Cuộc Họp Thượng Đỉnh G-8 tại Đức: Thông Điệp của ĐGH Bênêđictô XVI gửi đến Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel
G-8 tại Đức: Thông Điệp của ĐGH Bênêđictô XVI gửi đến Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel
Thông Điệp của ĐGH Bênêđictô XVI gửi đến Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel
vào dịp Họp Thượng Đỉnh G-8 tại Heiligendamm - Đức quốc
Lời kêu gọi của ĐGH Bênêđictô XVI tranh đấu chống lại nạn nghèo đói
Từ ngày 06. - 08.6.2007 cuộc họp mặt Khối G-8 (8 nước công nghiệp phát triển gồm: Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Liên Xô) sẽ diễn tiến tại Heiligendamm, vùng biển đông của Đức quốc.
Trong dịp này, Tòa Thánh hôm 19.04.2007 đã công bố trước báo chí bức thông điệp của ĐGH Bênêđictô XVI gởi đến Nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel ngày 16.12.2006. Trong thư Đức Giáo Hoàng đã khen ngợi sự dấn thân trong chức vụ Chủ Tịch G-8 của Đức quốc đối với Phi Châu và kêu gọi tha thiết Cộng Đồng Thế Giới hãy tranh đấu chống lại nạn nghèo đói.
Kính thưa Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel!
Vào ngày 17.07.2006 Bà đã tuyên bố trong dịp kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại thành phố Petersburg nhóm 7 Quốc Gia đứng đầu kinh tế cộng với Liên Xô (G-8) rằng trong chức vụ Chủ Tịch Bà sẽ tiếp tục bàn luận về vấn nạn đói khổ trên thế giới.
Bên cạnh đó chính quyền Đức tuyên bố vào ngày 18.10.2006 công việc viện trợ cho Châu Phi sẽ là một đề tài ưu tiên trong dịp họp mặt thượng đỉnh G-8 2007 tại Heiligendamm.
Vào dịp này tôi muốn viết thư gửi đến Bà để tỏ lời cám ơn từ Giáo Hội Công Giáo cũng như bầy tỏ sự đánh giá cao cả của riêng tôi dành cho lời tuyên bố trên.
Tôi rất hoan nghênh đề tài chống „nạn đói“ trong chương trình nghị sự của G-8, đặc biệt lại quan tâm về lục địa Phi Châu. Trong thực tế đề tài này sẽ đem lại hữu ích cho các quốc gia giầu có cũng như nghèo khổ và nên được đặc biệt chú ý cũng như ưu tiên bàn đến. Sự kiện Đức quốc với chức vụ Chủ Tịch Khối G-8 kiêm giữ chức Chủ Tịch Liên Minh Âu Châu là một cơ hội thuận lợi để nói đến vấn đề này.
Tôi tin tưởng rằng Đức quốc sẽ lãnh nhận trách nhiệm được trao phó một cách tích cực nhằm giải quyết những vấn nạn toàn cầu đang liên quan đến nhân loại.
Trong cuộc gặp gỡ của chúng ta vào ngày 28.08.2006 tại nhà nghỉ hè Castel Gandolfo. Bà đã cam đoan với tôi rằng Đức quốc luôn chia sẻ sự quan tâm cách riêng của Tòa Thánh dành cho các quốc gia nghèo, đặc biệt tại các nước Châu Phi về sự tài trợ và điều kiện thương mại thuận lợi cho việc phát triển dài lâu tại đây.
Toà Thánh đã nhiều lần nhấn mạnh, chính quyền các quốc gia nghèo với trách nhiệm của mình trong khuynh hướng một chính thể tốt muốn xóa bỏ nạn đói, thì sự hợp tác chung với các quan hệ quốc tế là một điều không thể thiếu được. Đây không phải là một trách nhiệm đặc biệt hoặc là những lời hứa với nhau, mà sẽ bị lãng quên khi quốc gia có những chuyện khẩn cấp hơn cần giải quyết. Nhưng đây là một trách nhiệm luân lý nặng nề và cần thiết trên căn bản của mối liên hệ Cộng Đồng Nhân Loại cũng như về nhân phẩm con người, qua đó tiến trình toàn cầu hóa càng ngày càng gắn liền với nhau hơn. Cho nhiều nước nghèo thì những điều kiện buôn bán thuận lợi, đáng tin cậy và lâu dài phải được gầy dựng, nhất là phải rộng mở con đường vào thị trường buôn bán mà không được đặt điều kiện với họ.
Những biện pháp tha nợ cho những quốc gia nghèo nhất (heavily indebted poor countries – HIPC) và những quốc gia chậm phát triển (least developed countries – LDC) phải được chu toàn một cách nhanh chóng và vô điều kiện. Đồng thời phải áp dụng những biện pháp thất tốt để những quốc gia nghèo này tránh không rơi vào hoàn cảnh mượn nợ mà không thể nào trả lại các món nợ.
Thêm vào đó những quốc gia tiên tiến phải ý thức thêm nhiệm vụ của mình trong phạm vi phát triển toàn cầu và hoàn thành chu đáo trách nhiệm này.
Hơn thế nữa chúng ta cần đầu tư vào việc phát triển về thuốc men chữa trị AIDS, bệnh lao, sốt rét và những bệnh vùng nhiệt đới. Trên phương diện này thì những quốc gia tiên tiến có trách nhiệm nghiên cứu thuốc chủng ngừa chống sốt rét. Bên cạnh đó cần cho phép quyền sử dụng về kỹ thuật cũng như những kinh nghiệm cần thiết trong phạm vi y tế mà không đặt lợi nhuận kinh tế và pháp lý lên hàng đầu.
Cuối cùng thì Cộng Đồng Quốc Tế phải tuyệt đối giảm đi việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp cũng như chích thức, buôn bán lậu tài nguyên quý gía và tẩu tán tài sản quốc gia từ những nước nghèo, và cố gắng xóa bỏ nạn rửa tiền, đút lót tham nhũng cho các công chức ở những quốc gia nghèo.
Cho dù những thử thách này đều được các tham dự viên của Cộng Đồng Quốc Tế công nhận, nhưng khối G-8 và Liên Minh Âu Châu cần đi tiên phong trong vai trò hàng đầu này.
Những tín hữu thuộc các tôn giáo bạn và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới cùng nhau xác tín để tiến đến mục đích là nhằm xóa bỏ nạn nghèo đói cho đến năm 2015, đó là một trọng trách quan trọng nhất cho tất cả mọi người chúng ta. Bên cạnh đó họ chứng minh hoàn thành được mục đích này phải dựa vào mối quan hệ mật thiết với nền hòa bình thế giới và an ninh toàn cầu. Thời gian tới cái nhìn của nhân loại sẽ hướng về Đức quốc với vai trò chỉ đạo được giao phó trong Khối G-8 và Liên Minh Âu Châu khi áp dụng những biện pháp cần thiết để vượt qua nạn đói. Những người có lòng tin đều sãn sàng ủng hộ cho những cố gắng này và đoàn kết giúp đỡ cho sự dấn thân của các vị.
Trong khi tôi xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho công việc của chức vụ Chủ Tịch Khối G-8 và Liên Minh Âu Châu của Đức quốc, tôi mượn cơ hội này bầy tỏ lòng kính trọng ưu ái của tôi dành cho Nữ Thủ Tướng.
Từ Tòa Thánh Vatican, ngày 16.12.2006
BENEDICTUS PP. XVI
(Chuyển ngữ: Hoàng Linh và Lm. Paul Phạm Văn Tuấn)
(Chuyển ngữ: Hoàng Linh và Lm. Paul Phạm Văn Tuấn)
G-8 tại Đức: Thông Điệp của ĐGH Bênêđictô XVI gửi đến Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel
Thông Điệp của ĐGH Bênêđictô XVI gửi đến Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel
vào dịp Họp Thượng Đỉnh G-8 tại Heiligendamm - Đức quốc
Lời kêu gọi của ĐGH Bênêđictô XVI tranh đấu chống lại nạn nghèo đói
Từ ngày 06. - 08.6.2007 cuộc họp mặt Khối G-8 (8 nước công nghiệp phát triển gồm: Đức, Pháp, Anh, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Liên Xô) sẽ diễn tiến tại Heiligendamm, vùng biển đông của Đức quốc.
Trong dịp này, Tòa Thánh hôm 19.04.2007 đã công bố trước báo chí bức thông điệp của ĐGH Bênêđictô XVI gởi đến Nữ Thủ Tướng Dr. Angela Merkel ngày 16.12.2006. Trong thư Đức Giáo Hoàng đã khen ngợi sự dấn thân trong chức vụ Chủ Tịch G-8 của Đức quốc đối với Phi Châu và kêu gọi tha thiết Cộng Đồng Thế Giới hãy tranh đấu chống lại nạn nghèo đói.
Kính thưa Nữ Thủ Tướng Đức Dr. Angela Merkel!
Vào ngày 17.07.2006 Bà đã tuyên bố trong dịp kết thúc cuộc họp thượng đỉnh tại thành phố Petersburg nhóm 7 Quốc Gia đứng đầu kinh tế cộng với Liên Xô (G-8) rằng trong chức vụ Chủ Tịch Bà sẽ tiếp tục bàn luận về vấn nạn đói khổ trên thế giới.
Bên cạnh đó chính quyền Đức tuyên bố vào ngày 18.10.2006 công việc viện trợ cho Châu Phi sẽ là một đề tài ưu tiên trong dịp họp mặt thượng đỉnh G-8 2007 tại Heiligendamm.
Vào dịp này tôi muốn viết thư gửi đến Bà để tỏ lời cám ơn từ Giáo Hội Công Giáo cũng như bầy tỏ sự đánh giá cao cả của riêng tôi dành cho lời tuyên bố trên.
Tôi rất hoan nghênh đề tài chống „nạn đói“ trong chương trình nghị sự của G-8, đặc biệt lại quan tâm về lục địa Phi Châu. Trong thực tế đề tài này sẽ đem lại hữu ích cho các quốc gia giầu có cũng như nghèo khổ và nên được đặc biệt chú ý cũng như ưu tiên bàn đến. Sự kiện Đức quốc với chức vụ Chủ Tịch Khối G-8 kiêm giữ chức Chủ Tịch Liên Minh Âu Châu là một cơ hội thuận lợi để nói đến vấn đề này.
Tôi tin tưởng rằng Đức quốc sẽ lãnh nhận trách nhiệm được trao phó một cách tích cực nhằm giải quyết những vấn nạn toàn cầu đang liên quan đến nhân loại.
Trong cuộc gặp gỡ của chúng ta vào ngày 28.08.2006 tại nhà nghỉ hè Castel Gandolfo. Bà đã cam đoan với tôi rằng Đức quốc luôn chia sẻ sự quan tâm cách riêng của Tòa Thánh dành cho các quốc gia nghèo, đặc biệt tại các nước Châu Phi về sự tài trợ và điều kiện thương mại thuận lợi cho việc phát triển dài lâu tại đây.
Toà Thánh đã nhiều lần nhấn mạnh, chính quyền các quốc gia nghèo với trách nhiệm của mình trong khuynh hướng một chính thể tốt muốn xóa bỏ nạn đói, thì sự hợp tác chung với các quan hệ quốc tế là một điều không thể thiếu được. Đây không phải là một trách nhiệm đặc biệt hoặc là những lời hứa với nhau, mà sẽ bị lãng quên khi quốc gia có những chuyện khẩn cấp hơn cần giải quyết. Nhưng đây là một trách nhiệm luân lý nặng nề và cần thiết trên căn bản của mối liên hệ Cộng Đồng Nhân Loại cũng như về nhân phẩm con người, qua đó tiến trình toàn cầu hóa càng ngày càng gắn liền với nhau hơn. Cho nhiều nước nghèo thì những điều kiện buôn bán thuận lợi, đáng tin cậy và lâu dài phải được gầy dựng, nhất là phải rộng mở con đường vào thị trường buôn bán mà không được đặt điều kiện với họ.
Những biện pháp tha nợ cho những quốc gia nghèo nhất (heavily indebted poor countries – HIPC) và những quốc gia chậm phát triển (least developed countries – LDC) phải được chu toàn một cách nhanh chóng và vô điều kiện. Đồng thời phải áp dụng những biện pháp thất tốt để những quốc gia nghèo này tránh không rơi vào hoàn cảnh mượn nợ mà không thể nào trả lại các món nợ.
Thêm vào đó những quốc gia tiên tiến phải ý thức thêm nhiệm vụ của mình trong phạm vi phát triển toàn cầu và hoàn thành chu đáo trách nhiệm này.
Hơn thế nữa chúng ta cần đầu tư vào việc phát triển về thuốc men chữa trị AIDS, bệnh lao, sốt rét và những bệnh vùng nhiệt đới. Trên phương diện này thì những quốc gia tiên tiến có trách nhiệm nghiên cứu thuốc chủng ngừa chống sốt rét. Bên cạnh đó cần cho phép quyền sử dụng về kỹ thuật cũng như những kinh nghiệm cần thiết trong phạm vi y tế mà không đặt lợi nhuận kinh tế và pháp lý lên hàng đầu.
Cuối cùng thì Cộng Đồng Quốc Tế phải tuyệt đối giảm đi việc buôn bán vũ khí bất hợp pháp cũng như chích thức, buôn bán lậu tài nguyên quý gía và tẩu tán tài sản quốc gia từ những nước nghèo, và cố gắng xóa bỏ nạn rửa tiền, đút lót tham nhũng cho các công chức ở những quốc gia nghèo.
Cho dù những thử thách này đều được các tham dự viên của Cộng Đồng Quốc Tế công nhận, nhưng khối G-8 và Liên Minh Âu Châu cần đi tiên phong trong vai trò hàng đầu này.
Những tín hữu thuộc các tôn giáo bạn và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới cùng nhau xác tín để tiến đến mục đích là nhằm xóa bỏ nạn nghèo đói cho đến năm 2015, đó là một trọng trách quan trọng nhất cho tất cả mọi người chúng ta. Bên cạnh đó họ chứng minh hoàn thành được mục đích này phải dựa vào mối quan hệ mật thiết với nền hòa bình thế giới và an ninh toàn cầu. Thời gian tới cái nhìn của nhân loại sẽ hướng về Đức quốc với vai trò chỉ đạo được giao phó trong Khối G-8 và Liên Minh Âu Châu khi áp dụng những biện pháp cần thiết để vượt qua nạn đói. Những người có lòng tin đều sãn sàng ủng hộ cho những cố gắng này và đoàn kết giúp đỡ cho sự dấn thân của các vị.
Trong khi tôi xin Thiên Chúa chúc phúc lành cho công việc của chức vụ Chủ Tịch Khối G-8 và Liên Minh Âu Châu của Đức quốc, tôi mượn cơ hội này bầy tỏ lòng kính trọng ưu ái của tôi dành cho Nữ Thủ Tướng.
Từ Tòa Thánh Vatican, ngày 16.12.2006
BENEDICTUS PP. XVI
(Chuyển ngữ: Hoàng Linh và Lm. Paul Phạm Văn Tuấn)
(Chuyển ngữ: Hoàng Linh và Lm. Paul Phạm Văn Tuấn)