ROMA -- Trong cuộc tham luận ngày 2/10 trước Cao Ủy Người Tị Nạn của LHQ, Đức Cha Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại trụ sở LHQ ở Genève, đã nhắc lại rằng phẩm giá và quyền của con người đi trước những quyền lợi của Nhà Nước.
Ngài tuyên bố : « trong những vấn nạn chính trị, những nhu yếu của thể chế, những ứng biến khủng hoảng và những cơ chế bảo an, quyền ưu tiên phải được dành cho những cư dân tỵ nạn như là những nhân vị có những quyền trong cộng đồng quốc tế ».
Đức Cha Tomasi đã gợi lên sự « toàn cầu hóa các quyền (con nguời) », từ đó có thể nổi lên sự « toàn cầu hóa bảo vệ » : sự thay đổi viễn tượng này đặt vấn đề dân tỵ nạn ở trung tâm, như là sự phát xuất trực tiếp từ phẩm giá con người, trên cả những quyền lợi của Nhà Nước, và bó buộc các chính phủ và các nhóm xã hội đưa ra một giải pháp cụ thể cho vấn đề.
Đức Cha Đại Diện Tòa Thánh nhận xét rằng ngày nay « sự an toàn của Nhà Nước được coi là quan trọng hơn việc bảo vệ con người », « các nguồn tài chính được lèo lái theo những hướng khác ». Ngài cũng tố giác việc « các thủ tục xin tỵ nạn đang càng trở nên phức tạp hơn, thậm chí là bất khả …, đang khi mà người dân bị ép buộc, cách nhiều hay ít, sống trong những trại mà người ta không bảo đảm cho họ được quyền đi lại, làm việc, một hoàn cảnh mà thường biến thành thiếu dinh dưỡng kinh niên ».
Ngài nói thêm : « Dư luận có khuynh hướng chấp nhận hầu như bình thường sự kiện rằng hàng triệu người bị tỵ nạn như thế và buộc phải chịu những điều kiện sống khốn khổ và thương tâm. Nhưng đón tiếp người tỵ nạn và bày tỏ lòng hiếu khách đối với họ là một cử chỉ liên đới quan trọng dành cho mỗi người, để giúp họ và để họ cảm thấy ít bị cô lập hơn bởi sự bất bao dung và sự dửng dưng. »
Ngài tuyên bố : « trong những vấn nạn chính trị, những nhu yếu của thể chế, những ứng biến khủng hoảng và những cơ chế bảo an, quyền ưu tiên phải được dành cho những cư dân tỵ nạn như là những nhân vị có những quyền trong cộng đồng quốc tế ».
Đức Cha Tomasi đã gợi lên sự « toàn cầu hóa các quyền (con nguời) », từ đó có thể nổi lên sự « toàn cầu hóa bảo vệ » : sự thay đổi viễn tượng này đặt vấn đề dân tỵ nạn ở trung tâm, như là sự phát xuất trực tiếp từ phẩm giá con người, trên cả những quyền lợi của Nhà Nước, và bó buộc các chính phủ và các nhóm xã hội đưa ra một giải pháp cụ thể cho vấn đề.
Đức Cha Đại Diện Tòa Thánh nhận xét rằng ngày nay « sự an toàn của Nhà Nước được coi là quan trọng hơn việc bảo vệ con người », « các nguồn tài chính được lèo lái theo những hướng khác ». Ngài cũng tố giác việc « các thủ tục xin tỵ nạn đang càng trở nên phức tạp hơn, thậm chí là bất khả …, đang khi mà người dân bị ép buộc, cách nhiều hay ít, sống trong những trại mà người ta không bảo đảm cho họ được quyền đi lại, làm việc, một hoàn cảnh mà thường biến thành thiếu dinh dưỡng kinh niên ».
Ngài nói thêm : « Dư luận có khuynh hướng chấp nhận hầu như bình thường sự kiện rằng hàng triệu người bị tỵ nạn như thế và buộc phải chịu những điều kiện sống khốn khổ và thương tâm. Nhưng đón tiếp người tỵ nạn và bày tỏ lòng hiếu khách đối với họ là một cử chỉ liên đới quan trọng dành cho mỗi người, để giúp họ và để họ cảm thấy ít bị cô lập hơn bởi sự bất bao dung và sự dửng dưng. »