Làm thế nào để loan báo Tin Mừng cho một dân tộc chú tâm đến văn hóa của mình.
Loan báo cùng một đức tin trên các châu lục. Đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ của Ngài, hôm qua cũng như hôm nay. Nhưng làm sao loan báo Tin Mừng cho một dân tộc hoàn toàn chú tâm đến văn hóa của nó ? Cha Martin Pradère, linh mục của cộng đoàn Emmanuel và là tác giả của cuốn sách với tựa đề : « Hãy làm cho muôn nước thành những môn đệ, hướng đến một cuộc Tin Mừng hóa tôn trọng các nền văn hóa », đã cho Zenit thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Zenit : Hội nhập văn hóa – từ ngữ khó hiểu này lại dường như không thể tránh khỏi khi gợi lên công cuộc Tân Tin Mừng Hóa. Nó hệ tại điều gì ?
Cha Martin Pradère : Thuật ngữ mới này chỉ rõ tiến trình hai mặt của việc truyền giáo : một mặt là việc Tin Mừng hóa các nền văn hóa, mặt khác là việc đảm nhận sự phong phú của các nền văn hóa này trong di sản của Giáo Hội, để Giáo Hội luôn luôn trở nên Công Giáo hơn, nghĩa là phổ quát.
Zenit : Tại sao vấn đề hội nhập văn hóa này ngày nay được đặt ra cách mạnh mẽ như thế ?
Cha Martin : Công cuộc truyền giáo kỳ diệu của thế kỷ XIX và XX đã dẫn đến sự hình thành của các Giáo Hội trẻ ở Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương, mà chính những Giáo Hội trẻ này đòi phải quan tâm đến di sản văn hóa của họ trong việc diễn tả đức tin. Tiến trình này càng trở nên cấp bách hôm nay do hiện tượng toàn cầu hóa. Quả thật, hiện tượng này dẫn đến những biến động rất nhanh chóng của những lối hành xử tập thể có nguy cơ làm biến mất những kho tàng khôn ngoan của các truyền thống thế tục.
Zenit : Xảy ra là phải chăng các vị tiền nhân của chúng ta trong đức tin đã thực hiện việc hội nhập văn hóa mà không hề biết điều đó ?
Cha Martin : Trên thực tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng xưa như lịch sử cứu độ. Dân tộc Israel đã biết hội nhập và thanh lọc vào trong Cựu Uớc sự phong phú của các nền văn hóa mà nó gặp gỡ trong suốt lịch sử của mình : Á Châu (Lưỡng Hà Địa, Canaan, Ba Tư…), Phi Châu (Ai Cập) và Âu Châu (Hy Lạp). Từ biến cố Hiện Xuống, Giáo Hội, hình thành từ gốc rễ Do Thái này, đã mở mình ra rất nhanh trước sự phong phú của các quốc gia ngoại giáo để loan báo Chúa Kitô Phục Sinh trong mọi ngôn ngữ và văn hóa.
Zenit : Đâu là những nguy hiểm của một cuộc hội nhập văn hóa bị hiểu sai ?
Cha Martin : Ngày nay nguy cơ đó là việc hội nhập văn hóa trước hết được xem như là một phương hướng giải phóng đối với sự thống trị văn hóa của các Giáo Hội Âu Châu, do những vết thương để lại bởi lịch sử. Chẳng hạn, thượng hội đồng Á Châu đã làm sáng tỏ sự kiện kinh ngạc này : Chúa Giêsu, một người Á Châu, vẫn còn chưa được nhận ra ở chính quê hương của mình bởi vì những người Á châu vẫn còn nhìn Ngài như là một người Phương Tây. Trong các Giáo Hội Phi Châu, quan điểm cho rằng Kitô giáo đã phục vụ cho việc thực dân hóa vẫn thường được diễn tả nơi giới trí thức. Phản ứng lại, việc hội nhập văn hóa có thể được xem như là một tiến trình diễn tả căn tính có nguy cơ đưa đến việc đặt cạnh kề nhau những cái đặc thù hơn là việc diễn tả hài hòa của cùng chính niềm tin trong những nền văn hóa khác nhau.
Zenit : Làm sao để trránh những nguy cơ này ?
Cha Martin : Việc Tin Mừng hóa và việc dạy giáo lý ở chiều sâu là cần thiết để luôn gắn bó với con người của Chúa Kitô siêu vượt (transcende) các nền văn hóa. Theo nghĩa này, đối với tôi một sự hiểu biết sâu xa Kinh Thánh, Cựu Ước và Tân Ước, có thể giúp gạt bỏ nhiều cuộc tranh luận sai lầm. Các Kitô hữu Âu Châu, Á Châu và Phi Châu có thể nhận thấy ở đó trong Chúa Kitô cội rễ chung thiêng liêng của mình, thế giới Do Thái, và như thế dễ dàng bước vào hơn trong một sự hiệp thông đích thực. Vả lại, KinhThánh cho phép đọc lại các nền văn hóa bằng cách làm nổi bật những « hạt giống Ngôi Lời » đã hiện diện ở đó rồi nhưng cả những gì cần phải được thanh tẩy nơi các nền văn hóa này nữa. Ngược lại, các nền văn hóa cho phép đọc lại Kinh Thánh trong Truyền Thống sống động của Giáo Hội và trong sự trung thành với Quyền Giáo Huấn.
Zenit : Người ta nói nhiều về tính tất thiết cấp bách của một cuộc Tân Tin Mừng Hóa các nước thuộc Châu Âu già cỗi của chúng ta. Sự trở về với cội nguồn Do thái và Kinh Thánh, như Cha khơi lên, phải chăng nó cũng có thể được áp dụng cho các nền văn mình Tây Phương của chúng ta ?
Cha Martin : Vâng, tôi nghĩ vậy. Trong diễn văn nổi tiếng ở Ratisbonne đã bị hiểu sai như thế, ĐTC Biển Đức XVI đã cho thấy, nhất là từ Kinh Thánh, rằng căn tính của Âu Châu gắn liền với sự gặp gỡ giữa đức tin Do Thái-Kitô giáo và triết học Hy Lạp. Ngày nay, Âu Châu cần tìm lại của đối thoại phong phú này giữa đức tin và lý trí đã ghi dấu như thế lịch sử của mình. Cụ thể, việc tái khám phá cội rễ Do thái và Kinh Thánh có thể giúp lục địa « vỡ mộng » của chúng ta tìm lại ý nghĩa và tình yêu của sự sống dưới ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh.
Tiến Nhân
Loan báo cùng một đức tin trên các châu lục. Đó là lời mời gọi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ của Ngài, hôm qua cũng như hôm nay. Nhưng làm sao loan báo Tin Mừng cho một dân tộc hoàn toàn chú tâm đến văn hóa của nó ? Cha Martin Pradère, linh mục của cộng đoàn Emmanuel và là tác giả của cuốn sách với tựa đề : « Hãy làm cho muôn nước thành những môn đệ, hướng đến một cuộc Tin Mừng hóa tôn trọng các nền văn hóa », đã cho Zenit thực hiện cuộc phỏng vấn này.
Zenit : Hội nhập văn hóa – từ ngữ khó hiểu này lại dường như không thể tránh khỏi khi gợi lên công cuộc Tân Tin Mừng Hóa. Nó hệ tại điều gì ?
Cha Martin Pradère : Thuật ngữ mới này chỉ rõ tiến trình hai mặt của việc truyền giáo : một mặt là việc Tin Mừng hóa các nền văn hóa, mặt khác là việc đảm nhận sự phong phú của các nền văn hóa này trong di sản của Giáo Hội, để Giáo Hội luôn luôn trở nên Công Giáo hơn, nghĩa là phổ quát.
Zenit : Tại sao vấn đề hội nhập văn hóa này ngày nay được đặt ra cách mạnh mẽ như thế ?
Cha Martin : Công cuộc truyền giáo kỳ diệu của thế kỷ XIX và XX đã dẫn đến sự hình thành của các Giáo Hội trẻ ở Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương, mà chính những Giáo Hội trẻ này đòi phải quan tâm đến di sản văn hóa của họ trong việc diễn tả đức tin. Tiến trình này càng trở nên cấp bách hôm nay do hiện tượng toàn cầu hóa. Quả thật, hiện tượng này dẫn đến những biến động rất nhanh chóng của những lối hành xử tập thể có nguy cơ làm biến mất những kho tàng khôn ngoan của các truyền thống thế tục.
Zenit : Xảy ra là phải chăng các vị tiền nhân của chúng ta trong đức tin đã thực hiện việc hội nhập văn hóa mà không hề biết điều đó ?
Cha Martin : Trên thực tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng xưa như lịch sử cứu độ. Dân tộc Israel đã biết hội nhập và thanh lọc vào trong Cựu Uớc sự phong phú của các nền văn hóa mà nó gặp gỡ trong suốt lịch sử của mình : Á Châu (Lưỡng Hà Địa, Canaan, Ba Tư…), Phi Châu (Ai Cập) và Âu Châu (Hy Lạp). Từ biến cố Hiện Xuống, Giáo Hội, hình thành từ gốc rễ Do Thái này, đã mở mình ra rất nhanh trước sự phong phú của các quốc gia ngoại giáo để loan báo Chúa Kitô Phục Sinh trong mọi ngôn ngữ và văn hóa.
Zenit : Đâu là những nguy hiểm của một cuộc hội nhập văn hóa bị hiểu sai ?
Cha Martin : Ngày nay nguy cơ đó là việc hội nhập văn hóa trước hết được xem như là một phương hướng giải phóng đối với sự thống trị văn hóa của các Giáo Hội Âu Châu, do những vết thương để lại bởi lịch sử. Chẳng hạn, thượng hội đồng Á Châu đã làm sáng tỏ sự kiện kinh ngạc này : Chúa Giêsu, một người Á Châu, vẫn còn chưa được nhận ra ở chính quê hương của mình bởi vì những người Á châu vẫn còn nhìn Ngài như là một người Phương Tây. Trong các Giáo Hội Phi Châu, quan điểm cho rằng Kitô giáo đã phục vụ cho việc thực dân hóa vẫn thường được diễn tả nơi giới trí thức. Phản ứng lại, việc hội nhập văn hóa có thể được xem như là một tiến trình diễn tả căn tính có nguy cơ đưa đến việc đặt cạnh kề nhau những cái đặc thù hơn là việc diễn tả hài hòa của cùng chính niềm tin trong những nền văn hóa khác nhau.
Zenit : Làm sao để trránh những nguy cơ này ?
Cha Martin : Việc Tin Mừng hóa và việc dạy giáo lý ở chiều sâu là cần thiết để luôn gắn bó với con người của Chúa Kitô siêu vượt (transcende) các nền văn hóa. Theo nghĩa này, đối với tôi một sự hiểu biết sâu xa Kinh Thánh, Cựu Ước và Tân Ước, có thể giúp gạt bỏ nhiều cuộc tranh luận sai lầm. Các Kitô hữu Âu Châu, Á Châu và Phi Châu có thể nhận thấy ở đó trong Chúa Kitô cội rễ chung thiêng liêng của mình, thế giới Do Thái, và như thế dễ dàng bước vào hơn trong một sự hiệp thông đích thực. Vả lại, KinhThánh cho phép đọc lại các nền văn hóa bằng cách làm nổi bật những « hạt giống Ngôi Lời » đã hiện diện ở đó rồi nhưng cả những gì cần phải được thanh tẩy nơi các nền văn hóa này nữa. Ngược lại, các nền văn hóa cho phép đọc lại Kinh Thánh trong Truyền Thống sống động của Giáo Hội và trong sự trung thành với Quyền Giáo Huấn.
Zenit : Người ta nói nhiều về tính tất thiết cấp bách của một cuộc Tân Tin Mừng Hóa các nước thuộc Châu Âu già cỗi của chúng ta. Sự trở về với cội nguồn Do thái và Kinh Thánh, như Cha khơi lên, phải chăng nó cũng có thể được áp dụng cho các nền văn mình Tây Phương của chúng ta ?
Cha Martin : Vâng, tôi nghĩ vậy. Trong diễn văn nổi tiếng ở Ratisbonne đã bị hiểu sai như thế, ĐTC Biển Đức XVI đã cho thấy, nhất là từ Kinh Thánh, rằng căn tính của Âu Châu gắn liền với sự gặp gỡ giữa đức tin Do Thái-Kitô giáo và triết học Hy Lạp. Ngày nay, Âu Châu cần tìm lại của đối thoại phong phú này giữa đức tin và lý trí đã ghi dấu như thế lịch sử của mình. Cụ thể, việc tái khám phá cội rễ Do thái và Kinh Thánh có thể giúp lục địa « vỡ mộng » của chúng ta tìm lại ý nghĩa và tình yêu của sự sống dưới ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh.
Tiến Nhân