VATICAN (AFP) - Ngày chủ nhật, 23 tháng 03, trong một thông điệp gửi thế giới phát đi từ Vatican sau lễ Phục Sinh dưới dấu chỉ tự do tôn giáo, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI kêu gọi giải pháp hoà bình cho Tây Tạng, Trung Đông và Darfour.
Sau đêm vọng Phục Sinh được đánh dấu bằng việc lãnh nhận bí tích rửa tội của bảy vị trung niên trong đó có một nhân vật hồi giáo, dưới trời mưa lớn, vị thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo đã cử hành thánh lễ Phục Sinh tai quảng trường thánh Phê Rô và ban phép lành « urbi và orbi » ( cho thành phố và cho thế giới), thánh lễ được truyền hình đi 67 quốc gia.
Trước các tín hữu tụ hợp tại quảng trường, Đức Thánh Cha chúc mừng lễ Phục Sinh họ bằng 63 ngôn ngữ trong đó có tiếng A rập và tiếng Trung Hoa.
Dưới thơi tiết xấu, tại sân sảnh thánh đường Thánh Phê rô có tán rộng, Đức Thánh Cha nói lễ Phục Sinh củ hành sự sống lại của Đức Kitô, đối với người kitô hữu là « lời kêu gọi sám hối yêu thương » và là « lời mời gọi sống từ bỏ hận thù và ích kỷ ».
Bảo vệ thiện ích và hoà bình
Đức Thánh Cha nói: « lúc này đây làm sao chúng ta không thể không nghĩ đến một số vùng châu phi, như Darfur, Somalie, Trung Đông, và đặc biệt là vùng đất Thánh, Irắc, Liban, và sau cùng là Tây Tạng, đây là những vùng tôi khuyến khích tìm kiếm giải pháp bảo vệ thiện ích và hoà bình ».
Trong ngày thứ 4, 19 tháng 03, Đức Thánh Cha đã phát đi một lời kêu gọi « đối thoại » và « khoan hồng » lẫn nhau, nhưng phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc ngày thứ 5 đã đáp lại rằng khoan hồng « không thể có cho kẻ phạm tội phải bị trừng phạt theo pháp luật ».
Trung Quốc, nơi tiểu Giáo Hội Công Giáo bị chia xé thành hai nhánh: nhánh Giáo Hội thầm lặng trung thành với Đức Giáo Hoàng, còn nhánh Giáo Hội yêu nước tuân theo chính sách chính quyền, đây là trọng tâm trong chặng đường Thánh Gía thứ sáu tuần thánh truyền thống dưới sự chủ trì của Đức Thánh Cha tại hí đường Colisé, trung tâm thành Phố Rôma..
Những suy niệm về chặng đường Thánh Gía do Đức Hồng Y Hồng Kông biên soạn theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha, trọng tâm nhấn mạnh đến các « thánh tử đạo sống thế kỷ 21 », là nạn nhân của « những người nắm quyền thế như là khí cụ quyền lực, chẳng đoái hoài gì đến công lý ».
Sau đêm vọng Phục Sinh được đánh dấu bằng việc lãnh nhận bí tích rửa tội của bảy vị trung niên trong đó có một nhân vật hồi giáo, dưới trời mưa lớn, vị thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo đã cử hành thánh lễ Phục Sinh tai quảng trường thánh Phê Rô và ban phép lành « urbi và orbi » ( cho thành phố và cho thế giới), thánh lễ được truyền hình đi 67 quốc gia.
Trước các tín hữu tụ hợp tại quảng trường, Đức Thánh Cha chúc mừng lễ Phục Sinh họ bằng 63 ngôn ngữ trong đó có tiếng A rập và tiếng Trung Hoa.
Dưới thơi tiết xấu, tại sân sảnh thánh đường Thánh Phê rô có tán rộng, Đức Thánh Cha nói lễ Phục Sinh củ hành sự sống lại của Đức Kitô, đối với người kitô hữu là « lời kêu gọi sám hối yêu thương » và là « lời mời gọi sống từ bỏ hận thù và ích kỷ ».
Bảo vệ thiện ích và hoà bình
Đức Thánh Cha nói: « lúc này đây làm sao chúng ta không thể không nghĩ đến một số vùng châu phi, như Darfur, Somalie, Trung Đông, và đặc biệt là vùng đất Thánh, Irắc, Liban, và sau cùng là Tây Tạng, đây là những vùng tôi khuyến khích tìm kiếm giải pháp bảo vệ thiện ích và hoà bình ».
Trong ngày thứ 4, 19 tháng 03, Đức Thánh Cha đã phát đi một lời kêu gọi « đối thoại » và « khoan hồng » lẫn nhau, nhưng phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc ngày thứ 5 đã đáp lại rằng khoan hồng « không thể có cho kẻ phạm tội phải bị trừng phạt theo pháp luật ».
Trung Quốc, nơi tiểu Giáo Hội Công Giáo bị chia xé thành hai nhánh: nhánh Giáo Hội thầm lặng trung thành với Đức Giáo Hoàng, còn nhánh Giáo Hội yêu nước tuân theo chính sách chính quyền, đây là trọng tâm trong chặng đường Thánh Gía thứ sáu tuần thánh truyền thống dưới sự chủ trì của Đức Thánh Cha tại hí đường Colisé, trung tâm thành Phố Rôma..
Những suy niệm về chặng đường Thánh Gía do Đức Hồng Y Hồng Kông biên soạn theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha, trọng tâm nhấn mạnh đến các « thánh tử đạo sống thế kỷ 21 », là nạn nhân của « những người nắm quyền thế như là khí cụ quyền lực, chẳng đoái hoài gì đến công lý ».