ST. PAUL, Minn. – Đại Chủng Viện St. John Vianney Seminary ở St. Paul trong mấy năm qua đã phải tăng thêm chổ cư trú, nhân viên làm việc vì số chủng sinh tăng nhanh. Thế nhưng vẫnc hưa đủ vì số thanh niên muốn dâng mình cho Chúa trong chức linh mục vẫn tiếp tục tăng. Đó là dấu hiệu đáng mừng. Hiện nay số chủng sinh của Đại chủng viện là 154 người, đến từ 28 giáo phận tại Hoa Kỳ. Với sĩ số như vậy, St Jon Vianney là Đại Chủng Viện nhiều chủng sinh nhất Hoa Kỳ. Trong vòng 6 năm qua, số chủng sinh tăng lên gấp đôi.
Trung bình lứa tuổi của chủng sinh ở vào quãng từ 18 tới 25 tuổi, đang theo học các chươgn trình lấy bằng bachelor và được đào luyện căn bản về triết học. Sau khi học triết học mới thực sự theo các khóa học chính tông về thần học nhắm tới hướng đào tạo linh mục. Tuy nhiên không phải hết mọi đại chủng sinh đều theo theo học triết học, nếu họ đủ điều kiện và bối cảnh học thức, họ có thể vào thẳng chươgn trỉnh đào tạo thần học và mục vụ hầu tiến tới việc chịu chức linh mục sau này.
LM William Baer, là Bề trên Chủng Viện Đại Học Triết từ năm 1998 nhận định rằng: "Những bạn thanh niên theo học tại đây đều có một ý niệm rất anh dũng về ơn gọi của mình. Họ rất yêu mến Giáo hội và Đức tin Công giáo đến độ họ coi việc theo đuổi học vấn và ơn gọi của mình như một sứ mạng, một trận chiến, và là một cuộc thám hiểm thực sự”.
Đời sống trong chủng viện không cần phải dấu diếm gì cả, vì đó thực sự là một cuộc sống đầy thách đố. Các bạn trẻ chủng sinh thức dậy từ 6 giờ sáng, tham dự Giờ Chầu Thánh Thể hằng ngày; vào mỗi thứ Sáu trong tuần không gọi phôn, không sử dụng emails, lại còn ăn chay cho đến trưa; mỗi ngày đều phải lo cho phòng ốc của cá nhân được gọn gàng tươm tất, và mỗi ngày theo một thời khóa biểu học vấn và tu đức rất khắt khe. Các chủng sinh được khuyến khích theo các khóa học kho khăn, đi kèm với các giờ cầu nguyện, thiết chặt mối giây huynh đệ với các bạn học khác, tập thể thao cho thân thể kiên cường và được tập luyện biết cách đối diện với các nỗi sợ xã hội.
Thêm vào đó, các chủng sinh chọn cho mình Vị linh mục linh hướng để hướng dẫn đời sống tinh thần và đào luyện đời sống tu đức của mình hầu biết hướng đi của mình ra sao có phù hợp với ơn gọi linh mục hay không.
LM Rolf Tollefson, một trong các vị đào tạo tu đức nói “các ạn trẻ này không muốn sống cuộc sống bình thường nhàm chán”.
Chủng sinh Matt Kuettel, 19 tuổi, học năm đầu ở đây phát biểu rằng “đời sống trong chủng viện là một cuộc điều chỉnh lại cho cuộc sống của tôi... Ban giáo chức đưa ra nhiều thứ, họ kỳ vọng rất nhiều nơi bạn. Nhiều lúc bạn thấy bạn quá bận hơn là bạn tưởng. Nhưng nếu tôi phải đi lại từ đầu, thì tôi sẽ trả lời mà không chút dè dặt nghi ngại là tôi sẽ sẽ làm thế... Họ cung ứng cho bạn các khả năng, kiến thức và giúp bạn được thành đạt nhiều hơn thế”.
Cha John Klockeman, một trong các giáo sư tại St. John Vianney nói rằng “Nếu cuộc sống chủng viện là dễ dàng, thì một thanh niên cường tráng chắc chắn sẽ từ giã thôi, vì không có gì để thách đố người đó cả”.
Cha nói tiếp rằng: Có thể đối với một số ngưởi, lối sống đó quá mạnh, nhưng chính đó là lý do mà các bạn trẻ thanh niên này muốn như vậy. Họ muốn có một đức tin mạnh để sẵn sàng muốn chết cho đức tin đó, Họ muốn có một đức tin để vì đó mà họ muốn sống. Và họ muốn một Thiên Chúa thực gần gữi và hiện thực với họ”.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Điều Tra Thực Nghiệm CARA tại Đại học Georgetown University ở Washington DC, thì hiện nay có trào lưu là con số các thanh niên muốn gia nhập các chương trình Đại Học Dự Bị, tức là chương trình học tại (undergraduate college programs) để nhập Đại Chủng Viện đang có chiều hướng thu hút thanh niên trên toàn nước Mỹ.
Chủng sinh tại St John Vianney |
LM William Baer, là Bề trên Chủng Viện Đại Học Triết từ năm 1998 nhận định rằng: "Những bạn thanh niên theo học tại đây đều có một ý niệm rất anh dũng về ơn gọi của mình. Họ rất yêu mến Giáo hội và Đức tin Công giáo đến độ họ coi việc theo đuổi học vấn và ơn gọi của mình như một sứ mạng, một trận chiến, và là một cuộc thám hiểm thực sự”.
Đời sống trong chủng viện không cần phải dấu diếm gì cả, vì đó thực sự là một cuộc sống đầy thách đố. Các bạn trẻ chủng sinh thức dậy từ 6 giờ sáng, tham dự Giờ Chầu Thánh Thể hằng ngày; vào mỗi thứ Sáu trong tuần không gọi phôn, không sử dụng emails, lại còn ăn chay cho đến trưa; mỗi ngày đều phải lo cho phòng ốc của cá nhân được gọn gàng tươm tất, và mỗi ngày theo một thời khóa biểu học vấn và tu đức rất khắt khe. Các chủng sinh được khuyến khích theo các khóa học kho khăn, đi kèm với các giờ cầu nguyện, thiết chặt mối giây huynh đệ với các bạn học khác, tập thể thao cho thân thể kiên cường và được tập luyện biết cách đối diện với các nỗi sợ xã hội.
Thêm vào đó, các chủng sinh chọn cho mình Vị linh mục linh hướng để hướng dẫn đời sống tinh thần và đào luyện đời sống tu đức của mình hầu biết hướng đi của mình ra sao có phù hợp với ơn gọi linh mục hay không.
LM Rolf Tollefson, một trong các vị đào tạo tu đức nói “các ạn trẻ này không muốn sống cuộc sống bình thường nhàm chán”.
Chủng sinh Matt Kuettel, 19 tuổi, học năm đầu ở đây phát biểu rằng “đời sống trong chủng viện là một cuộc điều chỉnh lại cho cuộc sống của tôi... Ban giáo chức đưa ra nhiều thứ, họ kỳ vọng rất nhiều nơi bạn. Nhiều lúc bạn thấy bạn quá bận hơn là bạn tưởng. Nhưng nếu tôi phải đi lại từ đầu, thì tôi sẽ trả lời mà không chút dè dặt nghi ngại là tôi sẽ sẽ làm thế... Họ cung ứng cho bạn các khả năng, kiến thức và giúp bạn được thành đạt nhiều hơn thế”.
Cha John Klockeman, một trong các giáo sư tại St. John Vianney nói rằng “Nếu cuộc sống chủng viện là dễ dàng, thì một thanh niên cường tráng chắc chắn sẽ từ giã thôi, vì không có gì để thách đố người đó cả”.
Cha nói tiếp rằng: Có thể đối với một số ngưởi, lối sống đó quá mạnh, nhưng chính đó là lý do mà các bạn trẻ thanh niên này muốn như vậy. Họ muốn có một đức tin mạnh để sẵn sàng muốn chết cho đức tin đó, Họ muốn có một đức tin để vì đó mà họ muốn sống. Và họ muốn một Thiên Chúa thực gần gữi và hiện thực với họ”.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Điều Tra Thực Nghiệm CARA tại Đại học Georgetown University ở Washington DC, thì hiện nay có trào lưu là con số các thanh niên muốn gia nhập các chương trình Đại Học Dự Bị, tức là chương trình học tại (undergraduate college programs) để nhập Đại Chủng Viện đang có chiều hướng thu hút thanh niên trên toàn nước Mỹ.