Một tiếng kêu cùng với các Nữ Tử Bác Ái
Giây phút nóng bỏng ở tòa Khâm Sứ của giáo dân Hà Nội đã lắng dịu. Những hứa hẹn và cam kết của nhà cầm quyền đã được giáo dân tin tưởng và trân trọng bằng cách tạm ngưng những buổi tập trung cầu nguyện, nói cách khác là một hình thức xiển dương đòi hỏi công lý trong hòa bình. Cộng đòan giáo dân Hà Nội và những người thiện tâm thiện chí trên khắp thế giới trong đó có những vị dân biểu của quốc hội Hoa Kỳ đang trông đợi một nghĩa cử thỏa đáng của nhà cầm quyền. Nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng của người dân phải được tôn trọng và giải quyết trong tinh thần thượng tôn luật pháp và bằng những nghĩa cử hợp tác chân tình.
Hôm nay trên VietCatholic lại đăng tải những hình ảnh đau lòng của các Nữ Tử Bác Ái vì chẳng còn biết kêu cứu nơi đâu nên phải cùng nhau đứng dưới trời nắng như lửa đốt để đòi lại một mảnh đất nhỏ bé bị nhà cầm quyền “mượn” từ nhiều năm. Những người phụ nữ yếu đuối hiền hòa mang thiên chức phục vụ những người nghèo khó bệnh tật lại phải đối đầu với một hệ thống cầm quyền chằng chịt những chức tước và quyền hành với rất nhiều thủ đọan.
Hình ảnh của các Nữ Tử Bác Ái ôm ấp những trẻ thơ bị vứt bỏ ở đầu đường xó chợ, nuôi dưỡng những cụ già vất vưởng không nơi nương tựa, chăm sóc những người đau ốm kể cả những căn bệnh rất dễ hay lây như phong cùi hay căn bệnh AIDS là hình ảnh của yêu thương và phục vụ. Những bàn tay nhỏ bé và yếu ớt của các Nữ Tử đã tích cực đóng góp hàn gắn và xoa dịu phần nào vấn nạn xã hội triền miên những đau thương khổ ải. Đó là những hình ảnh của tột cùng hy sinh và hết lòng vì tha nhân, vì xã hội. Những sứ giả của hòa bình và bác ái không thể và không phải là những người phải đứng giữa trời nắng như đổ lửa với nước mắt giọt ngắn giọt dài để đòi lại một vuông đất nhỏ bé bị nhà cầm quyền cưỡng bức “mượn” từ nhiều năm. Lương tâm bình thường của một con người có ai không khỏi xót xa ngậm ngùi khi nhìn những hình ảnh đau thương này.
Nhà cầm quyền dù thiển cận và hẹp hòi đến đâu thì cũng biết rõ rằng nếu mảnh đất này được dùng để dậy dỗ các trẻ em trở nên những người có học, những công dân lương thiện thì sẽ mang đến phúc lợi cho biết bao nhiêu người và tương lai tươi sáng cho cả đất nước và dân tộc. Một chỗ ăn chơi đàng điếm có thể mang về những đồng tiền cho đầy túi tham của một số viên chức cán bộ nhưng đồng thời cũng gây ra biết bao nhiêu tệ nạn xã hội thiêu hủy cả một thế hệ và còn di hại đến nhiều đời sau. Tôi có dịp hầu chuyện với một vị nữ tu phụ trách một cơ sở giáo dục. Ngài cho biết là đa số học sinh là con cái của cán bộ viên chức. Những ông to bà lớn này đã nhìn thấy hiệu năng của nền giáo dục công giáo trên chính con cháu họ. Những đứa trẻ học “trường đạo” bao giờ cũng học giỏi và lễ phép ngoan hiền hơn. Các cán bộ có chức quyền đã khuyến khích cũng như làm ngơ cho cơ sở giáo dục công giáo này mở thêm lớp và dậy những lớp cao hơn cũng chỉ vì phúc lợi cho chính con cháu họ. Vậy thì còn lý do và ngăn trở gì mà nhà cầm quyền không trả lại tài sản của các vị nữ tu để các ngài có phương tiện huấn luyện và dậy dỗ một lớp trẻ trở nên những người tài giỏi và đạo hạnh. Mở một vũ trường có thể làm dăm bẩy cán bộ trở nên giầu có nhưng từ cái ổ ăn chơi đàng điếm đó cũng phát sinh ra một bọn trộm cắp nghiện ngập và đủ mọi lọai bệnh tật truyền nhiễm.
Bản tin trên VietCatholic cho biết buổi cầu nguyện vào ngày 17 tháng 3 năm 2008 đã chấm dứt sau khi nhà cầm quyền cam kết ngưng đập phá và sửa chữa tòa nhà của các Nữ Tử Bác Ái. Lại thêm một đòn phép với rất nhiều hậy ý đen tối mặt trước cũng như phía sau. Nếu cần một căn phố để làm văn phòng thì tại sao nhà cầm quyền không “mượn” của các ông bà cán bộ có cả chục cơ ngơi rải rác trong thành phố mà lại ức chế một nhóm phụ nữ chân yếu tay mềm mà tiếng kêu không qua được dẫy phố.
Nhà Nước luôn tự mãn là anh hùng và đề cao khẩu hiệu “cho dân và vì dân” thì hãy nên hành xử lương thiện và chân thành với một nhóm phụ nữ đã có những đóng góp rất đáng được tuyên dương trong việc hàn gắn xoa dịu những vết thương xã hội mà chính Nhà Nước với một bộ máy công quyền khổng lồ và tiền bạc dư thừa cũng đã không quản lý được ngay ở mức tối thiểu. Các Nữ Tử Bác Ái đã gánh vác những con bệnh xã hội thay cho Nhà Nước mà chẳng đặt điều kiện hay đòi hỏi nào, chẳng lẽ các ngài lại không được đối xử như những công dân bình thường sao?!
Giây phút nóng bỏng ở tòa Khâm Sứ của giáo dân Hà Nội đã lắng dịu. Những hứa hẹn và cam kết của nhà cầm quyền đã được giáo dân tin tưởng và trân trọng bằng cách tạm ngưng những buổi tập trung cầu nguyện, nói cách khác là một hình thức xiển dương đòi hỏi công lý trong hòa bình. Cộng đòan giáo dân Hà Nội và những người thiện tâm thiện chí trên khắp thế giới trong đó có những vị dân biểu của quốc hội Hoa Kỳ đang trông đợi một nghĩa cử thỏa đáng của nhà cầm quyền. Nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng của người dân phải được tôn trọng và giải quyết trong tinh thần thượng tôn luật pháp và bằng những nghĩa cử hợp tác chân tình.
Hôm nay trên VietCatholic lại đăng tải những hình ảnh đau lòng của các Nữ Tử Bác Ái vì chẳng còn biết kêu cứu nơi đâu nên phải cùng nhau đứng dưới trời nắng như lửa đốt để đòi lại một mảnh đất nhỏ bé bị nhà cầm quyền “mượn” từ nhiều năm. Những người phụ nữ yếu đuối hiền hòa mang thiên chức phục vụ những người nghèo khó bệnh tật lại phải đối đầu với một hệ thống cầm quyền chằng chịt những chức tước và quyền hành với rất nhiều thủ đọan.
Hình ảnh của các Nữ Tử Bác Ái ôm ấp những trẻ thơ bị vứt bỏ ở đầu đường xó chợ, nuôi dưỡng những cụ già vất vưởng không nơi nương tựa, chăm sóc những người đau ốm kể cả những căn bệnh rất dễ hay lây như phong cùi hay căn bệnh AIDS là hình ảnh của yêu thương và phục vụ. Những bàn tay nhỏ bé và yếu ớt của các Nữ Tử đã tích cực đóng góp hàn gắn và xoa dịu phần nào vấn nạn xã hội triền miên những đau thương khổ ải. Đó là những hình ảnh của tột cùng hy sinh và hết lòng vì tha nhân, vì xã hội. Những sứ giả của hòa bình và bác ái không thể và không phải là những người phải đứng giữa trời nắng như đổ lửa với nước mắt giọt ngắn giọt dài để đòi lại một vuông đất nhỏ bé bị nhà cầm quyền cưỡng bức “mượn” từ nhiều năm. Lương tâm bình thường của một con người có ai không khỏi xót xa ngậm ngùi khi nhìn những hình ảnh đau thương này.
Nhà cầm quyền dù thiển cận và hẹp hòi đến đâu thì cũng biết rõ rằng nếu mảnh đất này được dùng để dậy dỗ các trẻ em trở nên những người có học, những công dân lương thiện thì sẽ mang đến phúc lợi cho biết bao nhiêu người và tương lai tươi sáng cho cả đất nước và dân tộc. Một chỗ ăn chơi đàng điếm có thể mang về những đồng tiền cho đầy túi tham của một số viên chức cán bộ nhưng đồng thời cũng gây ra biết bao nhiêu tệ nạn xã hội thiêu hủy cả một thế hệ và còn di hại đến nhiều đời sau. Tôi có dịp hầu chuyện với một vị nữ tu phụ trách một cơ sở giáo dục. Ngài cho biết là đa số học sinh là con cái của cán bộ viên chức. Những ông to bà lớn này đã nhìn thấy hiệu năng của nền giáo dục công giáo trên chính con cháu họ. Những đứa trẻ học “trường đạo” bao giờ cũng học giỏi và lễ phép ngoan hiền hơn. Các cán bộ có chức quyền đã khuyến khích cũng như làm ngơ cho cơ sở giáo dục công giáo này mở thêm lớp và dậy những lớp cao hơn cũng chỉ vì phúc lợi cho chính con cháu họ. Vậy thì còn lý do và ngăn trở gì mà nhà cầm quyền không trả lại tài sản của các vị nữ tu để các ngài có phương tiện huấn luyện và dậy dỗ một lớp trẻ trở nên những người tài giỏi và đạo hạnh. Mở một vũ trường có thể làm dăm bẩy cán bộ trở nên giầu có nhưng từ cái ổ ăn chơi đàng điếm đó cũng phát sinh ra một bọn trộm cắp nghiện ngập và đủ mọi lọai bệnh tật truyền nhiễm.
Bản tin trên VietCatholic cho biết buổi cầu nguyện vào ngày 17 tháng 3 năm 2008 đã chấm dứt sau khi nhà cầm quyền cam kết ngưng đập phá và sửa chữa tòa nhà của các Nữ Tử Bác Ái. Lại thêm một đòn phép với rất nhiều hậy ý đen tối mặt trước cũng như phía sau. Nếu cần một căn phố để làm văn phòng thì tại sao nhà cầm quyền không “mượn” của các ông bà cán bộ có cả chục cơ ngơi rải rác trong thành phố mà lại ức chế một nhóm phụ nữ chân yếu tay mềm mà tiếng kêu không qua được dẫy phố.
Nhà Nước luôn tự mãn là anh hùng và đề cao khẩu hiệu “cho dân và vì dân” thì hãy nên hành xử lương thiện và chân thành với một nhóm phụ nữ đã có những đóng góp rất đáng được tuyên dương trong việc hàn gắn xoa dịu những vết thương xã hội mà chính Nhà Nước với một bộ máy công quyền khổng lồ và tiền bạc dư thừa cũng đã không quản lý được ngay ở mức tối thiểu. Các Nữ Tử Bác Ái đã gánh vác những con bệnh xã hội thay cho Nhà Nước mà chẳng đặt điều kiện hay đòi hỏi nào, chẳng lẽ các ngài lại không được đối xử như những công dân bình thường sao?!