Lúc 9g30 sáng ngày 24/6/2007, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo phận Thành phố, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục giáo phận Mỹ Tho cùng với một số các linh mục đã dâng Thánh Lễ tạ ơn và cung hiến thánh đường giáo xứ Vĩnh Hoà số 86/75 đường Ông Ích Khiêm, Phường 5, Quận 11.
Đây là ngôi nhà thờ nằm sâu trong ngõ, diện tích xây dựng chỉ có 12m * 33m gồm một tầng hầm và một tầng trệt, phần sau cung thánh với độ cao thích hợp, được sắp đặt khéo léo dùng để làm việc và sinh hoạt nhà xứ.
Nét độc đáo của ngôi nhà thờ này là phần lớn chất liệu xây dựng đều được làm bằng đá cẩm thạch. Toàn bộ tường và cột, do nhóm nghệ nhân làng đá Ninh Bình thi công. Đã có trên 100 chuyến xe tải với hơn 2.000 tấn đá cẩm thạch thiên nhiên được chuyển từ tỉnh Thanh Hoá vào thành phố với đoạn đường di chuyển hơn 1.700 cây số. Mọi chi tiết đều được thực hiện tại làng đá Ninh Bình, vào công trường, các nghệ nhân chỉ còn thực hiện các chi tiết cho hoàn chỉnh để lắp ráp.
Ngoài phần móng bằng bê tông cốt thép, hệ khung nhà thờ và mái đều làm bằng bê tông nhưng “ván khuôn” bằng đá và phần đá này được giữ lại trong công trình không tháo ra. Các phù điêu như các chặng đá thánh giá, tượng ảnh nội ngoại thất đều được khắc trực tiếp trên đá.
Kiến trúc sư linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành DCCT là người thiết kế ngôi nhà thờ này (cùng với sự trợ giúp của Công ty Hưng Đức) cho chúng tôi biết trong một chuyến viếng thăm nhà thờ Phát Diệm – một công trình độc đáo của Giáo hội Việt Nam, cha và linh mục G.B Vũ Mạnh Hùng, chánh xứ Vĩnh Hoà đã có ý tưởng xây dựng ngôi nhà thờ bằng đá, một chất liệu thiên nhiên độc đáo và bền vững.
Ngoài chất liệu chính là đá thì toàn bộ cửa đều làm bằng gỗ được trạm khắc hoa văn rất đẹp. Dường như chính những chất liệu thiên nhiên đá và gỗ ấy khiến chúng ta có một cảm giác ấm áp, thân quen khi bước vào ngôi nhà thờ này.
Theo kỹ sư Trần Thế Hùng, Giám đốc Công ty Xây dựng An Thế (đơn vị chịu trách nhiệm thi công phần khung và móng chịu lực) phụ trách thi công toàn bộ công trình, ngôi nhà thờ đá này đã trải qua hơn 15 tháng thi công, công trình được tiến hành một cách cẩn thận với từng chi tiết. Vì nằm sâu trong con hẻm, phối hợp nhiều nhóm thợ và nghệ nhân, mặt bằng thi công chật hẹp và khả năng tài chính giới hạn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ.
Được biết, ngày nay tại Việt Nam, có khá nhiều ngôi nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc mang các đường nét truyền thống của người Việt. Trả lời cho ý tưởng này, kiến trúc sư linh mục Vinh sơn Phạm Trung Thành, DCCT (người đã thực hiện thiết kế các ngôi nhà thờ như Tân Hoà, quận Phú Nhuận, Tp. HCM, Nhà thờ Chính toà Lạng Sơn,. ..) cho biết: “Chúng tôi không câu nệ đường nét hoài cổ hoặc nệ cổ, nhưng đã đến lúc chúng ta cần phải chọn lựa những hình ảnh, chất liệu và không gian ngôi nhà chung cho phù hợp với văn hoá của người Việt Nam”.
Chúng tôi thiết nghĩ hình ảnh đình làng, miếu…từ lâu đã là nơi thờ phụng của người Việt. Lẽ gì nét văn hoá ấy không được chọn làm nơi thờ phụng dành người Công giáo Việt.
Như vậy, công trình nhà thờ đá Vĩnh Hoà xứng đáng là một đóng góp trong việc tìm một hướng đi mới cho nền Nghệ Thuật Thánh Việt Nam hiện nay.
Nguồn: VPTK/HĐGMVN
Đây là ngôi nhà thờ nằm sâu trong ngõ, diện tích xây dựng chỉ có 12m * 33m gồm một tầng hầm và một tầng trệt, phần sau cung thánh với độ cao thích hợp, được sắp đặt khéo léo dùng để làm việc và sinh hoạt nhà xứ.
Nét độc đáo của ngôi nhà thờ này là phần lớn chất liệu xây dựng đều được làm bằng đá cẩm thạch. Toàn bộ tường và cột, do nhóm nghệ nhân làng đá Ninh Bình thi công. Đã có trên 100 chuyến xe tải với hơn 2.000 tấn đá cẩm thạch thiên nhiên được chuyển từ tỉnh Thanh Hoá vào thành phố với đoạn đường di chuyển hơn 1.700 cây số. Mọi chi tiết đều được thực hiện tại làng đá Ninh Bình, vào công trường, các nghệ nhân chỉ còn thực hiện các chi tiết cho hoàn chỉnh để lắp ráp.
Ngoài phần móng bằng bê tông cốt thép, hệ khung nhà thờ và mái đều làm bằng bê tông nhưng “ván khuôn” bằng đá và phần đá này được giữ lại trong công trình không tháo ra. Các phù điêu như các chặng đá thánh giá, tượng ảnh nội ngoại thất đều được khắc trực tiếp trên đá.
Kiến trúc sư linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành DCCT là người thiết kế ngôi nhà thờ này (cùng với sự trợ giúp của Công ty Hưng Đức) cho chúng tôi biết trong một chuyến viếng thăm nhà thờ Phát Diệm – một công trình độc đáo của Giáo hội Việt Nam, cha và linh mục G.B Vũ Mạnh Hùng, chánh xứ Vĩnh Hoà đã có ý tưởng xây dựng ngôi nhà thờ bằng đá, một chất liệu thiên nhiên độc đáo và bền vững.
Ngoài chất liệu chính là đá thì toàn bộ cửa đều làm bằng gỗ được trạm khắc hoa văn rất đẹp. Dường như chính những chất liệu thiên nhiên đá và gỗ ấy khiến chúng ta có một cảm giác ấm áp, thân quen khi bước vào ngôi nhà thờ này.
Theo kỹ sư Trần Thế Hùng, Giám đốc Công ty Xây dựng An Thế (đơn vị chịu trách nhiệm thi công phần khung và móng chịu lực) phụ trách thi công toàn bộ công trình, ngôi nhà thờ đá này đã trải qua hơn 15 tháng thi công, công trình được tiến hành một cách cẩn thận với từng chi tiết. Vì nằm sâu trong con hẻm, phối hợp nhiều nhóm thợ và nghệ nhân, mặt bằng thi công chật hẹp và khả năng tài chính giới hạn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ.
Được biết, ngày nay tại Việt Nam, có khá nhiều ngôi nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc mang các đường nét truyền thống của người Việt. Trả lời cho ý tưởng này, kiến trúc sư linh mục Vinh sơn Phạm Trung Thành, DCCT (người đã thực hiện thiết kế các ngôi nhà thờ như Tân Hoà, quận Phú Nhuận, Tp. HCM, Nhà thờ Chính toà Lạng Sơn,. ..) cho biết: “Chúng tôi không câu nệ đường nét hoài cổ hoặc nệ cổ, nhưng đã đến lúc chúng ta cần phải chọn lựa những hình ảnh, chất liệu và không gian ngôi nhà chung cho phù hợp với văn hoá của người Việt Nam”.
Chúng tôi thiết nghĩ hình ảnh đình làng, miếu…từ lâu đã là nơi thờ phụng của người Việt. Lẽ gì nét văn hoá ấy không được chọn làm nơi thờ phụng dành người Công giáo Việt.
Như vậy, công trình nhà thờ đá Vĩnh Hoà xứng đáng là một đóng góp trong việc tìm một hướng đi mới cho nền Nghệ Thuật Thánh Việt Nam hiện nay.
Nguồn: VPTK/HĐGMVN