Tâm sự gửi tới Ban biên tập cuốn từ điển “Thuật ngữ Công giáo”
(Bài của L.m. Anthony Trần Văn Kiệm)
Ai cũng biết: La-tinh là ngôn ngữ mẹ giúp cấu tạo nhiều ngôn ngữ ở Âu châu. Định lí ngữ học này đã giúp tôi phục vụ giáo dân gốc Mễ sinh sống khá đông trên đất Mĩ, đặc biệt là dọc biên giới phía Nam Hoa kì.
Hôm ấy được Phó tế vĩnh viễn Vincent Trần Đức Luận mời đến Bay City, Texas, dâng lễ Chủ nhật thay thế cho Cha bản sở có công việc khẩn trưong phải vắng mặt. Thấy tôi ngần ngại vì không biết tiếng Tây Ban Nha, thày Luận chỉ cười xoà: “Khó gì chuyện ấy, Cha cứ đọc bản kinh Tây ban nha y như đọc bản kinh La-tinh, chỉ cần nhớ hai chữ “qu” không đọc theo la tinh hay là quốc ngữ mà phải đọc là “k”. Nắm được bí quyết rồi, tôi vững dạ thi hành phận sự, và lễ xong đã được cộng đồng xúm lại cám ơn và hỏi thăm tôi bằng tiếng Tây ban nha!
Kinh nghiệm trên đây dạy tôi hai bài học. Bài thứ nhất: Muốn giảng đạo cho người Mễ phải dùng tiếng Mễ. Muốn giảng đạo cho người Việt, phải dùng thứ tiếng người Việt hiểu được. Bài thứ hai: Cũng như tiếng La-tinh có thể giúp linh mục dâng lễ Mi-sa bằng tiếng Tây ban nha, thì Hoa ngữ cũng có thể giúp người Công giáo Việt Nam phiên dịch các từ ngữ chuyên môn từ Pháp Anh sang Việt ngữ.
Phải công nhận rằng: Văn chương Công giáo mang quá nhiều từ ngữ người xưa để lại. mà ngày nay đã trở thành xa lạ giữa đại chúng Việt Nam, Những câu kinh như “bà Veronica ‘lọt’ mặt cho Đức Chúa Giê-su”, “Đức Chúa Giê-su ‘sinh thì’ trên ‘thánh giá’ ” được các tín hữu Công giáo đọc mãi rồi cũng quen, nhưng theo giòng thời gian thứ văn chương này càng ngày càng lỗi nhịp, càng ngày càng khó hội nhập với đại lưu của quốc gia. “Sinh thì” là lifetime làm sao lại có nghĩa là “chết”? “Thánh giá” là xe dành cho nhà vua sử dụng làm sao lại có nghĩa là “thập giá”? “Thần khí” là lửa giận (của vua, của Trời) hay gây ra chết chóc tang thương, làm sao là thánh danh Ngôi Ba Thiên Chúa được? “Ngôn sứ” là nhân vật gì vậy? Vân vân và vân vân…Bởi vậy dự án VietCatholic thành lập ban Biên tập phụ trách việc soạn thảo một cuốn từ điển cập nhật hoá là một sáng kiến rất cần thiết và hợp thời.
Nhưng tại sao người viết lại giới thiệu dùng Hoa ngữ để tìm “thuật ngữ” cho các môn “Thánh Kinh, Thần học, Phụng vụ, Luân lý và Sinh học” ? Thưa rằng đó là mục tiêu tiền nhân vẫn để dạ từ khi các ngài sáng chế ra “Hán Việt.” Tiền nhân nhận thức chữ tượng hình của Trung hoa (được phổ biến rất rộng rãi, ngày xưa cũng như bây giờ) sẽ là dây liên lạc văn hoá giữa nội quốc và hải ngoại; nhưng cần phải đọc theo âm Lạc Hồng để Việt ngữ rất giầu tình người sẽ là chất keo gắn bó đồng bào con cháu bà Âu Cơ thành một đại gia đình. Nên nhớ Việt ngữ có danh từ “đồng bào” (cùng một cuống nhau), để gọi ngươi Việt Nam trong nội quốc cũng như ở hải ngoại, bởi vì tất cả chúng ta đều là anh em chị em với nhau, được nuôi chung bằng một sữa mẹ.
Kết quả vượt bực. Trung Hoa có chữ nào gọi là “Hán tự”, thì ta cũng có chữ ấy gọi là Hán Việt! Lạ một điều là Hán tự hiện nay có phồn thể và giản thể, (Đài loan không chấp nhận giản thể ) thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận cả hai; thế nhưng đương khi Trung Hoa có rất nhiều âm địa phương, thì Việt Nam chỉ có một âm duy nhất là Hán Việt, một thứ Hán Việt đã được thuần hoá tới mức làm thành một phần nửa Việt ngữ, đã góp sức xây dựng nên cả một nền văn chương quốc gia sán lạn, gồm ba thứ từ ngữ là Nôm, Hán Việt hoá Nôm và Hán Việt tinh tuyền. Ngày nay Bắc Kinh có chương trình đào cho bật gốc các thổ âm như trăm thứ cỏ dại đương đua nở, bằng cách tung ra lối viết Pinjin, dùng mẫu tự La tinh để phiên diễn thổ âm Bắc kinh.rồi in vào các Từ điển. Thế nhưng cho tới bao giờ người Quảng Đông mới quên được tiếng Quảng mà họ gọi là “Việt ngữ” với chữ “Việt” có mang bộ “mễ” (khác với tiếng Việt của chúng ta viết với chữ “Việt” mang bộ “tẩu”), người Phúc kiến mới quên nói tiếng Phúc kiến, người Thượng hải mới quên nói tiếng Thượng Hải?
Đem áp dụng vào dự án “Một từ điển mới cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam”, ban biên tập có một thứ dụng cụ rất bén nhọn là các từ điển giúp chúng ta đọc chữ Hán để tham khảo các “thuật ngữ” hiện đương lưu hành bên Bắc phương. Kế sau chỉ cần đọc chữ Trung Hoa theo âm Hán Việt là có đủ các từ ngữ cần dùng. Như thế người Công giáo sinh sống ở Trung hoa hay Đại Hàn hay Nhật bản hay Singapore, hay Việt Nam đều có chung một ngôn ngữ trong khi cầu nguyện. Cố nhiên là cần phán đoán cho cẩn thận đừng để văn hoá Trung Hoa áp đảo văn hoá Việt Nam, và nếu cần ban biên tập sẽ sáng tác một số danh từ hoàn toàn mới. Và đây là nhiệm vụ của toàn ban biên tập rất hùng hậu mới được VietCatholic giới thiệu với các bạn mê “Nét (ineternet)”. Sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, đoàn chủ biên gồm bốn nhân vật then chốt sẽ không nói lên ý kiến cá nhân nhưng là đạo đạt tư tưởng từ đa số lên Toà quan lớn của tập đoàn tín đồ Công giáo nói tiếng Việt rải rác khắp năm châu bốn bể.
Tiếc thay kẻ viết mấy giòng này hiện nay đã gần đất xa trời, không còn sức lực nào mà tham gia đại cuộc nữa. Nhưng tiền nhân có câu “Hậu sinh khả úy”. Nói riêng về môn Hán Việt mà thôi, ông già này rất ngưỡng mộ vị Thơ kí của ban Biên tập, kĩ sư J.B. Đặng Minh An. Trong một bài viết, “Nhược Hàn tiên sinh” đã gọi sân cỏ trước toà Khâm sứ Hà nội là cái ”dương sạn” của Đức Tổng Kiệt. Trời ơi! chỉ là một cái lán thả dê đàng sau nhà ở, thì cớ sao lại cấm gia chủ bày bàn thờ ở đó rồi mời xóm diềng tìm tới đọc kinh?
Để kết bài, tôi xin kính chúc toàn ban Biên tập
1/ Được nhiều người cộng tác, nhất là được nhiều nhà văn nắm vững Việt ngữ góp ý kiến.
2/ Kết quả sẽ là một kho báu giúp văn chương Công giáo phong phú hơn; hiện đại hơn và hấp dẫn hơn.
Thánh lễ cử hành cho người Mễ, phải dùng bản kinh Tây Ban Nha, Thánh Kinh và các sách báo nhằm độc giả Việt Nam - bất luận là tín đồ Công giáo hay không - phải viết bằng thứ tiếng người Việt đọc lên là hiểu ngay mới phải...
(Bài của L.m. Anthony Trần Văn Kiệm)
Ai cũng biết: La-tinh là ngôn ngữ mẹ giúp cấu tạo nhiều ngôn ngữ ở Âu châu. Định lí ngữ học này đã giúp tôi phục vụ giáo dân gốc Mễ sinh sống khá đông trên đất Mĩ, đặc biệt là dọc biên giới phía Nam Hoa kì.
Hôm ấy được Phó tế vĩnh viễn Vincent Trần Đức Luận mời đến Bay City, Texas, dâng lễ Chủ nhật thay thế cho Cha bản sở có công việc khẩn trưong phải vắng mặt. Thấy tôi ngần ngại vì không biết tiếng Tây Ban Nha, thày Luận chỉ cười xoà: “Khó gì chuyện ấy, Cha cứ đọc bản kinh Tây ban nha y như đọc bản kinh La-tinh, chỉ cần nhớ hai chữ “qu” không đọc theo la tinh hay là quốc ngữ mà phải đọc là “k”. Nắm được bí quyết rồi, tôi vững dạ thi hành phận sự, và lễ xong đã được cộng đồng xúm lại cám ơn và hỏi thăm tôi bằng tiếng Tây ban nha!
Kinh nghiệm trên đây dạy tôi hai bài học. Bài thứ nhất: Muốn giảng đạo cho người Mễ phải dùng tiếng Mễ. Muốn giảng đạo cho người Việt, phải dùng thứ tiếng người Việt hiểu được. Bài thứ hai: Cũng như tiếng La-tinh có thể giúp linh mục dâng lễ Mi-sa bằng tiếng Tây ban nha, thì Hoa ngữ cũng có thể giúp người Công giáo Việt Nam phiên dịch các từ ngữ chuyên môn từ Pháp Anh sang Việt ngữ.
Phải công nhận rằng: Văn chương Công giáo mang quá nhiều từ ngữ người xưa để lại. mà ngày nay đã trở thành xa lạ giữa đại chúng Việt Nam, Những câu kinh như “bà Veronica ‘lọt’ mặt cho Đức Chúa Giê-su”, “Đức Chúa Giê-su ‘sinh thì’ trên ‘thánh giá’ ” được các tín hữu Công giáo đọc mãi rồi cũng quen, nhưng theo giòng thời gian thứ văn chương này càng ngày càng lỗi nhịp, càng ngày càng khó hội nhập với đại lưu của quốc gia. “Sinh thì” là lifetime làm sao lại có nghĩa là “chết”? “Thánh giá” là xe dành cho nhà vua sử dụng làm sao lại có nghĩa là “thập giá”? “Thần khí” là lửa giận (của vua, của Trời) hay gây ra chết chóc tang thương, làm sao là thánh danh Ngôi Ba Thiên Chúa được? “Ngôn sứ” là nhân vật gì vậy? Vân vân và vân vân…Bởi vậy dự án VietCatholic thành lập ban Biên tập phụ trách việc soạn thảo một cuốn từ điển cập nhật hoá là một sáng kiến rất cần thiết và hợp thời.
Nhưng tại sao người viết lại giới thiệu dùng Hoa ngữ để tìm “thuật ngữ” cho các môn “Thánh Kinh, Thần học, Phụng vụ, Luân lý và Sinh học” ? Thưa rằng đó là mục tiêu tiền nhân vẫn để dạ từ khi các ngài sáng chế ra “Hán Việt.” Tiền nhân nhận thức chữ tượng hình của Trung hoa (được phổ biến rất rộng rãi, ngày xưa cũng như bây giờ) sẽ là dây liên lạc văn hoá giữa nội quốc và hải ngoại; nhưng cần phải đọc theo âm Lạc Hồng để Việt ngữ rất giầu tình người sẽ là chất keo gắn bó đồng bào con cháu bà Âu Cơ thành một đại gia đình. Nên nhớ Việt ngữ có danh từ “đồng bào” (cùng một cuống nhau), để gọi ngươi Việt Nam trong nội quốc cũng như ở hải ngoại, bởi vì tất cả chúng ta đều là anh em chị em với nhau, được nuôi chung bằng một sữa mẹ.
Kết quả vượt bực. Trung Hoa có chữ nào gọi là “Hán tự”, thì ta cũng có chữ ấy gọi là Hán Việt! Lạ một điều là Hán tự hiện nay có phồn thể và giản thể, (Đài loan không chấp nhận giản thể ) thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận cả hai; thế nhưng đương khi Trung Hoa có rất nhiều âm địa phương, thì Việt Nam chỉ có một âm duy nhất là Hán Việt, một thứ Hán Việt đã được thuần hoá tới mức làm thành một phần nửa Việt ngữ, đã góp sức xây dựng nên cả một nền văn chương quốc gia sán lạn, gồm ba thứ từ ngữ là Nôm, Hán Việt hoá Nôm và Hán Việt tinh tuyền. Ngày nay Bắc Kinh có chương trình đào cho bật gốc các thổ âm như trăm thứ cỏ dại đương đua nở, bằng cách tung ra lối viết Pinjin, dùng mẫu tự La tinh để phiên diễn thổ âm Bắc kinh.rồi in vào các Từ điển. Thế nhưng cho tới bao giờ người Quảng Đông mới quên được tiếng Quảng mà họ gọi là “Việt ngữ” với chữ “Việt” có mang bộ “mễ” (khác với tiếng Việt của chúng ta viết với chữ “Việt” mang bộ “tẩu”), người Phúc kiến mới quên nói tiếng Phúc kiến, người Thượng hải mới quên nói tiếng Thượng Hải?
Đem áp dụng vào dự án “Một từ điển mới cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam”, ban biên tập có một thứ dụng cụ rất bén nhọn là các từ điển giúp chúng ta đọc chữ Hán để tham khảo các “thuật ngữ” hiện đương lưu hành bên Bắc phương. Kế sau chỉ cần đọc chữ Trung Hoa theo âm Hán Việt là có đủ các từ ngữ cần dùng. Như thế người Công giáo sinh sống ở Trung hoa hay Đại Hàn hay Nhật bản hay Singapore, hay Việt Nam đều có chung một ngôn ngữ trong khi cầu nguyện. Cố nhiên là cần phán đoán cho cẩn thận đừng để văn hoá Trung Hoa áp đảo văn hoá Việt Nam, và nếu cần ban biên tập sẽ sáng tác một số danh từ hoàn toàn mới. Và đây là nhiệm vụ của toàn ban biên tập rất hùng hậu mới được VietCatholic giới thiệu với các bạn mê “Nét (ineternet)”. Sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, đoàn chủ biên gồm bốn nhân vật then chốt sẽ không nói lên ý kiến cá nhân nhưng là đạo đạt tư tưởng từ đa số lên Toà quan lớn của tập đoàn tín đồ Công giáo nói tiếng Việt rải rác khắp năm châu bốn bể.
Tiếc thay kẻ viết mấy giòng này hiện nay đã gần đất xa trời, không còn sức lực nào mà tham gia đại cuộc nữa. Nhưng tiền nhân có câu “Hậu sinh khả úy”. Nói riêng về môn Hán Việt mà thôi, ông già này rất ngưỡng mộ vị Thơ kí của ban Biên tập, kĩ sư J.B. Đặng Minh An. Trong một bài viết, “Nhược Hàn tiên sinh” đã gọi sân cỏ trước toà Khâm sứ Hà nội là cái ”dương sạn” của Đức Tổng Kiệt. Trời ơi! chỉ là một cái lán thả dê đàng sau nhà ở, thì cớ sao lại cấm gia chủ bày bàn thờ ở đó rồi mời xóm diềng tìm tới đọc kinh?
Để kết bài, tôi xin kính chúc toàn ban Biên tập
1/ Được nhiều người cộng tác, nhất là được nhiều nhà văn nắm vững Việt ngữ góp ý kiến.
2/ Kết quả sẽ là một kho báu giúp văn chương Công giáo phong phú hơn; hiện đại hơn và hấp dẫn hơn.
Thánh lễ cử hành cho người Mễ, phải dùng bản kinh Tây Ban Nha, Thánh Kinh và các sách báo nhằm độc giả Việt Nam - bất luận là tín đồ Công giáo hay không - phải viết bằng thứ tiếng người Việt đọc lên là hiểu ngay mới phải...