Lá Thư Mục Tử Mùa Xuân Mậu Tý của Ðức Hồng Y Phạm Minh Mẫn.
1. Năm 2008 được Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam xác lập như Năm Giáo Dục Kitô Giáo nhằm nhắc nhở giới hữu trách cũng như gia đình Kitô hữu, đặc biệt các bạn trẻ Công giáo, trách nhiệm liên kết với nhau thực hiện công cuộc giáo dục con người, giúp nhau rèn luyện nhân cách, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc và đất nước an bình thịnh vượng trong bối cảnh xã hội ngày nay.
Sức mạnh đổi mới của giáo dục Kitô giáo
2. Con người được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa là Tình Yêu. Do đó, mục đích của giáo dục Kitô giáo là tạo khả năng và thuận lợi cho con người thể hiện hình ảnh Cha trên trời là Tình Yêu. Sức mạnh đổi mới của giáo dục Kitô giáo chính là tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đã đổ vào lòng tín hữu từ ngày mỗi người lãnh bí tích Thánh Tẩy. Trong thực tế cuộc sống, tình yêu thương đó mang nhiều tên gọi khác nhau: đó là lòng trung thành đối với Thiên Chúa là Cha yêu thương; lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục; lòng chung thuỷ theo giao ước tình yêu; lòng quảng đại từ bi bao dung đối với mọi người trong gia đình và xã hội là anh em một nhà...
3. Lòng trung thành đối với Cha trên trời là sức mạnh giúp người tín hữu luôn mở rộng tấm lòng đón nhận ý Cha và Lời của Người, Lời trong Sách Thánh và nơi Chúa Giêsu Thánh Thể, Lời trong đời sống Giáo Hội cũng như trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Lời Chúa là ánh sáng soi đường, là sức mạnh dẫn lối, là Lời yêu thương mời gọi mọi người tiến đến tận nguồn Chân Lý tròn đầy và sự Khôn Ngoan cao rộng, tận suối Tình Thương bao dung và An Bình, tận mạch Sự Sống dồi dào và Hạnh Phúc vững bền.
4. Lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và lòng chung thuỷ theo giao ước tình yêu, những tấm lòng đó của người tín hữu bắt nguồn từ lòng kính sợ Cha trên trời và tuân hành ý Người là Ðấng đã dựng nên gia đình như một quà tặng cho nhân loại. Người hết lòng thờ cha kính mẹ và chung thuỷ sẽ được ơn sống lâu trong an vui và thành đạt.
5. Lòng quảng đại từ bi bao dung của người tín hữu bắt nguồn từ niềm tin vào Ðức Giêsu Kitô là hiện thân của tình yêu. Ðó là sức mạnh giúp mỗi người dấn bước theo Chúa Giêsu trên đường đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi khinh miệt, đem thuận hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào nơi gian dối, đem đạo lý vào chốn áp bức bất công,... với niềm hy vọng góp phần xây dựng an bình cho gia đình, thịnh vượng lâu dài cho quê hương đất nước.
6. Lòng trung thành với Cha trên trời, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thuỷ chung theo giao ước tình yêu, bao dung với mọi người, những tấm lòng đó, khi được vun tưới và dưỡng nuôi, sẽ phát triển thành bốn cột trụ xây dựng ngôi nhà gia đình hạnh phúc, gia đình của mỗi người, gia đình giáo xứ, gia đình dòng tu, gia đình giáo phận, gia đình Giáo Hội, gia đình dân tộc chúng ta.
Thực hành giáo dục Kitô giáo
7. Giáo dục Kitô giáo là nền giáo dục của Chúa Kitô và Hội Thánh Người đã thiết lập. Chúa Kitô đã đồng hành với các môn đệ cốt cán ngay từ đầu và đã tỏ ra Người là Thầy dạy Chân Lý tròn đầy về Thiên Chúa và con người, là một nhà giáo dục chân chính và mẫu mực. Khi dạy các môn đệ cầu nguyện, Chúa Kitô cũng dạy cho họ bài học thực hành giáo dục Kitô giáo. Kinh Lạy Cha là Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo. Lời Chúa dạy qua kinh Lạy Cha cho chúng ta biết thế nào là một nền giáo dục nhân bản và đạo đức làm người trong trời đất và trong thiên hạ, trong gia đình và trong cộng đồng xã hội, một nền giáo dục toàn diện và mang tính thực hành.
Kinh Lạy Cha: Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo
8. "Lạy Cha chúng con, Cha là Ðấng ngự trên trời...": Cha là nguồn gốc mọi sự, mọi người là con một Cha, là anh em một nhà. Cha là Tình Yêu, Cha tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu. Lời kêu cầu và cũng là lời tuyên tín này mở đầu cho 3 ý nguyện và 3 lời xin.
- "3 ý nguyện" tạo ý thức bày tỏ với Cha quyết tâm thực hiện hành trình cuộc đời làm con trong gia đình, làm người trong cộng đồng xã hội, nhằm thể hiện hình ảnh của Cha là Tình Yêu.
- "3 lời xin" tạo ý thức về những điều con cái đang thiếu, thiếu nhất là lòng quảng đại từ bi bao dung, đồng thời cũng tạo ý thức cho mỗi người có tâm thế an tĩnh và khiêm tốn mở ra, gắn kết với Cha để đón nhận những điều mình cần từ Cha là nguồn gốc mọi sự trên trời dưới đất.
9. Ba ý nguyện: (1) Nguyện Danh Cha cả sáng: danh Cha là Tình Yêu và Cha đã tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu; (2) Nguyện Nước Cha trị đến: Cha đã thương gửi Ngôi Con là hiện thân Tình Yêu để thiết lập Nước Cha là Nước Tình Yêu muôn thuở muôn đời; (3) Nguyện ý Cha thể hiện mọi nơi mọi thời: Cha đã thương ban Thánh Thần là nguồn lực Tình Yêu làm cho mọi người ở mọi nơi và mọi thời có khả năng mến tin Cha và yêu thương nhau. Do đó ngày nay người Kitô hữu được định nghĩa là người được Thiên Chúa yêu thương, đồng thời là người biết kính thờ Chúa và lấy tình bác ái huynh đệ mà đối xử với mọi người trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới, đặc biệt người nghèo khổ.
10. Ba lời xin: (1) Xin Cha ban lương thực hằng ngày. Kỳ thực Cha đã tạo thành vũ trụ và trao cho con người nhiệm vụ quản lý vì sự sống và phẩm giá của gia đình nhân loại, đồng thời Cha cũng đã thương ban cho loài người Lời của Cha là Lời ban bình an, ban ánh sáng chân lý và khôn ngoan, là Lời ban sức sống mới và sự hợp nhất trong gia đình và xã hội; (2) Xin Cha thương ban lòng từ bi bao dung tha thứ. Ðây là điều mà thực tế cuộc sống cho thấy con người thiếu nhất: nhiều đau thương, đổ vỡ, mất mát trong gia đình và xã hội bắt nguồn từ sự vắng bóng lòng bao dung. Họ thiếu lòng từ bi bao dung, vì lẽ không ý thức mở ra và đón nhận Chúa Kitô là hiện thân của Tình Yêu, không đón nhận Lời của Người là Lời yêu thương, không đón nhận Thập giá của Người là Ðường Tình Yêu bao dung từ bi tha thứ; (3) Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ: thực tế xác minh con người cần liên kết với nhau trong tình huynh đệ tương thân tương trợ để vượt qua nhiều sự dữ, nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, nhiều bệnh dịch thể xác và tâm thần, nhiều tai nạn và thiên tai trong đất nước.
Amen: Ước mong Cha thương ban ơn trợ giúp cho chúng con sống như vậy.
Giáo dục còn là giúp nhau rèn luyện nhân cách trong đối nhân xử thế
11. Ngày nay mỗi người có thể tìm gặp trong kho tàng kinh nghiệm nhân loại những bí quyết rèn luyện nhân cách trưởng thành, như "đắc nhân tâm trong giao tiếp, thành đạt trong sự nghiệp..." (xem "Ðắc nhân tâm" của Dale Carnegie, những loại sách học làm người...). Kỳ thực, đây là những kinh nghiệm đúc kết những cách thể hiện lòng yêu thương phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người, lòng quảng đại từ bi bao dung đối với các đồng nghiệp và mọi người trong xã hội.
12. Bảy điều cần luyện tập để trở nên đắc nhân tâm
(1) Trong mọi tình huống, trong bối cảnh xã hội chuyển biến đổi thay, hãy mở rộng tầm nhìn, để có những suy nghĩ mới, những sáng kiến mới.
(2) Hãy tập ứng xử thân thiện với mọi người, cả lúc bất đồng và tranh cãi.
(3) Hãy mở đường cho người khác đi đến đồng cảm và đồng thuận.
(4) Hãy tạo tương giao chân thành và lành mạnh qua mọi công việc.
(5) Hãy khơi dậy sự hứng khởi cho các cộng sự thi hành trách nhiệm.
(6) Hãy trở nên trợ lực cho các cộng sự hoàn thành nhiệm vụ.
(7) Hãy tạo bầu khí hài hoà cho mọi người cảm thấy an lòng trong nhiệm vụ.
13. Chín bí quyết giúp thành đạt trong sự nghiệp
Muốn thành đạt trong sự nghiệp, ngoài việc tiếp thu kiến thức khoa học và chuyên môn, các bạn trẻ đang giữ vai trò lãnh đạo và quản trị, cần giúp nhau thực hành những cách đồi nhân xử thế như sau:
(1) Hãy luôn khởi đầu bằng lời khích lệ chân thành.
(2) Tưởng thưởng những thành quả, nhẹ nhàng lưu ý những sai sót.
(3) Khi cần đề cập đến những giới hạn của các cộng sự, trước tiên hãy nói về những giới hạn của bản thân mình.
(4) Hãy đặt ra những câu hỏi mở đường cho các cộng sự tự nguyện đảm nhận trách nhiệm, tránh áp đặt và truyền lệnh suông.
(5) Hãy tránh làm mất mặt các cộng sự.
(6) Khi thấy có tiến bộ, hãy có lời khen chân thành.
(7) Tạo ra tiếng tốt cho các cộng sự sống tốt hơn.
(8) Khuyến khích đổi mới và tạo cảm giác sửa sai là điều dễ thực hiện.
(9) Tạo bầu khí phấn khởi khi các cộng sự hoàn thành nhiệm vụ.
14. Kết: Mục đích giáo dục Kitô giáo là nhằm giúp mỗi người Công giáo thể hiện căn tính của mình là tình yêu: người Công giáo là người cảm nhận được Chúa yêu thương và trao ban nguồn ơn cứu độ, đồng thời cảm thấy có trách nhiệm yêu thương và phục vụ mọi người bằng cách thông ơn Chúa đến cho mọi người là con một Cha, là anh em một nhà. Ước nguyện đầu năm mới của tôi là nhà nhà được đầy ơn phúc, và người người, đặc biệt các bạn trẻ kém may mắn và bị bỏ rơi, cảm nhận tình Chúa bao bọc và tình người chở che.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục
1. Năm 2008 được Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam xác lập như Năm Giáo Dục Kitô Giáo nhằm nhắc nhở giới hữu trách cũng như gia đình Kitô hữu, đặc biệt các bạn trẻ Công giáo, trách nhiệm liên kết với nhau thực hiện công cuộc giáo dục con người, giúp nhau rèn luyện nhân cách, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc và đất nước an bình thịnh vượng trong bối cảnh xã hội ngày nay.
Sức mạnh đổi mới của giáo dục Kitô giáo
2. Con người được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa là Tình Yêu. Do đó, mục đích của giáo dục Kitô giáo là tạo khả năng và thuận lợi cho con người thể hiện hình ảnh Cha trên trời là Tình Yêu. Sức mạnh đổi mới của giáo dục Kitô giáo chính là tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đã đổ vào lòng tín hữu từ ngày mỗi người lãnh bí tích Thánh Tẩy. Trong thực tế cuộc sống, tình yêu thương đó mang nhiều tên gọi khác nhau: đó là lòng trung thành đối với Thiên Chúa là Cha yêu thương; lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục; lòng chung thuỷ theo giao ước tình yêu; lòng quảng đại từ bi bao dung đối với mọi người trong gia đình và xã hội là anh em một nhà...
3. Lòng trung thành đối với Cha trên trời là sức mạnh giúp người tín hữu luôn mở rộng tấm lòng đón nhận ý Cha và Lời của Người, Lời trong Sách Thánh và nơi Chúa Giêsu Thánh Thể, Lời trong đời sống Giáo Hội cũng như trong truyền thống văn hoá lành mạnh của các dân tộc. Lời Chúa là ánh sáng soi đường, là sức mạnh dẫn lối, là Lời yêu thương mời gọi mọi người tiến đến tận nguồn Chân Lý tròn đầy và sự Khôn Ngoan cao rộng, tận suối Tình Thương bao dung và An Bình, tận mạch Sự Sống dồi dào và Hạnh Phúc vững bền.
4. Lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và lòng chung thuỷ theo giao ước tình yêu, những tấm lòng đó của người tín hữu bắt nguồn từ lòng kính sợ Cha trên trời và tuân hành ý Người là Ðấng đã dựng nên gia đình như một quà tặng cho nhân loại. Người hết lòng thờ cha kính mẹ và chung thuỷ sẽ được ơn sống lâu trong an vui và thành đạt.
5. Lòng quảng đại từ bi bao dung của người tín hữu bắt nguồn từ niềm tin vào Ðức Giêsu Kitô là hiện thân của tình yêu. Ðó là sức mạnh giúp mỗi người dấn bước theo Chúa Giêsu trên đường đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi khinh miệt, đem thuận hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào nơi gian dối, đem đạo lý vào chốn áp bức bất công,... với niềm hy vọng góp phần xây dựng an bình cho gia đình, thịnh vượng lâu dài cho quê hương đất nước.
6. Lòng trung thành với Cha trên trời, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, thuỷ chung theo giao ước tình yêu, bao dung với mọi người, những tấm lòng đó, khi được vun tưới và dưỡng nuôi, sẽ phát triển thành bốn cột trụ xây dựng ngôi nhà gia đình hạnh phúc, gia đình của mỗi người, gia đình giáo xứ, gia đình dòng tu, gia đình giáo phận, gia đình Giáo Hội, gia đình dân tộc chúng ta.
Thực hành giáo dục Kitô giáo
7. Giáo dục Kitô giáo là nền giáo dục của Chúa Kitô và Hội Thánh Người đã thiết lập. Chúa Kitô đã đồng hành với các môn đệ cốt cán ngay từ đầu và đã tỏ ra Người là Thầy dạy Chân Lý tròn đầy về Thiên Chúa và con người, là một nhà giáo dục chân chính và mẫu mực. Khi dạy các môn đệ cầu nguyện, Chúa Kitô cũng dạy cho họ bài học thực hành giáo dục Kitô giáo. Kinh Lạy Cha là Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo. Lời Chúa dạy qua kinh Lạy Cha cho chúng ta biết thế nào là một nền giáo dục nhân bản và đạo đức làm người trong trời đất và trong thiên hạ, trong gia đình và trong cộng đồng xã hội, một nền giáo dục toàn diện và mang tính thực hành.
Kinh Lạy Cha: Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo
8. "Lạy Cha chúng con, Cha là Ðấng ngự trên trời...": Cha là nguồn gốc mọi sự, mọi người là con một Cha, là anh em một nhà. Cha là Tình Yêu, Cha tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu. Lời kêu cầu và cũng là lời tuyên tín này mở đầu cho 3 ý nguyện và 3 lời xin.
- "3 ý nguyện" tạo ý thức bày tỏ với Cha quyết tâm thực hiện hành trình cuộc đời làm con trong gia đình, làm người trong cộng đồng xã hội, nhằm thể hiện hình ảnh của Cha là Tình Yêu.
- "3 lời xin" tạo ý thức về những điều con cái đang thiếu, thiếu nhất là lòng quảng đại từ bi bao dung, đồng thời cũng tạo ý thức cho mỗi người có tâm thế an tĩnh và khiêm tốn mở ra, gắn kết với Cha để đón nhận những điều mình cần từ Cha là nguồn gốc mọi sự trên trời dưới đất.
9. Ba ý nguyện: (1) Nguyện Danh Cha cả sáng: danh Cha là Tình Yêu và Cha đã tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu; (2) Nguyện Nước Cha trị đến: Cha đã thương gửi Ngôi Con là hiện thân Tình Yêu để thiết lập Nước Cha là Nước Tình Yêu muôn thuở muôn đời; (3) Nguyện ý Cha thể hiện mọi nơi mọi thời: Cha đã thương ban Thánh Thần là nguồn lực Tình Yêu làm cho mọi người ở mọi nơi và mọi thời có khả năng mến tin Cha và yêu thương nhau. Do đó ngày nay người Kitô hữu được định nghĩa là người được Thiên Chúa yêu thương, đồng thời là người biết kính thờ Chúa và lấy tình bác ái huynh đệ mà đối xử với mọi người trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới, đặc biệt người nghèo khổ.
10. Ba lời xin: (1) Xin Cha ban lương thực hằng ngày. Kỳ thực Cha đã tạo thành vũ trụ và trao cho con người nhiệm vụ quản lý vì sự sống và phẩm giá của gia đình nhân loại, đồng thời Cha cũng đã thương ban cho loài người Lời của Cha là Lời ban bình an, ban ánh sáng chân lý và khôn ngoan, là Lời ban sức sống mới và sự hợp nhất trong gia đình và xã hội; (2) Xin Cha thương ban lòng từ bi bao dung tha thứ. Ðây là điều mà thực tế cuộc sống cho thấy con người thiếu nhất: nhiều đau thương, đổ vỡ, mất mát trong gia đình và xã hội bắt nguồn từ sự vắng bóng lòng bao dung. Họ thiếu lòng từ bi bao dung, vì lẽ không ý thức mở ra và đón nhận Chúa Kitô là hiện thân của Tình Yêu, không đón nhận Lời của Người là Lời yêu thương, không đón nhận Thập giá của Người là Ðường Tình Yêu bao dung từ bi tha thứ; (3) Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ: thực tế xác minh con người cần liên kết với nhau trong tình huynh đệ tương thân tương trợ để vượt qua nhiều sự dữ, nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, nhiều bệnh dịch thể xác và tâm thần, nhiều tai nạn và thiên tai trong đất nước.
Amen: Ước mong Cha thương ban ơn trợ giúp cho chúng con sống như vậy.
Giáo dục còn là giúp nhau rèn luyện nhân cách trong đối nhân xử thế
11. Ngày nay mỗi người có thể tìm gặp trong kho tàng kinh nghiệm nhân loại những bí quyết rèn luyện nhân cách trưởng thành, như "đắc nhân tâm trong giao tiếp, thành đạt trong sự nghiệp..." (xem "Ðắc nhân tâm" của Dale Carnegie, những loại sách học làm người...). Kỳ thực, đây là những kinh nghiệm đúc kết những cách thể hiện lòng yêu thương phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người, lòng quảng đại từ bi bao dung đối với các đồng nghiệp và mọi người trong xã hội.
12. Bảy điều cần luyện tập để trở nên đắc nhân tâm
(1) Trong mọi tình huống, trong bối cảnh xã hội chuyển biến đổi thay, hãy mở rộng tầm nhìn, để có những suy nghĩ mới, những sáng kiến mới.
(2) Hãy tập ứng xử thân thiện với mọi người, cả lúc bất đồng và tranh cãi.
(3) Hãy mở đường cho người khác đi đến đồng cảm và đồng thuận.
(4) Hãy tạo tương giao chân thành và lành mạnh qua mọi công việc.
(5) Hãy khơi dậy sự hứng khởi cho các cộng sự thi hành trách nhiệm.
(6) Hãy trở nên trợ lực cho các cộng sự hoàn thành nhiệm vụ.
(7) Hãy tạo bầu khí hài hoà cho mọi người cảm thấy an lòng trong nhiệm vụ.
13. Chín bí quyết giúp thành đạt trong sự nghiệp
Muốn thành đạt trong sự nghiệp, ngoài việc tiếp thu kiến thức khoa học và chuyên môn, các bạn trẻ đang giữ vai trò lãnh đạo và quản trị, cần giúp nhau thực hành những cách đồi nhân xử thế như sau:
(1) Hãy luôn khởi đầu bằng lời khích lệ chân thành.
(2) Tưởng thưởng những thành quả, nhẹ nhàng lưu ý những sai sót.
(3) Khi cần đề cập đến những giới hạn của các cộng sự, trước tiên hãy nói về những giới hạn của bản thân mình.
(4) Hãy đặt ra những câu hỏi mở đường cho các cộng sự tự nguyện đảm nhận trách nhiệm, tránh áp đặt và truyền lệnh suông.
(5) Hãy tránh làm mất mặt các cộng sự.
(6) Khi thấy có tiến bộ, hãy có lời khen chân thành.
(7) Tạo ra tiếng tốt cho các cộng sự sống tốt hơn.
(8) Khuyến khích đổi mới và tạo cảm giác sửa sai là điều dễ thực hiện.
(9) Tạo bầu khí phấn khởi khi các cộng sự hoàn thành nhiệm vụ.
14. Kết: Mục đích giáo dục Kitô giáo là nhằm giúp mỗi người Công giáo thể hiện căn tính của mình là tình yêu: người Công giáo là người cảm nhận được Chúa yêu thương và trao ban nguồn ơn cứu độ, đồng thời cảm thấy có trách nhiệm yêu thương và phục vụ mọi người bằng cách thông ơn Chúa đến cho mọi người là con một Cha, là anh em một nhà. Ước nguyện đầu năm mới của tôi là nhà nhà được đầy ơn phúc, và người người, đặc biệt các bạn trẻ kém may mắn và bị bỏ rơi, cảm nhận tình Chúa bao bọc và tình người chở che.
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục