Cũng giống như tuần trước, vì trời Roma qúa nóng, sáng thứ tư 27-6-2007 Đức Thánh Cha đã tiếp tín hữu và du khách hành hương tại hai nơi: trước hết là trong Đền Thờ Thánh Phêrô, sau đó là trong đại thính đường Phaolô VI. Đa số các đoàn hành hương đến từ nhiều giáo phận Italia và Đức.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh Giáo Phụ Cirillo thành Gierusalem. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: Anh chị em thân mến. Hôm nay chúng ta tập trung chú ý trên thánh Cirillo thành Giêrusalem. Cuộc sống của người diễn tả sự giao thoa của hai chiều kích: một đàng là việc chăm sóc mục vụ và đàng khác là sự liên lụy tới các cuộc tranh luận mà Giáo Hội Đông Phương thời đó phải trải qua. Sinh tại Giêrusalem hay vùng phụ cận vào năm 315, Cirillo đã nhận được sự đào tạo văn chương tối hảo: đó đã là nền tảng văn hóa giáo hội của người, tập trung nơi việc học hỏi Kinh Thánh. Người được Đức Cha Massimo truyền chức linh mục cho, và khi Đức Cha Massimo qua đời năm 348 thánh Cirillo được Đức Cha Acacio, Tổng Giám Mục thành Cesare bên Palestine phò bè phái Ariano, tấn phong Giám Mục. Vì thế người bị nghi ngờ là đã nhượng bộ bè phái Ariano để được phong Giám Mục.
Thật ra, chẳng bao lâu sau, thánh Cirillo đụng độ với Đức Cha Acacio trên bình diện giáo thuyết cũng như pháp luật, vì Cirillo đòi quyền độc lập đối với tòa tổng giám mục Cesarea. Trong vòng 20 năm người đã bị đi đầy ba lần: lần đầu tiên vào năm 357, bị một công nghị tại Gierusalem cách chức, lần thứ hai năm 360 do Đức Cha Acacio, và sau cùng lần thứ ba vào năm 367, lần này dài hơn, vì kéo dài tới 11 năm, do hoàng đế Valente cũng phò bè phái Ariano. Chỉ vào năm 378 sau khi hoàng đế qua đời, thánh Cirillo mới có thể trở về nhiệm sở và tái lập sự hiệp nhất và hòa bình giữa các tín hữu.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cho biết có một số tài liệu chứng minh cho thấy tính cách chính truyền của thánh Cirillo: đó là bức thư của các Giám Mục tham dự Công Đồng Chung Constantinopoli II triệu tập năm 381, trong đó có sự tham dự của thánh Cirillo. Bức thư do các Giám Mục Đông phương viết năm 382 gửi Đức Giáo Hoàng Roma, công nhận tính cách chính truyền của Giám Mục Cirillo và sự hợp pháp việc tấn phong giám mục cho người cũng như công nghiệp việc mục vụ của người, chỉ chấm dứt với cái chết năm 387.
Chúng ta còn giữ được 24 bài giáo lý nổi tiếng thánh Cirillo trình bầy năm 350. Mở đầu là phần giáo lý dẫn nhập, tiếp đến là 18 bài giáo lý dành cho các tân tòng hay những người được soi sáng ”phitizomenoi” được giảng dậy trong Vương cung thánh đường Mộ Thánh. Năm bài đầu đề cập đến việc chuẩn bị trước khi lãnh bí tích Rửa tội, việc hoán cải từ bỏ các thói tục ngoại giáo, bí tích Rửa tội, 10 sự thật tín lý trong kinh Tin Kính. Các bài giáo lý từ 6 tới 18 tiếp tục giải thích kinh Tin Kính Giêrusalem, trong chìa khóa chống lại bè rối Ariano. Năm bài giáo lý cuối cùng gọi là ”mistagogiche” khai triển một chú giải về các lễ nghi rửa tội, tiếp đến là dậy về bí tích thêm sức, Mình Máu Thánh Chúa Kitô và phụng vụ Thánh Thể. Cũng có lời giải thích kinh Lậy Cha: nó là lộ trình khai tâm cho việc cầu nguyện, được khai triển song song với ba tí tích khai tâm là Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể.
Nền tảng việc dậy dỗ lòng tin Kitô cũng được tiến hành trong ý hướng tranh luận với người ngọai giáo, các tín hữu do thái Kitô và người theo bè phái Manicheo. Luận cứ dựa trên việc hiện đại hóa các lời hứa cựu ước trong thứ ngôn ngữ giầu hình ảnh. Giáo lý là một thời điểm quan trọng trong bối cảnh rộng lớn của toàn cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống phụng vụ của cộng đoàn Kitô, trong đó cuộc sống của tín hữu tương lai được tháp tùng bởi lời cầu nguyện và chứng tá của các anh chị em khác.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Nói chung các bài giảng của của thánh Cirillo làm thành một giáo lý có hệ thống về sự tái sinh của Kitô hữu qua bí tích Rửa tội. Người nói với tân tòng: ”Bạn đã rơi vào lưới của Giáo Hội (x. Mt 13,47). Vậy hãy để cho mình bị bắt sống: đừng trốn chạy, vì chính Chúa Giêsu câu được bạn, để ban cho bạn không phải cái chết, mà là sự sống lại sau cái chết. Vì thế bạn phải chết và sống lại (x. Rm 6,11.14...). Hãy chết cho tội lỗi và sống cho sự công chính kể từ hôm nay” (Procatechesi 5). Đề cập đến giáo lý của thánh Cirillo Đức Thánh Cha nói:
Trên bình diện giáo lý thánh Cirillo chú giải Kinh Tin Kính Giêrusalem bằng cách dùng điển hình học của Kinh Thánh trong tương quan hòa hợp giữa Cựu Ước và Tân Ước dẫn đưa đến Chúa Kitô là trung tâm vũ trụ. Điển hình học ấy sẽ được thánh Agostino diễn tả như sau: ”Cựu Ước là tấm màn che Tân Ước và Cựu Ước được biểu tộ trong Tân Ước” (De catechizandis rudibus 4,8). Liên quan tới giáo lý luân lý, nó gắn liền với giáo lý tín lý: tín lý được gieo từ từ vào sâu trong tâm lòng tín hữu để thôi thúc họ thay đổi cung cách sống ngoại giáo, dựa trên cuộc sống mới trong Chúa Kitô, là ơn của bí tích Rửa tội. Sau cùng giáo lý ”mistagogica” truyền bí pháp ghi dấu tuyệt đỉnh việc dậy dỗ thánh Cirillo ban cho các tín hữu mới lãnh phép rửa hay mới nhập đạo trong tuần thánh. Qua các lễ nghi rửa tội đêm vọng phục sinh, nó dẫn đưa họ tới chỗ khám phá ra các mầu nhiệm còn kín ẩn. Được soi chiếu bởi ảnh sáng lòng tin sâu thẳm hơn nhờ bí tích Rửa tội, các anh chị em mới nhập đạo có thể hiểu các lễ nghi đó một cách tốt đẹp hơn vì họ đã cử hành chúng.
Đặc biệt đối với các anh chị em hy lạp mới nhập đạo, thánh Cirillo hay dùng hình ảnh để giúp họ hiểu các mầu nhiệm. Chẳng hạn thánh nhân giải thích mầu nhiệm bí tích Rửa tội như sau: ”Ba lần anh chị em được dìm trong nước và ba lần anh chị em lại trồi lên biểu tượng cho ba ngày Chúa Kitô bị chôn trong mồ; nghĩa là với lễ nghi này chúng ta bắt chước Chúa Cứu Thế ở ba ngày ba đêm trong lòng đất” (x. Mt 12,40). Với lần đầu tiên từ nước trồi lên, anh chị em đã cử hành tưởng niệm ngày thứ nhất Chúa Kitô ở trong mồ, cũng như với lần đầu tiên được dìm trong nước anh chị em đã tuyên xưng đêm đầu tiên trong mồ: như ai ở trong bóng tối thì không trông thấy, trái lại ai ở trong ban ngày, thì được hưởng ánh sáng, anh chị em cũng thế. Trong khi trước đây anh chị em bị chìm trong bóng tối và không thấy gì cả, khi trồi lên anh chị em lại ở trong ban ngày. Mầu nhiệm của cái chết và sự sinh ra, nước cứu độ này đã là mồ chôn và mẹ đối với anh chị em... Đối với anh chị em... thời gian chết đi trùng với thời gian sinh ra: cùng một thời gian duy nhất đã thực hiện cả hai biến cố” (Seconda catechesi Mistagogica 4).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: mầu nhiệm cần khẳng định là chương trình của Thiên Chúa, được thực hiện qua các hành động cứu rỗi của Chúa Kitô trong Giáo Hội. Như thế dựa trên ba yếu tố giáo lý, luân lý và truyền bí pháp, giáo lý của thánh Cirillo là giáo lý toàn vẹn trong Chúa Thánh Thần. Chiều kích truyền bí pháp tổng hợp hai chiều kích đầu tiên và hướng chúng tới chỗ cử hành bí tích, trong đó hiện thực ơn cứu độ toàn con người. Kiểu dậy giáo lý của thánh Cirillo lôi cuốn thân xác, linh hồn và tâm trí cũng là mẫu gương cho việc dậy giáo lý cho Kitô hữu ngày nay nữa.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Trước khi cất kinh Lậy Cha ngài cầu chúc mọi người những ngày hành hương bổ ích và những ngày nghỉ hè tươi vui.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt thánh Giáo Phụ Cirillo thành Gierusalem. Mở đầu bài huấn dụ ngài nói: Anh chị em thân mến. Hôm nay chúng ta tập trung chú ý trên thánh Cirillo thành Giêrusalem. Cuộc sống của người diễn tả sự giao thoa của hai chiều kích: một đàng là việc chăm sóc mục vụ và đàng khác là sự liên lụy tới các cuộc tranh luận mà Giáo Hội Đông Phương thời đó phải trải qua. Sinh tại Giêrusalem hay vùng phụ cận vào năm 315, Cirillo đã nhận được sự đào tạo văn chương tối hảo: đó đã là nền tảng văn hóa giáo hội của người, tập trung nơi việc học hỏi Kinh Thánh. Người được Đức Cha Massimo truyền chức linh mục cho, và khi Đức Cha Massimo qua đời năm 348 thánh Cirillo được Đức Cha Acacio, Tổng Giám Mục thành Cesare bên Palestine phò bè phái Ariano, tấn phong Giám Mục. Vì thế người bị nghi ngờ là đã nhượng bộ bè phái Ariano để được phong Giám Mục.
Thật ra, chẳng bao lâu sau, thánh Cirillo đụng độ với Đức Cha Acacio trên bình diện giáo thuyết cũng như pháp luật, vì Cirillo đòi quyền độc lập đối với tòa tổng giám mục Cesarea. Trong vòng 20 năm người đã bị đi đầy ba lần: lần đầu tiên vào năm 357, bị một công nghị tại Gierusalem cách chức, lần thứ hai năm 360 do Đức Cha Acacio, và sau cùng lần thứ ba vào năm 367, lần này dài hơn, vì kéo dài tới 11 năm, do hoàng đế Valente cũng phò bè phái Ariano. Chỉ vào năm 378 sau khi hoàng đế qua đời, thánh Cirillo mới có thể trở về nhiệm sở và tái lập sự hiệp nhất và hòa bình giữa các tín hữu.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cho biết có một số tài liệu chứng minh cho thấy tính cách chính truyền của thánh Cirillo: đó là bức thư của các Giám Mục tham dự Công Đồng Chung Constantinopoli II triệu tập năm 381, trong đó có sự tham dự của thánh Cirillo. Bức thư do các Giám Mục Đông phương viết năm 382 gửi Đức Giáo Hoàng Roma, công nhận tính cách chính truyền của Giám Mục Cirillo và sự hợp pháp việc tấn phong giám mục cho người cũng như công nghiệp việc mục vụ của người, chỉ chấm dứt với cái chết năm 387.
Chúng ta còn giữ được 24 bài giáo lý nổi tiếng thánh Cirillo trình bầy năm 350. Mở đầu là phần giáo lý dẫn nhập, tiếp đến là 18 bài giáo lý dành cho các tân tòng hay những người được soi sáng ”phitizomenoi” được giảng dậy trong Vương cung thánh đường Mộ Thánh. Năm bài đầu đề cập đến việc chuẩn bị trước khi lãnh bí tích Rửa tội, việc hoán cải từ bỏ các thói tục ngoại giáo, bí tích Rửa tội, 10 sự thật tín lý trong kinh Tin Kính. Các bài giáo lý từ 6 tới 18 tiếp tục giải thích kinh Tin Kính Giêrusalem, trong chìa khóa chống lại bè rối Ariano. Năm bài giáo lý cuối cùng gọi là ”mistagogiche” khai triển một chú giải về các lễ nghi rửa tội, tiếp đến là dậy về bí tích thêm sức, Mình Máu Thánh Chúa Kitô và phụng vụ Thánh Thể. Cũng có lời giải thích kinh Lậy Cha: nó là lộ trình khai tâm cho việc cầu nguyện, được khai triển song song với ba tí tích khai tâm là Rửa tội, Thêm sức và Thánh Thể.
Nền tảng việc dậy dỗ lòng tin Kitô cũng được tiến hành trong ý hướng tranh luận với người ngọai giáo, các tín hữu do thái Kitô và người theo bè phái Manicheo. Luận cứ dựa trên việc hiện đại hóa các lời hứa cựu ước trong thứ ngôn ngữ giầu hình ảnh. Giáo lý là một thời điểm quan trọng trong bối cảnh rộng lớn của toàn cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống phụng vụ của cộng đoàn Kitô, trong đó cuộc sống của tín hữu tương lai được tháp tùng bởi lời cầu nguyện và chứng tá của các anh chị em khác.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Nói chung các bài giảng của của thánh Cirillo làm thành một giáo lý có hệ thống về sự tái sinh của Kitô hữu qua bí tích Rửa tội. Người nói với tân tòng: ”Bạn đã rơi vào lưới của Giáo Hội (x. Mt 13,47). Vậy hãy để cho mình bị bắt sống: đừng trốn chạy, vì chính Chúa Giêsu câu được bạn, để ban cho bạn không phải cái chết, mà là sự sống lại sau cái chết. Vì thế bạn phải chết và sống lại (x. Rm 6,11.14...). Hãy chết cho tội lỗi và sống cho sự công chính kể từ hôm nay” (Procatechesi 5). Đề cập đến giáo lý của thánh Cirillo Đức Thánh Cha nói:
Trên bình diện giáo lý thánh Cirillo chú giải Kinh Tin Kính Giêrusalem bằng cách dùng điển hình học của Kinh Thánh trong tương quan hòa hợp giữa Cựu Ước và Tân Ước dẫn đưa đến Chúa Kitô là trung tâm vũ trụ. Điển hình học ấy sẽ được thánh Agostino diễn tả như sau: ”Cựu Ước là tấm màn che Tân Ước và Cựu Ước được biểu tộ trong Tân Ước” (De catechizandis rudibus 4,8). Liên quan tới giáo lý luân lý, nó gắn liền với giáo lý tín lý: tín lý được gieo từ từ vào sâu trong tâm lòng tín hữu để thôi thúc họ thay đổi cung cách sống ngoại giáo, dựa trên cuộc sống mới trong Chúa Kitô, là ơn của bí tích Rửa tội. Sau cùng giáo lý ”mistagogica” truyền bí pháp ghi dấu tuyệt đỉnh việc dậy dỗ thánh Cirillo ban cho các tín hữu mới lãnh phép rửa hay mới nhập đạo trong tuần thánh. Qua các lễ nghi rửa tội đêm vọng phục sinh, nó dẫn đưa họ tới chỗ khám phá ra các mầu nhiệm còn kín ẩn. Được soi chiếu bởi ảnh sáng lòng tin sâu thẳm hơn nhờ bí tích Rửa tội, các anh chị em mới nhập đạo có thể hiểu các lễ nghi đó một cách tốt đẹp hơn vì họ đã cử hành chúng.
Đặc biệt đối với các anh chị em hy lạp mới nhập đạo, thánh Cirillo hay dùng hình ảnh để giúp họ hiểu các mầu nhiệm. Chẳng hạn thánh nhân giải thích mầu nhiệm bí tích Rửa tội như sau: ”Ba lần anh chị em được dìm trong nước và ba lần anh chị em lại trồi lên biểu tượng cho ba ngày Chúa Kitô bị chôn trong mồ; nghĩa là với lễ nghi này chúng ta bắt chước Chúa Cứu Thế ở ba ngày ba đêm trong lòng đất” (x. Mt 12,40). Với lần đầu tiên từ nước trồi lên, anh chị em đã cử hành tưởng niệm ngày thứ nhất Chúa Kitô ở trong mồ, cũng như với lần đầu tiên được dìm trong nước anh chị em đã tuyên xưng đêm đầu tiên trong mồ: như ai ở trong bóng tối thì không trông thấy, trái lại ai ở trong ban ngày, thì được hưởng ánh sáng, anh chị em cũng thế. Trong khi trước đây anh chị em bị chìm trong bóng tối và không thấy gì cả, khi trồi lên anh chị em lại ở trong ban ngày. Mầu nhiệm của cái chết và sự sinh ra, nước cứu độ này đã là mồ chôn và mẹ đối với anh chị em... Đối với anh chị em... thời gian chết đi trùng với thời gian sinh ra: cùng một thời gian duy nhất đã thực hiện cả hai biến cố” (Seconda catechesi Mistagogica 4).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: mầu nhiệm cần khẳng định là chương trình của Thiên Chúa, được thực hiện qua các hành động cứu rỗi của Chúa Kitô trong Giáo Hội. Như thế dựa trên ba yếu tố giáo lý, luân lý và truyền bí pháp, giáo lý của thánh Cirillo là giáo lý toàn vẹn trong Chúa Thánh Thần. Chiều kích truyền bí pháp tổng hợp hai chiều kích đầu tiên và hướng chúng tới chỗ cử hành bí tích, trong đó hiện thực ơn cứu độ toàn con người. Kiểu dậy giáo lý của thánh Cirillo lôi cuốn thân xác, linh hồn và tâm trí cũng là mẫu gương cho việc dậy giáo lý cho Kitô hữu ngày nay nữa.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Trước khi cất kinh Lậy Cha ngài cầu chúc mọi người những ngày hành hương bổ ích và những ngày nghỉ hè tươi vui.