CHÚA THĂNG THIÊN, năm A
Mt 28, 16-20
Chúa về trời đã trả lời dứt điểm những vấn nạn của con người: người ta sinh ra để làm gì ? Chết rồi con người đi đâu ? Những câu hỏi ấy đã được giải mã rõ ràng. Chúa về trời, ra đi về với Chúa Cha và dọn đường cho các môn đệ, cho mọi người:” Vì Người ở đâu các con cũng sẽ ở đó với Ta “. Sau những ngày tháng sống lại, Chúa Phục Sinh luôn hiện giữa các môn đệ, để minh chứng Ngài đã sống lại thật và qua đó các môn đệ sẽ nhìn nhận Chúa đã sống lại thật như lời Ngài đã tiên báo trước. Hôm nay, Chúa Phục Sinh từ giã các môn đệ để về với Cha của Ngài, các môn được Ngài ủy thác sứ vụ tiếp tục công trình cứu thế của Ngài:” Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy” ( Mt 28, 18 ).
CHÚA VỀ TRỜI SAU 40 NGÀY Ở VỚI CÁC MÔN ĐỆ:
Thực tế, con số 40 sau ngày Chúa Phục Sinh có một ý nghĩa hoàn toàn vượt lên trên hình thức của một con số. Số 40 này trong Thánh Kinh chỉ định một thời gian có thời hạn, thời gian Thiên Chúa hoàn thành công việc của Ngài. Thánh Matthêô kể lại việc Chúa về trời xẩy ra trên một ngọn núi. Đối với thánh Matthêô mọi biến cố quan trọng Chúa làm đều bắt nguồn từ trên núi: bài giảng tám mối phúc thật (Mt 5, 1 tt ), Chúa Biến Hình ( Mt 17, 1tt ). Núi là nơi gặp gỡ Thiên Chúa như Môsê đã gặp gỡ Chúa trong bụi gai trên núi. Núi là nơi con người gặp Thiên Chúa để tôn thờ và làm vinh quang Ngài. Chúa về trời để chỉ những hành động cuối cùng của Ngài đã hoàn tất nơi trần gian. Chúa về trời, Ngài đã để lại một lời hứa thật quan trọng để dù Ngài có ra khỏi thế giới này trong thân xác hữu hình, Ngài vẫn luôn hiện diện với con người, với thế giới cho đến tận thế. Chúa Phục Sinh sau khi đã về với Chúa Cha sẽ sai Thánh Thần của Ngài xuống trên Giáo Hội. Chúa về trời không phải chấm dứt tại đó, nhưng Ngài đã sai các môn đệ: ” Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Các con hãy đi giảng dạy muôn dân” ( Mt 28, 18-19). Chúa về trời nhưng đây lại là ngày khởi đầu lên đường rao giảng Tin Mừng của các môn đệ.Hôm nay đây, các môn đệ vâng lệnh Chúa Phục Sinh, ra đi chinh phục con người. Các Ngài trở thành những ngư phủ lành nghề lưới người. Các Ngài ra đi chinh phục thế giới bằng lời rao giảng, bằng phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Các môn đệ ngơ ngác nhìn Chúa về trời, rồi các Ngài ý thức sứ mạng Thầy mình trao phó, họ xuống núi trở về xây dựng Giáo Hội.
SỨ MẠNG RAO GIẢNG CỦA CÁC MÔN ĐỆ CŨNG LÀ SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH, CỦA MỖI NGƯỜI CHÚNG TA:
Khi sai các môn đệ rao giảng, Chúa muốn các Ngài trung thành trao ban cho muôn dân, cho mọi người những gì các Ngài đã lãnh nhận nơi Chúa. Điều trao ban cho muôn người không gì ngoài Tình Yêu. Thiên Chúa là Tình Yêu như thánh Gioan nói. Tình yêu vô biên, hy sinh, tự hiến:” Không Tình Yêu nào cao vời bằng Tình Yêu của Người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ).Chính vì yêu mà Con Thiên Chúa đã mặc xác phàm làm người. Chính vì yêu mà Chúa đã gánh tội cho nhân trần, cho con người, cho mỗi người. Và cũng chính vì yêu, Chúa đã giang tay chịu đóng đinh trên Thập Giá, để lại Thịt và Máu làm bánh trường sinh nuôi sống loài người, nuôi sống mỗi người. Chúa không ước mong gì hơn là nhân loại hãy sống giới luật yêu thương:” Các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con (Ga 15, 17 ).” Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu thương nhau “. Yêu thương như Chúa nghĩa là dám hy sinh mạng mình vì người mình yêu, dám lấy Thịt Máu mình nuôi sống người mình yêu. Chúa trao sứ mạng rao giảng cho các môn đệ và hứa đưa các Ngài về trời với Ngài. Do đó, Chúa cũng đang mời chúng ta rao giảng và cùng về trời với Ngài, nhưng rao giảng là làm sống lại chân lý tình thương của Chúa và về trời không riêng lẻ cho một ai mà Chúa đang mời gọi chúng ta về trời cùng với anh em chúng ta khi chúng ta xây dựng thành công một cộng đồng đầy ắp tình yêu thương. Chúa trao sứ mạng:” Rao giảng cho muôn dân “ nghĩa là Chúa muốn chúng ta làm sống lại đời sống yêu thương của Chúa để tất cả mọi người đều có một Cha chung trên trời, đều sống tình huynh đệ với nhau không còn hận thù, không còn tranh giành, chia rẽ, hờn oán và chiến tranh nữa.Sứ mạng rao giảng Tin Mừng Chúa trao cho con người, cho mỗi người Kitô hữu là sứ mạng cao cả, con người không chỉ nói suông, nói trên bờ môi chóp lưỡi về Chúa mà còn phải sống bằng chính gương sáng đời sống Kitô của mình để ai ai cũng nhận ra chúng ta là chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa.
CHÚA VỀ TRỜI. MỘT BIẾN CỐ CỨU ĐỘ :
Chúa về trời giúp chúng ta xác tín sâu xa rằng Ngài đã hoàn tất công trình cứu độ Chúa Cha trao phó cho Ngài ở trần gian này. Chúa Giêsu đến trần gian để làm theo ý Chúa Cha.” Lạy Cha nếu được thì xin cất chén đắng này đi nhưng đừng theo ý Con mà theo ý Cha”. Chúa về trời để chuẩn bị sai Chúa Thánh Thần đến với Giáo Hội. Biến cố Thăng Thiên giúp mọi Kitô hữu nghĩ đến tương lai và niềm hy vọng của mình.Nhìn về trời không có nghĩa là sao lãng công việc trần thế nhưng càng lúc mọi Kitô hữu phải nhớ đến lời Chúa và những thực tế của cuộc đời này:” Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời ”.Quả thực, Chúa Giêsu đã sống giữa chúng ta, đã sống ở Nagiarét, ở các vùng Galilêa, Giêsrusalem, đã đi qua nhiều con đường mà nhiều người Do Thái đã đi qua: Samaria, Capharnaum vv…Và đó là những nét Tin Mừng đã nói về Chúa Giêsu, như một con người sống giữa thế giới này và bây giờ đã về trời. Biến cố Chúa về trời mang một ý nghĩa rất sâu xa: Ngài sống trong mầu nhiệm khôn dò của Ba Ngôi Thiên Chúa và Chúa Phục Sinh là khát vọng, là niềm hy vọng của mọi người. Và như thánh Phaolô viết:” Đức Kitô, Đấng đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” ( 2 Co 5, 15 ).
Lạy Chúa xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con: ” Đem niềm vui đến chỗ ưu sầu. Dọi ánh sáng vào nơi tối tăm. Đem chân lý vào chốn lỗi lầm…”.
Mt 28, 16-20
Chúa về trời đã trả lời dứt điểm những vấn nạn của con người: người ta sinh ra để làm gì ? Chết rồi con người đi đâu ? Những câu hỏi ấy đã được giải mã rõ ràng. Chúa về trời, ra đi về với Chúa Cha và dọn đường cho các môn đệ, cho mọi người:” Vì Người ở đâu các con cũng sẽ ở đó với Ta “. Sau những ngày tháng sống lại, Chúa Phục Sinh luôn hiện giữa các môn đệ, để minh chứng Ngài đã sống lại thật và qua đó các môn đệ sẽ nhìn nhận Chúa đã sống lại thật như lời Ngài đã tiên báo trước. Hôm nay, Chúa Phục Sinh từ giã các môn đệ để về với Cha của Ngài, các môn được Ngài ủy thác sứ vụ tiếp tục công trình cứu thế của Ngài:” Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy” ( Mt 28, 18 ).
CHÚA VỀ TRỜI SAU 40 NGÀY Ở VỚI CÁC MÔN ĐỆ:
Thực tế, con số 40 sau ngày Chúa Phục Sinh có một ý nghĩa hoàn toàn vượt lên trên hình thức của một con số. Số 40 này trong Thánh Kinh chỉ định một thời gian có thời hạn, thời gian Thiên Chúa hoàn thành công việc của Ngài. Thánh Matthêô kể lại việc Chúa về trời xẩy ra trên một ngọn núi. Đối với thánh Matthêô mọi biến cố quan trọng Chúa làm đều bắt nguồn từ trên núi: bài giảng tám mối phúc thật (Mt 5, 1 tt ), Chúa Biến Hình ( Mt 17, 1tt ). Núi là nơi gặp gỡ Thiên Chúa như Môsê đã gặp gỡ Chúa trong bụi gai trên núi. Núi là nơi con người gặp Thiên Chúa để tôn thờ và làm vinh quang Ngài. Chúa về trời để chỉ những hành động cuối cùng của Ngài đã hoàn tất nơi trần gian. Chúa về trời, Ngài đã để lại một lời hứa thật quan trọng để dù Ngài có ra khỏi thế giới này trong thân xác hữu hình, Ngài vẫn luôn hiện diện với con người, với thế giới cho đến tận thế. Chúa Phục Sinh sau khi đã về với Chúa Cha sẽ sai Thánh Thần của Ngài xuống trên Giáo Hội. Chúa về trời không phải chấm dứt tại đó, nhưng Ngài đã sai các môn đệ: ” Mọi quyền năng trên trời dưới đất đều được ban cho Thầy. Các con hãy đi giảng dạy muôn dân” ( Mt 28, 18-19). Chúa về trời nhưng đây lại là ngày khởi đầu lên đường rao giảng Tin Mừng của các môn đệ.Hôm nay đây, các môn đệ vâng lệnh Chúa Phục Sinh, ra đi chinh phục con người. Các Ngài trở thành những ngư phủ lành nghề lưới người. Các Ngài ra đi chinh phục thế giới bằng lời rao giảng, bằng phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Các môn đệ ngơ ngác nhìn Chúa về trời, rồi các Ngài ý thức sứ mạng Thầy mình trao phó, họ xuống núi trở về xây dựng Giáo Hội.
SỨ MẠNG RAO GIẢNG CỦA CÁC MÔN ĐỆ CŨNG LÀ SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH, CỦA MỖI NGƯỜI CHÚNG TA:
Khi sai các môn đệ rao giảng, Chúa muốn các Ngài trung thành trao ban cho muôn dân, cho mọi người những gì các Ngài đã lãnh nhận nơi Chúa. Điều trao ban cho muôn người không gì ngoài Tình Yêu. Thiên Chúa là Tình Yêu như thánh Gioan nói. Tình yêu vô biên, hy sinh, tự hiến:” Không Tình Yêu nào cao vời bằng Tình Yêu của Người hiến mạng sống vì người mình yêu”( Ga 15, 13 ).Chính vì yêu mà Con Thiên Chúa đã mặc xác phàm làm người. Chính vì yêu mà Chúa đã gánh tội cho nhân trần, cho con người, cho mỗi người. Và cũng chính vì yêu, Chúa đã giang tay chịu đóng đinh trên Thập Giá, để lại Thịt và Máu làm bánh trường sinh nuôi sống loài người, nuôi sống mỗi người. Chúa không ước mong gì hơn là nhân loại hãy sống giới luật yêu thương:” Các con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương các con (Ga 15, 17 ).” Cứ dấu này người ta sẽ nhận ra các con là môn đệ của Thầy là các con hãy yêu thương nhau “. Yêu thương như Chúa nghĩa là dám hy sinh mạng mình vì người mình yêu, dám lấy Thịt Máu mình nuôi sống người mình yêu. Chúa trao sứ mạng rao giảng cho các môn đệ và hứa đưa các Ngài về trời với Ngài. Do đó, Chúa cũng đang mời chúng ta rao giảng và cùng về trời với Ngài, nhưng rao giảng là làm sống lại chân lý tình thương của Chúa và về trời không riêng lẻ cho một ai mà Chúa đang mời gọi chúng ta về trời cùng với anh em chúng ta khi chúng ta xây dựng thành công một cộng đồng đầy ắp tình yêu thương. Chúa trao sứ mạng:” Rao giảng cho muôn dân “ nghĩa là Chúa muốn chúng ta làm sống lại đời sống yêu thương của Chúa để tất cả mọi người đều có một Cha chung trên trời, đều sống tình huynh đệ với nhau không còn hận thù, không còn tranh giành, chia rẽ, hờn oán và chiến tranh nữa.Sứ mạng rao giảng Tin Mừng Chúa trao cho con người, cho mỗi người Kitô hữu là sứ mạng cao cả, con người không chỉ nói suông, nói trên bờ môi chóp lưỡi về Chúa mà còn phải sống bằng chính gương sáng đời sống Kitô của mình để ai ai cũng nhận ra chúng ta là chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa.
CHÚA VỀ TRỜI. MỘT BIẾN CỐ CỨU ĐỘ :
Chúa về trời giúp chúng ta xác tín sâu xa rằng Ngài đã hoàn tất công trình cứu độ Chúa Cha trao phó cho Ngài ở trần gian này. Chúa Giêsu đến trần gian để làm theo ý Chúa Cha.” Lạy Cha nếu được thì xin cất chén đắng này đi nhưng đừng theo ý Con mà theo ý Cha”. Chúa về trời để chuẩn bị sai Chúa Thánh Thần đến với Giáo Hội. Biến cố Thăng Thiên giúp mọi Kitô hữu nghĩ đến tương lai và niềm hy vọng của mình.Nhìn về trời không có nghĩa là sao lãng công việc trần thế nhưng càng lúc mọi Kitô hữu phải nhớ đến lời Chúa và những thực tế của cuộc đời này:” Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời ”.Quả thực, Chúa Giêsu đã sống giữa chúng ta, đã sống ở Nagiarét, ở các vùng Galilêa, Giêsrusalem, đã đi qua nhiều con đường mà nhiều người Do Thái đã đi qua: Samaria, Capharnaum vv…Và đó là những nét Tin Mừng đã nói về Chúa Giêsu, như một con người sống giữa thế giới này và bây giờ đã về trời. Biến cố Chúa về trời mang một ý nghĩa rất sâu xa: Ngài sống trong mầu nhiệm khôn dò của Ba Ngôi Thiên Chúa và Chúa Phục Sinh là khát vọng, là niềm hy vọng của mọi người. Và như thánh Phaolô viết:” Đức Kitô, Đấng đã chết thay cho mọi người, để những ai đang sống, không còn sống cho chính mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình” ( 2 Co 5, 15 ).
Lạy Chúa xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con: ” Đem niềm vui đến chỗ ưu sầu. Dọi ánh sáng vào nơi tối tăm. Đem chân lý vào chốn lỗi lầm…”.