HUẾ - Đúng 16giờ chiều ngày thứ hai sau Chúa Nhựt thư ba Mùa Chay, 25/2/2008, đoàn gồm 104 linh mục triều và dòng của TGP Huế có mặt tại Nhà Trung Tâm Mục Vụ TGP Huế để tham dự tuần tĩnh tâm năm 2008.
Tại Nguyện Đường Nhà Trung Tâm Mục Vụ, sau khi cầu nguyện với Đức Chúa Thánh Thần, Đức Cha Phnaxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, giới thiệu linh mục giảng phòng năm nay là linh mục Mathêô Vũ Khởi Phụng, Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài nói linh mục giảng phòng là linh mục đã có nhiều năm kinh nghiêm, đi nhiều nước, điều khiển nhiều công việc. Linh mục giảng phòng lại có quê ngoại ở Huế. Anh em linh mục Huế vổ tay hoan hô linh mục giảng phòng.
Hướng về các linh mục tham dự tĩnh tâm, Đức Cha Phanxicô Xaviê cho biết Đức Tổng Giám Mục Huế vì bận công việc nên không hiện diện được với anh em linh mục trong dịp tĩnh tâm nầy, nhưng ngài luôn thông hiệp với linh mục đoàn Huế. Đức Cha cũng nhắc nhủ anh em linh mục Huế đặc biệt nhớ đến những anh em linh mục đang già yếu, đau ốm, bị tù. Ngàichúc anh em linh mục tĩnh tâm sốt sắng, sống thinh lặng bên ngoài cũng như bên trong để đón nhận thật nhiều ơn Chúa trong dịp hồng phúc nầy.
---
Bài giảng thứ nhất của linh mục giảng phòng quảng diễn bài sau đây bằng nhiều câu chuyện rút ra từ Kinh Thánh và từ trường đời.
Trong những ngày Dân Chúa đang tiến về Tam Nhật Vượt Qua và Đại Lễ Phục Sinh, con xin kính mời các cha trở về với chân lý mà thánh Gioan đã loan báo: “Chúa Giêsu phải chết để thâu họp con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một” (Ga 11,52).
Có một mầu nhiệm tản mác và một mầu nhiệm thâu họp.
Hai mầu nhiệm nầy đi xuyên qua cuộc sống của xã hôi và của nhân loại, và cũng đi xuyên qua cuộc đời của mỗi linh mục chúng ta.
Chúng ta học được thế nào là con người bị phân tán, bị tản mác qua những lỗi lầm, vấp ngã, vỡ mộng của chính mình. Con người mình cũng là hình ảnh thu nhỏ của một thế giới “đã phạm tội và đã đánh mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3.23). Khiến cho cả cá nhân và tập thể loài người đều có kinh nghiệm của thánh Phaolô: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm; còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm. Vô phúc thay con người tôi! Ai sẽ cứu tôi ra khỏi cái xác chết nầy’” (Rm 7, 19,21).
Nhưng bên cạnh kinh nghiệm về sự phân tán, tản mác, ta lại cũng được ban cho kinh nghiệm về sự Thiên Chúa cứu vớt, thu họp.
Vừa thốt lên lời than van não nuột trong Rm 7,24, thánh Phaolô lại có giây phút bừng tỉnh, một tiếng hô tuyên xưng chấn động: “Tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,25).
Chúng ta cũng bừng tỉnh nhờ Đức Tin, nhờ Lời Chúa soi sáng, nhờ các bí tích mà ta cử hành, nhờ công tác mục vụ.
Chúng ta cảm nhận sự tản mác, phân tán qua tội lỗi, khuyết điểm, đổ vỡ nơi chính mình và qua những kinh nghiệm, những tiếp xúc mục vụ.
Chúng ta cần gặp được cái nghèo, cái khổ, cái éo le bi đát, những thảm kịch tinh thần, những chổi cùn giẻ rách trong đời người. Đó là mầu nhiệm phân tán.
Chúng ta cảm nhận bàn tay Chúa cứu độ và nâng đỡ khi chúng ta thật sự nghiêm túc đặt mình trước Lời Chúa để đón nhận Lời Chúa. Lời Chúa soi sáng và chữa lành chúng ta như đã chữa lành anh què trong sân Đền Thờ khi anh nghe Phêrô tuyên bố: “Bạc vàng, tôi không có, nhưng có gì thì tôi cho anh: Nhân danh Đức Giêsu Kitô, anh hãy bước đi” (Cv 3,4).
Chúng ta cũng vượt lên què quặt để bước đi và làm cho người khác cũng bước đi với chúng ta.
Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa thu họp.
Khi nhận ra điều đó, thì đạo đối với chúng ta hết là một mớ giáo lý trừu tượng, để trở nên sự sống trong Thẩn Thể Chúa Kitô.
Tản mác và thu họp, đólà hai trải nghiệm chúng ta sẽ lưu tâm theo dõi trong kỳ tĩnh tâm nầy.
(còn tiếp)
LM Vũ khởi Phụng |
Hướng về các linh mục tham dự tĩnh tâm, Đức Cha Phanxicô Xaviê cho biết Đức Tổng Giám Mục Huế vì bận công việc nên không hiện diện được với anh em linh mục trong dịp tĩnh tâm nầy, nhưng ngài luôn thông hiệp với linh mục đoàn Huế. Đức Cha cũng nhắc nhủ anh em linh mục Huế đặc biệt nhớ đến những anh em linh mục đang già yếu, đau ốm, bị tù. Ngàichúc anh em linh mục tĩnh tâm sốt sắng, sống thinh lặng bên ngoài cũng như bên trong để đón nhận thật nhiều ơn Chúa trong dịp hồng phúc nầy.
---
Bài giảng thứ nhất của linh mục giảng phòng quảng diễn bài sau đây bằng nhiều câu chuyện rút ra từ Kinh Thánh và từ trường đời.
Trong những ngày Dân Chúa đang tiến về Tam Nhật Vượt Qua và Đại Lễ Phục Sinh, con xin kính mời các cha trở về với chân lý mà thánh Gioan đã loan báo: “Chúa Giêsu phải chết để thâu họp con cái Thiên Chúa tản mác về lại làm một” (Ga 11,52).
Có một mầu nhiệm tản mác và một mầu nhiệm thâu họp.
Hai mầu nhiệm nầy đi xuyên qua cuộc sống của xã hôi và của nhân loại, và cũng đi xuyên qua cuộc đời của mỗi linh mục chúng ta.
Chúng ta học được thế nào là con người bị phân tán, bị tản mác qua những lỗi lầm, vấp ngã, vỡ mộng của chính mình. Con người mình cũng là hình ảnh thu nhỏ của một thế giới “đã phạm tội và đã đánh mất vinh quang Thiên Chúa” (Rm 3.23). Khiến cho cả cá nhân và tập thể loài người đều có kinh nghiệm của thánh Phaolô: “Sự lành tôi muốn, tôi không làm; còn sự dữ tôi không muốn, tôi lại làm. Vô phúc thay con người tôi! Ai sẽ cứu tôi ra khỏi cái xác chết nầy’” (Rm 7, 19,21).
Nhưng bên cạnh kinh nghiệm về sự phân tán, tản mác, ta lại cũng được ban cho kinh nghiệm về sự Thiên Chúa cứu vớt, thu họp.
Vừa thốt lên lời than van não nuột trong Rm 7,24, thánh Phaolô lại có giây phút bừng tỉnh, một tiếng hô tuyên xưng chấn động: “Tạ ơn Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 7,25).
Chúng ta cũng bừng tỉnh nhờ Đức Tin, nhờ Lời Chúa soi sáng, nhờ các bí tích mà ta cử hành, nhờ công tác mục vụ.
Chúng ta cảm nhận sự tản mác, phân tán qua tội lỗi, khuyết điểm, đổ vỡ nơi chính mình và qua những kinh nghiệm, những tiếp xúc mục vụ.
Chúng ta cần gặp được cái nghèo, cái khổ, cái éo le bi đát, những thảm kịch tinh thần, những chổi cùn giẻ rách trong đời người. Đó là mầu nhiệm phân tán.
Chúng ta cảm nhận bàn tay Chúa cứu độ và nâng đỡ khi chúng ta thật sự nghiêm túc đặt mình trước Lời Chúa để đón nhận Lời Chúa. Lời Chúa soi sáng và chữa lành chúng ta như đã chữa lành anh què trong sân Đền Thờ khi anh nghe Phêrô tuyên bố: “Bạc vàng, tôi không có, nhưng có gì thì tôi cho anh: Nhân danh Đức Giêsu Kitô, anh hãy bước đi” (Cv 3,4).
Chúng ta cũng vượt lên què quặt để bước đi và làm cho người khác cũng bước đi với chúng ta.
Đó là mầu nhiệm Thiên Chúa thu họp.
Khi nhận ra điều đó, thì đạo đối với chúng ta hết là một mớ giáo lý trừu tượng, để trở nên sự sống trong Thẩn Thể Chúa Kitô.
Tản mác và thu họp, đólà hai trải nghiệm chúng ta sẽ lưu tâm theo dõi trong kỳ tĩnh tâm nầy.
(còn tiếp)