Roma, 28/6/2007 (Zenit). Một phim tài liệu văn kiện “Thiên Chúa tại Trung Quốc. Cuộc Đấu Tranh cho Tự Do Tôn giáo” cố đi sâu vào bí mật giữ kỹ nhất của Trung Hoa là tôn giáo. Theo tài liệu văn kiện, Trung quốc đang trải qua một cuộc quần chúng chỗi dậy đi theo niềm tin tôn giáo. Chính các nhà hữu trách của chế độ vô thần không thề kiểm soát hay hạn chế được đà đó.
Được Raphaella Schmid viết ra và điều khiển, Giám Đốc Học Viện Becket, và được hãng “Yago de la Ciera” của Cơ Quan Thông Tấn Truyền Hình của Rôma sản xuất, phim tài liệu này đã được các sinh viên, giáo sư và nhà báo ở Rôma xem trước.
Nhờ văn phòng mới tại Rôma, Học Viện Becket đang tìm hiểu các phương cách bên ngoài các phương tiện hoc vấn qui ước để cho một công chúng rộng rãi hơn biết về tự do tôn giáo.
Schmid nói: “Một phương cách như thế đang tạo ra những tài liệu truyền hình có chuyên đề về tự do tôn giáo, căn cứ vào tình hình ở các nước khác nhau”.
Trong khi không có phim chuyên nói về những đề tài Công giáo, phim tài liệu Trung Quốc đưa ra một cái nhìn thấu đáo, không hề có trước, vào cả hai lãnh vực chính thức phân biệt hoặc Hội Các Nhà Thờ Công Giáo Yêu Nước do chính quyền kiểm soát, hoặc Giáo họi “hầm trú” trung thành với Rôma.
Cuốn phim đem người xem thấy khắp Trung Hoa, nơi họ gặp các tín đồ có niềm tin khác nhau đang đấu tranh cho tự do tôn giáo. Những người đó đang lần đi một đường mong manh giữa khoan dung và bách hại. Ở một vài nơi họ thấy có tự do tôn giáo, ở những chỗ khác họ vẫn phải chịu nhà nước kiểm soát và thậm chí bách hại.
Từ một giáo xứ hầm trú thôn quê đến một chủng viện thầm lén, từ Học Viện Phật Giáo do nhà nước bảo trợ đến một thánh đường Hồi giáo ở giữa một cộng đồng Hồi giáo ở Bắc Kinh, người dân Trung Hoa ở tất cả các chặng đời sống, kể rõ ra những câu truyện của họ và họ khẳng quyết về điều mà tương lai có thể cấm họ nói ra.
Cuốn phim phù hợp với điều người ta chính thức thừa nhận đầu tiên rằng ít nhất 30% trong tổng số người Trung Hoa từng tuyên bố họ là thành viên của một tôn giáo. Lạ lùng hơn nữa, 20 triệu trong 60 triệu thành viên của Đảng Cộng Sản thú nhận họ theo một tôn giáo.
Cuốn phim đó cũng cho thấy rõ những giới hạn mà các cộng đồng tôn giáo khác nhau, hoặc do nhà nước kiểm soát hay độc lập, vẫn phải tiếp tục đối phó. Schmid giải thích: “Trong cuộc Cách Mang Văn Hóa, các cộng đồng đức tin bị đẩy vào tình trạng hầm trú. Năm 1978, Chương trình tự do hóa của Đặng Tiểu Bình bắt đầu mở cửa cho tôn giáo trở về đời sống Công cộng của Trung Hoa.”
Schmid nói rằng một số tài sản được phục hồi và các quyền tôn giáo được khẳng định trong Hiến Pháp duyệt lại mới đây. Nhưng ngay cái thứ quyền tự do này đều bi giới hạn này cũng phải trả giá là phải tuân phục các chỉ thị của Văn Phòng Vụ Tôn Giáo do chính phủ điều hành.
Trong trường hợp Giáo Hội Công Giáo, Hội Công Giáo Yêu Nước được thành lập, mưu toan đem giáo huấn Công Giáo đi theo đường lối các lý tưởng của Đảng Cộng Sản.
Những ai không chịu dung hòa thì phải ở lại hầm trú”, Schmid nói. Thông qua khắp cuốn phim tài liệu, người xem chú ý đến những nguy hiểm vẫn còn. Các Kitô hữu không chịu để niềm tin của họ tuân theo các chỉ thị của chính quyền, thì có nguy cơ bị bắt giam. Thánh Lễ được cử hành bí mật và đổi chỗ tạm, các nhà thờ có thể bị chính quyền địa phương giật xuống từ hôm trước sang ngày sau.
Schmid nói rằng trong khi giáo hội hầm trú ngày nay bị bách hại ít tàn bạo hơn, vẫn còn nhiều giám mục và linh mục phải vào tù. Thêm vào những vấn đề tự do tôn giáo rẽ rệt, phim tài liệu dò dẫm nhiều vấn đề tinh tế hơn, như làm cho giáo huấn của Giáo Hội co thẻ tới với người tín hữu.
Schmid giải thích: “Điều quan trọng là lãnh hội được rằng gia nhập Hội Yêu Nước, thì không đơn thuần chỉ là một hình thức đói với người Công Giáo Trung Hoa”.
”Vấn đề là dưới quyền kiểm soát của nhà nước, Giáo Hội không thể nói lên về những vấn đề quan trọng như việc phá thai, chính sách một con, nhân quyền, và tử hình và vì thế, họ phải có những nhà lãnh đạo không thuận theo một cách diễn dịch què quặt về đức tin, thích hợp với những đòi hỏi của nhà nước”.
Suy nghĩ về kinh nghiệm của bà tại Trung Hoa, Schmid nói: “Điều làm tôi chú ý nhất trong lúc quay cuốn phim tài liệu này tại Trung Hoa là lòng quảng đại và tình thế của những người chúng tôi gặp, nhất là những người làm như thế thì bản thân họ phải liều mình ghê gớm.”
Cuốn phim về Trung Hoa là mạo hiểm thứ hai của toán. Dự án thứ nhất là về tự do tôn giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ và được quay ít lâu trước khi Đức Bênêđíctô XVI đến thăm nơi đó vào tháng Mười Một vừa qua.
Các Giám mục Trung Hoa |
Nhờ văn phòng mới tại Rôma, Học Viện Becket đang tìm hiểu các phương cách bên ngoài các phương tiện hoc vấn qui ước để cho một công chúng rộng rãi hơn biết về tự do tôn giáo.
Schmid nói: “Một phương cách như thế đang tạo ra những tài liệu truyền hình có chuyên đề về tự do tôn giáo, căn cứ vào tình hình ở các nước khác nhau”.
Trong khi không có phim chuyên nói về những đề tài Công giáo, phim tài liệu Trung Quốc đưa ra một cái nhìn thấu đáo, không hề có trước, vào cả hai lãnh vực chính thức phân biệt hoặc Hội Các Nhà Thờ Công Giáo Yêu Nước do chính quyền kiểm soát, hoặc Giáo họi “hầm trú” trung thành với Rôma.
Cuốn phim đem người xem thấy khắp Trung Hoa, nơi họ gặp các tín đồ có niềm tin khác nhau đang đấu tranh cho tự do tôn giáo. Những người đó đang lần đi một đường mong manh giữa khoan dung và bách hại. Ở một vài nơi họ thấy có tự do tôn giáo, ở những chỗ khác họ vẫn phải chịu nhà nước kiểm soát và thậm chí bách hại.
Tại một Chùa Phật giáo |
Cuốn phim phù hợp với điều người ta chính thức thừa nhận đầu tiên rằng ít nhất 30% trong tổng số người Trung Hoa từng tuyên bố họ là thành viên của một tôn giáo. Lạ lùng hơn nữa, 20 triệu trong 60 triệu thành viên của Đảng Cộng Sản thú nhận họ theo một tôn giáo.
Cuốn phim đó cũng cho thấy rõ những giới hạn mà các cộng đồng tôn giáo khác nhau, hoặc do nhà nước kiểm soát hay độc lập, vẫn phải tiếp tục đối phó. Schmid giải thích: “Trong cuộc Cách Mang Văn Hóa, các cộng đồng đức tin bị đẩy vào tình trạng hầm trú. Năm 1978, Chương trình tự do hóa của Đặng Tiểu Bình bắt đầu mở cửa cho tôn giáo trở về đời sống Công cộng của Trung Hoa.”
Schmid nói rằng một số tài sản được phục hồi và các quyền tôn giáo được khẳng định trong Hiến Pháp duyệt lại mới đây. Nhưng ngay cái thứ quyền tự do này đều bi giới hạn này cũng phải trả giá là phải tuân phục các chỉ thị của Văn Phòng Vụ Tôn Giáo do chính phủ điều hành.
Trong trường hợp Giáo Hội Công Giáo, Hội Công Giáo Yêu Nước được thành lập, mưu toan đem giáo huấn Công Giáo đi theo đường lối các lý tưởng của Đảng Cộng Sản.
Những ai không chịu dung hòa thì phải ở lại hầm trú”, Schmid nói. Thông qua khắp cuốn phim tài liệu, người xem chú ý đến những nguy hiểm vẫn còn. Các Kitô hữu không chịu để niềm tin của họ tuân theo các chỉ thị của chính quyền, thì có nguy cơ bị bắt giam. Thánh Lễ được cử hành bí mật và đổi chỗ tạm, các nhà thờ có thể bị chính quyền địa phương giật xuống từ hôm trước sang ngày sau.
Schmid nói rằng trong khi giáo hội hầm trú ngày nay bị bách hại ít tàn bạo hơn, vẫn còn nhiều giám mục và linh mục phải vào tù. Thêm vào những vấn đề tự do tôn giáo rẽ rệt, phim tài liệu dò dẫm nhiều vấn đề tinh tế hơn, như làm cho giáo huấn của Giáo Hội co thẻ tới với người tín hữu.
Schmid giải thích: “Điều quan trọng là lãnh hội được rằng gia nhập Hội Yêu Nước, thì không đơn thuần chỉ là một hình thức đói với người Công Giáo Trung Hoa”.
”Vấn đề là dưới quyền kiểm soát của nhà nước, Giáo Hội không thể nói lên về những vấn đề quan trọng như việc phá thai, chính sách một con, nhân quyền, và tử hình và vì thế, họ phải có những nhà lãnh đạo không thuận theo một cách diễn dịch què quặt về đức tin, thích hợp với những đòi hỏi của nhà nước”.
Suy nghĩ về kinh nghiệm của bà tại Trung Hoa, Schmid nói: “Điều làm tôi chú ý nhất trong lúc quay cuốn phim tài liệu này tại Trung Hoa là lòng quảng đại và tình thế của những người chúng tôi gặp, nhất là những người làm như thế thì bản thân họ phải liều mình ghê gớm.”
Cuốn phim về Trung Hoa là mạo hiểm thứ hai của toán. Dự án thứ nhất là về tự do tôn giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ và được quay ít lâu trước khi Đức Bênêđíctô XVI đến thăm nơi đó vào tháng Mười Một vừa qua.