Hậu Quả Xã Hội Và Kinh Tế Của Tan Vỡ Hôn Nhân
Rome, 18 tháng Năm 2008 (Zenit.org).- Gia đình tan vỡ hiện gây phí tổn nặng nề cho người nộp thuế. Một phúc trình vừa được công bô hồi tháng Tư vừa qua cho thấy riêng tại Hoa Kỳ mà thôi, phí tổn ấy lên đến 112 tỷ Mỹ Kim một năm.
Phúc trình trên tựa là “Các Phí Tổn Của Người Nộp Thuế Do Ly Dị Và Việc Nuôi Dưỡng Con Cái Không Do Hôn Nhân Gây Ra: Các Ước Tính Lần Đầu Tiên Cho Cả Quốc Gia Và 50 Tiểu Bang” do bốn nhóm chuyên nghiên cứu chính sách là Viện Các Giá Trị Mỹ, Hội Đồng Gia Đình Georgia, Viện Hôn Nhân Và Chính Sách Công và Các Gia Đình Tây Bắc, công bố.
Trong một thông cáo báo chí đình kèm Phúc Trình trên, David Blankenhorn, chủ tịch Viện Các Giá Trị Mỹ viết: “Lần đầu tiên, cuộc nghiên cứu này cung cấp tài liệu cho thấy việc ly dị và nuôi dậy con cái không do hôn nhân tạo ra đang gây cho người nộp thuế một phí tổn hết sức cao”.
Phúc trình trên cho hay hôn nhân không phải chỉ là một định chế luân lý hay xã hội mà thôi. Nó còn là một định chế kinh tế nữa, và khi phân tích ra, các phí tổn đối với các chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang thật rất cao.
Chúng lên đến 112 tỷ Mỹ Kim một năm, nghĩa là hơn 1 ngàn tỷ Mỹ Kim trong thập niên qua. Mà đó mới chỉ là ước tính tối thiểu mà thôi. Chính quyền liên bang gánh phần nặng nhất: 70.1 tỷ, tiếp đến là các tiểu bang: 33.3 tỷ, sau cùng là địa phương: 8.5 tỷ.
Các phí tổn trên do nhiều nguồn khác nhau: tăng chi tiêu cho các chương trình chống nghèo đói; các chương trình công lý hình sự và giáo dục; và giảm thuế cho các người có thu nhập thấp vì thiếu các cơ hội do việc lớn lên trong cảnh nghèo tạo ra. Cuộc nghiên cứu này cho rằng việc chính quyền hỗ trợ hôn nhân và gia đình sẽ có thể là một chính sách kinh tế lành mạnh. Chỉ cần giảm tỷ lệ ly dị một chút thôi cũng có thể tiết kiệm được hàng tỷ Mỹ Kim mỗi năm.
Một số tiểu bang đang ý thức được điều ấy và phúc trình trưng dẫn trường hợp Texas. Tiểu bang này mới đây đã chuẩn chi 15 triệu Mỹ Kim trong vòng hai năm cho việc giáo dục hôn nhân và các chương trình khác. Phúc trình này cho hay chỉ cần giảm tỷ lệ các gia đình tan vỡ đi chừng dưới 1% cũng hết sức đỡ tốn tiền cho các người nộp thuế.
Các Thay Đổi Đáng Kể
Bản nghiên cứu trên trình bầy một cái nhìn tổng quát về các thay đổi của cuộc sống gia đình trong hai thập niên qua:
* Giữa các năm 1970 và 2005, tỷ lệ trẻ em sống với hai cha mẹ có hôn thú giảm từ 85% xuống còn 68%.
* Hơn 1/3 trẻ em Mỹ hiện sinh ra ngoài hôn nhân, trong đó có 25% trẻ sơ sinh da trắng không phải là Hispanic, 46% trẻ sơ sinh Hispanic, và 69% trẻ sơ sinh Mỹ-Phi Châu.
* Năm 2004, gần 1.5 triệu bé thơ do các bà mẹ không hôn thú sinh hạ.
* Sau năm 1980, hơi có suy giảm con số ly dị, tuy nhiên thay vào đó, dường như lại có sự gia tăng việc nuôi dưỡng con cái ngoài hôn nhân, đến nỗi bách phân trẻ em sống với một cha mẹ tăng đều đặn giữa các năm 1970 và 1998, chỉ hơi giảm sau năm 1998.
Bản phúc trình nhìn nhận rằng vấn đề chủ yếu là phải kiểm nhận xem mối liên hệ nhân quả giữa việc tan vỡ gia đình và phí tổn kinh tế gây ra cho chính quyền lên đến mức nào. Các tác giả sau đó trưng các bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau để chứng minh cho luận điểm của họ. Họ có đầy đủ tài liệu để chứng tỏ rằng việc ly dị quả có góp phần tạo ra cảnh nghèo cho trẻ em. Các phân tích của họ cho thấy hầu như tất cả mọi gia tăng về nghèo đói họ quan sát được nơi các bà mẹ ly dị đều do ly dị gây ra, như một nghiên cứu mới đây đã cho thấy.
Các hiệu quả đối với con cái những người ly dị hay được giáo dục bởi cha hay mẹ đơn lẻ cũng đã được nghiên cứu cẩn thận. Phúc trình này cho hay đã có những cuộc nghiên cứu ở đại học đủ chứng minh hiện tượng trên dẫn đến một tỷ lệ gia tăng về tội phạm và các vấn đề du đãng.
Suy Giảm Thu Nhập
Nhiều chứng cớ từ các quốc gia khác cũng hỗ trợ cho 5 bản phúc trình này. Như ở Anh chẳng hạn, giữa các năm 1991 và 1997, sau khi ly dị, thu nhập của người mẹ giảm đi trung bình 30%. Đó là kết quả cuộc thăm dò của Viện Nghiên Cứu Xã Hội Và Kinh Tế, thuộc Đại Học Essex. Trong tường trình ngày 5 tháng Ba vừa qua, tờ Guardian ghi nhận rằng trong mấy năm gần đây, sự suy giảm kia đã bớt đi phần nào. Giữa các năm 1998 và 2004, sự suy giảm ấy chỉ còn là 12%.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gán một phần sự cải thiện ấy cho việc chính phủ gia tăng yểm trợ tài chánh. Tờ Telegraph của Anh số ngày 19 tháng Ba cho hay: Các gia đình đổ vỡ cũng gây ra nhiều vấn đề đối với trường học. Việc xuống dốc của gia đình truyền thống cũng đang tạo ra “‘cái vòng độc hại luẩn quẩn” giữa thất bại trong học tập, nghèo đói và tội phạm. Đó là nhận định của Hiệp Hội Giáo Viên Và Giảng Sư gồm 16,000 hội viên. Tờ Telegraph cũng ghi nhận rằng các âu lo trên xuất hiện cùng lúc với việc công bố chính thức cho thấy con số cha hay mẹ đơn lẻ tại Anh đã tăng từ 250,000 lên gần 2 triệu trong thập niên qua.
Một hiệu quả nữa là sức khỏe tinh thần của trẻ em các gia đình đang kinh qua cảm nghiệm tan vỡ thường bị bị kém đi nhiều lắm. Ngày 24 tháng Tư vừa qua, tờ Times đặt bản doanh ở London tường trình rằng theo một cuộc nghiên cứu do Hội Trẻ Em bảo trợ, hơn một phần tư thiếu niên dưới 16 tuổi bị trầm cảm vì các căng thẳng trong cuộc sống gia đình, trong tình bè bạn và tại nhà trường. Hàng ngàn trẻ em tham gia cuộc nghiên cứu này và việc gia đình tan vỡ là một vấn đề lớn đối với nhiều em.
Các Khó Khăn Của Âu Châu
Một cuộc nghiên cứu mới đây do hãng thông tấn Fides, một cơ quan truyền giáo của Vatican, thực hiện cho thấy Âu Châu cũng đang kinh qua nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống gia đình. Trong một hồ sơ tựa là “Cuộc Khủng Hoảng Gia Đình Tại Âu Châu”, cơ quan thông tấn này đã tổng hợp tín liệu từ nhiều cuộc nghiên cứu và thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Họ cho hay dân số Âu Châu không bao lâu nữa sẽ bắt đầu suy giảm và hiện nay đang lão hóa một cách rất nhanh. Cứ 25 giây, lại có một cuộc phá thai tại 27 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu, đồng thời mỗi ngày có đến 3 trường học phải đóng cửa vì nạn khan hiếm trẻ em.
Cả đàn ông lẫn đàn bà đều trì hoãn kết hôn, và trong năm 2005, dưới 1.9 triệu trẻ thơ đã được hạ sinh trong hôn nhân. Tại một số quốc gia, khoảng một nửa các vụ sinh đều là do các bà mẹ đơn lẻ hay các cặp sống chung. Con số ly dị càng ngày càng gia tăng với hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng. Giữa các chiều hướng ấy, Hãng Fides cũng nhấn mạnh rằng trong số 27% tổng sản lượng quốc gia mà Âu Châu chi tiêu cho phúc lợi xã hội, chỉ một số rất nhỏ đã được dành hỗ trợ các gia đình. Rõ ràng gia đình không được coi như một ưu tiên.
Thực thế, bản phúc trình cho hay: “các định chế và luật lệ của Âu Châu coi gia đình chỉ là một di sản có tính lịch sử, hơn là một định chế có chiều kích tương lai”. Cho nên, các chính quyền không tích cực hỗ trợ các gia đình được xây dựng trên một cuộc hôn nhân bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thay vào đó đã khích lệ nhiều hình thức sống chung khác nhau. Lại còn có các chính sách cho phép người độc thân, các cặp không hôn thú và cả các cặp đồng tính luyến ái nữa, chứ không phải các cặp vợ chồng, nhận con nuôi.
Thực Tại Nền Tảng
Ý thức rõ tình thế bi đát của gia đình ấy, Đức Bênêđíctô XVI thường lên tiếng yêu cầu các nhà cầm quyền công cộng hãy hỗ trợ các gia đình. Ngày 10 tháng Giêng vừa qua, ngỏ lời với các đại diện chính quyền địa phương của Rôma và vùng Lazio lân cận, Đức Thánh Cha nói: Kính trọng các gia đình đặt căn bản trên hôn nhân là một “giới luật”. Ngài nhận định rằng: “Bất hạnh thay, hàng ngày ta thấy các cuộc tấn công nhằm vào hôn nhân và các hiểu lầm liên quan đến thực tại nền tảng có tính nhân bản và xã hội này đã liên tiếp và nguy hiểm xẩy ra như thế nào. Bởi thế, điều hết sức cần thiết là các nhà cai trị công cộng đừng hỗ trợ các khuynh hướng tiêu cực ấy, trái lại, phải đem lại cho các gia đình sự hỗ trợ đầy xác tín và cụ thể của mình, trong niềm xác tín rằng qua đó họ thực sự hành động vì thiện ích chung”.
Ngay ngaà Thứ Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã bình luận rằng nhiều gia đình đang kêu gọi các chính phủ trợ giúp. Đức Bênêđíctô đưa ra nhận xét của ngài trong buổi yết kiến dành cho các đại biểu của Hội Nghị Các Hiệp Hội Gia Đình và Liên Đoàn Âu Châu Các Hiệp Hội Gia Đình Công Giáo, lúc ấy đang họp tại Rôma. Ngài nói: “Bởi thế, càng ngày càng có nhu cầu khẩn trương phải cùng nhau cam kết hỗ trợ các gia đình bằng mọi phương tiện có thể, từ quan điểm xã hội và kinh tế đến quan điểm luật pháp và thiêng liêng”. Đức Thánh Cha đặc biệt ca ngợi các sáng kiến nhằm động viên người ta ủng hộ các chính sách tài chánh có lợi cho gia đình. Một sáng kiến như thế hiện rất cần trong nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Cha John Flynn, LC.
Rome, 18 tháng Năm 2008 (Zenit.org).- Gia đình tan vỡ hiện gây phí tổn nặng nề cho người nộp thuế. Một phúc trình vừa được công bô hồi tháng Tư vừa qua cho thấy riêng tại Hoa Kỳ mà thôi, phí tổn ấy lên đến 112 tỷ Mỹ Kim một năm.
Phúc trình trên tựa là “Các Phí Tổn Của Người Nộp Thuế Do Ly Dị Và Việc Nuôi Dưỡng Con Cái Không Do Hôn Nhân Gây Ra: Các Ước Tính Lần Đầu Tiên Cho Cả Quốc Gia Và 50 Tiểu Bang” do bốn nhóm chuyên nghiên cứu chính sách là Viện Các Giá Trị Mỹ, Hội Đồng Gia Đình Georgia, Viện Hôn Nhân Và Chính Sách Công và Các Gia Đình Tây Bắc, công bố.
Trong một thông cáo báo chí đình kèm Phúc Trình trên, David Blankenhorn, chủ tịch Viện Các Giá Trị Mỹ viết: “Lần đầu tiên, cuộc nghiên cứu này cung cấp tài liệu cho thấy việc ly dị và nuôi dậy con cái không do hôn nhân tạo ra đang gây cho người nộp thuế một phí tổn hết sức cao”.
Phúc trình trên cho hay hôn nhân không phải chỉ là một định chế luân lý hay xã hội mà thôi. Nó còn là một định chế kinh tế nữa, và khi phân tích ra, các phí tổn đối với các chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang thật rất cao.
Chúng lên đến 112 tỷ Mỹ Kim một năm, nghĩa là hơn 1 ngàn tỷ Mỹ Kim trong thập niên qua. Mà đó mới chỉ là ước tính tối thiểu mà thôi. Chính quyền liên bang gánh phần nặng nhất: 70.1 tỷ, tiếp đến là các tiểu bang: 33.3 tỷ, sau cùng là địa phương: 8.5 tỷ.
Các phí tổn trên do nhiều nguồn khác nhau: tăng chi tiêu cho các chương trình chống nghèo đói; các chương trình công lý hình sự và giáo dục; và giảm thuế cho các người có thu nhập thấp vì thiếu các cơ hội do việc lớn lên trong cảnh nghèo tạo ra. Cuộc nghiên cứu này cho rằng việc chính quyền hỗ trợ hôn nhân và gia đình sẽ có thể là một chính sách kinh tế lành mạnh. Chỉ cần giảm tỷ lệ ly dị một chút thôi cũng có thể tiết kiệm được hàng tỷ Mỹ Kim mỗi năm.
Một số tiểu bang đang ý thức được điều ấy và phúc trình trưng dẫn trường hợp Texas. Tiểu bang này mới đây đã chuẩn chi 15 triệu Mỹ Kim trong vòng hai năm cho việc giáo dục hôn nhân và các chương trình khác. Phúc trình này cho hay chỉ cần giảm tỷ lệ các gia đình tan vỡ đi chừng dưới 1% cũng hết sức đỡ tốn tiền cho các người nộp thuế.
Các Thay Đổi Đáng Kể
Bản nghiên cứu trên trình bầy một cái nhìn tổng quát về các thay đổi của cuộc sống gia đình trong hai thập niên qua:
* Giữa các năm 1970 và 2005, tỷ lệ trẻ em sống với hai cha mẹ có hôn thú giảm từ 85% xuống còn 68%.
* Hơn 1/3 trẻ em Mỹ hiện sinh ra ngoài hôn nhân, trong đó có 25% trẻ sơ sinh da trắng không phải là Hispanic, 46% trẻ sơ sinh Hispanic, và 69% trẻ sơ sinh Mỹ-Phi Châu.
* Năm 2004, gần 1.5 triệu bé thơ do các bà mẹ không hôn thú sinh hạ.
* Sau năm 1980, hơi có suy giảm con số ly dị, tuy nhiên thay vào đó, dường như lại có sự gia tăng việc nuôi dưỡng con cái ngoài hôn nhân, đến nỗi bách phân trẻ em sống với một cha mẹ tăng đều đặn giữa các năm 1970 và 1998, chỉ hơi giảm sau năm 1998.
Bản phúc trình nhìn nhận rằng vấn đề chủ yếu là phải kiểm nhận xem mối liên hệ nhân quả giữa việc tan vỡ gia đình và phí tổn kinh tế gây ra cho chính quyền lên đến mức nào. Các tác giả sau đó trưng các bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau để chứng minh cho luận điểm của họ. Họ có đầy đủ tài liệu để chứng tỏ rằng việc ly dị quả có góp phần tạo ra cảnh nghèo cho trẻ em. Các phân tích của họ cho thấy hầu như tất cả mọi gia tăng về nghèo đói họ quan sát được nơi các bà mẹ ly dị đều do ly dị gây ra, như một nghiên cứu mới đây đã cho thấy.
Các hiệu quả đối với con cái những người ly dị hay được giáo dục bởi cha hay mẹ đơn lẻ cũng đã được nghiên cứu cẩn thận. Phúc trình này cho hay đã có những cuộc nghiên cứu ở đại học đủ chứng minh hiện tượng trên dẫn đến một tỷ lệ gia tăng về tội phạm và các vấn đề du đãng.
Suy Giảm Thu Nhập
Nhiều chứng cớ từ các quốc gia khác cũng hỗ trợ cho 5 bản phúc trình này. Như ở Anh chẳng hạn, giữa các năm 1991 và 1997, sau khi ly dị, thu nhập của người mẹ giảm đi trung bình 30%. Đó là kết quả cuộc thăm dò của Viện Nghiên Cứu Xã Hội Và Kinh Tế, thuộc Đại Học Essex. Trong tường trình ngày 5 tháng Ba vừa qua, tờ Guardian ghi nhận rằng trong mấy năm gần đây, sự suy giảm kia đã bớt đi phần nào. Giữa các năm 1998 và 2004, sự suy giảm ấy chỉ còn là 12%.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu gán một phần sự cải thiện ấy cho việc chính phủ gia tăng yểm trợ tài chánh. Tờ Telegraph của Anh số ngày 19 tháng Ba cho hay: Các gia đình đổ vỡ cũng gây ra nhiều vấn đề đối với trường học. Việc xuống dốc của gia đình truyền thống cũng đang tạo ra “‘cái vòng độc hại luẩn quẩn” giữa thất bại trong học tập, nghèo đói và tội phạm. Đó là nhận định của Hiệp Hội Giáo Viên Và Giảng Sư gồm 16,000 hội viên. Tờ Telegraph cũng ghi nhận rằng các âu lo trên xuất hiện cùng lúc với việc công bố chính thức cho thấy con số cha hay mẹ đơn lẻ tại Anh đã tăng từ 250,000 lên gần 2 triệu trong thập niên qua.
Một hiệu quả nữa là sức khỏe tinh thần của trẻ em các gia đình đang kinh qua cảm nghiệm tan vỡ thường bị bị kém đi nhiều lắm. Ngày 24 tháng Tư vừa qua, tờ Times đặt bản doanh ở London tường trình rằng theo một cuộc nghiên cứu do Hội Trẻ Em bảo trợ, hơn một phần tư thiếu niên dưới 16 tuổi bị trầm cảm vì các căng thẳng trong cuộc sống gia đình, trong tình bè bạn và tại nhà trường. Hàng ngàn trẻ em tham gia cuộc nghiên cứu này và việc gia đình tan vỡ là một vấn đề lớn đối với nhiều em.
Các Khó Khăn Của Âu Châu
Một cuộc nghiên cứu mới đây do hãng thông tấn Fides, một cơ quan truyền giáo của Vatican, thực hiện cho thấy Âu Châu cũng đang kinh qua nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống gia đình. Trong một hồ sơ tựa là “Cuộc Khủng Hoảng Gia Đình Tại Âu Châu”, cơ quan thông tấn này đã tổng hợp tín liệu từ nhiều cuộc nghiên cứu và thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Họ cho hay dân số Âu Châu không bao lâu nữa sẽ bắt đầu suy giảm và hiện nay đang lão hóa một cách rất nhanh. Cứ 25 giây, lại có một cuộc phá thai tại 27 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Âu Châu, đồng thời mỗi ngày có đến 3 trường học phải đóng cửa vì nạn khan hiếm trẻ em.
Cả đàn ông lẫn đàn bà đều trì hoãn kết hôn, và trong năm 2005, dưới 1.9 triệu trẻ thơ đã được hạ sinh trong hôn nhân. Tại một số quốc gia, khoảng một nửa các vụ sinh đều là do các bà mẹ đơn lẻ hay các cặp sống chung. Con số ly dị càng ngày càng gia tăng với hàng triệu trẻ em bị ảnh hưởng. Giữa các chiều hướng ấy, Hãng Fides cũng nhấn mạnh rằng trong số 27% tổng sản lượng quốc gia mà Âu Châu chi tiêu cho phúc lợi xã hội, chỉ một số rất nhỏ đã được dành hỗ trợ các gia đình. Rõ ràng gia đình không được coi như một ưu tiên.
Thực thế, bản phúc trình cho hay: “các định chế và luật lệ của Âu Châu coi gia đình chỉ là một di sản có tính lịch sử, hơn là một định chế có chiều kích tương lai”. Cho nên, các chính quyền không tích cực hỗ trợ các gia đình được xây dựng trên một cuộc hôn nhân bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thay vào đó đã khích lệ nhiều hình thức sống chung khác nhau. Lại còn có các chính sách cho phép người độc thân, các cặp không hôn thú và cả các cặp đồng tính luyến ái nữa, chứ không phải các cặp vợ chồng, nhận con nuôi.
Thực Tại Nền Tảng
Ý thức rõ tình thế bi đát của gia đình ấy, Đức Bênêđíctô XVI thường lên tiếng yêu cầu các nhà cầm quyền công cộng hãy hỗ trợ các gia đình. Ngày 10 tháng Giêng vừa qua, ngỏ lời với các đại diện chính quyền địa phương của Rôma và vùng Lazio lân cận, Đức Thánh Cha nói: Kính trọng các gia đình đặt căn bản trên hôn nhân là một “giới luật”. Ngài nhận định rằng: “Bất hạnh thay, hàng ngày ta thấy các cuộc tấn công nhằm vào hôn nhân và các hiểu lầm liên quan đến thực tại nền tảng có tính nhân bản và xã hội này đã liên tiếp và nguy hiểm xẩy ra như thế nào. Bởi thế, điều hết sức cần thiết là các nhà cai trị công cộng đừng hỗ trợ các khuynh hướng tiêu cực ấy, trái lại, phải đem lại cho các gia đình sự hỗ trợ đầy xác tín và cụ thể của mình, trong niềm xác tín rằng qua đó họ thực sự hành động vì thiện ích chung”.
Ngay ngaà Thứ Sáu vừa qua, Đức Giáo Hoàng đã bình luận rằng nhiều gia đình đang kêu gọi các chính phủ trợ giúp. Đức Bênêđíctô đưa ra nhận xét của ngài trong buổi yết kiến dành cho các đại biểu của Hội Nghị Các Hiệp Hội Gia Đình và Liên Đoàn Âu Châu Các Hiệp Hội Gia Đình Công Giáo, lúc ấy đang họp tại Rôma. Ngài nói: “Bởi thế, càng ngày càng có nhu cầu khẩn trương phải cùng nhau cam kết hỗ trợ các gia đình bằng mọi phương tiện có thể, từ quan điểm xã hội và kinh tế đến quan điểm luật pháp và thiêng liêng”. Đức Thánh Cha đặc biệt ca ngợi các sáng kiến nhằm động viên người ta ủng hộ các chính sách tài chánh có lợi cho gia đình. Một sáng kiến như thế hiện rất cần trong nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Cha John Flynn, LC.