Phụ huynh thích con em học trường có uy tín, nổi tiếng, kỉ luật chặt chẽ, kết quả thi cao. Học phí đắt hơn cũng cố gắng. Chọn giáo dục đức tin phụ huynh tìm giáo xứ dậy ít giờ, đơn giản, ngắn hạn ít bài mong cháu sớm lãnh bí tích. Tục hoá.
Trung tâm dậy kèm toán lí hoá, ngoại ngữ mở khắp nơi. Trung tâm kèm giáo lí không có vì mấy ai gởi con học thêm khi cháu kém đức tin, lười đi lễ. Tục hoá.
Trong nhà nhạc đời nhiều hơn nhạc đạo. Sách truyện vô vàn, sách đạo khan hiếm. Tục hoá.
Tục hoá xảy ra dưới nhiều hình thức. Hậu quả của tục hoá tuy âm thầm nhưng có sức mạnh không những thay đổi lối suy nghĩ Kitô hữu khiến họ đã không nhận ra mà còn tự hào thay đổi mới là hợp thời, thích ứng với hoàn cảnh mới, lối sống mới.
KITÔ HỮU DANH
Nhìn vào số thống kê trên giấy trắng mực đen số người tự kê khai Kitô hữu có con số rất khích lệ nhưng tham dự thánh lễ cuối tuần là một con số khiêm nhường. Trong năm chỉ tham dự các ngày lễ liên quan như ngày con cháu lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, cưới, an táng hay kỉ niệm lễ bạc, lễ vàng. Hành đạo kiểu đó đúng là không được miếng cũng được tiếng
Có nhiều lí do bào chữa cho việc giữ đạo ‘hữu danh’. Điều dễ nhận ra là họ có rất ít căn bản về Kitô giáo. Biết rất ít đạo lí, giáo huấn và giới răn nên giữ đạo tối thiểu là lẽ đương nhiên. Cần xét lại cách giáo dục đức tin.
GIÁO DỤC
Các hình thức dậy giáo lí bắt chước khuôn mẫu dậy các môn khoa học, nhân văn. Nếu không thiên về lí luận thì cũng thiên về vẽ hình, tô màu, tìm điền các ô trống cho hợp nghĩa. Hoặc pha trộn giữa hai phương pháp vừa lí luận vừa tô màu. Cách học từ chương, bị nhiều phụ huynh gạt bỏ, chê là học như vẹt, có hiểu chi đâu.
LÍ LUẬN
Thứ nhất tôn giáo không phải là môn khoa học, toán học, kĩ thuật nên việc lí luận, giải thích hợp lí giúp người nghe tin, chấp nhận. Lí luận sớm muộn gì cũng gặp bế tắc khi đi sâu vào niềm tin, tìm hiểu mầu nhiệm tôn giáo. Giáo dục tôn giáo thuần lí trí không phải là cách hay nhất tìm hiểu đạo nên Chúa Kitô nói với Thoma ‘Phúc cho ai không thấy mà tin’ để nhắc nhở các Kitô hữu ngoài lí luận hợp lí ra niềm tin đóng vai trò quan trọng hơn lí luận. Trí óc bị giới hạn được niềm tin bù đắp.
TÔ MÀU
Thứ hai giáo dục bằng cách khuyến khích các em tô màu các hình vẽ sẵn, rồi điền vào các ô trống trong câu cho hợp lí. Lối học sinh động này giúp các em khỏi chán khi học về tôn giáo nhưng để lại trong các em rất ít suy tư, tìm hiểu căn bản đạo lí. Tô màu hình vẽ thường gặp bế tắc khi nói đến các danh từ trừu tượng, vô hình, không thể diễn tả chính xác. Hơn nữa hình ảnh tô mầu lúc còn nhỏ sẽ phai dần với thời gian nên các hình ảnh đó không để lại ấn tượng nhiều trong tâm hồn.
Cách giáo dục trên thành công rực rỡ khi gia đình hành đạo, cùng sống đạo và siêng tham dự các bí tích. Nếu không cuộc sống đức tin khó trưởng thành vì ân sủng nhận qua bí tích Thanh Tẩy không được phát triển.
TỪ CHƯƠNG
Cách học từ chương thường nhàm chán, không hiểu nhiều nhưng nhớ thuộc lòng. Cách này bị xem là lỗi thời, thiếu sinh động bị nhiều người tẩy chay và bị kết án là nhồi sọ.
Thực ra học thuộc lòng các điều căn bản trong đạo, các điều răn và kinh chiều hôm, ban sáng, là điều cần thiết. Kitô hữu cần suy gẫm để hiểu thêm lẽ đạo. Không học từ chương, không nhớ điều căn bản trong đạo, không có chất liệu cần thiết để suy gẫm, tiếng nói lương tâm không được huấn luyện. Cách học từ chương đơn giản nhưng hiệu nghiệm nhất là sốt sắng, siêng tham dự các nghi thức phụng vụ, cùng tham dự, cùng đọc, cùng nghe, cùng đáp và cùng đồng hành với cộng đoàn.
Tóm lại cách học nào cũng cần thực hành vì tôn giáo là để sống, để thực hành, không phải để lí luận trên sách vở hay cãi lí nơi bàn tiệc.
Sống đạo chính là thực hành đạo trong cuộc sống.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Trung tâm dậy kèm toán lí hoá, ngoại ngữ mở khắp nơi. Trung tâm kèm giáo lí không có vì mấy ai gởi con học thêm khi cháu kém đức tin, lười đi lễ. Tục hoá.
Trong nhà nhạc đời nhiều hơn nhạc đạo. Sách truyện vô vàn, sách đạo khan hiếm. Tục hoá.
Tục hoá xảy ra dưới nhiều hình thức. Hậu quả của tục hoá tuy âm thầm nhưng có sức mạnh không những thay đổi lối suy nghĩ Kitô hữu khiến họ đã không nhận ra mà còn tự hào thay đổi mới là hợp thời, thích ứng với hoàn cảnh mới, lối sống mới.
KITÔ HỮU DANH
Nhìn vào số thống kê trên giấy trắng mực đen số người tự kê khai Kitô hữu có con số rất khích lệ nhưng tham dự thánh lễ cuối tuần là một con số khiêm nhường. Trong năm chỉ tham dự các ngày lễ liên quan như ngày con cháu lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, cưới, an táng hay kỉ niệm lễ bạc, lễ vàng. Hành đạo kiểu đó đúng là không được miếng cũng được tiếng
Có nhiều lí do bào chữa cho việc giữ đạo ‘hữu danh’. Điều dễ nhận ra là họ có rất ít căn bản về Kitô giáo. Biết rất ít đạo lí, giáo huấn và giới răn nên giữ đạo tối thiểu là lẽ đương nhiên. Cần xét lại cách giáo dục đức tin.
GIÁO DỤC
Các hình thức dậy giáo lí bắt chước khuôn mẫu dậy các môn khoa học, nhân văn. Nếu không thiên về lí luận thì cũng thiên về vẽ hình, tô màu, tìm điền các ô trống cho hợp nghĩa. Hoặc pha trộn giữa hai phương pháp vừa lí luận vừa tô màu. Cách học từ chương, bị nhiều phụ huynh gạt bỏ, chê là học như vẹt, có hiểu chi đâu.
LÍ LUẬN
Thứ nhất tôn giáo không phải là môn khoa học, toán học, kĩ thuật nên việc lí luận, giải thích hợp lí giúp người nghe tin, chấp nhận. Lí luận sớm muộn gì cũng gặp bế tắc khi đi sâu vào niềm tin, tìm hiểu mầu nhiệm tôn giáo. Giáo dục tôn giáo thuần lí trí không phải là cách hay nhất tìm hiểu đạo nên Chúa Kitô nói với Thoma ‘Phúc cho ai không thấy mà tin’ để nhắc nhở các Kitô hữu ngoài lí luận hợp lí ra niềm tin đóng vai trò quan trọng hơn lí luận. Trí óc bị giới hạn được niềm tin bù đắp.
TÔ MÀU
Thứ hai giáo dục bằng cách khuyến khích các em tô màu các hình vẽ sẵn, rồi điền vào các ô trống trong câu cho hợp lí. Lối học sinh động này giúp các em khỏi chán khi học về tôn giáo nhưng để lại trong các em rất ít suy tư, tìm hiểu căn bản đạo lí. Tô màu hình vẽ thường gặp bế tắc khi nói đến các danh từ trừu tượng, vô hình, không thể diễn tả chính xác. Hơn nữa hình ảnh tô mầu lúc còn nhỏ sẽ phai dần với thời gian nên các hình ảnh đó không để lại ấn tượng nhiều trong tâm hồn.
Cách giáo dục trên thành công rực rỡ khi gia đình hành đạo, cùng sống đạo và siêng tham dự các bí tích. Nếu không cuộc sống đức tin khó trưởng thành vì ân sủng nhận qua bí tích Thanh Tẩy không được phát triển.
TỪ CHƯƠNG
Cách học từ chương thường nhàm chán, không hiểu nhiều nhưng nhớ thuộc lòng. Cách này bị xem là lỗi thời, thiếu sinh động bị nhiều người tẩy chay và bị kết án là nhồi sọ.
Thực ra học thuộc lòng các điều căn bản trong đạo, các điều răn và kinh chiều hôm, ban sáng, là điều cần thiết. Kitô hữu cần suy gẫm để hiểu thêm lẽ đạo. Không học từ chương, không nhớ điều căn bản trong đạo, không có chất liệu cần thiết để suy gẫm, tiếng nói lương tâm không được huấn luyện. Cách học từ chương đơn giản nhưng hiệu nghiệm nhất là sốt sắng, siêng tham dự các nghi thức phụng vụ, cùng tham dự, cùng đọc, cùng nghe, cùng đáp và cùng đồng hành với cộng đoàn.
Tóm lại cách học nào cũng cần thực hành vì tôn giáo là để sống, để thực hành, không phải để lí luận trên sách vở hay cãi lí nơi bàn tiệc.
Sống đạo chính là thực hành đạo trong cuộc sống.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html