HÀ NỘI – Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong khóa họp thường niên trong tuần này từ ngày 8 đến 12 tháng 10 năm 2007 tại Hà Nội, đã bầu chọn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà Lạt, vào chức vụ tân Chủ tịch của Hội đồng nhiệm khóa 2007-2010, thay thế Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa vừa hoàn thành tốt đẹp liên tiếp hai nhiệm khóa vừa qua.
Đức cha tân Chủ tịch HĐGMVN sinh ngày 1.4.1938, theo học Tiểu chủng viện Thánh Giuse Saigòn và sau đó lên Đại chủng viện theo học tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt khóa đầu tiên từ năm 1958. Ngài được thụ phong Linh mục ngày 21.12.1967.
Từ năm 1968 tới 1972, ngài được bổ nhiệm làm giáo sư Tiểu chủng viện Minh Hòa Đà Lạt, và tiếp đó làm Giám đốc Đại Chủng Viện Minh Hòa Đà Lạt (1972-1975).
Vào ngày 1/4/1975, ngài được bổ nhiệm làm cha sở nhà thờ chính tòa Đà Lạt, và ngày 10/9/1975 làm Tổng Đại Diện giáo phận Đà Lạt.
Ngày 19/10/1991 Tòa Thánh Vatican đã bổ nhiệm ngài lên chức giám mục và lễ tấn phong giám mục được tổ chức ngày 3/12/1991 với khẩu hiệu “Ngài phải lớn lên”. Ngài phục vụ trong tư cách là giám mục phó Đà lạt trong 4 năm (1991-1005) và từ năm 1995 cho tới nay là giám mục chính tòa của giáo phận Đà Lạt.
Riêng về Giáo phận Ðàlạt nằm gọn trong tỉnh Lâm Ðồng, bao gồm Thành phố Ðàlạt, Thị xã Bảo Lộc, và 9 huyện : Lạc Dương, Ðơn Dương, Ðức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh, Cát Tiên.
Giáo phận Ðàlạt được thành lập do sắc chỉ của Ðức Gioan XXIII ngày 27.11.1960, gồm ba tỉnh Tuyên Ðức, Lâm Ðồng, Phước Long thuộc Giáo phận Sài Gòn, và tỉnh Quảng Ðức thuộc Giáo phận Kontum. Giáo phận mới được trao cho Ðức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, với 81 linh mục triều và dòng coi sóc 77.324 giáo dân trên tổng số 254.669 người. Ngày 22.6.1967, hai tỉnh Phước Long và Quảng Ðức được sát nhập vào Giáo phận mới Ban Mê Thuột. Sau năm 1975, hai tỉnh Tuyên Ðức và Lâm Ðồng được gộp lại với tên gọi là Lâm Ðồng. Giáo phận Ðàlạt nằm gọn trong tỉnh này.
Dân chúng đa số làm nông nghiệp : trồng rau, trồng trà, cà phê, dâu tằm...
Gần thành phố Ðàlạt có núi LangBiang, là ngọn núi cao nhất vùng. Trong Giáo phận, ngoài dân tộc Kinh, còn có hai sắc tộc chính là K'Ho và Churu.
Giáo phận Ðàlạt có số đồng bào dân tộc khá đông nên có những sinh hoạt phục vụ cho anh chị em sắc tộc rất là đa dạng và nổi bật. Hiện nay có đến gần 60.000 giáo dân trong tổng số 170.000 người dân tộc. Ðồng bào dân tộc hoạt động tôn giáo hoặc trong các giáo xứ dành riêng hoặc trong các xứ khác xen lẫn với người Kinh. Tại các huyện, rất nhiều giáo xứ tổ chức những sinh hoạt tôn giáo riêng cho đồng bào dân tộc sống trong phạm vi hay lân cận với giáo xứ, với những thánh lễ và lớp giáo lý riêng.
Cũng nằm trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hoá người dân tộc, có hai công trình không thể không nhắc đến: Công trình dịch thuật và công trình bảo tồn chứng tích văn minh của các anh chị em dân tộc thiểu số. Ngoài ra giáo phận có có những sinh hoạt khác nhằm thăng tiến giáo dục cho các trẻ em như chương trình khuyến học và niềm vui trẻ thơ. Giáo phận đặc biệt quan tâm tới việc truyền giáo.
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trong những năm qua đã đảm nhận những chức vụ khác nhau trong Hội đồng Giám Mục Việt Nam, gồm có đặc trách Ủy Ban về Giáo Dân khóa 1992-1995, và Trưởng Ủy Ban Phúc Âm Hóa của HĐGMVN từ năm 2001 cho đến nay.
Đức Cha tân Chủ tịch HĐGMVN là một con người khiêm nhu, từ tốn, gần gũi thân tình với đoàn chiên và hết lòng chăm lo cho đồng bào nghèo, nhằm nâng cao đời sống người dân cả về tinh thần lẫn vật chất, đặc biệt lưu tâm tới việc lo cho trẻ em thanh thiếu niên có phương tiện học hành cũng như chăm sóc người lớn tuổi; điển hình qua các việc làm cụ thể từ nhiều năm qua tại Giáo phận Đà Lạt như chương trình khuyến học trẻ em Thượng, tủ thuốc gia đình cho người nghèo, sửa nhà cho người nghèo, chén cơm người già neo đơn, v.v…
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam xin hợp lòng với Cộng Đồng Dân Chúa tại Việt Nam cũng như ở Hải ngoại kính chúc Đức Tân Chủ Tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam sức khoẻ khang an và nghị lực tràn đầy, nhất là ơn thiêng của Chúa Thánh Thần, để Ngài hướng dẫn Giáo Hội tại Việt Nam trong tình Yêu thương và Phục vụ hầu làm sáng danh Thiên Chúa đúng như khẩu hiệu Giám mục của vị tân Chủ tịch là “Ngài phải lớn lên”.
Tân chủ tịch HĐGMVN: ĐC Nguyễn văn Nhơn |
Từ năm 1968 tới 1972, ngài được bổ nhiệm làm giáo sư Tiểu chủng viện Minh Hòa Đà Lạt, và tiếp đó làm Giám đốc Đại Chủng Viện Minh Hòa Đà Lạt (1972-1975).
Biểu hiệu của Đức Giám Mục Đà Lạt |
Ngày 19/10/1991 Tòa Thánh Vatican đã bổ nhiệm ngài lên chức giám mục và lễ tấn phong giám mục được tổ chức ngày 3/12/1991 với khẩu hiệu “Ngài phải lớn lên”. Ngài phục vụ trong tư cách là giám mục phó Đà lạt trong 4 năm (1991-1005) và từ năm 1995 cho tới nay là giám mục chính tòa của giáo phận Đà Lạt.
Riêng về Giáo phận Ðàlạt nằm gọn trong tỉnh Lâm Ðồng, bao gồm Thành phố Ðàlạt, Thị xã Bảo Lộc, và 9 huyện : Lạc Dương, Ðơn Dương, Ðức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Ðạ Huoai, Ðạ Tẻh, Cát Tiên.
Giáo phận Ðàlạt được thành lập do sắc chỉ của Ðức Gioan XXIII ngày 27.11.1960, gồm ba tỉnh Tuyên Ðức, Lâm Ðồng, Phước Long thuộc Giáo phận Sài Gòn, và tỉnh Quảng Ðức thuộc Giáo phận Kontum. Giáo phận mới được trao cho Ðức Cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, với 81 linh mục triều và dòng coi sóc 77.324 giáo dân trên tổng số 254.669 người. Ngày 22.6.1967, hai tỉnh Phước Long và Quảng Ðức được sát nhập vào Giáo phận mới Ban Mê Thuột. Sau năm 1975, hai tỉnh Tuyên Ðức và Lâm Ðồng được gộp lại với tên gọi là Lâm Ðồng. Giáo phận Ðàlạt nằm gọn trong tỉnh này.
Dân chúng đa số làm nông nghiệp : trồng rau, trồng trà, cà phê, dâu tằm...
Gần thành phố Ðàlạt có núi LangBiang, là ngọn núi cao nhất vùng. Trong Giáo phận, ngoài dân tộc Kinh, còn có hai sắc tộc chính là K'Ho và Churu.
Giáo phận Ðàlạt có số đồng bào dân tộc khá đông nên có những sinh hoạt phục vụ cho anh chị em sắc tộc rất là đa dạng và nổi bật. Hiện nay có đến gần 60.000 giáo dân trong tổng số 170.000 người dân tộc. Ðồng bào dân tộc hoạt động tôn giáo hoặc trong các giáo xứ dành riêng hoặc trong các xứ khác xen lẫn với người Kinh. Tại các huyện, rất nhiều giáo xứ tổ chức những sinh hoạt tôn giáo riêng cho đồng bào dân tộc sống trong phạm vi hay lân cận với giáo xứ, với những thánh lễ và lớp giáo lý riêng.
Cũng nằm trong chiều hướng truyền giáo và phát triển văn hoá người dân tộc, có hai công trình không thể không nhắc đến: Công trình dịch thuật và công trình bảo tồn chứng tích văn minh của các anh chị em dân tộc thiểu số. Ngoài ra giáo phận có có những sinh hoạt khác nhằm thăng tiến giáo dục cho các trẻ em như chương trình khuyến học và niềm vui trẻ thơ. Giáo phận đặc biệt quan tâm tới việc truyền giáo.
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trong những năm qua đã đảm nhận những chức vụ khác nhau trong Hội đồng Giám Mục Việt Nam, gồm có đặc trách Ủy Ban về Giáo Dân khóa 1992-1995, và Trưởng Ủy Ban Phúc Âm Hóa của HĐGMVN từ năm 2001 cho đến nay.
Đức Cha tân Chủ tịch HĐGMVN là một con người khiêm nhu, từ tốn, gần gũi thân tình với đoàn chiên và hết lòng chăm lo cho đồng bào nghèo, nhằm nâng cao đời sống người dân cả về tinh thần lẫn vật chất, đặc biệt lưu tâm tới việc lo cho trẻ em thanh thiếu niên có phương tiện học hành cũng như chăm sóc người lớn tuổi; điển hình qua các việc làm cụ thể từ nhiều năm qua tại Giáo phận Đà Lạt như chương trình khuyến học trẻ em Thượng, tủ thuốc gia đình cho người nghèo, sửa nhà cho người nghèo, chén cơm người già neo đơn, v.v…
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam xin hợp lòng với Cộng Đồng Dân Chúa tại Việt Nam cũng như ở Hải ngoại kính chúc Đức Tân Chủ Tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam sức khoẻ khang an và nghị lực tràn đầy, nhất là ơn thiêng của Chúa Thánh Thần, để Ngài hướng dẫn Giáo Hội tại Việt Nam trong tình Yêu thương và Phục vụ hầu làm sáng danh Thiên Chúa đúng như khẩu hiệu Giám mục của vị tân Chủ tịch là “Ngài phải lớn lên”.