VỀ MIỀN VỈNH CỬU
(Tưởng niệm Linh Mục Nhạc sĩ Hòai-Đức, ngày Cha vỉnh viễn ra đi khỏi cuộc đời trần gian: THỨ BẢY 07/07/07 ).
Vào cuối năm 2001, tôi có dịp về thăm quê hương, thăm họ hàng bà con đã từ lâu xa cách, và thăm người cháu mới được Chúa gọi lên chức Linh mục (cha Trần Bình Trọng, hiện là cha xứ Giáo xứ Bút Đông, Tổng Giáo phận Hà Nội). Khi vào Sài gòn tôi đã dành thời giờ đến thăm các cha tại Nhà Hưu Dưỡng bên cạnh nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. Nhân dịp tôi cũng được thăm Cha Hòai Đức; nhưng rất tiếc, Cha đã nằm liệt và không trả lời được bằng lời nói, chỉ bằng ánh mắt, cử chỉ bên ngòai, và qua những kinh cầu nguyện mà tôi tưởng Cha vẫn ý thức được, dù không thể tỏ lộ ra bằng lời nói.
Khi trở lại Hoa Kỳ, nhân dịp Ngày Xuân Dân Tộc, nhớ đến Cha Hòai Đức, tôi có viết một bài về việc “Hái Lộc Đầu Xuân” và lấy những tư tưởng chính trong bài “Chúa Ơi Nay Ngày Xuân…” của Cha. Vào cuối bài, tôi có viết mấy dòng để xin bạn đọc nhớ đến và cầu nguyện cho Cha đang nằm đau liệt tại nhà các Cha Hưu Dưỡng, Ngã Sáu.
Hôm nay, Chúa nhân từ đã gọi Cha về với Ngài để “say sưa trong sắc hương” của Mùa Xuân Vỉnh Cửu vào đúng ngày thứ Bảy, Mùng Bảy, Tháng Bảy, Năm 2007.
Tôi đã được đọc những bài viết về Cha Hòai Đức, đặc biệt bài viết về Ngài đăng trên báo ‘Ngừơi Việt’ vào dịp đầu tháng Ba năm 1977. Nơi đây tôi chỉ xin ghi lại một vài kỷ niệm để gởi đến các bạn hữu, đến những người đã quen biết Cha, những người đã “say sưa” “sốt sắng” hát các bản thánh ca Cha đã sáng tác để thờ phượng Chúa, tôn vinh Mẹ Maria, các Thánh; những người đã từng là học trò của Cha, đặc biệt khi Cha dạy ở Tiểu Chủng Viện Piô XII.
Hồi còn học ở Tiểu Chủng Viện Piô XII tại Ngã Sáu (Chợ Lớn), có lần đi nghỉ hè về, tôi được nghe chuyện vui về Cha mà lúc đó còn đang “làm Thầy”. Trong dịp nghỉ hè đó, có một “giai nhân” từ miềm sông Hương, núi Ngự đến thăm Thầy Hòai Đức vì chưa được gặp Thầy bao giờ, chỉ được nghe và hát các bản thánh ca thật hay, thật thanh thóat của Thầy, như bản “Cao Cung Lên…” (thường hát vào dịp Lễ Giáng Sinh). Nghe các bản nhạc của Thầy, chị tưởng tượng Thầy là một thanh niên còn trẻ, có dáng vẻ thanh tú, đẹp trai, đầy duyên dáng… Nhưng khi được “diện kiến” thì chị thấy trí tưởng tượng của chị đã tô vẽ qúa nhiều về Thầy.
Cha Hòai Đức có dáng người hơi cao (theo vóc dáng người Á Châu), sắc da ngăm đen, vẻ mặt đôi khi có nét khắc khổ, dù luôn có nụ cười dịu hiền nở trên môi và dáng điệu hiền hòa, từ tốn. Thời gian làm Giáo sư ở đây, Cha chuyên dạy nhạc lý và tập hát cho các chủng sinh chúng tôi. Tôi nhớ có lần vào một lớp học chiều, vào khỏang tháng 10 thì phải, khi vào lớp Cha đã hát cho chúng tôi nghe thử bài Cha vừa sang tác, bài “Dâng Mẹ”: Lạy mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đồng Trinh…”. Lúc đó chúng tôi thực sự chưa cảm nghiệm được hồn nhạc của Cha trong bài này; hơn nữa, như Ngài thường nói với chúng tôi là “tiếng tôi như tiếng chiếc lon rỉ! …”. Nhưng rồi bài này dã được phổ biến rộng rãi các nơi như chúng ta đều biết.
Thật lâu sau, vào khỏang năm 1973, khi tôi đang là Linh mục phục vụ tại Đà Lạt và Ngài đang là Cha Quản Lý Giáo Phận Ban-Mê-Thuột. Trong một dịp cần gấp, Cha đã gọi điện thọai cho tôi và tôi đã xin máy bay lên Ban-Mê-Thuột để đón Đức Cha Mai về họp Hội Đồng Giám Mục ỏ Giáo Hòang Học Viện Đà Lạt. Dịp này tôi được đến thăm Cha tại Nhà Chung Ban-Mê-Thuột. Tôi thấy Cha vẫn sống đơn giản, và nụ cười hiền hòa vẫn nở trên môi… Sau đó chẳng bao giờ gặp lại Cha cho đến ngày được gặp lại Cha tại Nhà các Cha Hưu Dưỡng, lúc đó Cha chỉ nằm im lặng và nói chuyện bằng ánh mắt và những hơi thở yếu ớt, dù vẻ mặt vẫn còn nhiều khí sắc, nhưng đã già nua, và hằn lên những nét đau đớn vì bệnh tật.
Hôm nay Chúa đã gọi Cha về, và hồn Cha đã hân hoan về với Chúa là người Cha nhân từ mà suốt đời Cha đã hết lòng phục vụ qua nhiều giai đọan khác nhau của cuộc đời. Cha sinh ra vào khỏang năm 1922 tại xứ Kẻ Nấp, phía tây nam thành phố Nam Định, gần biên giới tỉnh Ninh Bình, cách không xa xứ Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị, đã từng nơi sinh hoạt của ‘Nhà Tràng Kẻ Vĩnh’: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Kẻ Vĩnh”). Cha đã được sinh ra và lớn lên trong gia đình đạo đức và từ nhỏ đã được gởi lên học tại Tiểu Chủng Viện Hòang Nguyên (Hà Đông). Sau khi tốt nghiệp, đã đi giúp xứ, rồi được gọi về học tại Đại chủng viện Xuân Bách (Hà Nội) vào năm 1945 (Năm đói Ất Dậu). Nhưng những biến chuyển của thời cuộc đã làm cho việc học của các Thầy lúc đó bị gián đọan nhiều lần qua những cuộc “chạy lọan” “tản cư” đi về các vùng an tòan. Tiếp theo đó là cuộc di cư vỉ đại năm 1954. Cùng đi theo nhà trường vào miền Nam, thầy Hoài Đức tiếp tục giúp Tiểu Chủng Viện Piô XII, Ngã Sáu, Chợ Lớn.
Dù trải qua nhiều gian khổ, thử thách lâu dài, Thày Hòai Đức vẫn kiên trì trong cuộc đời tu sĩ và vui vẻ lo chu tòan các nhiệm vụ Bề trên trao phó; trong khi vẫn cộng tác tích cực với các nhạc sĩ trong Nhạc đòan Lê Bảo Tịnh và sáng tác những bản Thánh ca rất phổ biến. Mãi đến năm 1958, Thầy mới được gọi để chịu chức Linh mục và tiếp tục làm Giáo sư tại Tiểu Chủng Viện Piô XII, rồi lên phục vụ tại Chủng viện Thừa Sai Kontum, về lại Sàigòn làm Tổng Thư Ký Ủy Ban Thánh Nhạc. Sau cùng Cha Hòai Đức đã nhập Địa phận Ban Mê Thuột và được Đức Cha Nguyễn Huy Mai, Giám mục Ban Mê Thuột, cử làm Quản lý Địa phận, kiêm nhiệm Giám đốc Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo Caritas và Phong Trào Công Lý và Hòa Bình. Trong thời gian này, Cha đã chứng tỏ, dù là một nhạc sĩ tài danh, và hầu hết cuộc đời sống trong các Chủng viện, nhưng khi “cờ đến tay” Cha đã chứng tỏ là một người rất thực tế và biết nhìn đến những nhu cầu của xã hội chung quanh để phục vụ những người nghèo khổ, thất học, cô đơn, bịnh họan. Cha đã dùng mọi thời giờ, tâm trí để giúp mở mang nhiều cơ sở giáo dục và từ thiện, nhà dưỡng lão, quán cơm xã hội tại vùng cao nguyên này để giúp các người nghèo khó Kinh và Thượng.
Thế rồi cuộc đời Cha lại đi vào khó khăn thử thách cùng với biến cố đau thương 1975. Cha đã bị bắt đi tù “cải tạo” và di chuyển đi nhiều nơi trong suốt 10 năm, phần lớn là ở các trại “khổ sai” tại miền Bắc. Trong vất vả khổ sở ở các trại tù lao động, Cha vẫn luôn sống như một linh mục, một sứ giả của Chúa giữa những anh em cùng tù đày khốn khó để an ủi và nâng đở tinh thần cho mọi người.
Sau 10 năm tù đày khổ sở, và vì đã gìa nua, bịnh hoạn, Cha mới được thả ra. Cha trở về tiếp tục sống cuộc đời linh mục trong tuổi già, bịnh họan, nhưng luôn vui vẻ, can đảm “vác thánh giá như Chúa đã vác trong những ngày Thương Khó để cứu chuộc nhân lọai.”…… Nay Cha đã được “Chúa thương gọi Cha về,…” gọi Cha về với Chúa, ra khỏi cuộc đời trần gian khổ ải, đi về “Miền Vỉnh Cửu” trong bình minh của Mùa Xuân viên mản.
“Mọi sự điều có lúc, mọi việc điều có thời… Thời để sinh ra, và thời để chết…” (Gv3:1…)…Mùa Đông đã qua, mưa đã tạnh… Ngàn hoa đã rực nở… Tiếng chim đã ca hót vang lừng…” (Diệu Ca 2:11…)… Cha đã can đảm “đi hết đọan đường của Cha” như ý Chúa muốn… Nhìn lại cuộc đời, Cha đã có thể nở một nụ cười tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã luôn giúp Cha kiên trì với Ơn Gọi, vượt qua mọi thử thách, khổ đau để phục vụ Chúa qua các người nghèo khó. Qua các bản Thánh ca mà Chúa Thánh Thần đã soi sáng để Cha viết lên theo dòng nhạc những lời ca ngợi Chúa và rao giảng Tin Mừng tình thương của Chúa.
Cha vỉnh viển ra đi khỏi cuộc đời này, nhưng còn để lại hương thơm cuộc đời hy sinh, khiêm tốn, đơn sơ, hèn mọn, với nụ cười diệu hiền, với tấm lòng thành thực. Cha ra đi nhưng vẫn còn sống mãi qua những bản Thánh ca mà Cha đã sáng tác và trong lòng những con người mà Cha gặp gỡ và yêu thương phục vụ trong suốt dọc cuộc đời.
Xin hợp với thân bằng quyến thuộc và thân hữu của Cha, để chào tạm biệt Cha ra khỏi đời này và hẹn gặp lại Cha ngày đòan tụ trong “Mùa Xuân Vỉnh Cửu” trên Nước Chúa.
“Xin Chúa cho Linh Hồn Cha Giuse được nghỉ yên muôn đời…”
(Tưởng niệm Linh Mục Nhạc sĩ Hòai-Đức, ngày Cha vỉnh viễn ra đi khỏi cuộc đời trần gian: THỨ BẢY 07/07/07 ).
Vào cuối năm 2001, tôi có dịp về thăm quê hương, thăm họ hàng bà con đã từ lâu xa cách, và thăm người cháu mới được Chúa gọi lên chức Linh mục (cha Trần Bình Trọng, hiện là cha xứ Giáo xứ Bút Đông, Tổng Giáo phận Hà Nội). Khi vào Sài gòn tôi đã dành thời giờ đến thăm các cha tại Nhà Hưu Dưỡng bên cạnh nhà thờ Ngã Sáu, Chợ Lớn. Nhân dịp tôi cũng được thăm Cha Hòai Đức; nhưng rất tiếc, Cha đã nằm liệt và không trả lời được bằng lời nói, chỉ bằng ánh mắt, cử chỉ bên ngòai, và qua những kinh cầu nguyện mà tôi tưởng Cha vẫn ý thức được, dù không thể tỏ lộ ra bằng lời nói.
Linh Mục nhạc sĩ Hoài Đức |
Hôm nay, Chúa nhân từ đã gọi Cha về với Ngài để “say sưa trong sắc hương” của Mùa Xuân Vỉnh Cửu vào đúng ngày thứ Bảy, Mùng Bảy, Tháng Bảy, Năm 2007.
Tôi đã được đọc những bài viết về Cha Hòai Đức, đặc biệt bài viết về Ngài đăng trên báo ‘Ngừơi Việt’ vào dịp đầu tháng Ba năm 1977. Nơi đây tôi chỉ xin ghi lại một vài kỷ niệm để gởi đến các bạn hữu, đến những người đã quen biết Cha, những người đã “say sưa” “sốt sắng” hát các bản thánh ca Cha đã sáng tác để thờ phượng Chúa, tôn vinh Mẹ Maria, các Thánh; những người đã từng là học trò của Cha, đặc biệt khi Cha dạy ở Tiểu Chủng Viện Piô XII.
Hồi còn học ở Tiểu Chủng Viện Piô XII tại Ngã Sáu (Chợ Lớn), có lần đi nghỉ hè về, tôi được nghe chuyện vui về Cha mà lúc đó còn đang “làm Thầy”. Trong dịp nghỉ hè đó, có một “giai nhân” từ miềm sông Hương, núi Ngự đến thăm Thầy Hòai Đức vì chưa được gặp Thầy bao giờ, chỉ được nghe và hát các bản thánh ca thật hay, thật thanh thóat của Thầy, như bản “Cao Cung Lên…” (thường hát vào dịp Lễ Giáng Sinh). Nghe các bản nhạc của Thầy, chị tưởng tượng Thầy là một thanh niên còn trẻ, có dáng vẻ thanh tú, đẹp trai, đầy duyên dáng… Nhưng khi được “diện kiến” thì chị thấy trí tưởng tượng của chị đã tô vẽ qúa nhiều về Thầy.
Cha Hòai Đức có dáng người hơi cao (theo vóc dáng người Á Châu), sắc da ngăm đen, vẻ mặt đôi khi có nét khắc khổ, dù luôn có nụ cười dịu hiền nở trên môi và dáng điệu hiền hòa, từ tốn. Thời gian làm Giáo sư ở đây, Cha chuyên dạy nhạc lý và tập hát cho các chủng sinh chúng tôi. Tôi nhớ có lần vào một lớp học chiều, vào khỏang tháng 10 thì phải, khi vào lớp Cha đã hát cho chúng tôi nghe thử bài Cha vừa sang tác, bài “Dâng Mẹ”: Lạy mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đồng Trinh…”. Lúc đó chúng tôi thực sự chưa cảm nghiệm được hồn nhạc của Cha trong bài này; hơn nữa, như Ngài thường nói với chúng tôi là “tiếng tôi như tiếng chiếc lon rỉ! …”. Nhưng rồi bài này dã được phổ biến rộng rãi các nơi như chúng ta đều biết.
Thật lâu sau, vào khỏang năm 1973, khi tôi đang là Linh mục phục vụ tại Đà Lạt và Ngài đang là Cha Quản Lý Giáo Phận Ban-Mê-Thuột. Trong một dịp cần gấp, Cha đã gọi điện thọai cho tôi và tôi đã xin máy bay lên Ban-Mê-Thuột để đón Đức Cha Mai về họp Hội Đồng Giám Mục ỏ Giáo Hòang Học Viện Đà Lạt. Dịp này tôi được đến thăm Cha tại Nhà Chung Ban-Mê-Thuột. Tôi thấy Cha vẫn sống đơn giản, và nụ cười hiền hòa vẫn nở trên môi… Sau đó chẳng bao giờ gặp lại Cha cho đến ngày được gặp lại Cha tại Nhà các Cha Hưu Dưỡng, lúc đó Cha chỉ nằm im lặng và nói chuyện bằng ánh mắt và những hơi thở yếu ớt, dù vẻ mặt vẫn còn nhiều khí sắc, nhưng đã già nua, và hằn lên những nét đau đớn vì bệnh tật.
Hôm nay Chúa đã gọi Cha về, và hồn Cha đã hân hoan về với Chúa là người Cha nhân từ mà suốt đời Cha đã hết lòng phục vụ qua nhiều giai đọan khác nhau của cuộc đời. Cha sinh ra vào khỏang năm 1922 tại xứ Kẻ Nấp, phía tây nam thành phố Nam Định, gần biên giới tỉnh Ninh Bình, cách không xa xứ Kẻ Vĩnh (Vĩnh Trị, đã từng nơi sinh hoạt của ‘Nhà Tràng Kẻ Vĩnh’: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Kẻ Vĩnh”). Cha đã được sinh ra và lớn lên trong gia đình đạo đức và từ nhỏ đã được gởi lên học tại Tiểu Chủng Viện Hòang Nguyên (Hà Đông). Sau khi tốt nghiệp, đã đi giúp xứ, rồi được gọi về học tại Đại chủng viện Xuân Bách (Hà Nội) vào năm 1945 (Năm đói Ất Dậu). Nhưng những biến chuyển của thời cuộc đã làm cho việc học của các Thầy lúc đó bị gián đọan nhiều lần qua những cuộc “chạy lọan” “tản cư” đi về các vùng an tòan. Tiếp theo đó là cuộc di cư vỉ đại năm 1954. Cùng đi theo nhà trường vào miền Nam, thầy Hoài Đức tiếp tục giúp Tiểu Chủng Viện Piô XII, Ngã Sáu, Chợ Lớn.
Dù trải qua nhiều gian khổ, thử thách lâu dài, Thày Hòai Đức vẫn kiên trì trong cuộc đời tu sĩ và vui vẻ lo chu tòan các nhiệm vụ Bề trên trao phó; trong khi vẫn cộng tác tích cực với các nhạc sĩ trong Nhạc đòan Lê Bảo Tịnh và sáng tác những bản Thánh ca rất phổ biến. Mãi đến năm 1958, Thầy mới được gọi để chịu chức Linh mục và tiếp tục làm Giáo sư tại Tiểu Chủng Viện Piô XII, rồi lên phục vụ tại Chủng viện Thừa Sai Kontum, về lại Sàigòn làm Tổng Thư Ký Ủy Ban Thánh Nhạc. Sau cùng Cha Hòai Đức đã nhập Địa phận Ban Mê Thuột và được Đức Cha Nguyễn Huy Mai, Giám mục Ban Mê Thuột, cử làm Quản lý Địa phận, kiêm nhiệm Giám đốc Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo Caritas và Phong Trào Công Lý và Hòa Bình. Trong thời gian này, Cha đã chứng tỏ, dù là một nhạc sĩ tài danh, và hầu hết cuộc đời sống trong các Chủng viện, nhưng khi “cờ đến tay” Cha đã chứng tỏ là một người rất thực tế và biết nhìn đến những nhu cầu của xã hội chung quanh để phục vụ những người nghèo khổ, thất học, cô đơn, bịnh họan. Cha đã dùng mọi thời giờ, tâm trí để giúp mở mang nhiều cơ sở giáo dục và từ thiện, nhà dưỡng lão, quán cơm xã hội tại vùng cao nguyên này để giúp các người nghèo khó Kinh và Thượng.
Thế rồi cuộc đời Cha lại đi vào khó khăn thử thách cùng với biến cố đau thương 1975. Cha đã bị bắt đi tù “cải tạo” và di chuyển đi nhiều nơi trong suốt 10 năm, phần lớn là ở các trại “khổ sai” tại miền Bắc. Trong vất vả khổ sở ở các trại tù lao động, Cha vẫn luôn sống như một linh mục, một sứ giả của Chúa giữa những anh em cùng tù đày khốn khó để an ủi và nâng đở tinh thần cho mọi người.
Sau 10 năm tù đày khổ sở, và vì đã gìa nua, bịnh hoạn, Cha mới được thả ra. Cha trở về tiếp tục sống cuộc đời linh mục trong tuổi già, bịnh họan, nhưng luôn vui vẻ, can đảm “vác thánh giá như Chúa đã vác trong những ngày Thương Khó để cứu chuộc nhân lọai.”…… Nay Cha đã được “Chúa thương gọi Cha về,…” gọi Cha về với Chúa, ra khỏi cuộc đời trần gian khổ ải, đi về “Miền Vỉnh Cửu” trong bình minh của Mùa Xuân viên mản.
“Mọi sự điều có lúc, mọi việc điều có thời… Thời để sinh ra, và thời để chết…” (Gv3:1…)…Mùa Đông đã qua, mưa đã tạnh… Ngàn hoa đã rực nở… Tiếng chim đã ca hót vang lừng…” (Diệu Ca 2:11…)… Cha đã can đảm “đi hết đọan đường của Cha” như ý Chúa muốn… Nhìn lại cuộc đời, Cha đã có thể nở một nụ cười tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã luôn giúp Cha kiên trì với Ơn Gọi, vượt qua mọi thử thách, khổ đau để phục vụ Chúa qua các người nghèo khó. Qua các bản Thánh ca mà Chúa Thánh Thần đã soi sáng để Cha viết lên theo dòng nhạc những lời ca ngợi Chúa và rao giảng Tin Mừng tình thương của Chúa.
Cha vỉnh viển ra đi khỏi cuộc đời này, nhưng còn để lại hương thơm cuộc đời hy sinh, khiêm tốn, đơn sơ, hèn mọn, với nụ cười diệu hiền, với tấm lòng thành thực. Cha ra đi nhưng vẫn còn sống mãi qua những bản Thánh ca mà Cha đã sáng tác và trong lòng những con người mà Cha gặp gỡ và yêu thương phục vụ trong suốt dọc cuộc đời.
Xin hợp với thân bằng quyến thuộc và thân hữu của Cha, để chào tạm biệt Cha ra khỏi đời này và hẹn gặp lại Cha ngày đòan tụ trong “Mùa Xuân Vỉnh Cửu” trên Nước Chúa.
“Xin Chúa cho Linh Hồn Cha Giuse được nghỉ yên muôn đời…”