Phúc Âm thánh Luca (23,44-46) thuật lại
từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín, mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng:
'Lậy Cha, Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha’. Nói xong, Người tắt thở.
Đây là một trùng hợp ngẫu nhiên hay Chúa có mục đích của Ngài. Hai số sáu và chín đảo lộn từ số đến nghĩa, đảo lộn mọi trật tự trời đất.
Trước hết thử nhìn hai con số. Sáu chính là chín ngược lại và chín đổi chiều thành sáu. Hai số hoặc có thể hoán chuyển vị thế cho nhau, hoặc đảo lộn vị trí nhau. Đảo lộn vị trí làm đảo lộn ý nghĩa.
Kinh thánh ghi rõ khởi đầu bằng số sáu, giờ thứ sáu trời đất trở nên ảm đạm. U buồn bao phủ không gian, tối tăm bao trùm mặt đất. Không phải mây mù che lấp khoảng trời. Kinh thánh ghi rõ tối tăm bao trùm mặt đất. Thời gian kéo dài ba giờ đồng hồ cảnh thê lương, kinh khủng, hoảng sợ tăng dần với thời gian. Đến giờ thứ chín, mọi sự chín mùi Chúa trút hơi thở.
CÁC HIỆN TƯỢNG
Trước hết là hiện tượng trên không trung, trời đất thay đổi. Mặt trời khuất đi, không phải là nhật thực vì đó là ngày rằm trùng với lễ Vượt qua (chú giải Tân Ước Luca 23, 44). Hơn nữa nhật thực không kéo dài ba giờ, chỉ một khoảng thời gian ngắn.
Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa: “Người này quả thật là công chính”. (Luca 23,47)
Đám lính canh và đám đông dân chúng đứng xem chứng kiến sự kiện lạ tất cả đều thay đổi thái độ. Đang hung hăng, thách thức Chúa. Chứng kiến điềm lạ trên trời, đám đông đấm ngực ăn năn cúi gầm mặt ra về.
Một thay đổi khác trong đám lính. Lo sợ, dối trá và tiền bạc là nguyên nhân làm thay đổi lòng người luẩn quẩn trong vùng sáu chín. Sống cảnh tranh sáng, tranh tối, vừa vui vừa sợ. Lính vui vì được hưởng tiền thưởng lớn; cùng lúc đó lo sợ bị phạt; sợ quan tổng trấn biết họ gạt. Sợ các thượng tế bao che không nổi.
Thay đổi từ phía các nhà lãnh đạo họ đang dự tiệc mừng vì đã giết được người làm họ mất ăn, mất ngủ. Tin đưa đến họ lo lắng làm sao để xoay đổi thời cuộc.
Các thượng tế họp với các kì mục, sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ hắn đã đến lấy trộm hắn đi. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự” (Mathêu 28,13-15).
Mạch văn câu nói dối ngắn gọn nhưng bóng tối bao trùm từ khung cảnh đến hành động. Khung cảnh tối tăm vì là ban đêm. Sự việc xảy ra lúc ngủ nhắm mắt nên cũng tối thui. Hành động ăn trộm phải là hành động đen tối. Điều này cho thấy các thượng tế và kì mục vẫn đang sống khoảng thời gian 6-9. Họ chưa ra khỏi khoảng thời gian đó vì tối tăm còn bao phủ lòng họ. Dẫu thế vẫn không tránh khỏi thay đổi từ vui mừng ra sợ sệt. Vui vì giết được kẻ tử thù là Đức Kitô. Sợ vì nghe báo cáo Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Kẻ chọn sống trong tối tăm dùng thủ đoạn khuyến dụ, đe doạ, mua chuộc, cưỡng bách người khác sống trong tối tăm vào phe họ. Từ chối Chúa là Ánh Sáng là tự nguyện sống trong tối tăm. Sống trong tối tăm là sống trong lo sợ, thiếu bình an.
CÁC TÔNG ĐỒ
Các Tông Đồ vẫn run sợ, vẫn lo bị bắt, bị tù đày nên lẩn trốn sau cửa then cài. Gặp Ngài các ông ra khỏi vùng sáu chín, trở nên mạnh bạo phi thường, hiên ngang đương đầu với roi vọt, sẵn sàng tra chân vào tù, trở thành nhân chứng sống động. Sáng tinh sương lúc viếng mộ các bà nhận tin vui, thay đổi từ lo lắng sầu muộn sang tin yêu hy vọng tràn trề. Trên đường Emau các môn đệ cũng thay đổi từ u sầu sang hy vọng đến nỗi quên cả nguy hiểm của màn đêm, giữa đêm ra đi lòng đầy niềm vui. Thái độ của Tôma đòi bằng chứng. Gặp Thầy ông quì sụp xuống xưng tụng: Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của con.
SÁNG TẠO
Sách Sáng Thế Kí câu đầu tiên ghi ‘Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm”. Bóng tối bao trùm hình ảnh của giờ thứ sáu đến giờ thứ chín. Trong sáng tạo Chúa phán có ánh sáng liền có ánh sáng cho thấy Ánh Sáng chiến thắng bóng tối. Đức Kitô sống lại từ cõi chết ban Ánh Sáng soi sáng muôn dân. Ai muốn nhận ánh sáng Phục Sinh hãy đến với Ngài, tin vào Ngài sẽ nhận được ánh sáng ban sự sống.
Chúa không hủy hoại tạo vật cũ. Hình dạng vóc dáng bên ngoài của ta vẫn như cũ. Ngài mang sự sống mới đến cho tạo vật cũ, con người cũ được tái sinh qua Bí Tích Thánh Tẩy trở nên con người mới, mặc lấy Chúa Kitô Phục Sinh, là phần tử sống động trong Chúa Kitô. Đức Kitô thay đổi đời sống nội tâm con người. Thập giá là biểu tượng của án tử; Ngài biến thành thập giá ban ơn cứu độ. Dân tộc mới không cần cùng màu da, tiếng nói nhưng có chung một Phép Rửa, chung một Cha, chung một ngôn ngữ, chung một luật đó là luật yêu thương. Chung một thân thể mà Đức Kitô là đầu và Kitô hữu là các chi thể. Vì thế không còn tình trạng Chúa Kitô ở đây hay Chúa Kitô ở kia mà mỗi Kitô hữu là hình ảnh của một Kitô Phục Sinh. Bằng chứng, dấu tích đòn vọt, mạo gai, dấu đinh của Chúa Kitô Phục Sinh tìm thấy nơi người anh em.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh : http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín, mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng:
'Lậy Cha, Con xin phó linh hồn Con trong tay Cha’. Nói xong, Người tắt thở.
Đây là một trùng hợp ngẫu nhiên hay Chúa có mục đích của Ngài. Hai số sáu và chín đảo lộn từ số đến nghĩa, đảo lộn mọi trật tự trời đất.
Trước hết thử nhìn hai con số. Sáu chính là chín ngược lại và chín đổi chiều thành sáu. Hai số hoặc có thể hoán chuyển vị thế cho nhau, hoặc đảo lộn vị trí nhau. Đảo lộn vị trí làm đảo lộn ý nghĩa.
Kinh thánh ghi rõ khởi đầu bằng số sáu, giờ thứ sáu trời đất trở nên ảm đạm. U buồn bao phủ không gian, tối tăm bao trùm mặt đất. Không phải mây mù che lấp khoảng trời. Kinh thánh ghi rõ tối tăm bao trùm mặt đất. Thời gian kéo dài ba giờ đồng hồ cảnh thê lương, kinh khủng, hoảng sợ tăng dần với thời gian. Đến giờ thứ chín, mọi sự chín mùi Chúa trút hơi thở.
CÁC HIỆN TƯỢNG
Trước hết là hiện tượng trên không trung, trời đất thay đổi. Mặt trời khuất đi, không phải là nhật thực vì đó là ngày rằm trùng với lễ Vượt qua (chú giải Tân Ước Luca 23, 44). Hơn nữa nhật thực không kéo dài ba giờ, chỉ một khoảng thời gian ngắn.
Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa: “Người này quả thật là công chính”. (Luca 23,47)
Đám lính canh và đám đông dân chúng đứng xem chứng kiến sự kiện lạ tất cả đều thay đổi thái độ. Đang hung hăng, thách thức Chúa. Chứng kiến điềm lạ trên trời, đám đông đấm ngực ăn năn cúi gầm mặt ra về.
Một thay đổi khác trong đám lính. Lo sợ, dối trá và tiền bạc là nguyên nhân làm thay đổi lòng người luẩn quẩn trong vùng sáu chín. Sống cảnh tranh sáng, tranh tối, vừa vui vừa sợ. Lính vui vì được hưởng tiền thưởng lớn; cùng lúc đó lo sợ bị phạt; sợ quan tổng trấn biết họ gạt. Sợ các thượng tế bao che không nổi.
Thay đổi từ phía các nhà lãnh đạo họ đang dự tiệc mừng vì đã giết được người làm họ mất ăn, mất ngủ. Tin đưa đến họ lo lắng làm sao để xoay đổi thời cuộc.
Các thượng tế họp với các kì mục, sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, và bảo: “Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ hắn đã đến lấy trộm hắn đi. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự” (Mathêu 28,13-15).
Mạch văn câu nói dối ngắn gọn nhưng bóng tối bao trùm từ khung cảnh đến hành động. Khung cảnh tối tăm vì là ban đêm. Sự việc xảy ra lúc ngủ nhắm mắt nên cũng tối thui. Hành động ăn trộm phải là hành động đen tối. Điều này cho thấy các thượng tế và kì mục vẫn đang sống khoảng thời gian 6-9. Họ chưa ra khỏi khoảng thời gian đó vì tối tăm còn bao phủ lòng họ. Dẫu thế vẫn không tránh khỏi thay đổi từ vui mừng ra sợ sệt. Vui vì giết được kẻ tử thù là Đức Kitô. Sợ vì nghe báo cáo Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Kẻ chọn sống trong tối tăm dùng thủ đoạn khuyến dụ, đe doạ, mua chuộc, cưỡng bách người khác sống trong tối tăm vào phe họ. Từ chối Chúa là Ánh Sáng là tự nguyện sống trong tối tăm. Sống trong tối tăm là sống trong lo sợ, thiếu bình an.
CÁC TÔNG ĐỒ
Các Tông Đồ vẫn run sợ, vẫn lo bị bắt, bị tù đày nên lẩn trốn sau cửa then cài. Gặp Ngài các ông ra khỏi vùng sáu chín, trở nên mạnh bạo phi thường, hiên ngang đương đầu với roi vọt, sẵn sàng tra chân vào tù, trở thành nhân chứng sống động. Sáng tinh sương lúc viếng mộ các bà nhận tin vui, thay đổi từ lo lắng sầu muộn sang tin yêu hy vọng tràn trề. Trên đường Emau các môn đệ cũng thay đổi từ u sầu sang hy vọng đến nỗi quên cả nguy hiểm của màn đêm, giữa đêm ra đi lòng đầy niềm vui. Thái độ của Tôma đòi bằng chứng. Gặp Thầy ông quì sụp xuống xưng tụng: Lậy Chúa, lậy Thiên Chúa của con.
SÁNG TẠO
Sách Sáng Thế Kí câu đầu tiên ghi ‘Lúc khởi đầu Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm”. Bóng tối bao trùm hình ảnh của giờ thứ sáu đến giờ thứ chín. Trong sáng tạo Chúa phán có ánh sáng liền có ánh sáng cho thấy Ánh Sáng chiến thắng bóng tối. Đức Kitô sống lại từ cõi chết ban Ánh Sáng soi sáng muôn dân. Ai muốn nhận ánh sáng Phục Sinh hãy đến với Ngài, tin vào Ngài sẽ nhận được ánh sáng ban sự sống.
Chúa không hủy hoại tạo vật cũ. Hình dạng vóc dáng bên ngoài của ta vẫn như cũ. Ngài mang sự sống mới đến cho tạo vật cũ, con người cũ được tái sinh qua Bí Tích Thánh Tẩy trở nên con người mới, mặc lấy Chúa Kitô Phục Sinh, là phần tử sống động trong Chúa Kitô. Đức Kitô thay đổi đời sống nội tâm con người. Thập giá là biểu tượng của án tử; Ngài biến thành thập giá ban ơn cứu độ. Dân tộc mới không cần cùng màu da, tiếng nói nhưng có chung một Phép Rửa, chung một Cha, chung một ngôn ngữ, chung một luật đó là luật yêu thương. Chung một thân thể mà Đức Kitô là đầu và Kitô hữu là các chi thể. Vì thế không còn tình trạng Chúa Kitô ở đây hay Chúa Kitô ở kia mà mỗi Kitô hữu là hình ảnh của một Kitô Phục Sinh. Bằng chứng, dấu tích đòn vọt, mạo gai, dấu đinh của Chúa Kitô Phục Sinh tìm thấy nơi người anh em.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh : http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html