Rome (Zenit) – Lá thư của ĐGH Gioan Phaolô II về phụ nữ viết cách đây đã 20 năm, bây giờ vẫn còn thích đáng hơn bao giờ hết, bởi lý do sự thật về con người nay đang bị hủy hoại do “cuộc cách mạng giới tính”.
Đó là lời của Hồng y Antonio Cañizares, tổng giám mục giáo phận Toledo (Tây ban nha) trong Hội nghị với đề tài “Nam giới và Nữ giới: ‘Nhân Tính’ trong Toàn Bộ”. Hội nghị này được tổ chức tại Vatican đánh dấu 20 năm ngày ban hành tông thư “Mulieris Dignitatem” của ĐTC Gioan Phaolô II. Thứ bảy tuần qua, ngày kết thúc hội nghị, ĐGH Bênêđictô XVI đã đọc diễn từ trước các thành viên tham dự.
Dựa trên văn bản của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, bài diễn văn của hồng y Cañizares là diễn từ đầu tiên tại hội nghị, trong đó ngài phác họa những viễn ảnh đáng lo ngại liên quan đến lòng tôn trọng sự thật về con người, là nam hoặc là nữ.
Ngài tin tưởng rằng tông thư “Mulieris Dignitatem” vẫn còn thích đáng hơn bao giờ hết, vì trong lá thư này, vị giáo hoàng người Balan Gioan Phaolô II đã thể hiện “sự thật về con người – tức là người nam và người nữ - và thiết lập những nguyên tắc về nhân loại học.”
“Trong lúc này đây, một cuộc cách mạng giới tính đang đặt ra vấn nạn đến tận cùng chân lý này về con người, không thể tách rời khỏi chân lý của Thiên Chúa.
Đức Hồng y nói rằng điểm chính yếu trong văn bản của Đức Thánh Cha là lời giải thích rằng “con người được Thiên Chúa tạo dựng, hình thành ra chân lý này: một nhân tính độc nhất được phân biệt thành người nam-người nữ.”
Ngài quả quyết: “Sự khác biệt đó dẫn đến hiệp nhất, cảm thông. Không có sự thống trị của người này trên người kia, nhưng là sự tôn trọng phẩm giá của cả hai trong tính đơn nhất và không thể tái lập của họ.”
Tổ chức khéo léo
Đức Hồng y nói rằng một cuộc cách mạng văn hóa có tổ chức chặt chẽ, thể hiện nơi các hoạt động thăm dò tại hậu trường, các sáng kiến lập pháp và báo chí, đang đề cao một “ý thức hệ giới tính” nhằm loại bỏ tình dục không cho còn là một đặc tính xác định làm thành con người.
“Con người trở thành kết quả của ước muốn lựa chọn. Bất chấp giới tính thể lý, con người – hoặc là đàn ông hay đàn bà – có thể chọn lựa giới tính của mình và sau này, nếu muốn, có thể thay đổi sự chọn lựa đó, chấp nhận cuộc sống tình dục đồng tính, khác giới tính, biến đổi giới tính, hoặc những lối sống khác.
Vị hồng y 62 tuổi này cảnh báo rằng “sự thay đổi trong xã hội và văn hóa mà hiện tượng này gây ra, có những hậu quả thật sâu xa”, cứ theo ý thức hệ này thì “thiên nhiên không có, sự thật về con người không có, chỉ có tự do không giới hạn.”
“Trong cuộc cách mạng này, “mối liên hệ cá nhân–gia đình–xã hội mất đi và con người giảm thiểu xuống thành một cá thể”, do đó, chúng ta quan sát thấy đang có “vấn nạn cơ bản về gia đình và chân lý về gia đình – tức là một cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đi vào cuộc đời – và về toàn thể xã hội.”
Đọc lại
Hồng y Cañizares nói rằng toàn cảnh của nền văn hóa hiện đại chứng tỏ nhu cầu phải đọc lại tông thư “Mulieris Dignitatem”, trong đó Gioan Phaolô II phác họa những căn nguyên nhân chủng và thần học của chân lý về con người – nam và nữ.
Ngài nhắc lại trong văn bản đó Đức thánh cha đã dùng câu chuyện sáng tạo trong Sách Sáng Thế Ký làm nền tảng cho giáo huấn về con người; Thiên Chúa là đấng tạo dựng ra con người, sự tác thành người nam người nữ là “kết quả cuối cùng trong sự nghiệp sáng tạo mà Thiên Chúa thấy là tốt đẹp.”
“Loài người, nguyên thủy được kêu gọi vào cuộc sống làm người nam và người nữ, hoàn thành một cách vinh quang toàn bộ sự nghiệp sáng tạo. Cả hai đều là con người ở cùng mức độ. Trình thuật trong Thánh kinh cũng “nói đến việc Chúa đặt ra thể chế hôn nhân, ngay từ khởi thủy công việc sáng tạo người nam và người nữ, như là một điều kiện thiết yếu cho sự truyền sinh… Đó là sự liên hệ hỗ tương, của người nam với người nữ, và của người nữ với người nam.”
Đức hồng y xác định: Vì tất cả những điều đó, “con người nam” và “con người nữ” là những thực tại “được Thiên Chúa ước muốn tạo thành” có bình đẳng và có khác biệt, cả hai đều có chung một phẩm giá.”
Được kêu gọi để hiệp thông.
Đức hồng y phản ảnh thêm rằng chân lý về con người đưa đến việc kêu gọi con người hiệp thông với nhau.
Lá thư của Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên xưng sự kiện người nam và người nữ “được tạo dựng thành con người theo hình ảnh Thiên Chúa, đấng là tình yêu, để họ sống hòa hợp với nhau”, từ đó nảy sinh sự nhường nhịn lẫn nhau, và mỗi người được kêu gọi sống vì người khác, trở thành quà tặng cho nhau. Không phải Thiên Chúa đã tạo nên họ “bất toàn” nhưng là tạo dựng họ “để có sự hoà hợp của con người, trong đó mỗi người có thể “giúp đỡ” người kia, bởi vì, là con người, họ đồng thời bình đẳng với nhau, là nam là nữ, họ bổ túc cho nhau.”
“Do đó, tình yêu là điều xác định ra chân lý về con người – nam và nữ - và là yếu tính, là nghĩa vụ của gia đình. Đó là lý do tại sao gia đình có sứ mạng sinh hoạt, săn sóc, bày tỏ và truyền đạt tình yêu thương, phản ảnh sống động một Thiên Chúa đấng là tình yêu.”
“Một gia đình đặt vững chãi trên mối quan tâm chung thủy cho người khác như thế, trong niềm hòa hợp yêu thương giữa con người như thế, toát ra sự trìu mến và tạo ra khả năng mang theo niềm vui đi vào trần gian. Kết quả tạo thành cực kỳ quan trọng bởi vì, theo đường hướng này, trong gia đình “con cái lớn lên trong một thực tại bền vững và nhận thức rằng sống là một kinh nghiệm vui tươi và là một hồng ân, chứ không phải là nỗi bất hạnh hay một định mệnh rủi ro.”
Đó là lời của Hồng y Antonio Cañizares, tổng giám mục giáo phận Toledo (Tây ban nha) trong Hội nghị với đề tài “Nam giới và Nữ giới: ‘Nhân Tính’ trong Toàn Bộ”. Hội nghị này được tổ chức tại Vatican đánh dấu 20 năm ngày ban hành tông thư “Mulieris Dignitatem” của ĐTC Gioan Phaolô II. Thứ bảy tuần qua, ngày kết thúc hội nghị, ĐGH Bênêđictô XVI đã đọc diễn từ trước các thành viên tham dự.
Dựa trên văn bản của Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, bài diễn văn của hồng y Cañizares là diễn từ đầu tiên tại hội nghị, trong đó ngài phác họa những viễn ảnh đáng lo ngại liên quan đến lòng tôn trọng sự thật về con người, là nam hoặc là nữ.
Ngài tin tưởng rằng tông thư “Mulieris Dignitatem” vẫn còn thích đáng hơn bao giờ hết, vì trong lá thư này, vị giáo hoàng người Balan Gioan Phaolô II đã thể hiện “sự thật về con người – tức là người nam và người nữ - và thiết lập những nguyên tắc về nhân loại học.”
“Trong lúc này đây, một cuộc cách mạng giới tính đang đặt ra vấn nạn đến tận cùng chân lý này về con người, không thể tách rời khỏi chân lý của Thiên Chúa.
Đức Hồng y nói rằng điểm chính yếu trong văn bản của Đức Thánh Cha là lời giải thích rằng “con người được Thiên Chúa tạo dựng, hình thành ra chân lý này: một nhân tính độc nhất được phân biệt thành người nam-người nữ.”
Ngài quả quyết: “Sự khác biệt đó dẫn đến hiệp nhất, cảm thông. Không có sự thống trị của người này trên người kia, nhưng là sự tôn trọng phẩm giá của cả hai trong tính đơn nhất và không thể tái lập của họ.”
Tổ chức khéo léo
Đức Hồng y nói rằng một cuộc cách mạng văn hóa có tổ chức chặt chẽ, thể hiện nơi các hoạt động thăm dò tại hậu trường, các sáng kiến lập pháp và báo chí, đang đề cao một “ý thức hệ giới tính” nhằm loại bỏ tình dục không cho còn là một đặc tính xác định làm thành con người.
“Con người trở thành kết quả của ước muốn lựa chọn. Bất chấp giới tính thể lý, con người – hoặc là đàn ông hay đàn bà – có thể chọn lựa giới tính của mình và sau này, nếu muốn, có thể thay đổi sự chọn lựa đó, chấp nhận cuộc sống tình dục đồng tính, khác giới tính, biến đổi giới tính, hoặc những lối sống khác.
Vị hồng y 62 tuổi này cảnh báo rằng “sự thay đổi trong xã hội và văn hóa mà hiện tượng này gây ra, có những hậu quả thật sâu xa”, cứ theo ý thức hệ này thì “thiên nhiên không có, sự thật về con người không có, chỉ có tự do không giới hạn.”
“Trong cuộc cách mạng này, “mối liên hệ cá nhân–gia đình–xã hội mất đi và con người giảm thiểu xuống thành một cá thể”, do đó, chúng ta quan sát thấy đang có “vấn nạn cơ bản về gia đình và chân lý về gia đình – tức là một cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đi vào cuộc đời – và về toàn thể xã hội.”
Đọc lại
Hồng y Cañizares nói rằng toàn cảnh của nền văn hóa hiện đại chứng tỏ nhu cầu phải đọc lại tông thư “Mulieris Dignitatem”, trong đó Gioan Phaolô II phác họa những căn nguyên nhân chủng và thần học của chân lý về con người – nam và nữ.
Ngài nhắc lại trong văn bản đó Đức thánh cha đã dùng câu chuyện sáng tạo trong Sách Sáng Thế Ký làm nền tảng cho giáo huấn về con người; Thiên Chúa là đấng tạo dựng ra con người, sự tác thành người nam người nữ là “kết quả cuối cùng trong sự nghiệp sáng tạo mà Thiên Chúa thấy là tốt đẹp.”
“Loài người, nguyên thủy được kêu gọi vào cuộc sống làm người nam và người nữ, hoàn thành một cách vinh quang toàn bộ sự nghiệp sáng tạo. Cả hai đều là con người ở cùng mức độ. Trình thuật trong Thánh kinh cũng “nói đến việc Chúa đặt ra thể chế hôn nhân, ngay từ khởi thủy công việc sáng tạo người nam và người nữ, như là một điều kiện thiết yếu cho sự truyền sinh… Đó là sự liên hệ hỗ tương, của người nam với người nữ, và của người nữ với người nam.”
Đức hồng y xác định: Vì tất cả những điều đó, “con người nam” và “con người nữ” là những thực tại “được Thiên Chúa ước muốn tạo thành” có bình đẳng và có khác biệt, cả hai đều có chung một phẩm giá.”
Được kêu gọi để hiệp thông.
Đức hồng y phản ảnh thêm rằng chân lý về con người đưa đến việc kêu gọi con người hiệp thông với nhau.
Lá thư của Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên xưng sự kiện người nam và người nữ “được tạo dựng thành con người theo hình ảnh Thiên Chúa, đấng là tình yêu, để họ sống hòa hợp với nhau”, từ đó nảy sinh sự nhường nhịn lẫn nhau, và mỗi người được kêu gọi sống vì người khác, trở thành quà tặng cho nhau. Không phải Thiên Chúa đã tạo nên họ “bất toàn” nhưng là tạo dựng họ “để có sự hoà hợp của con người, trong đó mỗi người có thể “giúp đỡ” người kia, bởi vì, là con người, họ đồng thời bình đẳng với nhau, là nam là nữ, họ bổ túc cho nhau.”
“Do đó, tình yêu là điều xác định ra chân lý về con người – nam và nữ - và là yếu tính, là nghĩa vụ của gia đình. Đó là lý do tại sao gia đình có sứ mạng sinh hoạt, săn sóc, bày tỏ và truyền đạt tình yêu thương, phản ảnh sống động một Thiên Chúa đấng là tình yêu.”
“Một gia đình đặt vững chãi trên mối quan tâm chung thủy cho người khác như thế, trong niềm hòa hợp yêu thương giữa con người như thế, toát ra sự trìu mến và tạo ra khả năng mang theo niềm vui đi vào trần gian. Kết quả tạo thành cực kỳ quan trọng bởi vì, theo đường hướng này, trong gia đình “con cái lớn lên trong một thực tại bền vững và nhận thức rằng sống là một kinh nghiệm vui tươi và là một hồng ân, chứ không phải là nỗi bất hạnh hay một định mệnh rủi ro.”