Chúa Nhật 11 thường niên (Matthêu 9, 36-10,8)
Muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không
Theo truyền thống, hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập, thị trấn Bình Minh mở một ngày hội tưng bừng với các trò chơi dân gian rất lôi cuốn.
Năm nay, để thắt chặt tình hiệp thông giữa các cư dân trong thị trấn, ông thị trưởng tổ chức một bữa tiệc vui và kêu gọi mỗi người tham dự mang theo một chai rượu thật ngon, đem đổ chung vào một bồn chứa lớn để mọi người cùng thưởng thức với nhau.
Sáng kiến nầy được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt. Đến ngày hội, ai nấy đều mang chai rượu của mình theo, cùng rót hết vào bồn lớn nằm giữa toà thị sảnh. Ai cũng hy vọng kỳ nầy mình sẽ được thưởng thức hương vị tuyệt vời do nhiều thứ rượu ngon pha trộn với nhau.
Khi cuộc liên hoan bắt đầu, từng người lần lượt mở vòi lấy rượu từ bồn chứa vào ly riêng, nâng ly mừng ngày hội lớn; và rồi ai nấy đều nhăn mặt khó chịu khi vừa nếm ngụm rượu đầu tiên: nhạt thếch! Toàn là nước lã!
Hoá ra, ai nấy đều có chung ý tưởng lớn: có cả ngàn người đều mang rượu ngon đổ vào bồn, mình có mang theo chai nước lã đổ vào đó thì có sao đâu! Có Trời mới biết là mình mang nước thay vì rượu. Thế là vừa khỏi tốn tiền mua rượu mà lại được thưởng thức rượu ngon miễn phí do người khác góp vào.
Não trạng người đời là thế: muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không.
Người đời muốn được thụ hưởng miễn phí những thành quả, những cống hiến của xã hội mang lại cho mình, còn bản thân mình thì chẳng muốn cống hiến bất cứ điều gì miễn phí cho ai.
Trong lãnh vực truyền giáo cũng vậy, chúng ta muốn thụ hưởng nhưng không công lao và thành quả do các giáo sĩ Tây phương cống hiến cho dân tộc mình suốt nhiều thế kỷ qua, nhưng nếu được kêu gọi đem công lao, sức lực để truyền giáo cho các dân tộc ở những nơi khác thì dường như chúng ta không hề mong muốn.
Đó là biểu hiện của não trạng muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không.
Khi nhìn thấy đoàn lũ dân chúng đông đảo bao quanh mình như đoàn chiên vất vưởng không người chăn, Chúa Giê-su kêu mời các môn đệ cũng như chúng ta hãy cầu xin chủ mùa sai thợ đến làm việc trên cánh đồng của Chúa: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
Đáp lời mời gọi của Chúa Giê-su, chúng ta đã nhiều phen cầu xin cho có thêm thợ làm việc trong cánh đồng truyền giáo, nhưng chúng ta ‘quảng đại’ cầu xin cho kẻ khác, chứ không phải cho chính mình, được ơn trọng ấy!
Thông thường, khi cầu xin cho được no đủ hay giàu sang, được sức khoẻ hay bình an… chúng ta luôn luôn cầu xin cho mình trước. Còn khi xin cho có nhiều người đến làm việc trong cánh đồng của Thiên Chúa thì chúng ta lại xin cho những những khác, chứ không xin cho mình.
Tương tự như thế, khi có giặc xâm chiếm, tàn phá quê hương, chúng ta cầu xin cho những người khác trở thành những chiến sĩ dũng cảm xông ra chiến trường gìn giữ biên cương, còn ta thì ước gì Chúa đừng ban cho ơn ấy. Hoặc khi cần có đội quân tình nguyện lên đường cấp cứu những nạn nhân động đất, sóng thần, dịch bệnh ở những vùng xa xôi nào đó… thì chúng ta cũng cầu cho những người khác được ưu tiên chọn lựa lên đường thi hành sứ mạng, còn chúng ta thì xin Chúa khỏi nhọc công ban ơn đó.
Nếu ai cũng cầu nguyện như thế, và nếu Chúa cũng chấp thuận những lời cầu như thế tìm đâu ra người cứu nguy, cứu khổ cho bao người!
Đó là biểu hiện của não trạng muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không.
Vậy hôm nay, khi hưởng ứng lời mới gọi của Chúa Giê-su xin Chúa Cha ban cho nhiều người đến làm việc trong cánh đồng của Chúa, chúng ta hãy cầu xin cho mình xông pha đi trước.
Lạy Chúa, biết đến bao giờ con mới dám cầu xin cho con được ơn làm thợ gặt cho Chúa, trước khi xin ơn ấy cho những người chung quanh.
Biết đến bao giờ não trạng muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không mới được xoá bỏ khỏi đầu óc con.
Ngay trên quê hương Việt Nam chúng con, còn hơn bảy chục triệu người chưa biết Chúa; ngay sát nách nhà chúng con hay kề cận giáo xứ chúng con, có rất nhiều đứa con còn chưa biết mặt Cha mình. Đó là cánh đồng mênh mông đang trông chờ thợ gặt cách khẩn thiết. Xin cho con có can đảm cầu xin cho chính bản thân mình được sai đi vào cánh đồng của Chúa.
Muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không
Theo truyền thống, hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập, thị trấn Bình Minh mở một ngày hội tưng bừng với các trò chơi dân gian rất lôi cuốn.
Năm nay, để thắt chặt tình hiệp thông giữa các cư dân trong thị trấn, ông thị trưởng tổ chức một bữa tiệc vui và kêu gọi mỗi người tham dự mang theo một chai rượu thật ngon, đem đổ chung vào một bồn chứa lớn để mọi người cùng thưởng thức với nhau.
Sáng kiến nầy được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt. Đến ngày hội, ai nấy đều mang chai rượu của mình theo, cùng rót hết vào bồn lớn nằm giữa toà thị sảnh. Ai cũng hy vọng kỳ nầy mình sẽ được thưởng thức hương vị tuyệt vời do nhiều thứ rượu ngon pha trộn với nhau.
Khi cuộc liên hoan bắt đầu, từng người lần lượt mở vòi lấy rượu từ bồn chứa vào ly riêng, nâng ly mừng ngày hội lớn; và rồi ai nấy đều nhăn mặt khó chịu khi vừa nếm ngụm rượu đầu tiên: nhạt thếch! Toàn là nước lã!
Hoá ra, ai nấy đều có chung ý tưởng lớn: có cả ngàn người đều mang rượu ngon đổ vào bồn, mình có mang theo chai nước lã đổ vào đó thì có sao đâu! Có Trời mới biết là mình mang nước thay vì rượu. Thế là vừa khỏi tốn tiền mua rượu mà lại được thưởng thức rượu ngon miễn phí do người khác góp vào.
Não trạng người đời là thế: muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không.
Người đời muốn được thụ hưởng miễn phí những thành quả, những cống hiến của xã hội mang lại cho mình, còn bản thân mình thì chẳng muốn cống hiến bất cứ điều gì miễn phí cho ai.
Trong lãnh vực truyền giáo cũng vậy, chúng ta muốn thụ hưởng nhưng không công lao và thành quả do các giáo sĩ Tây phương cống hiến cho dân tộc mình suốt nhiều thế kỷ qua, nhưng nếu được kêu gọi đem công lao, sức lực để truyền giáo cho các dân tộc ở những nơi khác thì dường như chúng ta không hề mong muốn.
Đó là biểu hiện của não trạng muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không.
Khi nhìn thấy đoàn lũ dân chúng đông đảo bao quanh mình như đoàn chiên vất vưởng không người chăn, Chúa Giê-su kêu mời các môn đệ cũng như chúng ta hãy cầu xin chủ mùa sai thợ đến làm việc trên cánh đồng của Chúa: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
Đáp lời mời gọi của Chúa Giê-su, chúng ta đã nhiều phen cầu xin cho có thêm thợ làm việc trong cánh đồng truyền giáo, nhưng chúng ta ‘quảng đại’ cầu xin cho kẻ khác, chứ không phải cho chính mình, được ơn trọng ấy!
Thông thường, khi cầu xin cho được no đủ hay giàu sang, được sức khoẻ hay bình an… chúng ta luôn luôn cầu xin cho mình trước. Còn khi xin cho có nhiều người đến làm việc trong cánh đồng của Thiên Chúa thì chúng ta lại xin cho những những khác, chứ không xin cho mình.
Tương tự như thế, khi có giặc xâm chiếm, tàn phá quê hương, chúng ta cầu xin cho những người khác trở thành những chiến sĩ dũng cảm xông ra chiến trường gìn giữ biên cương, còn ta thì ước gì Chúa đừng ban cho ơn ấy. Hoặc khi cần có đội quân tình nguyện lên đường cấp cứu những nạn nhân động đất, sóng thần, dịch bệnh ở những vùng xa xôi nào đó… thì chúng ta cũng cầu cho những người khác được ưu tiên chọn lựa lên đường thi hành sứ mạng, còn chúng ta thì xin Chúa khỏi nhọc công ban ơn đó.
Nếu ai cũng cầu nguyện như thế, và nếu Chúa cũng chấp thuận những lời cầu như thế tìm đâu ra người cứu nguy, cứu khổ cho bao người!
Đó là biểu hiện của não trạng muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không.
Vậy hôm nay, khi hưởng ứng lời mới gọi của Chúa Giê-su xin Chúa Cha ban cho nhiều người đến làm việc trong cánh đồng của Chúa, chúng ta hãy cầu xin cho mình xông pha đi trước.
Lạy Chúa, biết đến bao giờ con mới dám cầu xin cho con được ơn làm thợ gặt cho Chúa, trước khi xin ơn ấy cho những người chung quanh.
Biết đến bao giờ não trạng muốn nhận nhưng không mà chẳng chịu cho nhưng không mới được xoá bỏ khỏi đầu óc con.
Ngay trên quê hương Việt Nam chúng con, còn hơn bảy chục triệu người chưa biết Chúa; ngay sát nách nhà chúng con hay kề cận giáo xứ chúng con, có rất nhiều đứa con còn chưa biết mặt Cha mình. Đó là cánh đồng mênh mông đang trông chờ thợ gặt cách khẩn thiết. Xin cho con có can đảm cầu xin cho chính bản thân mình được sai đi vào cánh đồng của Chúa.