“Âu Châu không thể và không được phủ nhận nguồn gốc Kitô Giáo của mình”. Đó là thông điệp Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI gởi đến các thành viên trong ngoại giao đoàn tại Vienna, và cũng là chủ đề của chuyến viếng thăm 3 ngày của ngài tại Áo quốc từ 7 đến 9/9 vừa qua.
Bất chấp thời tiết lạnh và mưa đột ngột cũng như bất chấp tình trạng viêm họng đã làm ngài phải nói với giọng khàn khàn, Đức Thánh Cha đã có một chuyến tông du rất thành công. Phát ngôn viên phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi cho biết: “Thời tiết thật tệ nhưng mọi người đã tham dự và lắng nghe sốt sắng”.
Đỉnh cao trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI là thánh lễ sáng Thứ Bẩy 8/9 khi ngài cử hành thánh lễ mừng Sinh Nhật Đức Mẹ, cũng là dịp đánh dấu 850 năm đền thánh Đức Mẹ cổ kính Mariazell. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã khích lệ 45,000 anh chị em giáo dân gan lỳ đứng dưới mưa và gió lạnh là đừng bao giờ đầu hàng bầu khí của chủ nghĩa hoài nghi đang bao trùm Châu Âu ngày nay.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án trào lưu đang rất thịnh hành tại các nước Phương Tây hiện nay theo đó sự thật là điều gì đó con người không có khả năng nhận biết, không có khả năng tiếp cận và như thế là không có liên quan gì đến con người ngày nay. Đức Thánh Cha đã gọi đó là “thái độ an phận trước sự thật”. Ngài nói:
“…đức tin chúng ta quyết liệt chống lại cái thái độ an phận coi con người là không có khả năng nhận biết sự thật – như thể sự thật là một điều gì đó con người không thể tiếp cận nổi. Tôi tin rằng chính cái thái độ an phận này đối với sự thật là trung tâm của cuộc khủng hoảng của Phương Tây, của Châu Âu.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Kitô giáo không thể tái chinh phục Châu Âu và Tây Phương bằng vũ lực. Sức mạnh của đức tin là “khiêm nhường, và tự vươn đến con người chỉ qua nội lực của sự thật”. Ngài nói thêm: “Sự thật tự chứng minh mình trong tình yêu”.
Chân lý Kitô Giáo đã mọc rễ dần trong Giáo Hội sơ khai “vì có những người trong dân Israel với những con tim không ngừng tìm kiếm, đó là những con người không hài lòng với tập tục, nhưng hướng xa hơn để tìm những gì cao cả hơn: những Zechariah, Elizabeth, Simeon, Anna, Maria, Giuse, nhóm Mười Hai và những người khác. Vì lòng họ mở ra, họ đã có thể nhìn thấy nơi Chúa Giêsu Đấng Thiên Chúa đã sai đến, và vì vậy họ đã có thể trở thành những người tiên khởi trong gia đình hoàn vũ của Ngài. Giáo Hội của Dân Ngoại đã hình thành được vì cả trong hai vùng Địa Trung Hải và những phần Á Châu nơi những sứ giả của Chúa Giêsu cất bước đến đã có những con người với tâm hồn rộng mở, những người không chỉ hài lòng với những điều mọi người chung quanh họ suy nghĩ và hành động, nhưng đang tìm kiếm một vì sao có thể dẫn họ tiến bước trên con đường hướng đến chính Sự Thật, hướng đến Thiên Chúa hằng sống.”
Theo Đức Thánh Cha, “cả chúng ta cũng cần một tâm hồn mở rộng và con tim không yên nghỉ như họ.” Ngài nhấn mạnh rằng chính tình trạng “con tim không yên nghỉ” đã thúc giục anh chị em tín hữu hành hương tại các đền thờ như tại Mariazell trong suốt 850 năm qua.
Buổi chiều trước đó, Đức Thánh Cha đã gặp tổng thống Áo Heinz Fischer và ngoại giao đoàn tại dinh Hofburg ở Vienna. Chính tại đây, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến chủ đề chuyếnm viếng thăm ba ngày của ngài tại Áo: “Âu Châu không thể và không được phủ nhận nguồn gốc Kitô Giáo của mình”
Châu Âu ngày nay đang phục hồi sau những thập niên dài chia rẽ vì những ý thức hệ độc tài, nhưng Đức Thánh Cha nói với các nhà lãnh đạo chính trị rằng, “tuy vậy mục tiêu của hiệp nhất vẫn còn nhiều phần cần phải đạt được”. Ngài chỉ ra những khó khăn trầm trọng của Châu Âu hôm nay đến từ tình trạng thiếu những niềm tin và những nguyên tắc căn bản và “sự suy thoái lòng dung thứ thành tình trạng thờ ơ”.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến một số điểm cụ thể về tình hình thế giới. Ngài nói với các nhà ngoại giao rằng các nhà cầm quyền “phải kiểm soát và giới hạn toàn cầu hóa sao cho nó không xảy ra với giá phải trả của các nước nghèo hay những người nghèo trong các nước giàu”. Ngài nhấn mạnh rằng nhà cầm quyền ngay chính nào cũng cần phải nhìn nhận “nhân quyền căn bản – tiền đề của các quyền khác – đó là quyền được sống”. Ngài chỉ trích sinh suất của Châu Âu và khích lệ các nhà cầm quyền hãy “tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những cặp vợ chồng trẻ nuôi dạy con cái”.
Ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô tại Vienna. Đức Thánh Cha đã tái khẳng định giá trị của ngày Chúa Nhật như một ngày nghỉ, “một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa”, một thời gian giải trí trong một xã hội như Áo và các nước khác nơi nhiều thế lực đang muốn biến ngày Chúa Nhật thành một ngày thương mại khác hay ngay cả một ngày “trống không”. Ngài nói: “Trong xã hội Tây Phương chúng ta, ngày Chúa Nhật đã được biến thành một ngày cuối tuần, một thời gian thư giãn. Thời gian thư giãn thì nhất định là tốt và cần thiết, đặc biệt trong cuộc tranh đua điên dại của thế giới tân tiến. Nhưng nếu thời gian thư giãn này mất đi định hướng bên trong, một ý nghĩa toàn bộ về phương hướng, thì tối hậu nó trở thành một thứ thời gian hoang phí chẳng củng cố cũng chẳng bồi bổ gì chúng ta. Thời gian thư giãn cần có một tiêu điểm – đó là cuộc gặp gỡ với Đấng là nguyên thủy và cùng đích của chúng ta”.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã công bố một lá thư dành cho trẻ em trong đó ngài xem các em như “những người hợp tác trẻ tuổi trong sứ vụ mà Đức Thánh Cha gánh vác với Giáo Hội và thế giới”, và khích lệ các em tiếp tục nâng đỡ ngài qua lời cầu nguyện.
Buổi trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã viếng thăm tu viện Heiligenkreuz, bên ngoài thành Vienna. Tu viện Heiligenkreuz được thành hình từ năm 1135 là tu viện hoạt động liên tục trên thế giới từ đó đến nay và cũng là tu viện lớn nhất Châu Âu.
Lần xuất hiện cuối cùng của ngài trước công chúng là tại Wiener Konzerthaus nơi ngài gặp gỡ các tổ chức nhân đạo của Áo. Đức Thánh Cha khen ngợi hoạt động của các thiện nguyện viên và nhấn mạnh đến quan hệ giữa các tổ chức bác ái và nhà nước. “Yêu tha nhân luôn đòi hỏi một sự dấn thân tự nguyện và dĩ nhiên là nhà nước cần phải tạo ra những điều kiện để điều này là khả thi”.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã rời Vienna lúc 8:15 tối Chúa Nhật để về lại Castel Gandolfo.
Bất chấp thời tiết lạnh và mưa đột ngột cũng như bất chấp tình trạng viêm họng đã làm ngài phải nói với giọng khàn khàn, Đức Thánh Cha đã có một chuyến tông du rất thành công. Phát ngôn viên phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi cho biết: “Thời tiết thật tệ nhưng mọi người đã tham dự và lắng nghe sốt sắng”.
Đỉnh cao trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI là thánh lễ sáng Thứ Bẩy 8/9 khi ngài cử hành thánh lễ mừng Sinh Nhật Đức Mẹ, cũng là dịp đánh dấu 850 năm đền thánh Đức Mẹ cổ kính Mariazell. Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã khích lệ 45,000 anh chị em giáo dân gan lỳ đứng dưới mưa và gió lạnh là đừng bao giờ đầu hàng bầu khí của chủ nghĩa hoài nghi đang bao trùm Châu Âu ngày nay.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án trào lưu đang rất thịnh hành tại các nước Phương Tây hiện nay theo đó sự thật là điều gì đó con người không có khả năng nhận biết, không có khả năng tiếp cận và như thế là không có liên quan gì đến con người ngày nay. Đức Thánh Cha đã gọi đó là “thái độ an phận trước sự thật”. Ngài nói:
“…đức tin chúng ta quyết liệt chống lại cái thái độ an phận coi con người là không có khả năng nhận biết sự thật – như thể sự thật là một điều gì đó con người không thể tiếp cận nổi. Tôi tin rằng chính cái thái độ an phận này đối với sự thật là trung tâm của cuộc khủng hoảng của Phương Tây, của Châu Âu.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Kitô giáo không thể tái chinh phục Châu Âu và Tây Phương bằng vũ lực. Sức mạnh của đức tin là “khiêm nhường, và tự vươn đến con người chỉ qua nội lực của sự thật”. Ngài nói thêm: “Sự thật tự chứng minh mình trong tình yêu”.
Chân lý Kitô Giáo đã mọc rễ dần trong Giáo Hội sơ khai “vì có những người trong dân Israel với những con tim không ngừng tìm kiếm, đó là những con người không hài lòng với tập tục, nhưng hướng xa hơn để tìm những gì cao cả hơn: những Zechariah, Elizabeth, Simeon, Anna, Maria, Giuse, nhóm Mười Hai và những người khác. Vì lòng họ mở ra, họ đã có thể nhìn thấy nơi Chúa Giêsu Đấng Thiên Chúa đã sai đến, và vì vậy họ đã có thể trở thành những người tiên khởi trong gia đình hoàn vũ của Ngài. Giáo Hội của Dân Ngoại đã hình thành được vì cả trong hai vùng Địa Trung Hải và những phần Á Châu nơi những sứ giả của Chúa Giêsu cất bước đến đã có những con người với tâm hồn rộng mở, những người không chỉ hài lòng với những điều mọi người chung quanh họ suy nghĩ và hành động, nhưng đang tìm kiếm một vì sao có thể dẫn họ tiến bước trên con đường hướng đến chính Sự Thật, hướng đến Thiên Chúa hằng sống.”
Theo Đức Thánh Cha, “cả chúng ta cũng cần một tâm hồn mở rộng và con tim không yên nghỉ như họ.” Ngài nhấn mạnh rằng chính tình trạng “con tim không yên nghỉ” đã thúc giục anh chị em tín hữu hành hương tại các đền thờ như tại Mariazell trong suốt 850 năm qua.
Buổi chiều trước đó, Đức Thánh Cha đã gặp tổng thống Áo Heinz Fischer và ngoại giao đoàn tại dinh Hofburg ở Vienna. Chính tại đây, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến chủ đề chuyếnm viếng thăm ba ngày của ngài tại Áo: “Âu Châu không thể và không được phủ nhận nguồn gốc Kitô Giáo của mình”
Châu Âu ngày nay đang phục hồi sau những thập niên dài chia rẽ vì những ý thức hệ độc tài, nhưng Đức Thánh Cha nói với các nhà lãnh đạo chính trị rằng, “tuy vậy mục tiêu của hiệp nhất vẫn còn nhiều phần cần phải đạt được”. Ngài chỉ ra những khó khăn trầm trọng của Châu Âu hôm nay đến từ tình trạng thiếu những niềm tin và những nguyên tắc căn bản và “sự suy thoái lòng dung thứ thành tình trạng thờ ơ”.
Đức Thánh Cha đã đề cập đến một số điểm cụ thể về tình hình thế giới. Ngài nói với các nhà ngoại giao rằng các nhà cầm quyền “phải kiểm soát và giới hạn toàn cầu hóa sao cho nó không xảy ra với giá phải trả của các nước nghèo hay những người nghèo trong các nước giàu”. Ngài nhấn mạnh rằng nhà cầm quyền ngay chính nào cũng cần phải nhìn nhận “nhân quyền căn bản – tiền đề của các quyền khác – đó là quyền được sống”. Ngài chỉ trích sinh suất của Châu Âu và khích lệ các nhà cầm quyền hãy “tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những cặp vợ chồng trẻ nuôi dạy con cái”.
Ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Stêphanô tại Vienna. Đức Thánh Cha đã tái khẳng định giá trị của ngày Chúa Nhật như một ngày nghỉ, “một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa”, một thời gian giải trí trong một xã hội như Áo và các nước khác nơi nhiều thế lực đang muốn biến ngày Chúa Nhật thành một ngày thương mại khác hay ngay cả một ngày “trống không”. Ngài nói: “Trong xã hội Tây Phương chúng ta, ngày Chúa Nhật đã được biến thành một ngày cuối tuần, một thời gian thư giãn. Thời gian thư giãn thì nhất định là tốt và cần thiết, đặc biệt trong cuộc tranh đua điên dại của thế giới tân tiến. Nhưng nếu thời gian thư giãn này mất đi định hướng bên trong, một ý nghĩa toàn bộ về phương hướng, thì tối hậu nó trở thành một thứ thời gian hoang phí chẳng củng cố cũng chẳng bồi bổ gì chúng ta. Thời gian thư giãn cần có một tiêu điểm – đó là cuộc gặp gỡ với Đấng là nguyên thủy và cùng đích của chúng ta”.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã công bố một lá thư dành cho trẻ em trong đó ngài xem các em như “những người hợp tác trẻ tuổi trong sứ vụ mà Đức Thánh Cha gánh vác với Giáo Hội và thế giới”, và khích lệ các em tiếp tục nâng đỡ ngài qua lời cầu nguyện.
Buổi trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha đã viếng thăm tu viện Heiligenkreuz, bên ngoài thành Vienna. Tu viện Heiligenkreuz được thành hình từ năm 1135 là tu viện hoạt động liên tục trên thế giới từ đó đến nay và cũng là tu viện lớn nhất Châu Âu.
Lần xuất hiện cuối cùng của ngài trước công chúng là tại Wiener Konzerthaus nơi ngài gặp gỡ các tổ chức nhân đạo của Áo. Đức Thánh Cha khen ngợi hoạt động của các thiện nguyện viên và nhấn mạnh đến quan hệ giữa các tổ chức bác ái và nhà nước. “Yêu tha nhân luôn đòi hỏi một sự dấn thân tự nguyện và dĩ nhiên là nhà nước cần phải tạo ra những điều kiện để điều này là khả thi”.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã rời Vienna lúc 8:15 tối Chúa Nhật để về lại Castel Gandolfo.