TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI CHA
Chiều nay cô con gái cưng của ông đã đi xa rồi, ông đọc được trên gương mặt nó sự hãnh diện, vui sướng, nhưng không che dấu được sự căng thẳng tâm hồn khi bước vào tương lai. Cả tháng nay, ông thấy con bé hay tâm sự với ông hàng xóm, nó nói với ông: nó coi ông hàng xóm như Bố nuôi để ông giúp đỡ hoàn cảnh túng nghèo của gia đình ông. Ông buồn héo hắt, nhưng số phận buộc ông phải thinh lặng.
Cả tuần nay nó nhận điện thoại của người hàng xóm liên tục. Nhiều lúc từ trong nhà ông nghe nó nói: < i>Con đang chuẩn bị đi xa nhà, Bố con nghèo lắm không lo được cho con, Bố con cũng hời hợt lắm lúc nào cũng lặng thinh, chuyện lớn của của cuộc đời con mà Bố nuôi… i>
Rồi chiều chiều nó nhận được gói quà của Bố nuôi gởi, khi thì đôi giày kiểu mới nhất, lúc thì chiếc áo, lúc khác lại cái vali… ông thấy nó chờ đợi điều đó hơn là mỗi buổi chiều về ôm cổ Bố tâm sự những chuyện vui buồn như trước đây. Ông nhớ lại ngày trước, khi mẹ nó mất, ông đã cực nhọc cảnh gà trống nuôi con cho đến hôm nay… Người ta nói ông bỏ nó vào co nhi viện để ông thoải mái tự do, nhưng ông đã không làm thế. Ông đã cõng nó đi qua bao nhiêu gian khó vất vả của cuộc đời.
Những ngày qua ông trằn trọc khó ngủ, những cái thở dài của ông giờ này nó không còn nghe thấy nữa, ông không biết diễn tả làm sao tấm lòng của ông cho nó hiểu.
…
Còn hai ngày nữa con đi rồi, bữa cơm chiều thật lặng lẽ, cuối bữa cơm ông mới nói: “Con sắp đi rồi…” Cô con gái nhanh nhảu trả lời: “Bố đừng lo, con tự lo cho mình được…” Ông khẽ rút trong túi ra 50 đôla, đưa cho con… “Mai con đi rồi con cầm để phòng thân” .
Cô cầm tiền của Bố cho và dấu đi tiếng thở dài, kèm theo lời cám ơn không mấy hài lòng. Tối hôm đó, từ phòng của con ông nghe lanh lảnh, “Bố nuôi ơi, Bố già của con cho con có 50 đôla à, Bố con chẳng quan tâm đến việc con đi xa nhà” … rồi cô gọi cho bạn, cho bác, cho anh hai… ai ai cô cũng than thở về chuyện chỉ có 50 đôla.
Giọt nước mắt của ông lăn dài, buốt cứng, cô con gái của ông không hiểu rằng 50 đôla ấy là tài sản duy nhất ông có để phòng thân, nó tựa hai đồng xu của bà góa nghèo, nó là tất cả cuộc sống của ông khi con ông đã đi xa rồi…
Ông không muốn làm tiền cái kiểu của các ông lớn thường làm là tham nhũng, hối lộ… ông liêm khiết để dạy con bài học liêm khiết. Nhưng con ông lại muốn làm tiền bằng tình cảm. Tình cảm của một ông hàng xóm không có con cần có đứa con nuôi. Ông buồn vì giá trị cuộc sống đã bị đánh mất. Ông buồn vì giữa danh vọng, giàu sang con ông đã quên đi sự giảm dị của tình nghĩa cha con.
Mai con ông đi mà lòng ông trĩu nặng, con ông có vinh hoa, có tương lai, nhưng tương lai đó đặt trên giá trị của tiền bạc… Ông nhờ tôi viết bài này lên mạng, gởi cho con ông ở xa, để con ông có thể nghe thấy tiếng ông.
Con gái ạ, ngày mai ngày của cha, cầu mong con được hạnh phúc, cả đời cha chỉ ước ao con được hạnh phúc và bình an.
Cha gởi cho con câu ca dao này, con nhớ mà sống ở đời và gởi cho bạn bè của con nhé:
“Dạy con đọc sách thánh hiền,
Còn hơn là để bạc tiền đầy kho” .
Chiều nay cô con gái cưng của ông đã đi xa rồi, ông đọc được trên gương mặt nó sự hãnh diện, vui sướng, nhưng không che dấu được sự căng thẳng tâm hồn khi bước vào tương lai. Cả tháng nay, ông thấy con bé hay tâm sự với ông hàng xóm, nó nói với ông: nó coi ông hàng xóm như Bố nuôi để ông giúp đỡ hoàn cảnh túng nghèo của gia đình ông. Ông buồn héo hắt, nhưng số phận buộc ông phải thinh lặng.
Cả tuần nay nó nhận điện thoại của người hàng xóm liên tục. Nhiều lúc từ trong nhà ông nghe nó nói: < i>Con đang chuẩn bị đi xa nhà, Bố con nghèo lắm không lo được cho con, Bố con cũng hời hợt lắm lúc nào cũng lặng thinh, chuyện lớn của của cuộc đời con mà Bố nuôi… i>
Rồi chiều chiều nó nhận được gói quà của Bố nuôi gởi, khi thì đôi giày kiểu mới nhất, lúc thì chiếc áo, lúc khác lại cái vali… ông thấy nó chờ đợi điều đó hơn là mỗi buổi chiều về ôm cổ Bố tâm sự những chuyện vui buồn như trước đây. Ông nhớ lại ngày trước, khi mẹ nó mất, ông đã cực nhọc cảnh gà trống nuôi con cho đến hôm nay… Người ta nói ông bỏ nó vào co nhi viện để ông thoải mái tự do, nhưng ông đã không làm thế. Ông đã cõng nó đi qua bao nhiêu gian khó vất vả của cuộc đời.
Những ngày qua ông trằn trọc khó ngủ, những cái thở dài của ông giờ này nó không còn nghe thấy nữa, ông không biết diễn tả làm sao tấm lòng của ông cho nó hiểu.
…
Còn hai ngày nữa con đi rồi, bữa cơm chiều thật lặng lẽ, cuối bữa cơm ông mới nói: “Con sắp đi rồi…” Cô con gái nhanh nhảu trả lời: “Bố đừng lo, con tự lo cho mình được…” Ông khẽ rút trong túi ra 50 đôla, đưa cho con… “Mai con đi rồi con cầm để phòng thân” .
Cô cầm tiền của Bố cho và dấu đi tiếng thở dài, kèm theo lời cám ơn không mấy hài lòng. Tối hôm đó, từ phòng của con ông nghe lanh lảnh, “Bố nuôi ơi, Bố già của con cho con có 50 đôla à, Bố con chẳng quan tâm đến việc con đi xa nhà” … rồi cô gọi cho bạn, cho bác, cho anh hai… ai ai cô cũng than thở về chuyện chỉ có 50 đôla.
Giọt nước mắt của ông lăn dài, buốt cứng, cô con gái của ông không hiểu rằng 50 đôla ấy là tài sản duy nhất ông có để phòng thân, nó tựa hai đồng xu của bà góa nghèo, nó là tất cả cuộc sống của ông khi con ông đã đi xa rồi…
Ông không muốn làm tiền cái kiểu của các ông lớn thường làm là tham nhũng, hối lộ… ông liêm khiết để dạy con bài học liêm khiết. Nhưng con ông lại muốn làm tiền bằng tình cảm. Tình cảm của một ông hàng xóm không có con cần có đứa con nuôi. Ông buồn vì giá trị cuộc sống đã bị đánh mất. Ông buồn vì giữa danh vọng, giàu sang con ông đã quên đi sự giảm dị của tình nghĩa cha con.
Mai con ông đi mà lòng ông trĩu nặng, con ông có vinh hoa, có tương lai, nhưng tương lai đó đặt trên giá trị của tiền bạc… Ông nhờ tôi viết bài này lên mạng, gởi cho con ông ở xa, để con ông có thể nghe thấy tiếng ông.
Con gái ạ, ngày mai ngày của cha, cầu mong con được hạnh phúc, cả đời cha chỉ ước ao con được hạnh phúc và bình an.
Cha gởi cho con câu ca dao này, con nhớ mà sống ở đời và gởi cho bạn bè của con nhé:
“Dạy con đọc sách thánh hiền,
Còn hơn là để bạc tiền đầy kho” .