Trưa thứ ba 15-4-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã rời Roma để sang viếng thăm Hoa Kỳ. Trong các tuần qua các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ cũng tỏ ra tò mò và nôn nóng trước chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Các bài viết cho thấy chuyến viếng thăm sẽ lôi cuốn sự chú ý của độc giả và dân chúng Mỹ, vì thế không được đánh mất dịp may hiếm có này. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng xác nhận điều này và cho biết đã có tới gần 6000 nhà báo và phóng viên xin ghi danh để theo dõi tường trình chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.
Các bài viết giới thiệu chuyến viếng thăm của Đức Giao Hoàng đều tích cực. Các nhật báo, tuần báo, nguyệt san và chương trình phát thanh truyền hình, khi giới thiệu Đức Joseph Ratzinger cho giới độc giả và khán thính giả ít biết Đức Giáo Hoàng, đều nêu bật chiều kích trí thức và sự chuẩn bị hiếm có của người như là thần học gia nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo.
Tuần san Time viết: ”Đức Ratzinger đã tinh luyện các tư tưởng của mình liên quan tới lòng tin và lý trí trong các thập niên dài dậy học và nghiên cứu tại đại học, trong các tác phẩm nghiên cứu, các bài viết về giáo lý công giáo và các trao đổi quan điểm trong sự qúy trọng đối với các giáo dân tinh nhuệ như Jurgen Habermas”.
Người ta cũng nhận thấy giới truyền thông Hoa Kỳ tránh dùng các công thức thuộc lòng có sẵn để định tính chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha như ”là kêu gọi trật tự” đối với Giáo Hội Hoa Kỳ qúa độc lập, hay nhằm ”gây ảnh hưởng trên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ”. Ông John Allen chuyên viên về các vấn đề Vaticăng nói: ”Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chứng minh cho thấy người không bao giờ khởi hành từ một điều tiêu cực hay việc kiểm soát cái gì đó, mà từ việc ủng hộ giáo huấn của Giáo Hội, từ điều Giáo Hội chấp nhận chứ không phải từ điều Giáo Hội chống đối. Chỉ cần nghĩ tới các đề tài Đức Thánh Cha chọn cho các thông điệp của người như tình yêu và niềm hy vọng, thì đủ hiểu”.
Ngay cả khi một vài vị đặc trách các học viện công giáo đã tiết lộ cho tờ ”Washington Post” biết một số điều Đức Thánh Cha có thể đề cập đến trong buổi găp gỡ các nhà giáo dục công giáo, chính nhật báo cũng nhận định rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ là cái gì khác nữa, chứ không chỉ là một cuộc gặp gỡ canh tân vai trò giáo dục của Giáo Hội mà thôi!
Ông Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao, Chủ tịch Hội Hiệp Sĩ Colombo Hoa Kỳ bình luận rằng mặc dù trong các năm qua đã có những chuyện rất tiêu cực liên quan tới các gương mù gương xấu trong Giáo Hội Công Giáo và quan điểm cho Đức Thánh Cha là một người nghiêm nghị giữ gìn giáo lý lòng tin, dân chúng Hoa Kỳ có một cái nhìn rất lý sự và quân bình đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Giáo Hội. Nhất là họ rất cởi mở lằng nghe các lời Đức Thánh Cha nhắc nhở sống lòng tin như thế nào trong cuộc sống thường ngày”.
Thật vậy, kết qủa của một bảng thống kê cho thấy 70% người dân Hoa Kỳ muốn nghe Đức Giáo Hoàng nói về Thiên Chúa trong chuyến viếng thăm của người. Và đa số, kể cả nhừng người không công giáo, cho biết họ có cái nhìn rất tích cực đối với Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên cũng không nên ngạc nhiên khi có một số báo chí hay trạm thông tin Internet chính trị hóa chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha với các hàng tít như ”Chuyến viếng thăm có lợi cho ai: Barack Obama, Hillary Clinton hay McCain?” Tuần san Time thì giới thiệu một gương mặt ”phò Mỹ” và nêu bật rằng Đức Giáo Hoàng không chú ý tới chính trị, nhưng chỉ chú ý tới ”một xã hội tốt đẹp nhất, khác biệt, và nhất là đạo đức, trong đó lòng tin và sự đối thoại liên quan tới các vấn đề xã hội dựa trên lòng tin được duy trì sống động, do quyết định của các người cha lập quốc tách rời Giáo Hội và nhà nước”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà Mary Ann Glendon, tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, về chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Bà Mary Ann Glendon sinh trưởng tại Dalton, tiểu bang Massachusetts, năm nay 70 tuổi, có ba con gái và đã từng là giáo sư luật so sánh tại phân khoa Luật của đại học Havard. Bà cũng đã là Chủ tịch Hàn Lâm Viện Tòa thánh về các Khoa Học Xã Hội, và đã là trưởng Phái đoàn Tòa Thánh tham dự Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh hồi năm 1995. Từ tháng 2 năm 2008 bà đã được chỉ định làm tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh.
Hỏi: Thưa bà đại sứ, đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Hoa Kỳ, trong cương vị là tân đại sứ, bà nghĩ gì về chuyến viếng thăm này? Đức Thánh Cha sẽ nói gì với tín hữu công giáo và nhân dân Hoa Kỳ?
Đáp: Dĩ nhiên là không ai biết Đức Thánh Cha sẽ nói gì. Nhưng chắc chắn điều Đức Thánh Cha nói sẽ khiến cho người ta suy nghĩ và thảo luận nhiều trong các năm tới, như đã xảy ra với các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của người. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha có tính cách mục vụ, chứ không nhắm mục đích nào khác. Trong qúa khứ và mới đây các tương quan giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh cũng có các khó khăn, nhưng chưa bao giờ hai bên gần nhau như hiện nay. Trong nhiệm vụ mới của tôi, tôi không phải xây dựng các tương quan, nhưng là phát triển chúng.
Hỏi: Cách đây 9 năm Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm Hoa Kỳ lần cuối cùng. Sau biến cố khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, tình hình Hoa Kỳ đã rất khác với hồi năm 1999. Nó khác như thế nào thưa bà đại sứ?
Đáp: Điều đầu tiên tôi xin ghi nhận đó là toàn thế giới đã thay đổi, chứ không phải chỉ có Hoa Kỳ mà thôi. Và tôi tin là chỉ trong vòng 50 năm nữa các sử gia mới hiểu nó đã thay đổi như thế nào. Điều tôi có thể nói ngày nay đó là Hoa Kỳ đã kinh nghiệm được tính cách đễ bị thương tích của mình, đây là điều chưa từng xảy ra trước đó. Tuy nhiên điều này không phải là chuyện hoàn toàn tiêu cực. Chắc chắn chúng tôi đã ý thức nhiều hơn về tầm quan trọng phải hiểu biết các nền văn hóa và các tôn giáo khác. Đây là sự hiểu biết cần thiết trong một thế giới ngày càng tùy thuộc nhau hơn.
Hỏi: Thưa bà đại sứ, biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 cũng đã thay đổi tương quan giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh, với lập trường khác biệt rõ ràng liên quan tới đề tài chiến tranh, đặc biệt là sau khi xảy ra chiến tranh tại Irak. Lập trường khác biệt này xem ra sau đó cũng đã định đoạt trên các đề tài kinh tế, đặc biệt là việc toàn cầu hóa. Bà nghĩ gì về điều này?
Đáp: Liên quan tới phần đầu câu hỏi của qúy vị, tôi thấy các khác biệt giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ đôi khi đã bị phóng đại qúa đáng. Đúng thật là đã có các ý kiến khác biệt liên quan tới hoạt động ngoại giao cũng như hoạt động quân sự của Hoa Kỳ, trước khi xảy ra chiến tranh Irak. Tuy nhiên giờ đây xem ra Tòa Thánh đang ủng hộ với xác tín các nỗ lực của Hoa Kỳ tại Irak để thiết lập hòa bình, an ninh và khả năng tự cai trị của quốc gia này. Cũng như Tòa Thánh có cùng thái độ đối với các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm trao ban an ninh chống lại nạn khủng bố và đặc biệt chống lại việc sử dụng tôn giáo như lý cớ cho bạo lực. Cả đối với việc toàn cầu hóa, tôi tin rằng lập trường của tổng thống Bush liên quan tới các đề tài phát triển nói chung, cũng có nhiều điểm tương đồng và gần gũi với thông điệp ”Centesimun annus Năm thứ một trăm” của Đức Gioan Phaolô II.
Hỏi: Tương đồng ở những điểm nào thưa bà?
Đáp: Việc toàn cầu hóa có tiềm năng đem lại các ích lợi lớn cho mọi người trên thế giới bao gồm cả những vùng nghèo và ở ngoài lề nhất, nhưng đồng thời nó cũng không thể che dấu nhiều nguy cơ. Như thế câu hỏi đặt ra đó là làm thế nào để tất cả mọi người đều có thể hưởng các ích lợi của việc toàn cầu hóa?
Mới đây tổng thống Bush nói không thể có sự toàn cầu hóa thị trường mà không toàn cầu hóa tình liên đới, và trong tai tôi các lời này vang vọng những gì Đức Gioan Phaolo II đã nói tại Liên Hiệp Quốc hồi năm 1995: ”Chúng ta đã chấp nhận cuộc mạo hiểm của sự tự do, giờ đây chúng ta cũng phải chấp nhận cuộc mạo hiểm của tình liên đới”.
Hỏi: Giờ đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ viếng thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc. Và người ta chờ đợi rất nhiều nơi diễn văn của người? Tại sao lại có nhiều chú ý như vậy thưa bà đại sứ?
Đáp: Một phần bởi vì Đức Thánh Cha là vị lãnh đạo có thể nói là ”toàn cầu”, và người đến nói chuyện tại diễn đàn toàn cầu quan trọng nhất thế giới là Liên Hiệp Quốc. Đồng thời tôi cũng nghĩ rằng có sự chú ý lớn lao như thế vì người ta nhớ tới các diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Dĩ nhiên chúng ta không biết Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ nói những gì, nhưng chắc chắn điều người nói sẽ khiến cho chúng ta tất cả thảo luận, và suy tư trong nhiều năm trời, cũng như chúng ta đang làm đối với những gì Đức Giáo Hoàng Karol Wojtila đã nói trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi năm 1995.
Hỏi: Thưa bà đại sứ, nói chung tại sao hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh lại được thế giới coi trọng như vậy?
Đáp: Tôi tin rằng lý do của điều này đó là sự tôn trọng mà mọi quốc gia trên thế giới đều có đối với nền ngoại giao của Tòa Thánh. Thế thì câu hỏi có thể đưa ra ở điểm này đó là tại sao Tòa Thánh lại được tôn trọng như vậy?
Và theo tôi câu trả lời đó là ngày này qua ngày khác tại tất cả mọi trụ sở ngoại giao trên thế giới tiếng nói của Tòa Thánh tìm duy trì bản vị con người như trung tâm của mọi lo lắng. Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là khi một cuộc thảo luận tại Liên Hiệp Quốc hay tại các nơi khác, rơi vào các lãnh vực hoàn toàn có tính cách kinh tế, hay quyền lực, hoặc các lợi nhuận khác, thì nền ngoại giao của Tòa Thánh luôn luôn đem sự chú ý trở lại trên chiều kích nhân bản của các vấn đề.
Hỏi: Bà đại sứ có định nghĩa nền ngoại giao của Tòa Thánh là ”nền ngoại giao tốt đẹp nhất thế giới” hay không?
Đáp: Vâng, tôi nghĩ là có lý do để định nghĩa nền ngoại của Tòa Thánh là nền ngoại giao tốt đẹp nhất thế giới, vì có biết bao nhiêu người cũng nghĩ như vậy. Giới ngoại giao của Tòa Thánh là một nhóm người rất nhỏ, nhưng là những người rất được động viên, với sự thông minh, kinh nghiệm và sự tôn trọng đối với mọi nền văn hóa.
Hỏi: Thưa đại sứ Glendon, đại sứ đã là phụ nữ đầu tiên làm trưởng phái đoàn của Tòa Thánh tham dự hội nghị phụ nữ quốc tế tại Bắc Kinh, và cũng là phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch của một cơ quan của Tòa Thánh là Hàn Lâm Viện về các Khoa Học Xã Hội. Giờ đây, đại sứ đứng ở ”phía bên kia” như đại diện của quốc gia Hoa Kỳ, là quốc gia trong các hội nghị phụ nữ quốc tế tại Cairo và Bắc Kinh chẳng hạn, đã có lập trường trái nghịch với lập trường của Tòa Thánh Vaticăng. Đại sứ cảm thấy thế nào trong thế đứng mới này?
Đáp: Có đúng thật là trong các dịp đó đã có nhiều khác biệt ý kiến giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ. Tuy nhiên ngày nay liên quan tới cùng các vấn đề đã được thảo luận tại Cairo và Bắc Kinh như vấn đề dân số, phát triển và điều kiện của nữ giới các lập trường giữa Tòa Thánh và chính quyền Hoa Kỳ rất giống nhau. Riêng đối với địa vị mới của tôi là đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, tôi không cảm thấy mình là ”ở phía bên kia”, nhiệm vụ của tôi ở đây không phải là xây dựng các tương quan, đã rất là mạnh mẽ rồi, mà là tìm củng cố chúng và làm cho chúng ngày càng lan rộng ra trong nhiều lãnh vực khác nữa.
(Avvenire 13-4-2008)
Các bài viết giới thiệu chuyến viếng thăm của Đức Giao Hoàng đều tích cực. Các nhật báo, tuần báo, nguyệt san và chương trình phát thanh truyền hình, khi giới thiệu Đức Joseph Ratzinger cho giới độc giả và khán thính giả ít biết Đức Giáo Hoàng, đều nêu bật chiều kích trí thức và sự chuẩn bị hiếm có của người như là thần học gia nổi tiếng của Giáo Hội Công Giáo.
Tuần san Time viết: ”Đức Ratzinger đã tinh luyện các tư tưởng của mình liên quan tới lòng tin và lý trí trong các thập niên dài dậy học và nghiên cứu tại đại học, trong các tác phẩm nghiên cứu, các bài viết về giáo lý công giáo và các trao đổi quan điểm trong sự qúy trọng đối với các giáo dân tinh nhuệ như Jurgen Habermas”.
Người ta cũng nhận thấy giới truyền thông Hoa Kỳ tránh dùng các công thức thuộc lòng có sẵn để định tính chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha như ”là kêu gọi trật tự” đối với Giáo Hội Hoa Kỳ qúa độc lập, hay nhằm ”gây ảnh hưởng trên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ”. Ông John Allen chuyên viên về các vấn đề Vaticăng nói: ”Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chứng minh cho thấy người không bao giờ khởi hành từ một điều tiêu cực hay việc kiểm soát cái gì đó, mà từ việc ủng hộ giáo huấn của Giáo Hội, từ điều Giáo Hội chấp nhận chứ không phải từ điều Giáo Hội chống đối. Chỉ cần nghĩ tới các đề tài Đức Thánh Cha chọn cho các thông điệp của người như tình yêu và niềm hy vọng, thì đủ hiểu”.
Ngay cả khi một vài vị đặc trách các học viện công giáo đã tiết lộ cho tờ ”Washington Post” biết một số điều Đức Thánh Cha có thể đề cập đến trong buổi găp gỡ các nhà giáo dục công giáo, chính nhật báo cũng nhận định rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ là cái gì khác nữa, chứ không chỉ là một cuộc gặp gỡ canh tân vai trò giáo dục của Giáo Hội mà thôi!
Ông Carl Anderson, Hiệp sĩ tối cao, Chủ tịch Hội Hiệp Sĩ Colombo Hoa Kỳ bình luận rằng mặc dù trong các năm qua đã có những chuyện rất tiêu cực liên quan tới các gương mù gương xấu trong Giáo Hội Công Giáo và quan điểm cho Đức Thánh Cha là một người nghiêm nghị giữ gìn giáo lý lòng tin, dân chúng Hoa Kỳ có một cái nhìn rất lý sự và quân bình đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI và Giáo Hội. Nhất là họ rất cởi mở lằng nghe các lời Đức Thánh Cha nhắc nhở sống lòng tin như thế nào trong cuộc sống thường ngày”.
Thật vậy, kết qủa của một bảng thống kê cho thấy 70% người dân Hoa Kỳ muốn nghe Đức Giáo Hoàng nói về Thiên Chúa trong chuyến viếng thăm của người. Và đa số, kể cả nhừng người không công giáo, cho biết họ có cái nhìn rất tích cực đối với Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên cũng không nên ngạc nhiên khi có một số báo chí hay trạm thông tin Internet chính trị hóa chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha với các hàng tít như ”Chuyến viếng thăm có lợi cho ai: Barack Obama, Hillary Clinton hay McCain?” Tuần san Time thì giới thiệu một gương mặt ”phò Mỹ” và nêu bật rằng Đức Giáo Hoàng không chú ý tới chính trị, nhưng chỉ chú ý tới ”một xã hội tốt đẹp nhất, khác biệt, và nhất là đạo đức, trong đó lòng tin và sự đối thoại liên quan tới các vấn đề xã hội dựa trên lòng tin được duy trì sống động, do quyết định của các người cha lập quốc tách rời Giáo Hội và nhà nước”.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của bà Mary Ann Glendon, tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, về chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Bà Mary Ann Glendon sinh trưởng tại Dalton, tiểu bang Massachusetts, năm nay 70 tuổi, có ba con gái và đã từng là giáo sư luật so sánh tại phân khoa Luật của đại học Havard. Bà cũng đã là Chủ tịch Hàn Lâm Viện Tòa thánh về các Khoa Học Xã Hội, và đã là trưởng Phái đoàn Tòa Thánh tham dự Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh hồi năm 1995. Từ tháng 2 năm 2008 bà đã được chỉ định làm tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh.
Hỏi: Thưa bà đại sứ, đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm Hoa Kỳ, trong cương vị là tân đại sứ, bà nghĩ gì về chuyến viếng thăm này? Đức Thánh Cha sẽ nói gì với tín hữu công giáo và nhân dân Hoa Kỳ?
Đáp: Dĩ nhiên là không ai biết Đức Thánh Cha sẽ nói gì. Nhưng chắc chắn điều Đức Thánh Cha nói sẽ khiến cho người ta suy nghĩ và thảo luận nhiều trong các năm tới, như đã xảy ra với các vị Giáo Hoàng tiền nhiệm của người. Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha có tính cách mục vụ, chứ không nhắm mục đích nào khác. Trong qúa khứ và mới đây các tương quan giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh cũng có các khó khăn, nhưng chưa bao giờ hai bên gần nhau như hiện nay. Trong nhiệm vụ mới của tôi, tôi không phải xây dựng các tương quan, nhưng là phát triển chúng.
Hỏi: Cách đây 9 năm Đức Gioan Phaolô II đã viếng thăm Hoa Kỳ lần cuối cùng. Sau biến cố khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, tình hình Hoa Kỳ đã rất khác với hồi năm 1999. Nó khác như thế nào thưa bà đại sứ?
Đáp: Điều đầu tiên tôi xin ghi nhận đó là toàn thế giới đã thay đổi, chứ không phải chỉ có Hoa Kỳ mà thôi. Và tôi tin là chỉ trong vòng 50 năm nữa các sử gia mới hiểu nó đã thay đổi như thế nào. Điều tôi có thể nói ngày nay đó là Hoa Kỳ đã kinh nghiệm được tính cách đễ bị thương tích của mình, đây là điều chưa từng xảy ra trước đó. Tuy nhiên điều này không phải là chuyện hoàn toàn tiêu cực. Chắc chắn chúng tôi đã ý thức nhiều hơn về tầm quan trọng phải hiểu biết các nền văn hóa và các tôn giáo khác. Đây là sự hiểu biết cần thiết trong một thế giới ngày càng tùy thuộc nhau hơn.
Hỏi: Thưa bà đại sứ, biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 cũng đã thay đổi tương quan giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh, với lập trường khác biệt rõ ràng liên quan tới đề tài chiến tranh, đặc biệt là sau khi xảy ra chiến tranh tại Irak. Lập trường khác biệt này xem ra sau đó cũng đã định đoạt trên các đề tài kinh tế, đặc biệt là việc toàn cầu hóa. Bà nghĩ gì về điều này?
Đáp: Liên quan tới phần đầu câu hỏi của qúy vị, tôi thấy các khác biệt giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ đôi khi đã bị phóng đại qúa đáng. Đúng thật là đã có các ý kiến khác biệt liên quan tới hoạt động ngoại giao cũng như hoạt động quân sự của Hoa Kỳ, trước khi xảy ra chiến tranh Irak. Tuy nhiên giờ đây xem ra Tòa Thánh đang ủng hộ với xác tín các nỗ lực của Hoa Kỳ tại Irak để thiết lập hòa bình, an ninh và khả năng tự cai trị của quốc gia này. Cũng như Tòa Thánh có cùng thái độ đối với các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm trao ban an ninh chống lại nạn khủng bố và đặc biệt chống lại việc sử dụng tôn giáo như lý cớ cho bạo lực. Cả đối với việc toàn cầu hóa, tôi tin rằng lập trường của tổng thống Bush liên quan tới các đề tài phát triển nói chung, cũng có nhiều điểm tương đồng và gần gũi với thông điệp ”Centesimun annus Năm thứ một trăm” của Đức Gioan Phaolô II.
Hỏi: Tương đồng ở những điểm nào thưa bà?
Đáp: Việc toàn cầu hóa có tiềm năng đem lại các ích lợi lớn cho mọi người trên thế giới bao gồm cả những vùng nghèo và ở ngoài lề nhất, nhưng đồng thời nó cũng không thể che dấu nhiều nguy cơ. Như thế câu hỏi đặt ra đó là làm thế nào để tất cả mọi người đều có thể hưởng các ích lợi của việc toàn cầu hóa?
Mới đây tổng thống Bush nói không thể có sự toàn cầu hóa thị trường mà không toàn cầu hóa tình liên đới, và trong tai tôi các lời này vang vọng những gì Đức Gioan Phaolo II đã nói tại Liên Hiệp Quốc hồi năm 1995: ”Chúng ta đã chấp nhận cuộc mạo hiểm của sự tự do, giờ đây chúng ta cũng phải chấp nhận cuộc mạo hiểm của tình liên đới”.
Hỏi: Giờ đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ viếng thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc. Và người ta chờ đợi rất nhiều nơi diễn văn của người? Tại sao lại có nhiều chú ý như vậy thưa bà đại sứ?
Đáp: Một phần bởi vì Đức Thánh Cha là vị lãnh đạo có thể nói là ”toàn cầu”, và người đến nói chuyện tại diễn đàn toàn cầu quan trọng nhất thế giới là Liên Hiệp Quốc. Đồng thời tôi cũng nghĩ rằng có sự chú ý lớn lao như thế vì người ta nhớ tới các diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Dĩ nhiên chúng ta không biết Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ nói những gì, nhưng chắc chắn điều người nói sẽ khiến cho chúng ta tất cả thảo luận, và suy tư trong nhiều năm trời, cũng như chúng ta đang làm đối với những gì Đức Giáo Hoàng Karol Wojtila đã nói trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi năm 1995.
Hỏi: Thưa bà đại sứ, nói chung tại sao hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh lại được thế giới coi trọng như vậy?
Đáp: Tôi tin rằng lý do của điều này đó là sự tôn trọng mà mọi quốc gia trên thế giới đều có đối với nền ngoại giao của Tòa Thánh. Thế thì câu hỏi có thể đưa ra ở điểm này đó là tại sao Tòa Thánh lại được tôn trọng như vậy?
Và theo tôi câu trả lời đó là ngày này qua ngày khác tại tất cả mọi trụ sở ngoại giao trên thế giới tiếng nói của Tòa Thánh tìm duy trì bản vị con người như trung tâm của mọi lo lắng. Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là khi một cuộc thảo luận tại Liên Hiệp Quốc hay tại các nơi khác, rơi vào các lãnh vực hoàn toàn có tính cách kinh tế, hay quyền lực, hoặc các lợi nhuận khác, thì nền ngoại giao của Tòa Thánh luôn luôn đem sự chú ý trở lại trên chiều kích nhân bản của các vấn đề.
Hỏi: Bà đại sứ có định nghĩa nền ngoại giao của Tòa Thánh là ”nền ngoại giao tốt đẹp nhất thế giới” hay không?
Đáp: Vâng, tôi nghĩ là có lý do để định nghĩa nền ngoại của Tòa Thánh là nền ngoại giao tốt đẹp nhất thế giới, vì có biết bao nhiêu người cũng nghĩ như vậy. Giới ngoại giao của Tòa Thánh là một nhóm người rất nhỏ, nhưng là những người rất được động viên, với sự thông minh, kinh nghiệm và sự tôn trọng đối với mọi nền văn hóa.
Hỏi: Thưa đại sứ Glendon, đại sứ đã là phụ nữ đầu tiên làm trưởng phái đoàn của Tòa Thánh tham dự hội nghị phụ nữ quốc tế tại Bắc Kinh, và cũng là phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch của một cơ quan của Tòa Thánh là Hàn Lâm Viện về các Khoa Học Xã Hội. Giờ đây, đại sứ đứng ở ”phía bên kia” như đại diện của quốc gia Hoa Kỳ, là quốc gia trong các hội nghị phụ nữ quốc tế tại Cairo và Bắc Kinh chẳng hạn, đã có lập trường trái nghịch với lập trường của Tòa Thánh Vaticăng. Đại sứ cảm thấy thế nào trong thế đứng mới này?
Đáp: Có đúng thật là trong các dịp đó đã có nhiều khác biệt ý kiến giữa Tòa Thánh và Hoa Kỳ. Tuy nhiên ngày nay liên quan tới cùng các vấn đề đã được thảo luận tại Cairo và Bắc Kinh như vấn đề dân số, phát triển và điều kiện của nữ giới các lập trường giữa Tòa Thánh và chính quyền Hoa Kỳ rất giống nhau. Riêng đối với địa vị mới của tôi là đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh, tôi không cảm thấy mình là ”ở phía bên kia”, nhiệm vụ của tôi ở đây không phải là xây dựng các tương quan, đã rất là mạnh mẽ rồi, mà là tìm củng cố chúng và làm cho chúng ngày càng lan rộng ra trong nhiều lãnh vực khác nữa.
(Avvenire 13-4-2008)