi đang khát hạnh phúc. Tin vào lời Chúa, tôi đến với trái tim Người. Tại đây, tôi nhận được dòng chảy yêu thương lạ lùng. Càng đón nhận, với lòng khiêm tốn, tôi càng cảm thấy mình thuộc về Chúa. Đến một lúc không ngờ, tôi cảm nhận được rõ ràng chắc chắn mình được Chúa nhận làm con.
Tất cả đều xảy ra đúng như lời thánh Phaolô dạy: "Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ hãi như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: 'Apba! Cha ơi'" (Rm 8,14-15).
Biết mình được là con Chúa, đó đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng cảm nghiệm được thế nào là người con Chúa mới lại là một hạnh phúc khó tả. Trong cảm nghiệm đó có sự nhận biết Chúa là Cha vô cùng thương xót. Đây là một ơn Chúa ban cho nhưng không.
Ơn xót thương của tình Cha luôn chảy vào hồn tôi, để hồn tôi được hiệp thông với sự sống Chúa. Nhờ đó, tôi đón nhận được phần nào ơn biết mình bé nhỏ, khó nghèo, yếu đuối.
Bên cạnh niềm vui được làm con Chúa, tôi còn tìm được một niềm vui khác, khi ở lại trong trái tim Chúa. Niềm vui đó là được góp phần vào lễ tế của Chúa Giêsu.
2/ Vui vì được góp phần vào lễ tế của Chúa Giêsu
Nhiều khi, chúng ta thường nghĩ rằng: Lễ vật làm vui lòng Chúa là những đắc thắng hoặc hy sinh theo ý của ta, hoặc theo dư luận quần chúng. Nhưng không phải thế. Đoạn văn sau đây của tác giả thư gởi Do Thái nói rõ thế này:
"Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: 'Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thiết lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài như Kinh Thánh đã chép về con'" (Dt 10,5-6).
Như vậy, lễ tế mà Chúa muốn chính là con người của ta khi thực thi thánh ý Chúa.
Con người của tôi, khi thực thi thánh ý Chúa, sẽ ẩn mình vào trái tim Chúa Giêsu. Một đàng phấn đấu thắng vượt những ý hướng chiều theo xác thịt, thế gian, ma quỷ, một đàng sống theo những chọn lựa hợp thánh ý Chúa.
Kinh nghiệm cho thấy: Thắng vượt được những ý hướng xấu là việc không dễ. Ngay việc nhận ra ý hướng nào là xấu về mặt đạo đức cũng đã khó thực hiện. Huống hồ là phấn đấu thắng vượt chúng, khi đã nhận ra chúng rồi.
Hơn nữa, trong đàng thiêng liêng, thắng tội chưa phải là đủ, mà còn phải công chính hoá con người của mình bằng sự dấn thân vào con đường Chúa muốn ta đi. Nhận ra con đường thánh ý Chúa và dấn thân bước mãi không ngừng trên con đường ấy. Đó chính là một lễ tế đẹp lòng Chúa. Lễ đó xảy ra ở thân xác ta và tâm hồn ta. Phải yêu thực nhiều và phải hy sinh rất nhiều. Có đau khổ tâm hồn và có đau đớn phần xác. Mọi sự đều nội-tâm-hoá.
Phải nói là lễ tế như vậy không dễ dàng gì đâu. Nhưng khi ta ở lại trong trái tim Chúa, khiêm tốn để trái tim Người đào tạo, thì bản thân ta và đời ta sẽ trở thành lễ tế. Lễ tế của ta trong trái tim Chúa sẽ là một niềm vui cho ta. Một niềm vui âm thầm, vì ta được tham dự vào lễ tế của Chúa Giêsu.
Khi nói đến niềm vui âm thầm, tôi lại nhớ tới một niềm vui khác, mà tôi được cảm nghiệm, khi ở lại trong trái tim Chúa. Đó là niềm vui được biết yêu thương.
3/ Vui vì mình được Chúa dạy cho biết yêu thương
Thánh Phaolô viết: "Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
"Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và biết được nhiều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng là gì.
"Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
"Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù..." (1 Cr 13,1-5).
Tất cả những gì thánh Phaolô nói trên đây đều được dạy ở trường trái tim Chúa.
Kinh nghiệm tu đức, mục vụ và truyền giáo cho thấy: Tình yêu nhân bản là một giá trị cao quý, nhưng tình yêu phát xuất từ trái tim Chúa mới là tình yêu cứu độ và thánh hoá.
Nhờ ơn Chúa, trái tim ta được cải đổi, để biết sống bé nhỏ trong lửa tình yêu trái tim Chúa. Lúc đó ta sẽ cảm nghiệm được rằng: Yêu người như Chúa yêu ta là việc phải tập luyện lâu dài, suốt đời.
Không phải cứ học biết lý thuyết và sinh hoạt phong trào là đủ. Nhưng phải gặp gỡ sống động với trái tim Chúa. Gặp gỡ trong bầu khí thinh lặng, hồi tâm, cầu nguyện, với niềm tin: Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, Người yêu ta trong Thánh Thần, Người đến để dẫn ta về với Chúa Cha.
Với mấy chia sẻ trên đây, tôi tha thiết cầu mong tháng kính Trái Tim Chúa Giêsu năm nay sẽ đem lại cho mỗi người chúng ta nhiều niềm vui thiêng liêng hữu ích cho mình và cho Hội Thánh Việt Nam.
Những niềm vui thiêng liêng ấy sẽ giúp cho chúng ta nhận ra những dấu chỉ của Nước Tình yêu Chúa đang phát triển, đồng thời cũng giúp cho chúng ta phân định được những mưu mô Satan đang toan tính phá hoại Nước Chúa tình yêu.
Tháng 6 hằng năm được phụng vụ dành riêng cho việc kính thờ trái tim Chúa Giêsu.
Tháng này, một bầu khí thiêng liêng khác thường bao phủ các cộng đoàn công giáo.
Trong Hội Thánh Việt Nam, bầu khí đạo đức này được diễn tả như một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa, và giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời.
Những trao đổi thân thương ấy có sức cải hoá nhiều tâm hồn.
Tôi đã được tham dự bầu khí đạo đức đó. Rất nhiều cảm nghiệm. Ở đây tôi chỉ xin chia sẻ đôi chút trong lãnh vực niềm vui thiêng liêng.
1/ Vui vì mình được Chúa nhận làm con
Xưa Chúa Giêsu đã mời gọi: "Ai khát, hãy đến với Ta. Ai tin vào Ta, hãy đến mà uống. Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống" (Ga 7,37-38).
Lời mời gọi tha thiết ấy gây âm vang trong linh hồn tôi. Tôi đang khát hạnh phúc. Tin vào lời Chúa, tôi đến với trái tim Người. Tại đây, tôi nhận được dòng chảy yêu thương lạ lùng. Càng đón nhận, với lòng khiêm tốn, tôi càng cảm thấy mình thuộc về Chúa. Đến một lúc không ngờ, tôi cảm nhận được rõ ràng chắc chắn mình được Chúa nhận làm con.
Tất cả đều xảy ra đúng như lời thánh Phaolô dạy: "Quả vậy, phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ hãi như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên: 'Apba! Cha ơi'" (Rm 8,14-15).
Biết mình được là con Chúa, đó đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng cảm nghiệm được thế nào là người con Chúa mới lại là một hạnh phúc khó tả. Trong cảm nghiệm đó có sự nhận biết Chúa là Cha vô cùng thương xót. Đây là một ơn Chúa ban cho nhưng không.
Ơn xót thương của tình Cha luôn chảy vào hồn tôi, để hồn tôi được hiệp thông với sự sống Chúa. Nhờ đó, tôi đón nhận được phần nào ơn biết mình bé nhỏ, khó nghèo, yếu đuối.
Bên cạnh niềm vui được làm con Chúa, tôi còn tìm được một niềm vui khác, khi ở lại trong trái tim Chúa. Niềm vui đó là được góp phần vào lễ tế của Chúa Giêsu.
2/ Vui vì được góp phần vào lễ tế của Chúa Giêsu
Nhiều khi, chúng ta thường nghĩ rằng: Lễ vật làm vui lòng Chúa là những đắc thắng hoặc hy sinh theo ý của ta, hoặc theo dư luận quần chúng. Nhưng không phải thế. Đoạn văn sau đây của tác giả thư gởi Do Thái nói rõ thế này:
"Khi vào trần gian, Đức Kitô nói: 'Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thiết lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài như Kinh Thánh đã chép về con'" (Dt 10,5-6).
Như vậy, lễ tế mà Chúa muốn chính là con người của ta khi thực thi thánh ý Chúa.
Con người của tôi, khi thực thi thánh ý Chúa, sẽ ẩn mình vào trái tim Chúa Giêsu. Một đàng phấn đấu thắng vượt những ý hướng chiều theo xác thịt, thế gian, ma quỷ, một đàng sống theo những chọn lựa hợp thánh ý Chúa.
Kinh nghiệm cho thấy: Thắng vượt được những ý hướng xấu là việc không dễ. Ngay việc nhận ra ý hướng nào là xấu về mặt đạo đức cũng đã khó thực hiện. Huống hồ là phấn đấu thắng vượt chúng, khi đã nhận ra chúng rồi.
Hơn nữa, trong đàng thiêng liêng, thắng tội chưa phải là đủ, mà còn phải công chính hoá con người của mình bằng sự dấn thân vào con đường Chúa muốn ta đi. Nhận ra con đường thánh ý Chúa và dấn thân bước mãi không ngừng trên con đường ấy. Đó chính là một lễ tế đẹp lòng Chúa. Lễ đó xảy ra ở thân xác ta và tâm hồn ta. Phải yêu thực nhiều và phải hy sinh rất nhiều. Có đau khổ tâm hồn và có đau đớn phần xác. Mọi sự đều nội-tâm-hoá.
Phải nói là lễ tế như vậy không dễ dàng gì đâu. Nhưng khi ta ở lại trong trái tim Chúa, khiêm tốn để trái tim Người đào tạo, thì bản thân ta và đời ta sẽ trở thành lễ tế. Lễ tế của ta trong trái tim Chúa sẽ là một niềm vui cho ta. Một niềm vui âm thầm, vì ta được tham dự vào lễ tế của Chúa Giêsu.
Khi nói đến niềm vui âm thầm, tôi lại nhớ tới một niềm vui khác, mà tôi được cảm nghiệm, khi ở lại trong trái tim Chúa. Đó là niềm vui được biết yêu thương.
3/ Vui vì mình được Chúa dạy cho biết yêu thương
Thánh Phaolô viết: "Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.
"Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và biết được nhiều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng là gì.
"Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
"Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù..." (1 Cr 13,1-5).
Tất cả những gì thánh Phaolô nói trên đây đều được dạy ở trường trái tim Chúa.
Kinh nghiệm tu đức, mục vụ và truyền giáo cho thấy: Tình yêu nhân bản là một giá trị cao quý, nhưng tình yêu phát xuất từ trái tim Chúa mới là tình yêu cứu độ và thánh hoá.
Nhờ ơn Chúa, trái tim ta được cải đổi, để biết sống bé nhỏ trong lửa tình yêu trái tim Chúa. Lúc đó ta sẽ cảm nghiệm được rằng: Yêu người như Chúa yêu ta là việc phải tập luyện lâu dài, suốt đời.
Không phải cứ học biết lý thuyết và sinh hoạt phong trào là đủ. Nhưng phải gặp gỡ sống động với trái tim Chúa. Gặp gỡ trong bầu khí thinh lặng, hồi tâm, cầu nguyện, với niềm tin: Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chúa, Người yêu ta trong Thánh Thần, Người đến để dẫn ta về với Chúa Cha.
Với mấy chia sẻ trên đây, tôi tha thiết cầu mong tháng kính Trái Tim Chúa Giêsu năm nay sẽ đem lại cho mỗi người chúng ta nhiều niềm vui thiêng liêng hữu ích cho mình và cho Hội Thánh Việt Nam.
Những niềm vui thiêng liêng ấy sẽ giúp cho chúng ta nhận ra những dấu chỉ của Nước Tình yêu Chúa đang phát triển, đồng thời cũng giúp cho chúng ta phân định được những mưu mô Satan đang toan tính phá hoại Nước Chúa tình yêu.