Tòa Thánh nhìn đến Chính Trị như một hình thức của Đức Ái
VATICAN, ngày 20 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org) – Toà Thánh đề nghi coi chính trị như là một hình thức của Đức Ái, đồng thời xác nhận rằng Hội Tháng có một đóng góp thiết yếu trong việc hình thành thế giới chính trị.
Đức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình, đã khai mạc hai ngày đại hội sáng hôm nay được đặt trọng tâm vào “Chính Trị, một Hình Thức Cần Thiết của Đức Ái.”
Buổi họp được tổ chức lại văn phòng chính của Hội Đồng, sẽ đưa ra những chỉ dẫn cho một nền chính trị dựa trên nhãn quan Kitô giáo trong các lãnh vực như đời sống và gia đình, thuế má, sự hợp tác quốc tế và kỹ thuật sinh học.
Trong bài diễn văn khai mạc, ĐHY Martinô đã nói rằng “trong thông điệp của Đức Kitô được Hội Thánh rao giảng, cộng đồng nhân loại có thể tìm được sức mạnh để yêu thương tha nhân như chính mính, để chiến đấu chống lại tất cả những gì đối nghịch với sự sống, để công nhận sự bình đẳng căn bản của tất cả mọi người, để tranh đấu chống lại mọi hình thức kỳ thị, để thắng vượt những hình thức thuần túy cá nhân chủ nghĩa.”
Khi nói về chủ nghĩa phi tôn giáo, đôi khi được hiểu là loại bỏ tôn giáo ra ngoài đời sống công cộng, vị chủ tịch Hội Đồng của Toà Thánh đã trình bày một xác tín rằng Đạo Công Giáo sẽ không bao giờ chối bỏ vai trò công cộng của Đức Tin.
Ngài nói, “Nếu chính trị có vẻ hành động như là không có Thiên Chúa, thì cuối cùng nó sẽ khô cằn và đánh mật chính ý thức về phẩm giá không thể thấy được của con người.”
ĐHY Martino đã bảo vệ thuyết đa nguyên về dân chủ, nhưng nhấn mạnh rằng có những giá trị không thể nhượng bộ được, như là tôn trọng sự sống con người, gia đình, và quyền được giáo dục.
Ngài cảnh cáo, “Khi các quyền lợi được yêu sách theo một đường hướng cá nhân chủ nghĩa, tách rời chúng ra khỏi liên quan với chân lý, đoàn kết và trách nhiệm, thì chính nền dân chủ sẽ bị hao mòn và những yếu tố ngược lại sẽ hội nhập vào.”
ĐHY đã kết luận bằng cách đề nghị rằng một nền dân chủ chân chính cần phải có một linh hồn: một sự xác tín về giá trị vô điều kiện của con người, mở ra cho tha nhân và cho Thiên Chúa, trong chân lý và sự tốt lành.
VATICAN, ngày 20 tháng 6, năm 2008 (Zenit.org) – Toà Thánh đề nghi coi chính trị như là một hình thức của Đức Ái, đồng thời xác nhận rằng Hội Tháng có một đóng góp thiết yếu trong việc hình thành thế giới chính trị.
Đức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình, đã khai mạc hai ngày đại hội sáng hôm nay được đặt trọng tâm vào “Chính Trị, một Hình Thức Cần Thiết của Đức Ái.”
Buổi họp được tổ chức lại văn phòng chính của Hội Đồng, sẽ đưa ra những chỉ dẫn cho một nền chính trị dựa trên nhãn quan Kitô giáo trong các lãnh vực như đời sống và gia đình, thuế má, sự hợp tác quốc tế và kỹ thuật sinh học.
Trong bài diễn văn khai mạc, ĐHY Martinô đã nói rằng “trong thông điệp của Đức Kitô được Hội Thánh rao giảng, cộng đồng nhân loại có thể tìm được sức mạnh để yêu thương tha nhân như chính mính, để chiến đấu chống lại tất cả những gì đối nghịch với sự sống, để công nhận sự bình đẳng căn bản của tất cả mọi người, để tranh đấu chống lại mọi hình thức kỳ thị, để thắng vượt những hình thức thuần túy cá nhân chủ nghĩa.”
Khi nói về chủ nghĩa phi tôn giáo, đôi khi được hiểu là loại bỏ tôn giáo ra ngoài đời sống công cộng, vị chủ tịch Hội Đồng của Toà Thánh đã trình bày một xác tín rằng Đạo Công Giáo sẽ không bao giờ chối bỏ vai trò công cộng của Đức Tin.
Ngài nói, “Nếu chính trị có vẻ hành động như là không có Thiên Chúa, thì cuối cùng nó sẽ khô cằn và đánh mật chính ý thức về phẩm giá không thể thấy được của con người.”
ĐHY Martino đã bảo vệ thuyết đa nguyên về dân chủ, nhưng nhấn mạnh rằng có những giá trị không thể nhượng bộ được, như là tôn trọng sự sống con người, gia đình, và quyền được giáo dục.
Ngài cảnh cáo, “Khi các quyền lợi được yêu sách theo một đường hướng cá nhân chủ nghĩa, tách rời chúng ra khỏi liên quan với chân lý, đoàn kết và trách nhiệm, thì chính nền dân chủ sẽ bị hao mòn và những yếu tố ngược lại sẽ hội nhập vào.”
ĐHY đã kết luận bằng cách đề nghị rằng một nền dân chủ chân chính cần phải có một linh hồn: một sự xác tín về giá trị vô điều kiện của con người, mở ra cho tha nhân và cho Thiên Chúa, trong chân lý và sự tốt lành.