Ðể độc giả Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại biết thực trạng xã hội Việt Nam như thế nào, chúng tôi xin tiếp tục trích đăng bài phóng sự dưới đây của hai ký giả Nguyễn Hằng và Kiều Minh của tờ Lao Ðộng xuất bản tại Sàigòn vào ngày 12/2 và 13/2. Bài phóng sự nói lên lương tâm chức nghiệp của giới y tế trong chế độ được mệnh danh là đỉnh cao trí tuệ loài người.
Ði mua chữ ký “đủ sức khỏe”
Tác giả: Nguyễn Hằng - Kiều Minh
Ở kỳ trước, Báo Lao Động đã nêu mới chỉ ở 3 bệnh viện được phép của Sở Y tế Hà Nội về việc khám sức khoẻ cho những người cần "Giấy chứng nhận sức khoẻ" thì tình trạng khám qua loa đại khái, khám để cho có cũng đã rất nghiêm trọng. Thực chất việc khám sức khoẻ này hầu như chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa những người có bệnh không đủ tiêu chuẩn lái xe ôtô hay môtô. Nhưng việc khám sức khoẻ qua loa không chỉ có ở các bệnh viện công thuộc Sở Y tế mà ngay cả bệnh viện của ngành công an, đáng lẽ phải nghiêm hơn, nhưng cũng như thế tuốt...
Máy đo huyết áp để... trang trí
Bệnh viện của Công an TP.Hà Nội là một trong số ít các bệnh viện ở HN có khám sức khoẻ để làm hồ sơ thi cấp bằng lái xe, cả loại ôtô và xe máy. Đây là một bệnh viện có uy tín trong ngành và mỗi ngày thu hút một số lượng khá lớn người đến khám sức khoẻ. Thủ tục để khám sức khoẻ làm hồ sơ thi cấp bằng lái xe ở đây cũng khá đơn giản: Chỉ cần mua một bộ hồ sơ 6.000 đồng, sau đó nộp lệ phí khám sức khoẻ 25.000 đồng và vào khám là xong. Khi đi khám thường phải đem theo CMTND hoặc một loại giấy tờ tuỳ thân nào đó để nhận dạng. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc khám bệnh ở đây cũng thực hiện hết sức qua loa và "giản tiện" tới mức tối đa dù cho những người đi khám hầu hết đều có nhu cầu điều khiển xe máy, ôtô, thậm chí cả những loại ôtô hạng nặng. Có không ít những trường hợp mà người đến khám không phải là người trong hồ sơ, nhưng vẫn được một số bác sỹ ở đây cho qua mà chính PV là một người trong số đó.
Hôm đó là thứ 4, ngày 22.1.2003, trong vai người đi khám sức khoẻ để thi lấy bằng lái xe ôtô hạng B1, PV có mặt tại cổng BV Công an TPHN, số 89 Lý Thường Kiệt. Vì là những ngày cận Tết nên số lượng người đến đây khám khá đông. Sau khi đã mua một bộ hồ sơ màu xanh và nộp lệ phí 25.000 đồng/người, PV bắt đầu bước vào một hành trình khám bệnh đã được các BS ở đây linh động, giản tiện tới mức tối đa. Tại bàn thứ nhất, một nữ bác sỹ với bộ đồ đo huyết áp đặt bên hỏi cân nặng và chiều cao của người đi khám (PV). Sau khi nhìn lướt qua ảnh của PV trong tấm bằng lái xe máy, chị gật đầu và tự điền nốt vào các mục như "lực bóp tay thuận, tay không thuận", "lực kéo thân"... rồi chuyển trả lại cho PV tờ giấy khám sức khoẻ, yêu cầu lên tầng 2 khám tiếp. Bộ đồ đo huyết áp đặt cạnh chị dường như chỉ để... trang trí.
Trái, phải và... OK
Tầng 2 là nơi đặt hai bàn khám: Một bàn khám mắt và một bàn khám các phần còn lại gồm có tâm thần kinh, tuần hoàn, vận động, hô hấp, răng hàm mặt, tai mũi họng... Tại bàn khám "hỗn hợp" kia, nữ BS tên T. cũng lại chăm chú so mặt của PV với ảnh trong tấm bằng lái với vẻ rất cẩn thận, sau đó hỏi han qua loa, bâng quơ một vài câu rồi cứ cắm cúi điền nốt vào các mục còn trống trong tờ giấy khám sức khoẻ với những nội dung giống nhau như "Không", "BT" (bình thường)... Ngay tại bàn khám này, PV cũng được chứng kiến cảnh một người đàn ông đi khám, nhưng trong hồ sơ lại là ảnh của một thiếu nữ. Khi BS thắc mắc, anh này ấp úng giải thích rằng đây là vợ anh, đang đứng dưới trông xe. Anh ta xin BS thông cảm vì anh ta cũng là người nhà cả! BS này hỏi nhanh lại: "Thế anh cũng làm trong ngành à?", rồi nhanh chóng điền vào tờ giấy của anh này và cho qua. Tới bàn khám Mắt, BS yêu cầu PV cầm tấm bìa bịt mắt trái, chỉ hai chữ "e" có đầu quay sang hai bên và yêu cầu PV đọc to. "Trái, phải!" - biểu thị mắt tốt! Sau đó mời PV xuống tầng dưới để BS kết luận. Như vậy là với quá trình khám đã được giản tiện tại đây, PV chỉ phải nheo mắt trái để đọc "Trái, phải" là đã có một tờ giấy khám sức khoẻ tốt với lời kết luận "Đủ sức khoẻ lái xe ôtô hạng B1, B2". Trước khi ra về, PV còn kịp nhìn tờ giấy phân công lịch trực dán trên tường. Buổi làm việc hôm đó là kíp trực gồm các BS: Ngọc, Thúy, Bình, Hương, Dung.
Đi khám hộ người khác vẫn... lọt
PV tiếp tục quay lại BV này vào một buổi khám khác, vào ngày thứ 3, 28.1.2003. Lần này, PV quyết định đi khám hộ cho một người khác để xem liệu có trót lọt hay không. Hôm đó, theo lịch phân công buổi trực của kíp BS gồm: Ngọc, Hà CK, Hiền, Lân, Châu. Với tấm ảnh của một người bạn dán sẵn trong tờ giấy khám sức khỏe cùng CMTND của người đó, PV lần lượt qua 4 bàn như buổi hôm trước, nhưng lần này không hề gặp phải một sự săm soi nào từ phía các BS khám bệnh, và quá trình khám bệnh giản tiện kia vẫn lặp lại y như hôm trước, có khác chăng là lần này thay vì được khám mắt và hô "Trái, phải" hoặc "Trên, dưới" gì đó thì PV được đo huyết áp. Các BS ở đây cũng chẳng buồn so mặt của PV với tấm ảnh đã dán sẵn trong tờ giấy kia hoặc với tấm CMTND của người khác. Quá trình khám lần này còn chóng vánh hơn lần trước vì đó đã là những ngày cuối cùng của năm Nhâm Ngọ, số lượng người đi khám cũng đã vãn đi rất nhiều so với trước đó một tuần.
Trong tờ giấy khám sức khoẻ điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới mẫu mới do Sở Y tế HN ban hành có ghi chú hết sức rõ ràng: Các BS khám sức khoẻ cấp giấy chứng nhận cho người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới cần nghiên cứu kỹ Tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới đã được ban hành theo QĐ số 4232/QĐ - BYT ngày 4.10.2001 của Bộ Y tế. Đồng thời, theo quy định của ngành y, việc khám bệnh không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn là lương tâm của mỗi người làm BS. Một câu hỏi nữa được đặt ra là giá cả cho dịch vụ khám sức khoẻ kiểu này cũng rất "vênh" nhau, vậy phải chăng vấn đề này còn đang bị thả nổi để các cơ sở khám bệnh tuỳ tiện định đoạt? Việc thu tiền không trả hoá đơn ai cũng biết là sai, là vi phạm. Vậy vì sao nó vẫn tồn tại khá lâu tại một số BV đã nêu trên.
Tình trạng khám qua loa, thậm chí chứng nhận "đủ sức khoẻ" không đúng người diễn ra khá phổ biến hiện nay buộc công luận phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. Có rất nhiều tai nạn giao thông xảy ra do chính người điều khiển phương tiện giao thông không đủ sức khoẻ, nhưng vẫn được chứng nhận là "đủ sức khoẻ", vậy vì sao tình trạng khám sức khoẻ như vậy vẫn tiếp tục tồn tại ở nhiều BV trên địa bàn Hà Nội?
Ði mua chữ ký “đủ sức khỏe”
Tác giả: Nguyễn Hằng - Kiều Minh
Ở kỳ trước, Báo Lao Động đã nêu mới chỉ ở 3 bệnh viện được phép của Sở Y tế Hà Nội về việc khám sức khoẻ cho những người cần "Giấy chứng nhận sức khoẻ" thì tình trạng khám qua loa đại khái, khám để cho có cũng đã rất nghiêm trọng. Thực chất việc khám sức khoẻ này hầu như chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa những người có bệnh không đủ tiêu chuẩn lái xe ôtô hay môtô. Nhưng việc khám sức khoẻ qua loa không chỉ có ở các bệnh viện công thuộc Sở Y tế mà ngay cả bệnh viện của ngành công an, đáng lẽ phải nghiêm hơn, nhưng cũng như thế tuốt...
Máy đo huyết áp để... trang trí
Bệnh viện của Công an TP.Hà Nội là một trong số ít các bệnh viện ở HN có khám sức khoẻ để làm hồ sơ thi cấp bằng lái xe, cả loại ôtô và xe máy. Đây là một bệnh viện có uy tín trong ngành và mỗi ngày thu hút một số lượng khá lớn người đến khám sức khoẻ. Thủ tục để khám sức khoẻ làm hồ sơ thi cấp bằng lái xe ở đây cũng khá đơn giản: Chỉ cần mua một bộ hồ sơ 6.000 đồng, sau đó nộp lệ phí khám sức khoẻ 25.000 đồng và vào khám là xong. Khi đi khám thường phải đem theo CMTND hoặc một loại giấy tờ tuỳ thân nào đó để nhận dạng. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc khám bệnh ở đây cũng thực hiện hết sức qua loa và "giản tiện" tới mức tối đa dù cho những người đi khám hầu hết đều có nhu cầu điều khiển xe máy, ôtô, thậm chí cả những loại ôtô hạng nặng. Có không ít những trường hợp mà người đến khám không phải là người trong hồ sơ, nhưng vẫn được một số bác sỹ ở đây cho qua mà chính PV là một người trong số đó.
Hôm đó là thứ 4, ngày 22.1.2003, trong vai người đi khám sức khoẻ để thi lấy bằng lái xe ôtô hạng B1, PV có mặt tại cổng BV Công an TPHN, số 89 Lý Thường Kiệt. Vì là những ngày cận Tết nên số lượng người đến đây khám khá đông. Sau khi đã mua một bộ hồ sơ màu xanh và nộp lệ phí 25.000 đồng/người, PV bắt đầu bước vào một hành trình khám bệnh đã được các BS ở đây linh động, giản tiện tới mức tối đa. Tại bàn thứ nhất, một nữ bác sỹ với bộ đồ đo huyết áp đặt bên hỏi cân nặng và chiều cao của người đi khám (PV). Sau khi nhìn lướt qua ảnh của PV trong tấm bằng lái xe máy, chị gật đầu và tự điền nốt vào các mục như "lực bóp tay thuận, tay không thuận", "lực kéo thân"... rồi chuyển trả lại cho PV tờ giấy khám sức khoẻ, yêu cầu lên tầng 2 khám tiếp. Bộ đồ đo huyết áp đặt cạnh chị dường như chỉ để... trang trí.
Trái, phải và... OK
Tầng 2 là nơi đặt hai bàn khám: Một bàn khám mắt và một bàn khám các phần còn lại gồm có tâm thần kinh, tuần hoàn, vận động, hô hấp, răng hàm mặt, tai mũi họng... Tại bàn khám "hỗn hợp" kia, nữ BS tên T. cũng lại chăm chú so mặt của PV với ảnh trong tấm bằng lái với vẻ rất cẩn thận, sau đó hỏi han qua loa, bâng quơ một vài câu rồi cứ cắm cúi điền nốt vào các mục còn trống trong tờ giấy khám sức khoẻ với những nội dung giống nhau như "Không", "BT" (bình thường)... Ngay tại bàn khám này, PV cũng được chứng kiến cảnh một người đàn ông đi khám, nhưng trong hồ sơ lại là ảnh của một thiếu nữ. Khi BS thắc mắc, anh này ấp úng giải thích rằng đây là vợ anh, đang đứng dưới trông xe. Anh ta xin BS thông cảm vì anh ta cũng là người nhà cả! BS này hỏi nhanh lại: "Thế anh cũng làm trong ngành à?", rồi nhanh chóng điền vào tờ giấy của anh này và cho qua. Tới bàn khám Mắt, BS yêu cầu PV cầm tấm bìa bịt mắt trái, chỉ hai chữ "e" có đầu quay sang hai bên và yêu cầu PV đọc to. "Trái, phải!" - biểu thị mắt tốt! Sau đó mời PV xuống tầng dưới để BS kết luận. Như vậy là với quá trình khám đã được giản tiện tại đây, PV chỉ phải nheo mắt trái để đọc "Trái, phải" là đã có một tờ giấy khám sức khoẻ tốt với lời kết luận "Đủ sức khoẻ lái xe ôtô hạng B1, B2". Trước khi ra về, PV còn kịp nhìn tờ giấy phân công lịch trực dán trên tường. Buổi làm việc hôm đó là kíp trực gồm các BS: Ngọc, Thúy, Bình, Hương, Dung.
Đi khám hộ người khác vẫn... lọt
PV tiếp tục quay lại BV này vào một buổi khám khác, vào ngày thứ 3, 28.1.2003. Lần này, PV quyết định đi khám hộ cho một người khác để xem liệu có trót lọt hay không. Hôm đó, theo lịch phân công buổi trực của kíp BS gồm: Ngọc, Hà CK, Hiền, Lân, Châu. Với tấm ảnh của một người bạn dán sẵn trong tờ giấy khám sức khỏe cùng CMTND của người đó, PV lần lượt qua 4 bàn như buổi hôm trước, nhưng lần này không hề gặp phải một sự săm soi nào từ phía các BS khám bệnh, và quá trình khám bệnh giản tiện kia vẫn lặp lại y như hôm trước, có khác chăng là lần này thay vì được khám mắt và hô "Trái, phải" hoặc "Trên, dưới" gì đó thì PV được đo huyết áp. Các BS ở đây cũng chẳng buồn so mặt của PV với tấm ảnh đã dán sẵn trong tờ giấy kia hoặc với tấm CMTND của người khác. Quá trình khám lần này còn chóng vánh hơn lần trước vì đó đã là những ngày cuối cùng của năm Nhâm Ngọ, số lượng người đi khám cũng đã vãn đi rất nhiều so với trước đó một tuần.
Trong tờ giấy khám sức khoẻ điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới mẫu mới do Sở Y tế HN ban hành có ghi chú hết sức rõ ràng: Các BS khám sức khoẻ cấp giấy chứng nhận cho người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới cần nghiên cứu kỹ Tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới đã được ban hành theo QĐ số 4232/QĐ - BYT ngày 4.10.2001 của Bộ Y tế. Đồng thời, theo quy định của ngành y, việc khám bệnh không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà còn là lương tâm của mỗi người làm BS. Một câu hỏi nữa được đặt ra là giá cả cho dịch vụ khám sức khoẻ kiểu này cũng rất "vênh" nhau, vậy phải chăng vấn đề này còn đang bị thả nổi để các cơ sở khám bệnh tuỳ tiện định đoạt? Việc thu tiền không trả hoá đơn ai cũng biết là sai, là vi phạm. Vậy vì sao nó vẫn tồn tại khá lâu tại một số BV đã nêu trên.
Tình trạng khám qua loa, thậm chí chứng nhận "đủ sức khoẻ" không đúng người diễn ra khá phổ biến hiện nay buộc công luận phải gióng lên hồi chuông cảnh báo. Có rất nhiều tai nạn giao thông xảy ra do chính người điều khiển phương tiện giao thông không đủ sức khoẻ, nhưng vẫn được chứng nhận là "đủ sức khoẻ", vậy vì sao tình trạng khám sức khoẻ như vậy vẫn tiếp tục tồn tại ở nhiều BV trên địa bàn Hà Nội?