Hai nhà ở sát vách nhau, cùng buôn bán, chung một giòng sông nhưng không mấy thân thiết vì một bên có nguồn gốc gia thế, bên kia là bần nông nhờ ăn nên làm ra có chút vốn biến thành tiểu thương nhưng cái gốc bần nông vẫn còn. Nó để lộ ra từ cách đi đứng đến ăn nói đều lộ rõ gốc chân lấm, tay bùn.
Họ trở nên thân thiết vì một biến cố trong cuộc sống. Một biến cố lớn thay đổi lối suy nghĩ của người hàng xóm. Sau biến cố đó người ta mới nhận ra cái vỏ bề ngoài không thể hiện tấm lòng bên trong. Người bần nông chân lấm tay bùn có một tấm lòng trong trắng, thương người, lòng người tinh khiết, không sạm nắng như nước da ngăm đen vì ngâm xình nhiều năm. Gia đình gia thế có hai người con. Trong lúc cha mẹ lo buôn bán, tiếp khách đứa nhỏ một mình tự do chơi. Nhà ngay cạnh bờ sông, đứa bé bị nạn nhờ cơ may nó thoát chết. Người cứu đứa bé chính là người bị coi thường, khinh miệt. Trong mắt họ gia đình kia không giá trị. Nhờ đứa bé được cứu mà họ nhận ra chân lí. Một điều thật đơn giản phải cần đến mạng người mới học được. Bây giờ họ biết chắc một điều cái vỏ bề ngoài không có giá trị thực mà cái con tim nấp sau lớp vỏ quê mùa, rách nát, sạm nắng kia mới thực sự có giá trị.
CHIẾC ÁO MƯA
Cửa tiệm tạp hoá gặp thứ gì có lời cũng bán, miễn sao món hàng đó không phải hàng quốc cấm mà các tiệm tạp hóa được phép bán. Chủ tiệm là người gốc nông dân, ăn nói đơn giản, bộc trực, chân thành trong lời nói. Người chào hàng bán áo mưa âm thầm nhận định. Bà quảng cáo bán loại áo mưa mới được chế ra cho nông dân. Nó rất dầy, ấm và bảo đảm khi mặc không gây bất tiện lúc làm việc. Môt loại áo mưa vẽ kiểu phỏng theo hình chiếc áo bà ba, to khổ hơn, có đai ngang thắt lưng để tránh gió tuông, đồng thời nhờ chiếc đai đó giữ lại nhiệt độ trong người nên dù làm việc dưới mưa nhiều giờ vẫn không bị lạnh thấm vai. Người chào hàng đồng ý giao hàng cho người bần nông bán thử môt kì, coi như chào hàng, bán hàng kiểu gối đầu. Có nghĩa kì này giao hàng cho bán, kì tới mới lấy tiền hàng lần trước và cứ tiếp tục như vậy. Chủ tiệm gốc nông dân thấy cái áo ngộ nghĩnh, đẹp mắt liền mặc thử. Mặc áo mưa trong nhà bà đứng lên đi lại hai ba vòng, rồi soi gương và ướm thử mức giữ nhiệt của áo. Quả thật, mặc độ dăm phút là người nóng rực lên. Muốn thử mức gió ảnh hưởng tới áo ra sao, bà đi ra phía sau nhà. Vừa bước đến cửa sau nhà, chân tay rụng rời khi nhìn thấy đứa bé đang phập phình trong nước. Không mơ, bà dạy mắt nhìn lại lần nữa, đúng rồi, đứa nhỏ, con ai, đạp loạn xạ trong nước. Không kịp tri hô, cũng chẳng nghĩ ra gọi người tới cứu. Bà cuống lên không còn nghĩ gì khác ngoài việc phóng người xuống sông, vớt được đứa nhỏ. Cố kéo nó lên khỏi mặt nước.
Đang chết đuối vớ được cái phao, đứa nhỏ bám cứng lấy bà. Khi ôm được đứa nhỏ trong lòng lúc đó bà mới hoảng sợ. Chính bà cũng không biết lội, làm sao bây giờ. Hai bà cháu phập phình trong nước. Nhờ cái áo mưa đang mặc trong mình, nhờ cái đai cột chặt nên khi người bà nổi trong nước, không khí trong áo dồn lại một cục thành cái phao cho hai bà cháu trôi dập dềnh trên sông. Dù không chìm, bà vẫn run, xa bờ quá làm sao đây? Cố thử hai ba lần chân vẫn không chạm đất, sâu quá, ngộ dưới đó có con gì cắn lôi đi thì sao?
Đứa nhỏ ôm bà cứng ngắc, hai tay nó nắm chặt như cái kìm chết giữ lấy bà. Nhìn nó, nhìn giòng sông, sóng nước đến rợn người, không thấy ai để kêu cứu. Nỗi sợ ập đến tấn công. Tay chân bắt đầu run, quờ quạng rồi mỏi dần, mỏi dần không điều khiển được nũa. Sợ quá, khuôn mặt bà tái ngắt, toàn thân xuôi đơ. Hai khuôn mặt một già, một trẻ cúi sát nhau, người bó sát nhau, phó mặc cho giòng nước sông dập dình theo con sóng.
Bây giờ là mùa khô giòng nước chảy chậm, ít sóng. Nhờ nằm xuôi đơ nên toàn thân phập phồng trôi nổi trên mặt sông do không khí trong áo mưa biến thành phao cứu nguy.
SINH NGHI
Chờ một lát không thấy chủ nhà trở lên người chào hàng sinh nghi, không lẽ bà này chủ trương ăn giựt sao. Chủ vào nhà trong, trốn biệt, không trở ra. Các câu nghi vấn vang dội trong đầu. Mình chưa quen họ, cửa hàng ai làm chủ hay thuê mướn, hay bà chỉ coi tiệm giúp con cháu. Câu hỏi thì rõ ràng, mạch lạc; câu trả lời thì mông lung. Không kiên nhẫn được nữa bà đánh bạo vào nhà trong. Xắn lăn xuống nhà dưới, kiêng nể, kị chi. Để tránh nghi ngờ vừa đi vừa dòm chừng lên tiếng. Sục sạo cả nhà trên lẫn dưới đều vắng bóng chủ nhà. Nhìn trước, nhìn sau không thấy ai, cơn giận bốc lên, định chửi đổng vài câu xem mụ đó có chui ra không? Nhất định là có ý ăn giựt. Tuy thế bà cố nhịn, chưa chửi. Đúng rồi, con đường duy nhất để trốn là xuống sông. Ra đến sông bà giật nảy mình, kìa trên sông hai người một già một trẻ đang nổi lềnh bềnh giữa giòng. Bà hét lên những tiếng thất thanh. Nghe tiếng hét kêu cứu người ta mới nhận ra có người chết đuối. Hai ba chiếc thuyền con cùng lúc phóng ra giữa giòng sông cứu người.
LÀM NGƠ
Cha mẹ đứa nhỏ không hề quan tâm, không biết đứa bé kia là con họ, vẫn điềm tĩnh tiếp khách, bán hàng. Thực ra khu phố chợ này, có mấy ngày mà vắng tiếng la hét, chửi rủa. Khi thì cãi cọ nhau về cân gian, đo thiếu, lường gạt; khi thì chàng quá chén say rượu vừa đi vừa la hét um sùm. Khi thì la ơi ới bị mất cắp, cướp đồ, gạt người; khi thì cãi nhau vì chốn đông người làm bộ đụng chạm vào người mượn tạm cái bóp, ít tiền còm. Khi thì chen lấn lên bờ làm chìm ghe thuyền. Khi thì máy lớn, chạy nhanh sóng xô bờ làm chìm những ghe chở khẳm. Tiếng la hét, chửi, rủa xảy ra như cơm bữa xóm chợ. Quá quen thuộc với những ồn ào, cãi cọ như thế nên nhiều người làm thinh, coi như không có chi cần chú í khi nghe tiếng la hét. Gia đình chú ý khi nghe tiếng kháo có trẻ nhỏ chết đuối lúc đó họ mới ngừng tay buôn bán để nghe chuyện. Nghe tiếng thiên hạ kháo. Đứa nhỏ nhà ai chết đuối không ra nhận kìa. Đứa nhỏ xinh lắm, da trắng bóc, lại bận đồ hiệu đắt tiền phải là con nhỏ ngoài chợ, không phải nhỏ trong ruộng. Nghe thế, gia đình xuống nhà dưới coi, không thấy con đâu bổ nhào ra kiếm con. Đến nơi mới té ngửa, con mình. Trời ơi, con tôi.
May đứa nhỏ không chết, người nằm chung ôm đứa nhỏ chính là bà già lối xóm. Đúng rồi, chính bà ta cứu con mình. Bà nhảy xuống sông vớt nó, bà không biết lội nhưng can đảm, nhảy xuống sông vớt đứa nhỏ. Cả hai tỉnh nhưng yếu mệt đến độ không ngồi dậy được.
Từ đó về sau, cha mẹ đứa nhỏ dậy kêu bà bằng ngoại để tỏ lòng biết ơn. Thái độ trịnh thượng con nhà gia thế, giầu có biến hẳn. Cả nhà đổi thái độ, quý mến người lối xóm trước đây họ tránh mặt, giờ họ cho con kêu bằng ngoại nhờ công cứu mạng. Kể cũng liều, không biết lội mà dám nhảy xuống sông cứu người. Không nhờ chiếc áo mưa làm phao thì trong xóm đã có hai đám xác một lúc, một già, một trẻ.
NHẬN CHÁU
Kể từ ngày nó gọi bà bằng ngoại bà có một cảm tình đặc biệt với nó. Trước đây bà không ghét nó, cũng chẳng thương nó như bây giờ. Bà cứu nó vì thấy nó trôi nổi trên sông, vì tình người, vì nhân đạo bà cứu nó nhưng từ ngày nó kêu bằng ngoại bà có cảm tình đặc biệt với nó, thương nó hơn, thích nhìn ngắm nó hơn và nhớ thương nó nếu mỗi ngày không dòm thấy nó. Chỉ một tiếng ngoại sao nó cảm động làm sao, mãnh liệt làm sao đến độ làm cho con tim già này rung động. Tình người lạ lùng, cao quý, vĩ đại khôn lường, già rồi vẫn rung động trước tiếng thỏ thẻ, thơ ngây của đứa trẻ. Như thế con tim không già theo tuổi. Bà có nhiều con, lắm cháu, mấy chục đứa chứ ít chi, thế mà thêm một đứa nữa kêu bằng ngoại bà vẫn rung động. Đứa nhỏ cũng mến bà, nhà có gì ăn nó cũng nhắc ba má nó đưa biếu bà, tất nhiên ba má nó chiều nó vì nó kêu làm việc tốt. Hai gia đình trở nên thân thiết hơn cả anh chị em ruột thịt. Ba má đứa nhỏ cũng bắt chước nó kêu bà bằng ngoại. Thực ra bà cũng đáng tuổi bà ngoại của họ, hơn họ gần ba giáp.
Đứa nhỏ lớn lên nó đi học xa và kì hè nào về nó cũng nhớ đến ngoại, mua cho bà món quà nhỏ, tiền của học sinh đâu nhiều gì nên nó chọn mua cho ngoại một chút gì để nhớ. Chút quà nhỏ đó làm ngoại rất hài lòng vì ngoại không thiếu nhưng vui vì lòng biết ơn của nhỏ. Nhận quà nhỏ không thiệt vì trước khi đi học nó sang chào và ngoại bao giờ cũng dúi vào tay nó một nắm tiền giấy, ai biết được bao nhiêu nhưng con nhỏ đỏ mặt, ngại không nhận nhưng ngoại đâu tha bắt nó phải nhận với điều kiện kèm theo ráng học nghe con. Nó dạ một tiếng hôn ngoại ra về. Mỗi lần nó báo tin học được điểm cao, cha má nó báo cho ngoại biết, ngoại cười tươi thật tươi, dù miệng không còn cây răng nào chỉ thấy lợi hơi đưa tới đưa lui thật vui mắt.
Ngày đám táng ngoại nhỏ khóc lóc thảm thiết, như một cháu ngoan khóc ngoại già. Phần ngoại cũng nhớ nó, nhắc nó và trước giờ chết còn kêu tên nó. Nó về một ngày sau khi ngoại chết và ở cho đến hết tuần đó mới trở lại học.
THỪA TỰ
Lạ lùng tình cảm con người. Từ chỗ người dưng nước lã, quen biết biến thành ngoại và cháu của nhau chỉ một biến cố. Qua biến cố cứu mạng tình cảm cả hai nảy nở không ngừng, càng ngày càng thương nhau thắm thiết. Trong lòng mỗi người đều dành cho người kia một chỗ đứng cao quí. Cách xưng hô cũng thay đổi và ngay cả cha má của đứa nhỏ cũng thay đổi.
Kinh nghiệm này cho biết tình thương Thiên Chúa đối với con người rất đặc biệt. Con người có một chỗ đứng hết sức đặc biệt nơi Thiên Chúa khi Ngài gọi chúng ta là con. Tình mẹ thương con đặm đà, thiết tha nhất là khi tình đó được chính Đức Kitô dâng cho Chúa Cha. Thiên Chúa cũng rung rung cảm động khi nghĩ đến những người con thừa tự mà Đức Kitô dâng lên Chúa Cha trong bài cầu nguyện hiến tế. Đức Kitô rất ngọt ngào khi gọi chúng ta là con.
TÌM BÀI CŨ:
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Họ trở nên thân thiết vì một biến cố trong cuộc sống. Một biến cố lớn thay đổi lối suy nghĩ của người hàng xóm. Sau biến cố đó người ta mới nhận ra cái vỏ bề ngoài không thể hiện tấm lòng bên trong. Người bần nông chân lấm tay bùn có một tấm lòng trong trắng, thương người, lòng người tinh khiết, không sạm nắng như nước da ngăm đen vì ngâm xình nhiều năm. Gia đình gia thế có hai người con. Trong lúc cha mẹ lo buôn bán, tiếp khách đứa nhỏ một mình tự do chơi. Nhà ngay cạnh bờ sông, đứa bé bị nạn nhờ cơ may nó thoát chết. Người cứu đứa bé chính là người bị coi thường, khinh miệt. Trong mắt họ gia đình kia không giá trị. Nhờ đứa bé được cứu mà họ nhận ra chân lí. Một điều thật đơn giản phải cần đến mạng người mới học được. Bây giờ họ biết chắc một điều cái vỏ bề ngoài không có giá trị thực mà cái con tim nấp sau lớp vỏ quê mùa, rách nát, sạm nắng kia mới thực sự có giá trị.
CHIẾC ÁO MƯA
Cửa tiệm tạp hoá gặp thứ gì có lời cũng bán, miễn sao món hàng đó không phải hàng quốc cấm mà các tiệm tạp hóa được phép bán. Chủ tiệm là người gốc nông dân, ăn nói đơn giản, bộc trực, chân thành trong lời nói. Người chào hàng bán áo mưa âm thầm nhận định. Bà quảng cáo bán loại áo mưa mới được chế ra cho nông dân. Nó rất dầy, ấm và bảo đảm khi mặc không gây bất tiện lúc làm việc. Môt loại áo mưa vẽ kiểu phỏng theo hình chiếc áo bà ba, to khổ hơn, có đai ngang thắt lưng để tránh gió tuông, đồng thời nhờ chiếc đai đó giữ lại nhiệt độ trong người nên dù làm việc dưới mưa nhiều giờ vẫn không bị lạnh thấm vai. Người chào hàng đồng ý giao hàng cho người bần nông bán thử môt kì, coi như chào hàng, bán hàng kiểu gối đầu. Có nghĩa kì này giao hàng cho bán, kì tới mới lấy tiền hàng lần trước và cứ tiếp tục như vậy. Chủ tiệm gốc nông dân thấy cái áo ngộ nghĩnh, đẹp mắt liền mặc thử. Mặc áo mưa trong nhà bà đứng lên đi lại hai ba vòng, rồi soi gương và ướm thử mức giữ nhiệt của áo. Quả thật, mặc độ dăm phút là người nóng rực lên. Muốn thử mức gió ảnh hưởng tới áo ra sao, bà đi ra phía sau nhà. Vừa bước đến cửa sau nhà, chân tay rụng rời khi nhìn thấy đứa bé đang phập phình trong nước. Không mơ, bà dạy mắt nhìn lại lần nữa, đúng rồi, đứa nhỏ, con ai, đạp loạn xạ trong nước. Không kịp tri hô, cũng chẳng nghĩ ra gọi người tới cứu. Bà cuống lên không còn nghĩ gì khác ngoài việc phóng người xuống sông, vớt được đứa nhỏ. Cố kéo nó lên khỏi mặt nước.
Đang chết đuối vớ được cái phao, đứa nhỏ bám cứng lấy bà. Khi ôm được đứa nhỏ trong lòng lúc đó bà mới hoảng sợ. Chính bà cũng không biết lội, làm sao bây giờ. Hai bà cháu phập phình trong nước. Nhờ cái áo mưa đang mặc trong mình, nhờ cái đai cột chặt nên khi người bà nổi trong nước, không khí trong áo dồn lại một cục thành cái phao cho hai bà cháu trôi dập dềnh trên sông. Dù không chìm, bà vẫn run, xa bờ quá làm sao đây? Cố thử hai ba lần chân vẫn không chạm đất, sâu quá, ngộ dưới đó có con gì cắn lôi đi thì sao?
Đứa nhỏ ôm bà cứng ngắc, hai tay nó nắm chặt như cái kìm chết giữ lấy bà. Nhìn nó, nhìn giòng sông, sóng nước đến rợn người, không thấy ai để kêu cứu. Nỗi sợ ập đến tấn công. Tay chân bắt đầu run, quờ quạng rồi mỏi dần, mỏi dần không điều khiển được nũa. Sợ quá, khuôn mặt bà tái ngắt, toàn thân xuôi đơ. Hai khuôn mặt một già, một trẻ cúi sát nhau, người bó sát nhau, phó mặc cho giòng nước sông dập dình theo con sóng.
Bây giờ là mùa khô giòng nước chảy chậm, ít sóng. Nhờ nằm xuôi đơ nên toàn thân phập phồng trôi nổi trên mặt sông do không khí trong áo mưa biến thành phao cứu nguy.
SINH NGHI
Chờ một lát không thấy chủ nhà trở lên người chào hàng sinh nghi, không lẽ bà này chủ trương ăn giựt sao. Chủ vào nhà trong, trốn biệt, không trở ra. Các câu nghi vấn vang dội trong đầu. Mình chưa quen họ, cửa hàng ai làm chủ hay thuê mướn, hay bà chỉ coi tiệm giúp con cháu. Câu hỏi thì rõ ràng, mạch lạc; câu trả lời thì mông lung. Không kiên nhẫn được nữa bà đánh bạo vào nhà trong. Xắn lăn xuống nhà dưới, kiêng nể, kị chi. Để tránh nghi ngờ vừa đi vừa dòm chừng lên tiếng. Sục sạo cả nhà trên lẫn dưới đều vắng bóng chủ nhà. Nhìn trước, nhìn sau không thấy ai, cơn giận bốc lên, định chửi đổng vài câu xem mụ đó có chui ra không? Nhất định là có ý ăn giựt. Tuy thế bà cố nhịn, chưa chửi. Đúng rồi, con đường duy nhất để trốn là xuống sông. Ra đến sông bà giật nảy mình, kìa trên sông hai người một già một trẻ đang nổi lềnh bềnh giữa giòng. Bà hét lên những tiếng thất thanh. Nghe tiếng hét kêu cứu người ta mới nhận ra có người chết đuối. Hai ba chiếc thuyền con cùng lúc phóng ra giữa giòng sông cứu người.
LÀM NGƠ
Cha mẹ đứa nhỏ không hề quan tâm, không biết đứa bé kia là con họ, vẫn điềm tĩnh tiếp khách, bán hàng. Thực ra khu phố chợ này, có mấy ngày mà vắng tiếng la hét, chửi rủa. Khi thì cãi cọ nhau về cân gian, đo thiếu, lường gạt; khi thì chàng quá chén say rượu vừa đi vừa la hét um sùm. Khi thì la ơi ới bị mất cắp, cướp đồ, gạt người; khi thì cãi nhau vì chốn đông người làm bộ đụng chạm vào người mượn tạm cái bóp, ít tiền còm. Khi thì chen lấn lên bờ làm chìm ghe thuyền. Khi thì máy lớn, chạy nhanh sóng xô bờ làm chìm những ghe chở khẳm. Tiếng la hét, chửi, rủa xảy ra như cơm bữa xóm chợ. Quá quen thuộc với những ồn ào, cãi cọ như thế nên nhiều người làm thinh, coi như không có chi cần chú í khi nghe tiếng la hét. Gia đình chú ý khi nghe tiếng kháo có trẻ nhỏ chết đuối lúc đó họ mới ngừng tay buôn bán để nghe chuyện. Nghe tiếng thiên hạ kháo. Đứa nhỏ nhà ai chết đuối không ra nhận kìa. Đứa nhỏ xinh lắm, da trắng bóc, lại bận đồ hiệu đắt tiền phải là con nhỏ ngoài chợ, không phải nhỏ trong ruộng. Nghe thế, gia đình xuống nhà dưới coi, không thấy con đâu bổ nhào ra kiếm con. Đến nơi mới té ngửa, con mình. Trời ơi, con tôi.
May đứa nhỏ không chết, người nằm chung ôm đứa nhỏ chính là bà già lối xóm. Đúng rồi, chính bà ta cứu con mình. Bà nhảy xuống sông vớt nó, bà không biết lội nhưng can đảm, nhảy xuống sông vớt đứa nhỏ. Cả hai tỉnh nhưng yếu mệt đến độ không ngồi dậy được.
Từ đó về sau, cha mẹ đứa nhỏ dậy kêu bà bằng ngoại để tỏ lòng biết ơn. Thái độ trịnh thượng con nhà gia thế, giầu có biến hẳn. Cả nhà đổi thái độ, quý mến người lối xóm trước đây họ tránh mặt, giờ họ cho con kêu bằng ngoại nhờ công cứu mạng. Kể cũng liều, không biết lội mà dám nhảy xuống sông cứu người. Không nhờ chiếc áo mưa làm phao thì trong xóm đã có hai đám xác một lúc, một già, một trẻ.
NHẬN CHÁU
Kể từ ngày nó gọi bà bằng ngoại bà có một cảm tình đặc biệt với nó. Trước đây bà không ghét nó, cũng chẳng thương nó như bây giờ. Bà cứu nó vì thấy nó trôi nổi trên sông, vì tình người, vì nhân đạo bà cứu nó nhưng từ ngày nó kêu bằng ngoại bà có cảm tình đặc biệt với nó, thương nó hơn, thích nhìn ngắm nó hơn và nhớ thương nó nếu mỗi ngày không dòm thấy nó. Chỉ một tiếng ngoại sao nó cảm động làm sao, mãnh liệt làm sao đến độ làm cho con tim già này rung động. Tình người lạ lùng, cao quý, vĩ đại khôn lường, già rồi vẫn rung động trước tiếng thỏ thẻ, thơ ngây của đứa trẻ. Như thế con tim không già theo tuổi. Bà có nhiều con, lắm cháu, mấy chục đứa chứ ít chi, thế mà thêm một đứa nữa kêu bằng ngoại bà vẫn rung động. Đứa nhỏ cũng mến bà, nhà có gì ăn nó cũng nhắc ba má nó đưa biếu bà, tất nhiên ba má nó chiều nó vì nó kêu làm việc tốt. Hai gia đình trở nên thân thiết hơn cả anh chị em ruột thịt. Ba má đứa nhỏ cũng bắt chước nó kêu bà bằng ngoại. Thực ra bà cũng đáng tuổi bà ngoại của họ, hơn họ gần ba giáp.
Đứa nhỏ lớn lên nó đi học xa và kì hè nào về nó cũng nhớ đến ngoại, mua cho bà món quà nhỏ, tiền của học sinh đâu nhiều gì nên nó chọn mua cho ngoại một chút gì để nhớ. Chút quà nhỏ đó làm ngoại rất hài lòng vì ngoại không thiếu nhưng vui vì lòng biết ơn của nhỏ. Nhận quà nhỏ không thiệt vì trước khi đi học nó sang chào và ngoại bao giờ cũng dúi vào tay nó một nắm tiền giấy, ai biết được bao nhiêu nhưng con nhỏ đỏ mặt, ngại không nhận nhưng ngoại đâu tha bắt nó phải nhận với điều kiện kèm theo ráng học nghe con. Nó dạ một tiếng hôn ngoại ra về. Mỗi lần nó báo tin học được điểm cao, cha má nó báo cho ngoại biết, ngoại cười tươi thật tươi, dù miệng không còn cây răng nào chỉ thấy lợi hơi đưa tới đưa lui thật vui mắt.
Ngày đám táng ngoại nhỏ khóc lóc thảm thiết, như một cháu ngoan khóc ngoại già. Phần ngoại cũng nhớ nó, nhắc nó và trước giờ chết còn kêu tên nó. Nó về một ngày sau khi ngoại chết và ở cho đến hết tuần đó mới trở lại học.
THỪA TỰ
Lạ lùng tình cảm con người. Từ chỗ người dưng nước lã, quen biết biến thành ngoại và cháu của nhau chỉ một biến cố. Qua biến cố cứu mạng tình cảm cả hai nảy nở không ngừng, càng ngày càng thương nhau thắm thiết. Trong lòng mỗi người đều dành cho người kia một chỗ đứng cao quí. Cách xưng hô cũng thay đổi và ngay cả cha má của đứa nhỏ cũng thay đổi.
Kinh nghiệm này cho biết tình thương Thiên Chúa đối với con người rất đặc biệt. Con người có một chỗ đứng hết sức đặc biệt nơi Thiên Chúa khi Ngài gọi chúng ta là con. Tình mẹ thương con đặm đà, thiết tha nhất là khi tình đó được chính Đức Kitô dâng cho Chúa Cha. Thiên Chúa cũng rung rung cảm động khi nghĩ đến những người con thừa tự mà Đức Kitô dâng lên Chúa Cha trong bài cầu nguyện hiến tế. Đức Kitô rất ngọt ngào khi gọi chúng ta là con.
TÌM BÀI CŨ:
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html