VATICĂNG: Ngày 13 tháng 7 vừa qua thư viện Vaticăng đã chính thức đóng cửa để bắt việc đầu tu sửa và sẽ chỉ mở cửa trở lại vào năm 2010. Tòa Thánh phải đóng cửa thư viện để tu sửa một cánh dinh thự thuộc thế kỷ XVI, và hiện đại hóa các cấu trúc bên trong thư viện.
Thư viện Vaticăng đã được thành lập do sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Nicolò V, bắt đầu với các sách vở tài liệu tư của người, bao gồm vài trăm thủ bản. Tổ chức thư viên như hiện nay đã thành hình dưới thời Đức Giáo Hoàng Sisto IV della Rovere. Năm 1475 Đức Sisto IV đã chỉ định một vị ”quản trị giữ gìn” là Bartolomeo Platina. Đức Giáo Hoàng Sisto IV cũng cho xây Nhà Nguyện Sistina và gia tăng số sách thư viện lên tới 3.500 cuốn, khiến cho thư viện Vaticăng trở thành thư viện lớn nhất Italia thời đó.
Tất cả mọi sách vở, thủ bản, và tài liệu của thư viện được hệ thống hóa dưới thời Đức Giáo Hoàng Sisto V, cai quản Giáo hội giữa các năm 1585-1590. Đức Sisto V đã cho xây dinh thự thư viện hiện nay trong sân Belvedere ở nội thành Vaticăng, và cho trang hoàng phòng đọc sách một cách huy hoàng như hiện thấy trong Viện Bảo Tàng Vaticăng.
Năm 1797 thư viện Vaticăng bị hoàng đế Napoleon của Pháp cướp bóc đem về Pháp, cùng với kho tàng đền thờ Thánh Phêrô. Vì thế nhiều sách qúy nhất tại Pháp hiện nay còn mang dấu triện của thư viện Vaticăng.
Hiện nay thư viện Vaticăng có khoảng 1,6 triệu sách và 75.000 thủ bản. Tuy số lượng không là bao, so sánh với thư viện của Quốc Hội Hoa Kỳ, nhưng phẩm chất các tài liệu thì vô giá. Thư Viện Vaticăng có vài thủ bản qúy hiếm nhất thế giới, bao gồm các thủ bản của triết gia Cicerone và thi sĩ Virgilio, cũng như các mảnh thủ bản Phúc Âm thuộc thế kỷ thứ II. Ngoài ra thư viện cũng có các tác phẩm vẽ tuyệt xảo nhất, và một tập giấy làm bằng sậy papiro cổ xưa nhất thế giới. Thủ bản Kinh Thánh Codex Vaticanus, tức bản dịch Kinh Thánh tiếng Hy lạp thuộc thế kỷ thứ IV, là một trong các thủ bản Kinh Thánh cổ xưa nhất thế giới.
Bên cạnh đó thư viện cũng có bộ sưu tập khổng lồ gồm 300.000 đồng tiền và mề đai.
Chương trình tu sửa thư viện nhắm tạo ra nhiều chỗ hơn cho giới học giả ngày càng thêm đông xin tới tra cứu các tài liệu, cũng như hiện đại hóa thư viện, gồm cả việc gắn hệ thống kiểm soát nhiệt độ. Ngoài ra cũng cần tu sửa và xây cất nơi cất gĩư các thủ bản theo mẫu mực của Liên Hiệp Âu châu.
Sự kiện phải đóng cửa thư viện khiến cho giới học giả, đặc biệt các ứng sinh đang chuẩn bị luận án tiến sĩ, gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Đức Cha Raffaele Farina, dòng Don Bosco, từ ngày 25 tháng 6 vừa qua được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chỉ định làm Trưởng Văn Khố và Thư Viện của Toà Thánh, cho biết các học giả và sinh viên có thể nhận các bản chụp của thư viện qua hệ thống Internet (ZENIT 20-7-2007)
Thư viện Vaticăng đã được thành lập do sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Nicolò V, bắt đầu với các sách vở tài liệu tư của người, bao gồm vài trăm thủ bản. Tổ chức thư viên như hiện nay đã thành hình dưới thời Đức Giáo Hoàng Sisto IV della Rovere. Năm 1475 Đức Sisto IV đã chỉ định một vị ”quản trị giữ gìn” là Bartolomeo Platina. Đức Giáo Hoàng Sisto IV cũng cho xây Nhà Nguyện Sistina và gia tăng số sách thư viện lên tới 3.500 cuốn, khiến cho thư viện Vaticăng trở thành thư viện lớn nhất Italia thời đó.
Tất cả mọi sách vở, thủ bản, và tài liệu của thư viện được hệ thống hóa dưới thời Đức Giáo Hoàng Sisto V, cai quản Giáo hội giữa các năm 1585-1590. Đức Sisto V đã cho xây dinh thự thư viện hiện nay trong sân Belvedere ở nội thành Vaticăng, và cho trang hoàng phòng đọc sách một cách huy hoàng như hiện thấy trong Viện Bảo Tàng Vaticăng.
Năm 1797 thư viện Vaticăng bị hoàng đế Napoleon của Pháp cướp bóc đem về Pháp, cùng với kho tàng đền thờ Thánh Phêrô. Vì thế nhiều sách qúy nhất tại Pháp hiện nay còn mang dấu triện của thư viện Vaticăng.
Hiện nay thư viện Vaticăng có khoảng 1,6 triệu sách và 75.000 thủ bản. Tuy số lượng không là bao, so sánh với thư viện của Quốc Hội Hoa Kỳ, nhưng phẩm chất các tài liệu thì vô giá. Thư Viện Vaticăng có vài thủ bản qúy hiếm nhất thế giới, bao gồm các thủ bản của triết gia Cicerone và thi sĩ Virgilio, cũng như các mảnh thủ bản Phúc Âm thuộc thế kỷ thứ II. Ngoài ra thư viện cũng có các tác phẩm vẽ tuyệt xảo nhất, và một tập giấy làm bằng sậy papiro cổ xưa nhất thế giới. Thủ bản Kinh Thánh Codex Vaticanus, tức bản dịch Kinh Thánh tiếng Hy lạp thuộc thế kỷ thứ IV, là một trong các thủ bản Kinh Thánh cổ xưa nhất thế giới.
Bên cạnh đó thư viện cũng có bộ sưu tập khổng lồ gồm 300.000 đồng tiền và mề đai.
Chương trình tu sửa thư viện nhắm tạo ra nhiều chỗ hơn cho giới học giả ngày càng thêm đông xin tới tra cứu các tài liệu, cũng như hiện đại hóa thư viện, gồm cả việc gắn hệ thống kiểm soát nhiệt độ. Ngoài ra cũng cần tu sửa và xây cất nơi cất gĩư các thủ bản theo mẫu mực của Liên Hiệp Âu châu.
Sự kiện phải đóng cửa thư viện khiến cho giới học giả, đặc biệt các ứng sinh đang chuẩn bị luận án tiến sĩ, gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Đức Cha Raffaele Farina, dòng Don Bosco, từ ngày 25 tháng 6 vừa qua được Đức Thánh Cha Biển Đức XVI chỉ định làm Trưởng Văn Khố và Thư Viện của Toà Thánh, cho biết các học giả và sinh viên có thể nhận các bản chụp của thư viện qua hệ thống Internet (ZENIT 20-7-2007)