Ðể độc giả Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại biết thực trạng xã hội Việt Nam, hôm nay chúng tôi trích đăng bài phóng sự của ký giả Vương Hà được đăng trong tờ Lao Ðộng xuất bản tại Sàigòn. Bài phóng sự cho chúng ta biết một khía cạnh về những âm mưu lừa đảo nhau tại VN được tổ chức ra sao.
Tác giả: Vương Hà
Trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã nói nhiều đến việc lừa đảo người lao động thông qua dịch vụ xuất khẩu lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin. Nhưng vừa qua, Phòng An ninh kinh tế - Công an Hà Nội, đã phát hiện một số kẻ lừa đảo những người lao động muốn xin vào làm việc tại Cty Orion-Hanel đóng ngay trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. Điều đặc biệt là trong đó không ít người dân quanh vùng cũng bị lừa và họ sẵn sàng đặt cọc từ 4 đến 10 triệu đồng...
Theo lời giới thiệu của những người môi giới, ngày 10.12.2002, gần một trăm người lao động tụ tập trước cổng Cty Orion-Hanel để chờ được phỏng vấn. Những người này "hớn hở" bởi tin rằng việc phỏng vấn này cũng chỉ là hình thức và được vào làm thì lương tối thiểu cũng đến 80USD/tháng. Khi có người nói là hôm nay tạm hoãn phỏng vấn bởi các "sếp" bận việc đột xuất, mọi người cũng bình thản ra về. Những người đang tìm việc làm này có niềm tin, bởi nghe đâu người đứng ra thầu tuyển dụng là tiến sĩ Thái - giám đốc một Cty TNHH, có quan hệ rộng. Đặc biệt, những người "tuyển dụng" còn mở đến hai lớp học nghề với 63 học viên ở Trường Trung học Công nghiệp Hà Nội. Nhưng hiện tượng không bình thường này đã không qua được mắt các trinh sát đội kinh tế tổng hợp - Phòng An ninh kinh tế.
Chân dung "tiến sĩ Thái"?
Đỗ Quốc Thái, sinh năm 1967, đăng ký nhân khẩu thường trú tại số 4, H1, tập thể Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội, hiện tạm trú tại P13, B19, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội. Thái có 1 tiền án về tội mua bán trái phép ma tuý và 1 tiền sự về hành vi cướp giật. Thái làm Giám đốc Cty TNHH Thái Hoa được cấp đăng ký kinh doanh ngày 27.7.2001 có chức năng: Dịch vụ giới thiệu việc làm. Theo lời khai của Thái, tin lời của một người tên là Sơn làm trong Cty Orion-Hanel, nhưng không rõ họ, làm cái gì trong Cty này có thể "xin hộ", thế là Thái bàn với một số người để nhận hồ sơ. Từ đó, Thái đã "rỉ tai" Phạm Thuý Hạnh (sinh năm 1974 trú tại 14, B2, tập thể Kim Liên, Đống Đa) tự khai là làm ở Cty TNHH Vi Dân và Nguyễn Hồng Phong (sinh 1980, trú tại thôn Bến Trung, Bắc Hồng, Đông Anh, không nghề nghiệp) để hai người này đi tuyển lao động. Điều kiện Thái đưa ra ban đầu là phải chi phí 4 triệu đồng/ 1 lao động, trước tiên phải đặt cọc 1 triệu đồng. Điều trớ trêu là, dù không có chức danh, nghề nghiệp gì, Hạnh và Phong đã hình thành hai đường dây tuyển lao động độc lập và dễ dàng ký được hợp đồng với một số Cty TNHH khác để ăn chia lợi nhuận từ tuyển người lao động. Đến lượt các Cty này, số tiền để vào được Cty Orion- Hanel đã nâng lên từ 10 đến 12 triệu đồng/1 người và phải đặt cọc từ 3 đến 4 triệu đồng.
Các công ty cũng bị lừa?
Sau khi được "rỉ tai", Phạm Thuý Hạnh thoả thuận với Phùng Vi Dân - Giám đốc Cty TNHH Vi Dân (có trụ sở tại 196 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để tổ chức tuyển dụng lao động. Và điều lạ là ông giám đốc này dễ dàng tin vào Hạnh. Hai bên đã nâng điều kiện chi phí tuyển mỗi lao động từ 5,5 triệu đến 12 triệu đồng. Về hình thức việc tuyển dụng thực hiện dưới danh nghĩa Cty Vi Dân, nhưng thực chất là Hạnh chịu trách nhiệm chính. Hai bên cùng sớm thoả thuận số tiền chênh lệch sẽ chia đôi. Không ngại ngần gì, Cty Vi Dân cho đăng báo ngay việc tuyển dụng. Với danh nghĩa này, Hạnh đã nhận được 37 hồ sơ của người lao động. Riêng Giám đốc Phùng Vi Dân trực tiếp ký hợp đồng thoả thuận xin việc cho 2 người với chi phí 8 triệu đồng/người và yêu cầu phải đặt cọc trước 4 triệu đồng/người. Ngoài ra, Hạnh còn nhận trực tiếp 19 hồ sơ từ Trần Xuân Minh - Giám đốc Cty TNHH Bình Minh (trụ sở ở 80 đường Bưởi, Hà Nội), nhận 4 hồ sơ và 12 triệu đồng từ anh Hùng (chỉ biết nhà ở khu Mai Động). Tương tự, không hiểu thế nào mà Phó Giám đốc Cty TNHH Bắc Nam Hoàng Văn Hà (có trụ sở tại 46 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội) lại tin được Nguyễn Hồng Phong (sinh năm 1980, không nghề nghiệp) để ký hợp đồng thoả thuận tuyển dụng lao động. Đến lượt mình, Hoàng Văn Hà lại nhận hồ sơ từ một số người quen biết để đưa hồ sơ và tiền cho Phong.
Trước cơ quan chức năng, những vị này đều khai sau khi biết Cty Orion- Hanel không tuyển dụng nữa đã trả hết tiền người lao động. Tuy nhiên, sau khi xác minh 12 trường hợp người lao động có địa chỉ rõ ràng đã nộp tiền cho môi giới thì có đến 10 người khẳng định là chưa được trả lại một đồng nào. Và các trinh sát cho biết, có người trong nhóm tuyển dụng lao động này đã cháy túi vì cờ bạc. Hiện, các lực lượng chức năng đang tiếp tục mở rộng vụ án
Tác giả: Vương Hà
Trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã nói nhiều đến việc lừa đảo người lao động thông qua dịch vụ xuất khẩu lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin. Nhưng vừa qua, Phòng An ninh kinh tế - Công an Hà Nội, đã phát hiện một số kẻ lừa đảo những người lao động muốn xin vào làm việc tại Cty Orion-Hanel đóng ngay trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. Điều đặc biệt là trong đó không ít người dân quanh vùng cũng bị lừa và họ sẵn sàng đặt cọc từ 4 đến 10 triệu đồng...
Theo lời giới thiệu của những người môi giới, ngày 10.12.2002, gần một trăm người lao động tụ tập trước cổng Cty Orion-Hanel để chờ được phỏng vấn. Những người này "hớn hở" bởi tin rằng việc phỏng vấn này cũng chỉ là hình thức và được vào làm thì lương tối thiểu cũng đến 80USD/tháng. Khi có người nói là hôm nay tạm hoãn phỏng vấn bởi các "sếp" bận việc đột xuất, mọi người cũng bình thản ra về. Những người đang tìm việc làm này có niềm tin, bởi nghe đâu người đứng ra thầu tuyển dụng là tiến sĩ Thái - giám đốc một Cty TNHH, có quan hệ rộng. Đặc biệt, những người "tuyển dụng" còn mở đến hai lớp học nghề với 63 học viên ở Trường Trung học Công nghiệp Hà Nội. Nhưng hiện tượng không bình thường này đã không qua được mắt các trinh sát đội kinh tế tổng hợp - Phòng An ninh kinh tế.
Chân dung "tiến sĩ Thái"?
Đỗ Quốc Thái, sinh năm 1967, đăng ký nhân khẩu thường trú tại số 4, H1, tập thể Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội, hiện tạm trú tại P13, B19, tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội. Thái có 1 tiền án về tội mua bán trái phép ma tuý và 1 tiền sự về hành vi cướp giật. Thái làm Giám đốc Cty TNHH Thái Hoa được cấp đăng ký kinh doanh ngày 27.7.2001 có chức năng: Dịch vụ giới thiệu việc làm. Theo lời khai của Thái, tin lời của một người tên là Sơn làm trong Cty Orion-Hanel, nhưng không rõ họ, làm cái gì trong Cty này có thể "xin hộ", thế là Thái bàn với một số người để nhận hồ sơ. Từ đó, Thái đã "rỉ tai" Phạm Thuý Hạnh (sinh năm 1974 trú tại 14, B2, tập thể Kim Liên, Đống Đa) tự khai là làm ở Cty TNHH Vi Dân và Nguyễn Hồng Phong (sinh 1980, trú tại thôn Bến Trung, Bắc Hồng, Đông Anh, không nghề nghiệp) để hai người này đi tuyển lao động. Điều kiện Thái đưa ra ban đầu là phải chi phí 4 triệu đồng/ 1 lao động, trước tiên phải đặt cọc 1 triệu đồng. Điều trớ trêu là, dù không có chức danh, nghề nghiệp gì, Hạnh và Phong đã hình thành hai đường dây tuyển lao động độc lập và dễ dàng ký được hợp đồng với một số Cty TNHH khác để ăn chia lợi nhuận từ tuyển người lao động. Đến lượt các Cty này, số tiền để vào được Cty Orion- Hanel đã nâng lên từ 10 đến 12 triệu đồng/1 người và phải đặt cọc từ 3 đến 4 triệu đồng.
Các công ty cũng bị lừa?
Sau khi được "rỉ tai", Phạm Thuý Hạnh thoả thuận với Phùng Vi Dân - Giám đốc Cty TNHH Vi Dân (có trụ sở tại 196 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để tổ chức tuyển dụng lao động. Và điều lạ là ông giám đốc này dễ dàng tin vào Hạnh. Hai bên đã nâng điều kiện chi phí tuyển mỗi lao động từ 5,5 triệu đến 12 triệu đồng. Về hình thức việc tuyển dụng thực hiện dưới danh nghĩa Cty Vi Dân, nhưng thực chất là Hạnh chịu trách nhiệm chính. Hai bên cùng sớm thoả thuận số tiền chênh lệch sẽ chia đôi. Không ngại ngần gì, Cty Vi Dân cho đăng báo ngay việc tuyển dụng. Với danh nghĩa này, Hạnh đã nhận được 37 hồ sơ của người lao động. Riêng Giám đốc Phùng Vi Dân trực tiếp ký hợp đồng thoả thuận xin việc cho 2 người với chi phí 8 triệu đồng/người và yêu cầu phải đặt cọc trước 4 triệu đồng/người. Ngoài ra, Hạnh còn nhận trực tiếp 19 hồ sơ từ Trần Xuân Minh - Giám đốc Cty TNHH Bình Minh (trụ sở ở 80 đường Bưởi, Hà Nội), nhận 4 hồ sơ và 12 triệu đồng từ anh Hùng (chỉ biết nhà ở khu Mai Động). Tương tự, không hiểu thế nào mà Phó Giám đốc Cty TNHH Bắc Nam Hoàng Văn Hà (có trụ sở tại 46 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội) lại tin được Nguyễn Hồng Phong (sinh năm 1980, không nghề nghiệp) để ký hợp đồng thoả thuận tuyển dụng lao động. Đến lượt mình, Hoàng Văn Hà lại nhận hồ sơ từ một số người quen biết để đưa hồ sơ và tiền cho Phong.
Trước cơ quan chức năng, những vị này đều khai sau khi biết Cty Orion- Hanel không tuyển dụng nữa đã trả hết tiền người lao động. Tuy nhiên, sau khi xác minh 12 trường hợp người lao động có địa chỉ rõ ràng đã nộp tiền cho môi giới thì có đến 10 người khẳng định là chưa được trả lại một đồng nào. Và các trinh sát cho biết, có người trong nhóm tuyển dụng lao động này đã cháy túi vì cờ bạc. Hiện, các lực lượng chức năng đang tiếp tục mở rộng vụ án