SÀI GÒN -- Đêm 12.11.2007 tại hoa viên Hiệp Nhất thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã diễn ra đêm thơ giới thiệu thi tập Hành Hương của thi sĩ Lê Đình Bảng. Rất nhiều gương mặt nổi tiếng hiện diện trong đêm thơ nầy, tôi nhận thấy dáng nghiêng nghiêng, gầy gầy của cây đại thụ trong làng thơ Công Giáo: Đức Ong G.Baotixita Lê Xuân Hoa, Tổng Đại Diện Giáo Phận Phan Thiết tức Thi sĩ Xuân Ly Băng, dù đã hơn 80 tuổi đời vẫn còn rất minh mẫn ngài đã vượt đường xa từ Phan Thiết vào, Lm-thi sĩ Trăng Thập Tự, Lm- Nhạc sĩ Tiến Lộc, Lm-Ns Xuân Thảo, Lm Vinhsơn Phạm Trung Thành, chủ nhà cũng là người tổ chức, Lm Antôn Nguyễn Ngọc Sơn thư ký HĐGMVN, Lm Antôn Hà Văn Minh đại diện Đức Giám mục Phú Cường, một số linh mục khác và rất nhiều nam nữ tu sĩ của các dòng tu trong và ngoài giáo phận, tôi còn thấy nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển một nhạc sĩ nổi tiếng với những bài hát mang âm hưởng dân ca Nam Bộ tuy không cùng tôn giáo nhưng là bạn thân với thi sĩ Lê Đình Bảng cũng đến tham dự, lão thi sĩ Bàng Sĩ Nguyên bào đệ của nhà thơ nổi tiếng Bàng Bá Lân, còn nhiều những gương mặt như thi sĩ-nhạc sĩ Cao Huy Hoàng và nhạc sĩ Lưu Văn Trung từ Phan Thiết vào v.v…
Trước khi mở đầu chương trình, Lm-Ns Tiến Lộc đã giới thiệu dàn hợp xướng của các tu sinh Dòng Chúa Cứu Thế với bài trường ca Cung Đàn Bạc Mệnh của Hải Linh thật xuất sắc và ấn tượng.
Ns Phanxicô với vai trò dẫn chương trình đã giới thiệu đôi nét về nhà thơ Lê Đình Bảng và một số tác phẩm của ông. Anh có những câu hỏi với tác giả như: Nhà thơ viết rất nhiều hầu hết là thơ đạo có bao giờ viết cho người bạn đời bài thơ nào chưa? Câu trả lời của thi sĩ: ‘Sẵn đây tôi cũng xưng tội với nhà tôi luôn, Em ơi! (cả khán phòng ồ lên cười vì phong cách dí dỏm này khi ông gọi và cũng là một cách giới thiệu người bạn đời của mình) anh làm thơ nhiều lắm nhưng chưa có bài nào dành riêng em mặc dù em đã suốt một đời lận đận vì anh”
Chương trình được chia làm 3 phần chính,
Xen lẫn trong mỗi chủ đề chia sẻ là những bài hát được phổ từ thơ Lê Đình Bảng của những tác gia: Thế Thông, Hồ Đăng Tín.. đặc biệt hai nhạc sĩ của hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Bình Thuận: Cao Huy Hoàng, Lưu Văn Trung với bài “Kinh Cầu Mẹ Ban Mê” với sự trình bày của chính một trong hai tác giả, tiếng hát trầm ấm của ns Lưu Văn Trung đã khiền cho khán phòng rộn rã tiếng vỗ tay, cũng là vì anh cũng không cùng niềm tin Kitô giáo như chúng ta, nhạc sĩ
Thế Thông với hai bài hát do chính anh phổ nhạc: Giữa Đường Thơm và Cho Tôi Làm Hạt Muối, ca đoàn Trùng Dương với những bài hát do nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc …
Lê Đình Bảng sáng tác thơ rất nhiều, bằng phong cách rất trữ tinh, nhẹ nhàng hầu hết là thơ đạo hay có chút đạo trong thơ tình, từ lâu tôi đã có dịp đọc rất nhiều thơ ông, những bài thơ tôi rất thích như: Tôi Làm Thơ Nghĩa Là Tôi Cầu Nguyện, Khổ Hạnh Ca, Lời Kinh Chiều Emmaus, Bài Dụ Ngôn Trên Cát, Hành Hương, Hãy Xé Lòng Đừng Xé Ao, Bồng Bềnh Bao Nỗi Nhớ v.v… rất tiếc trong đêm giới thiệu thơ nầy đã không có một bài nào của ông được đọc hay ngâm lên để mọi người được thưởng thức.
Nhiều lời phát biểu trong phần giao lưu của Đức Ong-Thi sĩ Xuân Ly Băng, lm-thi sĩ Trăng Thập Tự, ns Vũ Đức Sao Biển, nhạc sĩ-thi sĩ Cao Huy Hoàng (người phục trách Đồng Xanh Thơ trên mạng Dũng Lạc) nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và nhất là tự sự của chính tác giả đã làm cho những người đến dự cảm thấy chương trình có vẻ nặng nề mặc dù tên tuổi Lê Đình Bảng và tác phẩm của ông được nhiều người yêu mến.
Chia sẻ trong đêm thơ nầy, nhà thơ Lê Đình Bảng đã ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người để có được thi tập Hành Hương nầy những đến 14 năm trời mới ra mắt bạn yêu thơ “ba chìm, bảy nổi, chín cái lênh đênh!” nhưng dù muộn thì những tác phẩm hay của nhà thơ Lê Đình Bảng cũng đã đến được tận tay của mỗi người và ra về một món quà nhỏ xinh “Từ Hành Hương đến Hành Hương” cũng đã được ông trân trọng trao đến mọi người gói ghém tâm tình của các Đấng, Bậc khi đọc Hành Hương của Lê Đình Bảng.
Trước khi mở đầu chương trình, Lm-Ns Tiến Lộc đã giới thiệu dàn hợp xướng của các tu sinh Dòng Chúa Cứu Thế với bài trường ca Cung Đàn Bạc Mệnh của Hải Linh thật xuất sắc và ấn tượng.
Ns Phanxicô với vai trò dẫn chương trình đã giới thiệu đôi nét về nhà thơ Lê Đình Bảng và một số tác phẩm của ông. Anh có những câu hỏi với tác giả như: Nhà thơ viết rất nhiều hầu hết là thơ đạo có bao giờ viết cho người bạn đời bài thơ nào chưa? Câu trả lời của thi sĩ: ‘Sẵn đây tôi cũng xưng tội với nhà tôi luôn, Em ơi! (cả khán phòng ồ lên cười vì phong cách dí dỏm này khi ông gọi và cũng là một cách giới thiệu người bạn đời của mình) anh làm thơ nhiều lắm nhưng chưa có bài nào dành riêng em mặc dù em đã suốt một đời lận đận vì anh”
Chương trình được chia làm 3 phần chính,
- 1. Giới thiệu nhà thơ Lê Đình Bảng trong dòng chung Thi Ca Công Giáo Việt Nam
- 2. Gặp gỡ nhà thơ trong mảng Đức Tin Nhà Đạo
- 3. Giao lưu với nhà thơ với chủ đề Quê Hương
Xen lẫn trong mỗi chủ đề chia sẻ là những bài hát được phổ từ thơ Lê Đình Bảng của những tác gia: Thế Thông, Hồ Đăng Tín.. đặc biệt hai nhạc sĩ của hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Bình Thuận: Cao Huy Hoàng, Lưu Văn Trung với bài “Kinh Cầu Mẹ Ban Mê” với sự trình bày của chính một trong hai tác giả, tiếng hát trầm ấm của ns Lưu Văn Trung đã khiền cho khán phòng rộn rã tiếng vỗ tay, cũng là vì anh cũng không cùng niềm tin Kitô giáo như chúng ta, nhạc sĩ
Thế Thông với hai bài hát do chính anh phổ nhạc: Giữa Đường Thơm và Cho Tôi Làm Hạt Muối, ca đoàn Trùng Dương với những bài hát do nhạc sĩ Hồ Đăng Tín phổ nhạc …
Lê Đình Bảng sáng tác thơ rất nhiều, bằng phong cách rất trữ tinh, nhẹ nhàng hầu hết là thơ đạo hay có chút đạo trong thơ tình, từ lâu tôi đã có dịp đọc rất nhiều thơ ông, những bài thơ tôi rất thích như: Tôi Làm Thơ Nghĩa Là Tôi Cầu Nguyện, Khổ Hạnh Ca, Lời Kinh Chiều Emmaus, Bài Dụ Ngôn Trên Cát, Hành Hương, Hãy Xé Lòng Đừng Xé Ao, Bồng Bềnh Bao Nỗi Nhớ v.v… rất tiếc trong đêm giới thiệu thơ nầy đã không có một bài nào của ông được đọc hay ngâm lên để mọi người được thưởng thức.
Nhiều lời phát biểu trong phần giao lưu của Đức Ong-Thi sĩ Xuân Ly Băng, lm-thi sĩ Trăng Thập Tự, ns Vũ Đức Sao Biển, nhạc sĩ-thi sĩ Cao Huy Hoàng (người phục trách Đồng Xanh Thơ trên mạng Dũng Lạc) nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và nhất là tự sự của chính tác giả đã làm cho những người đến dự cảm thấy chương trình có vẻ nặng nề mặc dù tên tuổi Lê Đình Bảng và tác phẩm của ông được nhiều người yêu mến.
Chia sẻ trong đêm thơ nầy, nhà thơ Lê Đình Bảng đã ngỏ lời cám ơn tất cả mọi người để có được thi tập Hành Hương nầy những đến 14 năm trời mới ra mắt bạn yêu thơ “ba chìm, bảy nổi, chín cái lênh đênh!” nhưng dù muộn thì những tác phẩm hay của nhà thơ Lê Đình Bảng cũng đã đến được tận tay của mỗi người và ra về một món quà nhỏ xinh “Từ Hành Hương đến Hành Hương” cũng đã được ông trân trọng trao đến mọi người gói ghém tâm tình của các Đấng, Bậc khi đọc Hành Hương của Lê Đình Bảng.