ĐỜI SỐNG NỘI TÂM LẠ THƯỜNG CỦA MẸ TÊRÊXA CALCUTTA, (I)
LTS: Sau đây là bài phỏng vấn Linh Mục Brian Kolodiejchuk do ZENIT thực hiện và do Trương Văn Tiến phỏng dịch.
“Dù có cảm nhận tình yêu TC hay không, Mẹ Têrêxa Calcutta vẫn biết rằng Mẹ hằng luôn kết hiệp cùng Đức Giêsu vì tâm trí Mẹ luôn gắn chặt vào Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi.” Đó là điều mà Chân Phước người Albani giải thích trong một bức thư và nhiều thư khác gởi linh hướng vừa mới được linh mục Brian Kolodiejchuk – Thừa sai Bác ái, và là Thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Mẹ Têrêxa – giới thiệu và công bố trong cuốn sách “Come Be My Light” (Hãy đến và trở thành Ánh sáng của Ta)
ZENIT – Chúng ta đã khám phá đời sống nội tâm đặc biệt của Mẹ Têrêxa sau cái chết của Người. Thế sao lại có chuyện những người đã biết Mẹ - trừ những linh hướng của Mẹ – lại không biết về những gì Mẹ đã sống trong nội tâm, kể cả những trải nghiệm về “đêm Tăm tối” ?
Lm. Kolodiejchuk – Chẳng ai nghi ngờ về những gì Mẹ đã sống trong nội tâm vì các linh hướng của Mẹ đã giữ lại những thư từ của Mẹ. Các cha Dòng Tên giữ một ít, vài thư khác được tìm thấy ở Toà Tổng Giám Mục, một số thư lại trong tay linh mục Joseph Neuner – một trong những linh hướng của Mẹ. Chỉ khi tìm kiếm các tài liệu cho án phong thánh của mẹ, chúng ta đã tìm ra những bức thư này.
Lúc sinh thời, Mẹ đã xin đừng tiết lộ những chi tiết về tiểu sử của Mẹ. Mẹ đã xin giám mục Ferdinand Perier - Tổng Giám mục Thành Calcutta, đừng kể mọi sự đã bắt đầu như thế nào cho giám mục nào khác. Mẹ cho biết : “Xin Đức Cha đừng cho ngài ấy biết một chi tiết nào về thuở ban đầu, bởi vì khi người ta bắt đầu biết sự việc bắt đầu như thế nào, khi người ta nghe nói về những nổi đau nội tâm, sự chú ý sẽ hướng về con chứ không hướng về Chúa Giêsu.” Mẹ không ngừng lập lại : “Công trình của Thiên Chúa. Đây chính là công trình của Thiên Chúa.”
Ngay những nữ tu gần gũi Mẹ nhất cũng không chút nghi ngờ về những gì Mẹ đã sống trong tâm hồn. Vì những khó khăn của hội dòng và sự nghèo khó vật chất mà Mẹ đã chịu, nhiều chị hẳn đã nghĩ rằng chắc Mẹ phải có một sự kết hợp mật thiết vĩ đại với Thiên Chúa để có thể thẳng tiến như vậy.
ZENIT – Trong sách của cha, về ước nguyện mà Mẹ Têrêxa đã thầm khấn hứa lúc khởi đầu ơn gọi, Mẹ đã hứa không từ chối với Chúa một điều gì ngay cả đau đớn do tội trọng gây nên. Điều này đã đóng vai trò gì trong cuộc đời của Mẹ ?
Lm. Kolodiejchuk – Mẹ Têrêxa đã khấn không từ chối Chúa điều gì cả vào năm 1942. Còn những quyết định mà Chúa Giêsu linh ứng này lại đến ngay sau đó. Một trong những quyết định do linh ứng này, nếu như không phải là hai, Chúa Giêsu nói, bằng cách dùng lại lời khấn của Mẹ : “ Con sẽ từ chối làm điều này vì Ta không ?”
Vậy, lời khấn chính là khuôn khổ ơn gọi của Mẹ. Nên chúng ta thấy nơi những quyết định do linh ứng này Chúa Giêsu tỏ lộ tiếng gọi của Ngài cách rõ ràng.
Sau đó, Mẹ thẳng tiến vì Mẹ biết điều Chúa Giêsu muốn. Ý nghĩ về sự khát khao và những đau khổ của Chúa Giêsu đã khích lệ Mẹ, bởi vì những người nghèo không biết Chúa và, vì thế, cũng không muốn Chúa.
Điều này là một trong những trụ đỡ mấu chốt giúp Mẹ thẳng tiến qua những thử thách của cảnh tối tăm. Vì Mẹ đã chắc chắn về ơn gọi của mình và vì lời khấn hứa, Mẹ đã viết ở một trong những thư của mình : “Con sắp sửa ngả gục, nhưng rồi, con nhớ lại lời khấn hứa, và điều này đã khôi phục lại lòng can đảm cho con.”
ZENIT – Người ta nói nhiều về “Đêm Tăm Tối” của Mẹ Têrêxa. Trong sách của linh mục, chuyện này đã được mô tả như một “cuộc tử đạo về ý muốn”. Cơn-khát-Thiên-Chúa này lại không được đáng giá đúng mực. Linh mục nghĩ gì về điều này ?
Lm. Kolodiejchuk – Để hiểu rõ về điều này, có một sách hay nên đọc của linh mục Thomas Dubay : cuốn “Fire Within”. Quyển sách này nói về nỗi đau khổ của sự mất mát và của cơn-khát-Thiên-Chúa này khi giải thích rằng cái khổ của cơn-khát-Thiên-Chúa thì đau đớn hơn. Như linh mục Dubay cắt nghĩa, trên con đường kết hợp đích thực với Thiên Chúa, có giai đoạn thanh tẩy được gọi là “Đêm-Tăm-Tối”. Sau đó, tâm hồn sẽ đến giai đoạn xuất thần và nhiệm giao với Thiên Chúa.
Với Mẹ Têrêxa, dường như giai đoạn thanh tẩy đã diễn ra trong thời gian người được đào tạo ở Loretto. Lúc chính thức là Nữ tu, Mẹ khẳng định rằng “Bạn Đường” của Mẹ thường nhất là “Đêm-Tăm-Tối”. Văn phong của những bức thư trong suốt thời gian “Đêm-Tăm-Tối” mà chúng ta đang đọc ở đây là những bức thư tiêu biểu của một con người đang sống trong một “Đêm-Tăm-Tối”. Linh mục Celeste Van Exem, linh hướng của Mẹ thuở ấy, khẳng địng rằng Mẹ có thể đã gần đến giai đoạn xuất thần vào năm 1946 hoặc 1945.
Về sau, Mẹ viết cho linh mục Neuner : “ Rồi chúng ta sẽ hiểu điều ấy đã xảy ra như thế nào. Và này, như thể là Chúa chúng ta đã đến hiến thân hoàn toàn cho con. Nhưng, sự dịu ngọt, niềm an ủi và nhiệm giao của 6 tháng này trôi qua quá nhanh.”
Vậy, Mẹ Têrêxa đã có 6 tháng kết hiệp mãnh liệt sau những nỗi đau nội tâm và xuất thần. Mẹ tự nhận đã ở trong sự kết hiệp có sức biến đổi thật sự khi tối tăm trở lại.
Nhưng kể từ đó về sau, cảnh tối tăm mà Mẹ sống lại ngang tầm của sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Điều này không có nghĩa là Mẹ đã hưởng sự hiệp nhất với Thiên Chúa và sau đó Mẹ lại mất đi điều ấy. Mẹ chỉ mất đi sự an ủi của việc kết hiệp và đã sống trong sự luân phiên xen kẻ giữa nỗi đau của sự mất mát và cơn khát tột cùng sống động.
Như linh mục Dubay viết : “Thi thảng, sự nhiệm giao là tuyệt diệu, còn những lúc khác, sự kết hiệp này lại bị một niềm khát-khao-Thiên-Chúa tột cùng chiếm chỗ.” Nhưng Mẹ Têrêxa đã không có niềm an ủi của sự kết hiệp này một tháng nọ vào năm 1958.
Trong một bức thư, Mẹ đã viết : “ Không, thưa Cha, con không cô đơn. Con có Bóng tối của Chúa, có nỗi đau của Ngài; trong con có một niềm khát-mong-Thiên-Chúa khủng khiếp. Yêu và không được yêu lại, nhưng con biết rằngcon sở hữu được Chúa Giêsu trong sự kết hiệp toàn vẹn, vì tâm trí con luôn gắn chặt vào Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi.”
Trải nghiệm về Đêm-Tăm-Tối trong việc kết hiệp với Chúa của Mẹ Têrêxa là cực hiếm ngay giữa vô vàn các thánh, bởi vì đối với phần lớn các thánh, kết thúc là sự kết hiệp không tăm tối.
Theo thuật ngữ của linh mục Reginald Garrigou-Lagrange, thần học gia dòng Đa minh, đau khổ của Mẹ có tính cứu chuộc dành cho tội lỗi kẻ khác và không có tính thanh luyện dành cho tội riêng của mẹ. Mẹ kết hiệp đủ với Đức Giêsu trong đức tin và tình yêu để thông phần trải nghiệm của Chúa trong Vườn Giệtsêmani và trên Thánh Giá.
Mẹ Têrêxa đã khẳng định rằng đau khổ trong Vườn Giệtsêmani tệ hại hơn nỗi đau trên Thánh Giá. Chúng ta chắc hiểu rõ vì sao Mẹ khẳng định như thế : bởi vì Mẹ hiểu thấu cơn-khát-các-linh-hồn của Chúa Giêsu.
Điều quan trọng là sự kết hiệp. Như Carol Zaleski đã nhấn mạnh trong bài báo đăng trên “First Things”, kiểu thử thách này là một kiểu thử thách mới. Vấn đề là một sự trải nghiệm tân thời của các thánh của hằng trăm năm trước : có cảm giác không có niềm tin và có cảm giác rằng tôn giáo không có thật.
(Dịch theo Zenit, ngày 6.9.2007)
LTS: Sau đây là bài phỏng vấn Linh Mục Brian Kolodiejchuk do ZENIT thực hiện và do Trương Văn Tiến phỏng dịch.
“Dù có cảm nhận tình yêu TC hay không, Mẹ Têrêxa Calcutta vẫn biết rằng Mẹ hằng luôn kết hiệp cùng Đức Giêsu vì tâm trí Mẹ luôn gắn chặt vào Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi.” Đó là điều mà Chân Phước người Albani giải thích trong một bức thư và nhiều thư khác gởi linh hướng vừa mới được linh mục Brian Kolodiejchuk – Thừa sai Bác ái, và là Thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Mẹ Têrêxa – giới thiệu và công bố trong cuốn sách “Come Be My Light” (Hãy đến và trở thành Ánh sáng của Ta)
ZENIT – Chúng ta đã khám phá đời sống nội tâm đặc biệt của Mẹ Têrêxa sau cái chết của Người. Thế sao lại có chuyện những người đã biết Mẹ - trừ những linh hướng của Mẹ – lại không biết về những gì Mẹ đã sống trong nội tâm, kể cả những trải nghiệm về “đêm Tăm tối” ?
Lm. Kolodiejchuk – Chẳng ai nghi ngờ về những gì Mẹ đã sống trong nội tâm vì các linh hướng của Mẹ đã giữ lại những thư từ của Mẹ. Các cha Dòng Tên giữ một ít, vài thư khác được tìm thấy ở Toà Tổng Giám Mục, một số thư lại trong tay linh mục Joseph Neuner – một trong những linh hướng của Mẹ. Chỉ khi tìm kiếm các tài liệu cho án phong thánh của mẹ, chúng ta đã tìm ra những bức thư này.
Lúc sinh thời, Mẹ đã xin đừng tiết lộ những chi tiết về tiểu sử của Mẹ. Mẹ đã xin giám mục Ferdinand Perier - Tổng Giám mục Thành Calcutta, đừng kể mọi sự đã bắt đầu như thế nào cho giám mục nào khác. Mẹ cho biết : “Xin Đức Cha đừng cho ngài ấy biết một chi tiết nào về thuở ban đầu, bởi vì khi người ta bắt đầu biết sự việc bắt đầu như thế nào, khi người ta nghe nói về những nổi đau nội tâm, sự chú ý sẽ hướng về con chứ không hướng về Chúa Giêsu.” Mẹ không ngừng lập lại : “Công trình của Thiên Chúa. Đây chính là công trình của Thiên Chúa.”
Ngay những nữ tu gần gũi Mẹ nhất cũng không chút nghi ngờ về những gì Mẹ đã sống trong tâm hồn. Vì những khó khăn của hội dòng và sự nghèo khó vật chất mà Mẹ đã chịu, nhiều chị hẳn đã nghĩ rằng chắc Mẹ phải có một sự kết hợp mật thiết vĩ đại với Thiên Chúa để có thể thẳng tiến như vậy.
ZENIT – Trong sách của cha, về ước nguyện mà Mẹ Têrêxa đã thầm khấn hứa lúc khởi đầu ơn gọi, Mẹ đã hứa không từ chối với Chúa một điều gì ngay cả đau đớn do tội trọng gây nên. Điều này đã đóng vai trò gì trong cuộc đời của Mẹ ?
Lm. Kolodiejchuk – Mẹ Têrêxa đã khấn không từ chối Chúa điều gì cả vào năm 1942. Còn những quyết định mà Chúa Giêsu linh ứng này lại đến ngay sau đó. Một trong những quyết định do linh ứng này, nếu như không phải là hai, Chúa Giêsu nói, bằng cách dùng lại lời khấn của Mẹ : “ Con sẽ từ chối làm điều này vì Ta không ?”
Vậy, lời khấn chính là khuôn khổ ơn gọi của Mẹ. Nên chúng ta thấy nơi những quyết định do linh ứng này Chúa Giêsu tỏ lộ tiếng gọi của Ngài cách rõ ràng.
Sau đó, Mẹ thẳng tiến vì Mẹ biết điều Chúa Giêsu muốn. Ý nghĩ về sự khát khao và những đau khổ của Chúa Giêsu đã khích lệ Mẹ, bởi vì những người nghèo không biết Chúa và, vì thế, cũng không muốn Chúa.
Điều này là một trong những trụ đỡ mấu chốt giúp Mẹ thẳng tiến qua những thử thách của cảnh tối tăm. Vì Mẹ đã chắc chắn về ơn gọi của mình và vì lời khấn hứa, Mẹ đã viết ở một trong những thư của mình : “Con sắp sửa ngả gục, nhưng rồi, con nhớ lại lời khấn hứa, và điều này đã khôi phục lại lòng can đảm cho con.”
ZENIT – Người ta nói nhiều về “Đêm Tăm Tối” của Mẹ Têrêxa. Trong sách của linh mục, chuyện này đã được mô tả như một “cuộc tử đạo về ý muốn”. Cơn-khát-Thiên-Chúa này lại không được đáng giá đúng mực. Linh mục nghĩ gì về điều này ?
Lm. Kolodiejchuk – Để hiểu rõ về điều này, có một sách hay nên đọc của linh mục Thomas Dubay : cuốn “Fire Within”. Quyển sách này nói về nỗi đau khổ của sự mất mát và của cơn-khát-Thiên-Chúa này khi giải thích rằng cái khổ của cơn-khát-Thiên-Chúa thì đau đớn hơn. Như linh mục Dubay cắt nghĩa, trên con đường kết hợp đích thực với Thiên Chúa, có giai đoạn thanh tẩy được gọi là “Đêm-Tăm-Tối”. Sau đó, tâm hồn sẽ đến giai đoạn xuất thần và nhiệm giao với Thiên Chúa.
Với Mẹ Têrêxa, dường như giai đoạn thanh tẩy đã diễn ra trong thời gian người được đào tạo ở Loretto. Lúc chính thức là Nữ tu, Mẹ khẳng định rằng “Bạn Đường” của Mẹ thường nhất là “Đêm-Tăm-Tối”. Văn phong của những bức thư trong suốt thời gian “Đêm-Tăm-Tối” mà chúng ta đang đọc ở đây là những bức thư tiêu biểu của một con người đang sống trong một “Đêm-Tăm-Tối”. Linh mục Celeste Van Exem, linh hướng của Mẹ thuở ấy, khẳng địng rằng Mẹ có thể đã gần đến giai đoạn xuất thần vào năm 1946 hoặc 1945.
Về sau, Mẹ viết cho linh mục Neuner : “ Rồi chúng ta sẽ hiểu điều ấy đã xảy ra như thế nào. Và này, như thể là Chúa chúng ta đã đến hiến thân hoàn toàn cho con. Nhưng, sự dịu ngọt, niềm an ủi và nhiệm giao của 6 tháng này trôi qua quá nhanh.”
Vậy, Mẹ Têrêxa đã có 6 tháng kết hiệp mãnh liệt sau những nỗi đau nội tâm và xuất thần. Mẹ tự nhận đã ở trong sự kết hiệp có sức biến đổi thật sự khi tối tăm trở lại.
Nhưng kể từ đó về sau, cảnh tối tăm mà Mẹ sống lại ngang tầm của sự hiệp nhất với Thiên Chúa. Điều này không có nghĩa là Mẹ đã hưởng sự hiệp nhất với Thiên Chúa và sau đó Mẹ lại mất đi điều ấy. Mẹ chỉ mất đi sự an ủi của việc kết hiệp và đã sống trong sự luân phiên xen kẻ giữa nỗi đau của sự mất mát và cơn khát tột cùng sống động.
Như linh mục Dubay viết : “Thi thảng, sự nhiệm giao là tuyệt diệu, còn những lúc khác, sự kết hiệp này lại bị một niềm khát-khao-Thiên-Chúa tột cùng chiếm chỗ.” Nhưng Mẹ Têrêxa đã không có niềm an ủi của sự kết hiệp này một tháng nọ vào năm 1958.
Trong một bức thư, Mẹ đã viết : “ Không, thưa Cha, con không cô đơn. Con có Bóng tối của Chúa, có nỗi đau của Ngài; trong con có một niềm khát-mong-Thiên-Chúa khủng khiếp. Yêu và không được yêu lại, nhưng con biết rằngcon sở hữu được Chúa Giêsu trong sự kết hiệp toàn vẹn, vì tâm trí con luôn gắn chặt vào Ngài và chỉ một mình Ngài mà thôi.”
Trải nghiệm về Đêm-Tăm-Tối trong việc kết hiệp với Chúa của Mẹ Têrêxa là cực hiếm ngay giữa vô vàn các thánh, bởi vì đối với phần lớn các thánh, kết thúc là sự kết hiệp không tăm tối.
Theo thuật ngữ của linh mục Reginald Garrigou-Lagrange, thần học gia dòng Đa minh, đau khổ của Mẹ có tính cứu chuộc dành cho tội lỗi kẻ khác và không có tính thanh luyện dành cho tội riêng của mẹ. Mẹ kết hiệp đủ với Đức Giêsu trong đức tin và tình yêu để thông phần trải nghiệm của Chúa trong Vườn Giệtsêmani và trên Thánh Giá.
Mẹ Têrêxa đã khẳng định rằng đau khổ trong Vườn Giệtsêmani tệ hại hơn nỗi đau trên Thánh Giá. Chúng ta chắc hiểu rõ vì sao Mẹ khẳng định như thế : bởi vì Mẹ hiểu thấu cơn-khát-các-linh-hồn của Chúa Giêsu.
Điều quan trọng là sự kết hiệp. Như Carol Zaleski đã nhấn mạnh trong bài báo đăng trên “First Things”, kiểu thử thách này là một kiểu thử thách mới. Vấn đề là một sự trải nghiệm tân thời của các thánh của hằng trăm năm trước : có cảm giác không có niềm tin và có cảm giác rằng tôn giáo không có thật.
(Dịch theo Zenit, ngày 6.9.2007)