Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI nhấn mạnh sự lên án trợ tử trong buổi gặp gỡ với các tham dự viên của hội nghị chuyên đề về chăm sóc những người bệnh nan y tổ chức hôm 25/2 tại Vatican.
Khi ghi nhận rằng đa số những người già chết lặng lẽ một mình, Đức Thánh Cha nói rằng các áp lực xã hội và kinh tế đang đẩy xã hội đến chỗ chấp nhận trợ tử, “đặc biệt khi một cái nhìn thực dụng về con người đã được thiết lập.” Người tín hữu Công Giáo ngày nay phải chống lại thái độ tháo thứ này. Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế khi lặp lại “sự lên án kiên quyết và thường xuyên đối với mọi hình thức trợ tử, theo như giáo huấn hàng thế kỷ của Giáo Hội”.
Một xã hội lành mạnh, cần bảo đảm để con người có thể đối diện với cái chết trong phẩm giá, “trong điều kiện tốt nhất của tình huynh đệ và liên đới, ngay cả khi cái chết đó diễn ra trong một gia đình nghèo hay trên giường bệnh của nhà thương”.
Nói với các tham dự viên của hội nghị do Học Viện Sự Sống tổ chức tại Rôma tuần này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khía cạnh chết là cửa ngõ đi vào sự sống đời đời. Trong giờ phút quan trọng ấy, người bệnh cần đến sự nâng đỡ của thân nhân và cộng đồng lớn hơn. “Không tín hữu nào phải chết đơn côi và bị bỏ rơi”. Đức Thánh Cha lý luận rằng mục đích chính đáng của y khoa, trong khi chăm sóc những bệnh nhân nan y, là “bày tỏ tình liên đới của yêu thương, bảo đảm và tôn trọng đời sống con người trong mọi giây phút của tiến trình tại thế”. Để bảo đảm mục tiêu đó, các bác sĩ nên bảo đảm sao cho việc trị liệu là thích hợp, cân xứng và đúng mức.
Những nhân viên chăm sóc y tế và xã hội nói chung cần nhìn nhận những nhu cầu của các thành viên trong gia đình có người bệnh nan y. Ngài thúc giục một thái độ cảm thông cho những người còn lại của người quá cố và sự nâng đỡ cho những ai đang chăm sóc tại gia cho những bệnh nhân liệt lào.
Khi ghi nhận rằng đa số những người già chết lặng lẽ một mình, Đức Thánh Cha nói rằng các áp lực xã hội và kinh tế đang đẩy xã hội đến chỗ chấp nhận trợ tử, “đặc biệt khi một cái nhìn thực dụng về con người đã được thiết lập.” Người tín hữu Công Giáo ngày nay phải chống lại thái độ tháo thứ này. Đức Thánh Cha nhấn mạnh như thế khi lặp lại “sự lên án kiên quyết và thường xuyên đối với mọi hình thức trợ tử, theo như giáo huấn hàng thế kỷ của Giáo Hội”.
Một xã hội lành mạnh, cần bảo đảm để con người có thể đối diện với cái chết trong phẩm giá, “trong điều kiện tốt nhất của tình huynh đệ và liên đới, ngay cả khi cái chết đó diễn ra trong một gia đình nghèo hay trên giường bệnh của nhà thương”.
Nói với các tham dự viên của hội nghị do Học Viện Sự Sống tổ chức tại Rôma tuần này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến khía cạnh chết là cửa ngõ đi vào sự sống đời đời. Trong giờ phút quan trọng ấy, người bệnh cần đến sự nâng đỡ của thân nhân và cộng đồng lớn hơn. “Không tín hữu nào phải chết đơn côi và bị bỏ rơi”. Đức Thánh Cha lý luận rằng mục đích chính đáng của y khoa, trong khi chăm sóc những bệnh nhân nan y, là “bày tỏ tình liên đới của yêu thương, bảo đảm và tôn trọng đời sống con người trong mọi giây phút của tiến trình tại thế”. Để bảo đảm mục tiêu đó, các bác sĩ nên bảo đảm sao cho việc trị liệu là thích hợp, cân xứng và đúng mức.
Những nhân viên chăm sóc y tế và xã hội nói chung cần nhìn nhận những nhu cầu của các thành viên trong gia đình có người bệnh nan y. Ngài thúc giục một thái độ cảm thông cho những người còn lại của người quá cố và sự nâng đỡ cho những ai đang chăm sóc tại gia cho những bệnh nhân liệt lào.